Trao đổi – Tâm sự – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con http://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Tue, 01 Aug 2023 04:08:42 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 TS Nguyễn Thụy Anh: Không khéo sẽ có sự ‘giả đổi mới’ trong giáo dục http://docsachcungcon.com/ts-nguyen-thuy-anh-khong-kheo-se-co-su-gia-doi-moi-trong-giao-duc/ Tue, 01 Aug 2023 04:03:25 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23354 Những câu chuyện về giáo dục, hoặc liên quan đến giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của xã hội. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh bủa vây như hiện nay, khi đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa kết thúc và đợt 2 đang chuẩn bị; khi năm học 2020-2021 chưa ...

The post TS Nguyễn Thụy Anh: Không khéo sẽ có sự ‘giả đổi mới’ trong giáo dục appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Những câu chuyện về giáo dục, hoặc liên quan đến giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của xã hội. Nhất là trong bối cảnh dịch bệnh bủa vây như hiện nay, khi đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa kết thúc và đợt 2 đang chuẩn bị; khi năm học 2020-2021 chưa kết thúc thì đã rục rịch cho năm học mới… Và còn bao bức xúc khác quanh chuyện đề thi, quanh chuyện học trực tuyến (online)… Thực hiện số chuyên đề Tinh hoa Việt cuối tháng 7 này, chúng tôi tìm đến TS giáo dục Nguyễn Thụy Anh.

Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh, sinh năm 1974.

Chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con.

Chủ biên sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm lớp 1 bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, NXB Giáo dục Việt Nam.

Chủ biên sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm lớp 2, 3 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam.

Tác giả nhiều đầu sách văn học và kỹ năng dành cho thiếu nhi.

Giải thưởng Quỹ Trẻ em, Liên bang Nga năm 2017.

 

Muốn làm điều tốt đẹp nhất cho trẻ em

PV: Thưa TS, đầu tiên phải chúc mừng bà vừa có mặt trong top 20 phụ nữ Việt Nam truyền cảm hứng năm 2021, do Forbes Việt Nam bình chọn. Thật sự mà nói thì tôi cũng không bất ngờ lắm vì đã có thời gian dài theo dõi những dự án giáo dục mà TS Thụy Anh khởi xướng, hay tham gia. Còn bà thì sao?

TS giáo dục Nguyễn Thụy Anh: (Cười) Xin cảm ơn anh. Tôi vẫn có chút bất ngờ ở sự để tâm quan sát, theo dõi câu chuyện nhỏ của chúng tôi từ những nhà báo với những tiêu chí của Forbes. Lời đề cử của họ thể hiện sự thấu hiểu những chia sẻ ở góc độ cộng đồng trong các hoạt động của tôi.

Trong số 20 gương mặt phụ nữ được tôn vinh lần này, tôi thích ở sự đa dạng, có người rất đặc biệt, như bà Trần Thị Kim Thia mà nhiều người thân mật gọi là bà “Sáu Thia” (63 tuổi, ở Đồng Tháp) – một người phụ nữ hằng ngày đi bán vé số kiếm sống, nhưng vẫn tranh thủ dạy bơi miễn phí cho hàng ngàn trẻ ở miền Tây trong suốt gần 20 năm qua. TS Thụy Anh “đọc” được câu chuyện gì trong những người phụ nữ truyền cảm hứng năm nay?

– Tôi thấy 20 người phụ nữ được nhắc đến hầu hết đều có lý tưởng riêng, con đường riêng bền bỉ ảnh hưởng đến thế giới. Từ lâu rồi, tôi đã được biết và ngưỡng mộ một số người trong đó như bà Sáu Thia, chị Tim, nhà văn Nguyễn Thị Kim Hòa… – họ đều trung thành với triết lý sống của mình, không quá quan tâm đến việc, xã hội thông cảm hay không, tôn vinh hay không.

Thế còn triết lý sống của bà thì sao?

– Tôi nghĩ, mình cũng là một người sống có lý tưởng (Cười). Trẻ em – trước đây đối với tôi là niềm yêu, sự say mê, rồi trở thành lý tưởng của tôi. Tôi gắn bó và muốn làm những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em Việt Nam.

Buổi sinh hoạt đọc sách nhóm nhỏ tại trại hè EcoCamp.

 

Giáo dục vẫn “kiên trì” đi theo lối mòn

Thưa bà, một trong nhiều câu chuyện được dư luận quan tâm gần đây là đợt 1 kỳ thi THPT năm 2021. Một kỳ thi đặc biệt, diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang bủa vây. Đợt 2 của kỳ thi này dự định diễn ra vào đầu tháng 8 tới. TS Nguyễn Thụy Anh bình luận gì về kỳ thi này?

– Ở lĩnh vực nào cũng cần có sự ứng phó linh hoạt trong những tình thế đặc biệt, nhất là lại liên quan đến sức khỏe và tính mạng con người. Cá nhân tôi cho rằng, một kỳ thi tập trung đầy mệt mỏi, lo sợ, căng thẳng không phải là giải pháp duy nhất để xét tốt nghiệp hoặc tuyển sinh vào đại học.

Nhìn những thống kê được đưa ra về việc một số địa phương phát hiện các thí sinh F0, F1, rồi nhiều điểm thi phải dừng, nhiều thí sinh khi kết thúc kỳ thi không được trở về nhà mà phải đến thẳng khu cách ly, thì điều đó đang phản ánh câu chuyện giáo dục nào, thưa bà?

– Giáo dục của chúng ta vẫn kiên trì đi theo lối mòn đến mức dường như không ai dám mạnh dạn điều chỉnh, thay đổi để ứng phó với tình hình mới (Cười). Hoặc là nó mắc kẹt ở nhiều “khâu, đoạn”. Khâu này giằng níu đoạn kia, không thể đổi mới dứt khoát, đồng bộ.

Ý bà là, trong xu thế giáo dục hiện nay, thì việc xét tuyển tốt nghiệp cho học sinh sau 12 năm đèn sách là một phương án cần thực hiện?

– Vâng. Cần đưa ra nhiều phương án xét tuyển tốt nghiệp. Chẳng hạn, thông qua học bạ, qua điểm thi học kỳ với hệ số nhất định đối với một số môn hoặc tổ chức thi ở quy mô nhỏ hơn. Ngay cả những tiêu chí xét tốt nghiệp cũng có thể phân loại để học sinh với những đặc trưng năng lực khác nhau được đánh giá công tâm trong câu chuyện tốt nghiệp phổ thông.

Trên thực tế, không dễ dàng gì khi quyết định bỏ qua một kỳ thi quốc gia vốn thành thông lệ dường như bất biến nhiều năm nay. Nhưng xu hướng chung của thế giới bây giờ, giáo dục ngày càng phân cấp mạnh mẽ, quyền chủ động dần được trao cho các địa phương và cơ sở. Vì vậy, theo tôi, cũng đã đến lúc chúng ta xem xét lại xem có thực sự cần thiết tập trung lượng thí sinh lớn như vậy trong cùng một thời điểm để tiến hành một kỳ thi là hình thức với một số thí sinh, và là áp lực với một số thí sinh khác, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh.

Giao lưu, chia sẻ với các phụ huynh về phương pháp đọc, kể chuyện tương tác cho trẻ.

 

 “Học không thật” kéo theo “thi hình thức”

Từ điểm nhìn của mình, qua những kỳ thi gần đây, đặc biệt là kỳ thi được tổ chức trong “bão” dịch, thì tôi nhận thấy, còn rất xa ngành Giáo dục mới tiệm cận được phương châm “Học thật, thi thật” đang được nhiều người quan tâm, bàn luận?

– Chính vì phải trải qua một kỳ thi chung cồng kềnh với những tiêu chí giống nhau cho mọi thí sinh mà giáo dục chúng ta có nguy cơ rơi vào tình trạng: cả quá trình học trong nhà trường chỉ để hướng tới một kỳ thi. Nó triệt tiêu mọi động lực tự học và khám phá. Nó làm mất niềm vui dạy học của thầy, niềm say mê học của trò. Đó là “học không thật”.

“Học không thật” thì thi chỉ là… thi giả?

– (Cười) Học không thật, học đối phó thì kéo theo “thi không thật” – “thi hình thức”. Luyện đề, nhồi nhét kiến thức, học thêm, lảm nhảm những bài văn mẫu đến thuộc lòng. Điều này đã và đang làm hỏng tư duy của nhiều thế hệ học trò. Các em không dám nói những gì mình nghĩ, mình khám phá được mà chỉ chăm chăm nói lại lời của thầy cô để được điểm cao. Điểm số không nói lên được chính xác thực trạng giáo dục và không đánh giá được khả năng hay định hướng nghề nghiệp của một học sinh.

Vì thế, phương châm “Học thật, thi thật…” nhất thiết phải trở thành định hướng?

– Đúng vậy. “Học thật, thi thật, nhân tài thật…” không nên là một lời nói hay mà phải trở thành định hướng để các nhà quản lý giáo dục có những quyết định đúng đắn hơn trong tương lai, tránh lãng phí thời gian, nguồn lực. Học thì chú trọng phương pháp. Thi chỉ khi cần thiết.

Tất nhiên, tôi hiểu, để thực hiện được điều ấy, ngành Giáo dục cần thay đổi và phấn đấu nhiều. Bởi dù muốn hay không, chúng ta phải thừa nhận một thực tế, bệnh thành tích đang khiến chúng ta “thụ hưởng” những nhân tài giả. Chỉ dừng lại một chút, phân tích các đề thi gần đây, cũng đã nhận ra bệnh hình thức. Một kiểu ra đề thi máy móc, thiếu sáng tạo, và phần nào đó cổ súy cho việc học vẹt, văn mẫu, thậm chí đạo văn?

– Đúng là, rất khó để nhìn thấy một kết quả ngay lập tức. Những năm gần đây đang diễn ra việc đổi mới sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới, tổ chức biên soạn sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực. Tôi cho đây là một động thái quan trọng để thay đổi. Nhà trường không đặt việc trang bị kiến thức lên hàng đầu nữa mà trao cho các em công cụ để tư duy, để tự học. Vì thế, sách giáo khoa thay đổi, cách dạy học thay đổi, cách đánh giá cũng sẽ phải điều chỉnh theo – thay đổi cách tổ chức thi, cách ra đề, tiêu chí chấm thi là một sự tất yếu.

Tuy nhiên, quá trình dài hơi này cần được chuẩn bị tốt hơn, bắt đầu từ việc truyền thông đến xã hội về các quan điểm giáo dục mới, tập huấn nội bộ cho giáo viên và những nhà quản lý giáo dục để có sự đồng nhất trong triết lý giáo dục. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng “ông nói gà, bà nói vịt”, hoặc là nhiều nơi vẫn tiến hành theo kiểu cũ, chỉ thay đổi chút ít vỏ bề ngoài để đối phó mà thôi. Ta sẽ có một sự “giả đổi mới”.

TS Nguyễn Thụy Anh trong vai trò “thuyền trưởng” của con tàu EcoCamp,

trại hè thiếu nhi thường niên, đưa trẻ đến gần hơn với thiên nhiên.

 

Sự “giả đổi mới” còn nguy hiểm hơn bệnh hình thức?

– Đúng!

Đề thi? Rất nên thay đổi!

Bà đánh giá như thế nào về những đề thi Ngữ văn gần đây?

– Chuyện phân tích đề thi để khen chê quả là câu chuyện của “muôn đời”. Không có đề thi nào hài lòng được đám đông cả. Tôi cho rằng, không nên đánh giá đề thi hay-dở, khó-dễ một cách cảm tính. Bởi suy cho cùng, đến cả những đề bị cho là dở vẫn có thể là cái cớ để học sinh thể hiện được mình rất tốt khi phân tích cái phi lý của đề bài hoặc đưa ra được những ý kiến phản biện thú vị.

Tôi muốn nhìn rộng hơn, không phải nội dung đề thi – ngữ liệu gì, của tác giả nào, câu chữ ra sao…- mà nhìn vào cấu trúc của đề, bản chất của nó, để từ đó có thể đánh giá được gì ở thí sinh… Và một điều quan trọng nữa là barem chấm thi: độ mở thế nào, có cơ hội cho học sinh trình bày tư tưởng của mình hay không; tiêu chí chấm theo năng lực viết hay đếm ý đếm dòng… Nếu chỉ để kiểm tra trình độ thuộc lòng (rồi sau thi là quên ngay) của học sinh, thì thà là thi trắc nghiệm luôn còn hay hơn.

Công bằng mà nói, gần đây cũng có những đề thi rất “cập thời”, khi trích thơ của một nhà thơ trẻ, nhưng lại căn cứ vào một văn bản lỗi, mà sau đó, chính tác giả thơ đã đăng đàn xin lỗi vì khi in ấn không soát kỹ? Hay như câu nghị luận xã hội trong đề thi vào lớp 10 chuyên Văn ở Khánh Hòa, với giả định “nếu phải ở trong nước sôi” gây nhiều tranh cãi, có người cho là phản cảm. Rồi chuyện đề thi trích dẫn từ cuốn sách mà có ý kiến nêu ra, rằng đó là tác giả đó “ngụy khoa học”… Những câu chuyện này, thật khó để cho rằng, những người ra đề thi, duyệt đề thi đã “tròn vai”?

– Đúng vậy. Đề thi cần được duyệt kỹ hơn để không xảy ra lỗi cú pháp của một môn học dạy người ta cách dùng tiếng Việt đúng văn phạm. Đã là đề thi, càng phải cẩn trọng và mẫu mực.

Tuy nhiên, về nội dung, nhiều đề thi những năm gần đây cũng đã manh nha cho thấy tính chất gợi mở của chúng, tạo được hứng thú cho thí sinh, cho phép thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ đa chiều. Chẳng hạn, với đề thi gây tranh cãi “quả trứng, củ khoai tây trong nước sôi” – cách diễn giải trong đề quả là hơi khiên cưỡng. Nhưng đây lại là cơ hội để các em giỏi Văn thể hiện thực lực của mình: dám phản biện, dám tranh luận lại… Tôi tự hỏi, có bao nhiêu em dám nói khác với đề, tìm cách đưa ra quan điểm của mình một cách thuyết phục.

Cách đây không lâu, trò chuyện với một cô bé đang ôn thi vào lớp 10, tôi khá bất ngờ khi em chia sẻ rằng không đồng ý với cô giáo về nhận định “con người làm chủ thiên nhiên” trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”. Con người chỉ nên làm chủ bản thân, có thể sống hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên chứ không nên và không thể “làm chủ” mẹ thiên nhiên đâu, cô ạ.

Ồ, một “phản biện” thú vị phải không TS?

– Thật tuyệt khi các em dám phản biện như vậy. (Cười). Nhưng em băn khoăn vì cô giáo nhắc, nếu đi thi vẫn phải viết ý đó vào mới có điểm.

Cách dạy cũ kỹ đang triệt tiêu đi những suy nghĩ mới của thế hệ trẻ?

– Thế đó. Chuyện này, và rất nhiều chuyện khác nữa, cho chúng ta thấy một điều: Cần lưu ý sự đồng bộ giữa cách dạy cách học trong năm – cách ra đề – cách đánh giá. Bằng không, đề thi có hay đến mấy thí sinh cũng không dám viết hết mình. Hoặc ngược lại, có thể gây khó, đánh đố thí sinh vì các em không được trang bị công cụ tư duy, phương pháp phân tích văn bản từ trước.

Tôi rất chia sẻ với phân tích mà TS vừa nêu ra. Tôi biết bà cũng có thơ được chọn in trong sách giáo khoa môn Ngữ văn của chương trình Giáo dục phổ thông mới. Đồng thời bà còn tham gia biên soạn sách giáo khoa nữa. Vậy thì theo bà, việc chọn ngữ liệu để ra đề thi cho thí sinh thế hệ sinh sau năm 2000, có cần và có nên thay đổi? Hay là chúng ta vẫn cứ nên khai thác những tác phẩm và tác giả nổi tiếng với thế hệ đi trước, gần gũi với thế hệ đi trước?

– Rất nên thay đổi! Chắc chắn phải thay đổi! Tại sao lại không thay đổi khi cuộc sống đang phát triển đến chóng mặt mà các thế hệ học sinh phổ thông của chúng ta vẫn cứ quanh quẩn mãi ở một vài tác phẩm nhất định?! Và vì chúng bắt buộc có mặt trong các đề thi nên dường như phần lớn học trò ta chỉ biết đến thế thôi, không biết đến những tác phẩm nào khác. Thật là đáng tiếc. Tương tự, học trò hầu hết cũng chỉ biết các tác giả được đưa vào sách giáo khoa, ngoài ra không quan tâm đến đời sống văn chương thật sự của đất nước và thế giới. Có em học sinh than thở với tôi rằng, nhận đề thi, đọc bài thơ em đã muốn bỏ thi rồi. Không phải vì em không thuộc bài mà… thuộc bài đến độ phát chán! Có những tác phẩm thật sự không liên quan chút nào đến cuộc sống thực tế của các em bây giờ, khiến các em chán ghét môn Ngữ văn – môn học lẽ ra phải mang đến cho các em tình yêu với tiếng mẹ đẻ, văn học và văn hóa nước nhà…

Trong tương lai, cách ra đề thi hẳn sẽ (và phải) thay đổi đồng bộ với việc đổi mới sách giáo khoa. Người chấm cũng thay đổi thang đánh giá năng lực: không đánh giá việc thuộc bài mà sự biết, sự làm được qua cách triển khai ý và diễn đạt của học sinh. Từ đó, các ngữ liệu được lựa chọn đa dạng sẽ mở ra cho học sinh nhiều cơ hội thể hiện mình, đồng thời chúng ta đánh giá được cả chất lượng giảng dạy trong nhà trường.

 

Cách dạy cũ không phù hợp với hình thức online

Chúng ta đang đi qua một mùa hè đặc biệt. Một mùa hè mà học sinh chưa thi xong đã được/phải nghỉ hè. Nghỉ hè nhưng không được đi chơi, hay thực hiện những kế hoạch trải nghiệm như đã từng. Từ góc độ của một TS giáo dục, theo bà, điều ấy có ảnh hưởng gì đến tâm lý của học sinh, phụ huynh?

– Tôi nghĩ chắc chắn là có. Mọi kế hoạch đảo lộn. Cảm giác tù túng, ngột ngạt khi phải tự hạn chế hoạt động của mình và khi va chạm nhau trong không gian sống bé nhỏ của gia đình… Tất cả đều có thể tạo áp lực cho bố mẹ và các con.

Đã có những học sinh bị trầm cảm, phụ huynh cũng bị trầm cảm trong mùa hè Covid này, khi mà trẻ con dường như bị “nhốt” ở nhà…

– Stress dẫn đến trầm cảm là hiện tượng có thật… Các bố mẹ cũng nên hết sức thông cảm với các con. Việc học online trước đó đã kéo dài mệt mỏi, mùa hè lại bị hạn chế các hoạt động về thể chất ở không gian mở khiến trẻ dễ căng thẳng, cáu gắt, khó tập trung. Hiểu như vậy để có cách cùng con giải tỏa, giảm bớt những bắt bẻ, phê phán.

Ở đây tôi muốn nói thêm về việc dạy học online. Tôi cho rằng, các thầy cô giáo cần được đào tạo những kỹ năng chuyên biệt hỗ trợ việc tương tác hiệu quả với học sinh, cách chuyển đổi hoạt động giữa giờ để tạo được động lực học trong điều kiện cả ngày phải dán mắt vào màn hình khiến thần kinh của trẻ dễ bị rơi vào trạng thái “đơ”, cản trở việc tiếp thu bài.

Cách dạy và học truyền thống, một chiều, ghi chép thụ động, chỉ trả lời khi được gọi, được hỏi đến… không còn phù hợp với thời đại mới, đặc biệt không phù hợp với việc nghe giảng online.

TS Thụy Anh đang cùng lúc tham gia nhiều dự án giáo dục. Bà có thể đưa ra một “thực đơn” cho các bạn trẻ để vừa phòng, tránh dịch bệnh vừa cảm thấy vui khỏe, và không trầm cảm?

– Với sinh hoạt trong gia đình mùa giãn cách, “thực đơn” tôi đưa ra đơn giản lắm: toàn… T (Cười) – lưu ý đến những hoạt động chăm sóc TINH THẦN (đọc, xem, nghe…), rèn luyện THỂ CHẤT (thể thao, việc nhà…) và nuôi dưỡng TIẾNG CƯỜI. Tiếng cười là chìa khóa quan trọng để giữ sự cân bằng trong cuộc sống mỗi gia đình.

CLB Đọc sách cùng con của chúng tôi cũng đã lên một “thực đơn” tương tự như vậy cho khóa sinh hoạt hè online có tên “Mùa hè – mùa lớn” để bù đắp cho mùa trại hè EcoCamp 2021 đã được chuẩn bị khá chu đáo mà phải dừng lại vì dịch bệnh.

Thay vì được tắm mình trong nắng gió, tham gia tích cực các hoạt động nhóm thì các bạn nhỏ gặp nhau qua màn hình máy tính. Tuy nhiên, dưới sự dẫn dắt của các “thủ lĩnh mùa hè”, các em vẫn có những ngày hè nhiều chia sẻ và thu hoạch không kém thú vị với gia đình. Có bạn nhỏ phát biểu: “Con không nghĩ là ở nhà cũng vui đến thế!”.

Trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Thụy Anh! 

NGUYỄN THANH BÌNH (THỰC HIỆN)

Bài viết đăng tải trên http://daidoanket.vn/ số ngày 31/7/2021.

The post TS Nguyễn Thụy Anh: Không khéo sẽ có sự ‘giả đổi mới’ trong giáo dục appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
TIẾNG VIỆT ÊM ÁI TOẢ ĐI… http://docsachcungcon.com/tieng-viet-em-ai-toa-di/ Wed, 31 May 2023 12:56:26 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23319 ⁃ Thầy ơi, mình không biết thanh ngã và thanh hỏi khác nhau thế nào! ⁃ Cô ơi, cháu có thể không nói tiếng Việt bây giờ được không? Cháu mệt quá! ⁃ Thầy nói “cái muỗng” là cái gì, mẹ con ở nhà nói là “cái thìa” cơ! ⁃ Con không biết cái chữ ...

The post TIẾNG VIỆT ÊM ÁI TOẢ ĐI… appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>

Ảnh: CLB Đọc sách cùng con

⁃ Thầy ơi, mình không biết thanh ngã và thanh hỏi khác nhau thế nào!
⁃ Cô ơi, cháu có thể không nói tiếng Việt bây giờ được không? Cháu mệt quá!
⁃ Thầy nói “cái muỗng” là cái gì, mẹ con ở nhà nói là “cái thìa” cơ!
⁃ Con không biết cái chữ này đội mũ bình thường hay mũ ngược?!

Biết bao nhiêu câu hỏi tương tự vang lên trong các lớp học tiếng Việt mà chúng tôi có may mắn được tham dự hoặc tham gia tổ chức trong hơn thập kỷ qua. Mỗi câu hỏi đơn giản đôi khi lại là cả một “bầu trời tâm sự” của em nhỏ, của bố mẹ em, của cộng đồng người Việt ở nước sở tại…

Những rào cản tâm lý trong câu chuyện học tiếng Việt

Tháng Tư vừa rồi, tôi cùng các cô giáo CLB Đọc sách cùng con phối hợp với Hội người Việt ở Stuttgart và Paris tổ chức trại tiếng Việt mùa Xuân cho các em nhỏ, sau đó ghé Thuỵ Sĩ, Hà Lan để chia sẻ cùng các nhóm học tiếng Việt ở đây. Ở nơi nào tôi cũng cảm nhận được sự mong mỏi của các bậc phụ huynh và sự nỗ lực của cộng đồng: giữ gìn tiếng Việt cho con.

Trên thực tế, đó là nhu cầu “giữ gìn tiếng Việt cho mình” chứ những đứa trẻ hoà nhập hoàn toàn với cuộc sống sở tại, không nhiều em có mong muốn học tiếng Việt, vì thế, rất nhiều bé học đối phó, miễn cưỡng chỉ vì “bố mẹ muốn!”.

Đó là rào cản thứ nhất. Người thân càng thúc ép, các em càng sợ học. Khi đến trại tiếng Việt, nhiều em oà khóc khi nghĩ sẽ phải nói tiếng Việt 24/24 giờ trong 7-8 ngày!

Trong quá trình dạy tiếng Việt nơi xa xứ, các thầy cô giáo, các bố mẹ gặp rất nhiều khó khăn. Đội ngũ tham gia dạy không nhiều người có chuyên môn sư phạm hoặc ngôn ngữ dù sự nhiệt tình và kiên nhẫn của họ là vô bờ bến! Bố mẹ tự dạy con cũng không biết bắt đầu từ đâu, sắp xếp thứ tự nội dung thế nào, làm sao để con tập trung nghe giảng… Đó là rào cản thứ hai: các vấn đề về kiến thức ngôn ngữ và về phương pháp dạy học.

Các nhóm lớp học tiếng Việt nếu phân loại theo trình độ ngôn ngữ sẽ vấp phải khó khăn về sự không đồng đều về lứa tuổi, mức độ nhận thức xã hội khác nhau, rất khó tổ chức hoạt động học chung trên cùng một ngữ liệu nếu không được thiết kế phù hợp. Ngược lại, nếu phân loại theo lứa tuổi thì trình độ ngôn ngữ lại chênh lệch, cũng là một rào cản lớn đối với công việc của các thầy cô.

Thái độ của các phụ huynh đối với việc học tiếng Việt của con cũng nằm ở hai thái cực. Một là quá sốt sắng dẫn đến ép buộc, thiếu phương pháp gợi mở khiến con trở nên sợ, ngại nói tiếng Việt. Hoặc ở chiều ngược lại, các phụ huynh có tâm lý “buông xuôi”, chấp nhận việc con chỉ coi tiếng Việt là tiếng của cha mẹ, ông bà chứ không còn là “của mình”.

Rào cản thứ ba là những đặc điểm khác biệt của tiếng Việt so với ngôn ngữ các em thường dùng. Các em thường gặp khó nhất ở các thanh điệu, không phân biệt được thanh ngang và thanh huyền; thanh ngã và thanh hỏi. Những âm “ă”, “â”, “ơ”, “h”, “ng” cũng khiến cho các em bối rối… Những khó khăn của người học là trẻ Việt kiều khác hẳn các khó khăn của trẻ học tiếng Việt ở Việt Nam, vì thế nhiều nơi dùng sách dạy tiếng Việt trong chương trình giáo dục ở Việt Nam vô hình trung tạo thêm rào cản nữa đối với trẻ.

Ảnh: CLB Đọc sách cùng con

Chúng ta sẽ cùng vượt qua

Trong trại tiếng Việt ở Paris, em bé Khuê 7 tuổi, cứ gặp cô giáo ở đâu là đề nghị: “Cô ơi, cô đố Toán con đi!” đến mức mỗi sáng cô luôn phải chuẩn bị một câu đố, một bài toán để sẵn trong túi áo! Cô bé thích thú cười như nắc nẻ khi được nghe bài toán hóc búa, cố gắng hiểu nó bằng tiếng Việt và tìm ra đáp án khá nhanh. Bé yêu thích môn Toán và học tiếng Việt qua chính môn mình yêu thích.

Một bạn nhỏ khác lại từ chối tham gia hoạt động học, đôi khi thể hiện bất hợp tác, nhưng khi nói đến việc diễn kịch, bạn hồ hởi, xung phong nhận vai diễn. Bạn nghĩ ngợi, thêm bớt lời thoại và chỉnh sửa cách diễn sao cho thú vị, ghi sẵn lời thoại bằng tiếng Việt vào mẩu giấy để học. Bạn còn sốt sắng hướng dẫn các bạn khác cách làm sao… khóc ra nước mắt!

Nhóm các bạn nhỏ yêu thích hội hoạ lại hí hoáy tô mặt nạ giấy bồi, sơn màu cho chuồn chuồn tre, vẽ tranh theo chủ đề dựa trên màu quốc kỳ của các nước… Cậu bé Bin thích đàn thì lại mày mò các nốt nhạc của những ca khúc được học trong trại như “Sắc huyền hỏi ngã nặng” (Nhạc sĩ Nguyễn Lê Tâm), “Mau mau tỉnh dậy” (Nhạc sĩ Phạm Tuyên), Bống bống bang bang (Only C)…

Và đó cũng là phương án của chúng tôi: dẫn dắt tiếng Việt đến với bạn nhỏ qua các hoạt động yêu thích của bạn. Ở Stuttgart hay Paris, bạn thì thích nhảy múa, vẽ, thiết kế thời trang, bạn thích đàn, hát, làm đồ thủ công, đan lát, làm bánh, pha nước quả… Thật hạnh phúc khi nghe tiếng Việt vang lên một cách nhiệt tình, ngọng nghịu đáng yêu khi các bạn tham gia hoạt động! Nhóm khâu vá đan lát: “Kéo ơi, kéo đâu rồi?!” “Cho cháu một cái len, à quên, một cuộn len!”.
Nhóm múa quạt: “Cô ơi, con không mở được quạt, à.. xoè quạt ra…”
Nhóm pha nước: “Làm trà gọi là pha trà, đúng không cô? Cho con một cái gừng! À một mẩu gừng… Cắt… gọt… thái…”
Ban nhạc Xủng Xoảng thì phân công nhau mô phỏng tiếng gió thổi ù ù, ào ào, tiếng suối chảy róc rách, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng sỏi đá va vào nhau lóc cóc… Một bạn nhỏ thán phục nói: “Tiếng Việt nhiều từ hay quá!!!”

Cứ như vậy, chúng tôi nương vào nhu cầu của chính các em để xây dựng hoạt động và bài học. Động lực học tiếng Việt của các em cũng tăng lên mỗi ngày từ sự chia sẻ ấy!

Cuối trại, các em viết những lời cảm ơn mới ấm áp làm sao! Có em tặng mẹ câu: “Cá chuối đắm đuối vì con” làm người mẹ rưng rưng! Đó là câu thành ngữ học được trong vở kịch “Cá chuối con” chúng tôi chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của Xuân Quỳnh để các em trình diễn. Cảm nhận được câu này, hẳn đứa trẻ cũng đã có thêm phông nền cảm xúc để tiếp nhận tiếng Việt thân thương của mẹ, của cha để rồi một ngày sẽ tìm được “tiếng Việt của mình!”.

Ảnh: CLB Đọc sách cùng con

Và, một buổi sáng thứ Bảy trong veo của Thuỵ Sĩ, có cảm giác như mọi người còn đang thư giãn, ngủ nướng ở đâu đó, thì giọng ca non nớt ngọng nghịu của nhóm các bạn nhỏ trường Bình minh vang lên, nghe vừa rộn rã như lời giục giã hạnh phúc vừa cho cảm giác bình an:
“Tiếng con chim ri
Gọi dì gọi cậu
Tiếng con sáo sậu
Gọi cậu gọi cô
Mau mau tỉnh dậy
Mà đi ra đồng…”

(Ca khúc của nhạc sĩ Phạm Tuyên)

Tiếng Việt du dương của chúng ta dường như đang nhẹ nhàng, êm ái lan toả đi khắp năm châu từ những buổi sớm thứ Bảy như vậy ở nơi xa…

Khi chúng tôi tổ chức một trại tiếng Việt mang tên “Trường phù thuỷ tiếng Việt”, các anh chị trong Hội người Việt ở Stuttgart và Paris đã hết lòng ủng hộ. Họ phân công nhau bám sát trại, cổ vũ các cháu, thay nhau nấu nướng chăm chút từng bữa ăn, giờ ngủ trong suốt quá trình diễn ra các hoạt động cùng tiếng Việt.

Hội người Việt Stuttgart, các nhóm Cánh diều, Về nguồn ở Paris, các nhóm tiếng Việt ở Thuỵ Sĩ, Hà Lan… đều có nhiều thầy cô sẵn sàng hy sinh thời gian nghỉ ngơi của mình dành để hướng dẫn, lôi cuốn các bạn trẻ đến với tiếng Việt mỗi cuối tuần.

Ở Zurich, tôi cảm động khi thấy cô Dung, hiệu trưởng trường Bình Minh, ở tuổi 70 nhưng vẫn nhanh nhẹn sắp xếp lịch học, chạy đôn chạy đáo mượn phòng ốc, mở thêm cơ sở để trường dễ dàng tiếp cận nhiều học sinh hơn.

Thuỵ Anh (Đăng trên báo Tuổi trẻ cuối tuần số 20-2023)

The post TIẾNG VIỆT ÊM ÁI TOẢ ĐI… appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Trở về ký ức cùng những thiên thần nhỏ http://docsachcungcon.com/tro-ve-ky-uc-cung-nhung-thien-nho/ Mon, 15 May 2023 04:37:43 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23267 Hôm vừa rồi, tôi đi Đồ Sơn dự trại. Tận hưởng các hương vị từ thế giới tuổi thơ qua các “quốc gia” tí hon, trò chuyện với các cô cậu tí hon về văn học, hội họa, tôi được trở về với ký ức và đi tới một thế giới bay bổng của trí ...

The post Trở về ký ức cùng những thiên thần nhỏ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tôi nghe đến CLB “Đọc sách cùng con” của Nguyễn Thụy Anh đã lâu, nhiều hoạt động bắt đầu từ đọc sách của CLB này đã được trẻ em và phụ huynh hưởng ứng. Một trong những hoạt động đó là trại hè Eco camp.

Hôm vừa rồi, tôi đi Đồ Sơn dự trại. Tận hưởng các hương vị từ thế giới tuổi thơ qua các “quốc gia” tí hon, trò chuyện với các cô cậu tí hon về văn học, hội họa, tôi được trở về với ký ức và đi tới một thế giới bay bổng của trí tưởng tượng trong mình.

Xuống đến nơi, một em đại diện cho “nhóm lễ tân” đưa ra tấm giấy mời tự các em vẽ thiết kế, nói: “Chúng tôi xin mời bà dự Hội nghị G6 của chúng tôi chiều nay. Mời bà tham gia Ban giám khảo”. Các em nói bằng giọng nói của người trong thế giới mà các em đang sống.

TSGD Nguyễn Thụy Anh – ở trại hè được các bạn trẻ gọi bằng “Thuyền trưởng”

 

Có 3 giám khảo, nhiệm vụ là nghe các “đại sứ” đại diện cho quốc gia của mình đưa ra quan điểm dự hội nghị lần này, nghe phản biện của các quốc gia khác rồi trả lời phản biện. Nghe xong, Ban Giám khảo (BGK) sẽ đánh giá: vấn đề họ đưa ra, khả năng diễn giải, trình độ lập luận, thái độ tiếp thu phản biện, khả năng phản biện của các vị đại sứ đó…

Có 6 quốc gia tham dự gồm: Eco Kitchen, Trứng đánh kem, Scieco, Disneyland, Athens – Tuyệt cú sách, Eco Color (tên quốc gia là các em tự đặt theo mối quan tâm của “dân chúng” vương quốc của mình).

Chương trình nghị sự gồm 6 vấn đề của 6 vương quốc:

1/ Thay đổi cách dạy, thay đổi cách học (Disneyland).

2/ Bố mẹ có nên ép con học bất chấp hạnh phúc tức thời của con hay không? (Scieco).

3/ Môi trường & rác thải nhựa- (Athens – Tuyệt cú sách).

4/ Sự suy thoái của thiên nhiên (Eco Color).

5/ Vấn đề bình đẳng giới  (Eco Kitchen).

6/ Bình đẳng giới & sự công bằng giữa nam và nữ ( Trứng đánh kem).

Toàn những vấn đề hóc búa, làm bỏng óc người lớn toàn thế giới hiện tại. Ngay chỉ việc dùng ngôn ngữ, hiểu cho đúng các khái niệm phải dùng đến trong diễn ngôn, thanh biện đã làm choáng những người như chúng tôi rồi. Các đại sứ tham gia, tuổi chỉ từ 6- đến 15. Đại sứ 6 tuổi chỉ đọc dòng chữ trên bảng điện tử, còn các bạn trưởng đoàn tuổi 12-15 thì không những không cầm giấy, không đọc trên bảng điện tử, người nào cũng hùng hồn – nói “vo” mà rất hay.

Các thủy thủ EcoCamp đưa ra ý kiến của mình tại Hội nghị bàn tròn

Một “đại sứ” đề nghị cho biết số liệu mà tham luận đưa ra lấy từ đâu? Nguồn nào?

– Chúng tôi khảo sát thực tế quan sát được hàng ngày, còn số liệu chúng tôi tham khảo trên internet nhưng chúng tôi đối chiếu từ các nguồn tin khác nhau, từ những hãng thông tấn nổi tiếng và uy tín quốc tế…

– Hãy cho biết quốc gia của các vị đã có giải pháp gì cho vấn đề các bạn đưa ra?

– Chúng tôi biết đó là vấn đề nóng, cần phải có giải pháp đồng bộ và đủ mạnh mới giải quyết được. Nhưng trong phạm vi của mình, chúng tôi bảo nhau hãy làm sạch môi trường bằng những điều nhỏ nhất: Vứt rác phải đúng chỗ, phân loại rác từ nguồn, giảm thiểu dùng đồ nhựa một lần…

– Bạn sẽ thay đổi cách học như thế nào?

– Chúng tôi sẽ vừa học trên lớp vừa học ở những trải nghiệm thực tế. Chúng tôi biến những giờ học thụ động thành học chủ động.

– Học thuộc lòng cũng tốt đấy chứ. Bao nhiêu bài thơ chúng ta phải thuộc, đọc lên thấy hay đấy thôi.

– Chúng tôi đã thấy nếu cứ chỉ thuộc lòng thì trí tưởng tượng của chúng ta bị hạn chế.

– Tôi hỏi lại các bạn học chủ động là như thế nào?

– Bạn biết đấy, có người mạnh về nghe, có người lại tiếp thu bằng nhìn. Chúng tôi cho rằng khi người ta hiểu điểm mạnh của mình, chủ động tiếp thu với điểm mạnh đó thì sẽ đem về hiệu quả hơn cả. Ngoài ra, chúng tôi đọc những cuốn sách như: “Học cách học tập”, “Tôi tự học”… rồi chọn cho mình một cách học riêng, qua hình ảnh, qua nghe giảng, qua đối thoại hoặc tự học, mỗi người mỗi cách, nhưng chúng tôi giống nhau ở trải nghiệm. Trải nghiệm sẽ giúp những điều học ở trong sách, trên lớp sẽ in sâu hơn trong trí nhớ của mỗi người.

 

Mỗi Quốc gia tại EcoCamp lựa chọn một vấn đề riêng để trình bày tại Hội nghị

Các khách mời cùng thảo luận, chia sẻ với các thủy thủ trẻ về quan điểm của họ khi nghe bài  tham luận trình bày tại Hội nghị bàn tròn

Tuổi chưa đến 15, chỉ học thuộc, nói như vẹt những câu như trên đã khó rồi, nhưng trong tương quan câu hỏi tranh luận và phản biện thấy rõ các em tư duy độc lập, không thông đồng đưa câu hỏi trước cho nhau. (Cũng có đại sứ ngây ra không trả lời được). Có nghĩa rằng cuộc trình bày và đối thoại ở G6 hôm nay không phải là cuộc diễn với những câu thoại học thuộc mà là điều trăn trở thực trong nhận thức của các em. Câu hỏi nào vượt quá tầm hiểu biết thì các em ngây ra, im lặng chịu trận, mất điểm. Tôi cũng đưa ra nhiều câu hỏi khó, song các em đều trả lời đúng và diễn đạt rất mạch lạc.

Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh cho biết, những vấn đề được các em đưa ra là sự hiểu biết thực sự của các em, có được nhờ đọc sách, nhờ các cuộc trao đổi trong không gian đọc sách cùng con mà các em thấy. CLB giúp các em phương pháp thực hành hàng ngày: thực hành quan sát thế giới xung quanh, thực hành làm việc, thực hành trải nghiệm. Chuyến đi trại này là một phần để trải nghiệm. Và hội nghị là để cọ sát những trải nghiệm đó.

Tôi vào “cửa hàng” của Trại, mua một ly nước, “nhân viên” nói: Ly này chúng tôi mời khách danh dự. Chúng tôi cũng bán nhưng bằng tiền Eco. Tiền Eco là lương trả cho các lao động trải nghiệm của các em. Kết thúc trại, các em sẽ mua đồ lưu niệm tặng bố mẹ bằng tiền đó. Hàng lưu niệm do các bạn có năng khiếu thiết kế thời trang, mỹ thuật ứng dụng, mỹ nghệ thủ công làm ra. Năng khiếu ấy cũng được bồi dưỡng và khuyến khích phát triển tại CLB và mỗi lần đi trại.

Tôi rủ một em mua bánh ăn. Em nói, bánh cũng rất ngon, nhưng chờ được khao, còn tiền thì dành để mai sẽ mua đồ giảm giá cho được nhiều.

Ở trại, ai cũng thích làm việc để được trải nghiệm và có tiền: Các anh chị lớn thì làm bánh. Đầu bếp và tất cả mọi người đều đọc sách của các tác giả về món ăn Việt Nam, món ăn thế giới, đọc cả Thạch Lam, Vũ Bằng… đọc rồi thực hành để nhớ. Ở đây có cả máy khâu để  may, thêu, vẽ, đan, làm đồ thủ công mỹ nghệ… Sản phẩm làm ra được thanh toán bằng tiền Eco. Không tiêu hết ở trại lần này có thể tiêu ở lần sau.

Có em kể cho tôi kinh nghiệm làm việc ở lãnh sự quán, cấp hộ chiếu, visa cho các bạn đi công tác, du lịch sang các quốc gia khác… Có em kể về “Xưởng phát kiến kinh hoàng” là nơi những phát kiến táo bạo nhất được đưa ra thảo luận và thử nghiệm.

Tôi rất xúc động và kể câu chuyện về trại này để bạn đọc hình dung ra chân dung người sáng lập CLB “Đọc sách cùng con” và tổ chức những trại hè tầm mức quốc tế như thế – Tiến sĩ – nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Thụy Anh.

11 năm qua, TS Giáo dục Nguyễn Thụy Anh nỗ lực giúp trẻ em coi đọc sách là hoạt động cá nhân yêu thích, tự nguyện, hình thành một thói quen cả đời.

Sinh năm 1974, học trường chuyên Amsterdam rồi du học ở Nga 17 năm, nhận học vị tiến sĩ, chị trở về, thành lập câu lạc bộ “Đọc sách cùng con”. Trong ngày đầu ra mắt thu hút hơn 200 gia đình đăng ký cho con tham gia. Nhiều cuốn sách trở thành chất xúc tác gắn kết mối quan hệ cha mẹ – con cái, và khơi gợi sự tò mò, ham hiểu biết của con trẻ. Nguyễn Thụy Anh là một nhà sư phạm không chỉ có phương pháp tốt mà còn rất tâm huyết. Chị đào tạo các cộng sự, tạo ra những không gian để thực hành phương pháp đó của mình. Các cộng sự tiếp thu từ chị cách đặt vấn đề, tạo ra những câu hỏi,  và cách “chơi” cùng cuốn sách để lôi cuốn, kích thích trí tò mò cũng như sự hứng thú của trẻ nhỏ. Hoặc có những cuộc thi nhỏ về những “trích dẫn để đời”. Từ đó các em càng ham đọc sách hơn để có được ngân hàng trích dẫn những câu nói, những châm ngôn nổi tiếng. Bước sau đó là trải nghiệm thực tế để đưa các trích dẫn vào cuộc đời thực… Trại hè kể trên là một ví dụ về trải nghiệm. Đến trại, tất cả điện thoại của các em được thu lại để các em hòa đồng cùng nhau (mỗi buổi tối các em được trả lại để liên hệ với gia đình bạn bè…). Ai cũng biết rằng các thiết bị thông minh tạo ra hai thái cực, vừa siêu kết nối nhưng cùng lúc cũng làm đứt gãy nhiều mối quan hệ xã hội và gia đình. Trẻ em luôn bị điện thoại, máy tính bảng và tivi lôi cuốn. Khi đắm chìm trong đó  các em sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp thông thường, trí tưởng tượng không phát triển và dễ bị tư duy thụ động.

Thuyền trưởng Thụy Anh với hoạt động được các thủy thủ mong đợi – “Thuyền trưởng mời trà” ở EcoCamp

Trại hè Eco Camp được mở từ 2013 đến nay, trước COVID có cả thiếu nhi quốc tế tham dự trại. Năm nay, trại 1 có 106 em từ các tỉnh thành tham dự. Cứ 4 em lại có một anh hoặc chị phụ trách để bảo vệ sức khỏe và nắm bắt nguyện vọng. Nhiều em dự trại về đã khiến cho gia đình rất ngạc nhiên, em đã biết gấp chăn màn, lau bát đĩa, dọn cơm và rửa bát, những việc ngày thường các em chưa bao giờ biết tới…

Năm 2021, Nguyễn Thụy Anh được Forbes Vietnam bình chọn là 1 trong 20 gương mặt phụ nữ truyền cảm hứng của Việt Nam.

Nhà văn Trần Thị Trường (Bài viết đăng tải trên Công an nhân dân Online)

The post Trở về ký ức cùng những thiên thần nhỏ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
‘Chào Tiếng Việt’ – Cẩm nang cho cộng đồng người Việt http://docsachcungcon.com/chao-tieng-viet-cam-nang-cho-cong-dong-nguoi-viet/ Thu, 16 Mar 2023 02:26:36 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23199 GD&TĐ – Bộ sách “Chào Tiếng Việt” do tác giả Nguyễn Thụy Anh biên soạn theo Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài của Bộ GD&ĐT năm 2018, hướng đến đối tượng trẻ em từ 6 -15 tuổi, đã được ra mắt. Lan tỏa tình yêu tiếng Việt Bộ sách “Chào ...

The post ‘Chào Tiếng Việt’ – Cẩm nang cho cộng đồng người Việt appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
GD&TĐ – Bộ sách “Chào Tiếng Việt” do tác giả Nguyễn Thụy Anh biên soạn theo Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài của Bộ GD&ĐT năm 2018, hướng đến đối tượng trẻ em từ 6 -15 tuổi, đã được ra mắt.

Lan tỏa tình yêu tiếng Việt

Bộ sách “Chào Tiếng Việt” gồm 6 cuốn chia theo các cấp độ gồm: Cấp độ 1 – Ra khơi; Cấp độ 2 – Khám phá; Cấp độ 3 – Thử thách; Cấp độ 4 – Kết nối; Cấp độ 5 – Cống hiến; Cấp độ 6 – Trưởng thành.

Bộ sách sử dụng phương pháp tiếp cận trẻ thông qua trò chơi, hoạt động cụ thể, từ đó khơi dậy trong các em sự thích thú trong sử dụng tiếng Việt để giao lưu, tương tác với người thân và cộng đồng người Việt. Ngoài ra, bộ sách còn cung cấp các kiến thức về văn hoá, lịch sử, địa lí Việt Nam.

“Chào Tiếng Việt” cũng hướng tới đối tượng sử dụng là các thầy cô giáo, các phụ huynh hướng dẫn trẻ em học tiếng Việt ở các nhóm lớp hoặc trong các gia đình người Việt ở nước ngoài. Bộ tài liệu này cũng có thể hữu ích cho quá trình dạy và học tiếng Việt trong các trường Quốc tế ở Việt Nam.

Với “Chào Tiếng Việt” NXB Giáo dục Việt Nam và tác giả mong muốn góp phần lan toả tình yêu tiếng Việt, thúc đẩy phong trào dạy và học tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

 

“Cẩm nang” dạy học tiếng Việt

Nói về “Chào tiếng Việt”, PGS.TS ngôn ngữ học Kraevskaia Natalia (Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) khẳng định sách được biên soạn hướng đến trẻ em và thiếu niên Việt Nam sinh sống ở nước ngoài – đối tượng người học đặc biệt, cấp thiết.

PGS.TS Kraevskaia Natalia trao đổi: Cộng đồng Việt kiều, thanh thiếu niên gốc Việt sống ở các quốc gia là cộng đồng cách biệt với môi trường gốc văn hóa của dân tộc mình. Nhiều người trong số họ sinh ra ở nước ngoài, ít khi về thăm quê, các cháu nhỏ hầu hết học ở trường sở tại, sử dụng ngôn ngữ nước sở tại, không có cơ hội nắm bắt, ứng dụng tiếng Việt một cách đầy đủ.

Tuy vậy, nhiều gia đình Việt kiều vẫn mong muốn giữ gìn bản sắc dân tộc, văn hoá và ngôn ngữ Việt. Điều này chỉ có thể hiện thực hoá qua việc dạy và học tiếng Việt cho thế hệ trẻ…

Với mục đích ấy và nhằm lôi cuốn người học nhỏ tuổi đến với việc học tiếng Việt, bộ sách “Chào tiếng Việt” được thiết kế dựa trên nguyên tắc tạo cảm hứng, tạo sự quan tâm.

Tác giả đưa vào sách một nhóm nhân vật cùng trang lứa với người học và một nhân vật hài hước – con mèo có tên Miu Nguyễn. Người học được làm quen với các nhân vật, được rơi vào các bối cảnh và tình huống gần gũi với cuộc sống tuổi thơ, chất hài hóm hỉnh và lời thoại cuốn hút – tất cả điều đó hỗ trợ bền bỉ việc giữ động lực học tiếng Việt ở người học trẻ.

PGS.TS ngôn ngữ học Kraevskaia Natalia cũng “phát hiện” ra: “Một điều thú vị là, tác giả không những so sánh thực tế cuộc sống Việt Nam và phương Tây mà còn chỉ ra một số điểm khác biệt ở khía cạnh đất nước học và từ vựng giữa hai miền Nam Bắc.

Ngữ liệu được sử dụng trong sách theo nguyên tắc đi từ dễ đến khó. Mảng luyện ngữ âm được đặc biệt chú trọng. Tác giả cũng lưu ý đến vị thế “trung gian” độc đáo của nhóm đối tượng người học trong điều kiện phần nào quen thuộc với âm sắc tiếng Việt, nghe phát âm tiếng Việt của người thân trong gia đình nhưng bản thân chưa thực sự nắm bắt được mảng này…”.

Đọc “Chào Tiếng Việt” cũng nhận thấy, nhiều bài tập ngữ âm được thiết kế đa dạng về nguyên tắc tiếp cận. Học liệu liên quan đến từ vựng và ngữ pháp trong sách với định hướng phát triển khẩu ngữ – giao tiếp trong phương pháp dạy ngoại ngữ được xây dựng theo nguyên tắc chủ đề – tình huống.

Tác giả còn dụng công trình bày sự phong phú của hệ thống từ vựng tiếng Việt thông qua diễn giải từ đồng nghĩa, các cấu trúc đồng nghĩa, các từ trái nghĩa, đồng thời cho học sinh làm quen với các thành ngữ đặc trưng của Việt Nam và các nghi thức lời nói khi sử dụng tiếng Việt.

“Chào Tiếng Việt” được ghi nhận có cấu trúc mạch lạc, sắc nét; có sự cẩn trọng trong việc lựa chọn học liệu ở các khía cạnh ngôn ngữ, ngữ pháp, từng bước đưa các ngữ liệu vào sách một cách hệ thống. Sách còn có sự lưu tâm đến đặc điểm khác biệt của đối tượng học, thiết kế bằng hình thức đồ họa-nghệ thuật bắt mắt, cuốn hút.

 

Bài viết đăng tải trên https://giaoducthoidai.vn/

The post ‘Chào Tiếng Việt’ – Cẩm nang cho cộng đồng người Việt appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Khúc khích cùng trẻ thơ http://docsachcungcon.com/khuc-khich-cung-tre-tho/ Tue, 21 Feb 2023 05:52:06 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23145 Báo Thời Nay – Viết cho thiếu nhi chưa bao giờ đơn giản, nếu không muốn nói đó là thách thức với mọi cây bút. Những năm gần đây, văn học thiếu nhi đã có bước khởi sắc đáng kể thể hiện qua số lượng lớn đầu sách được xuất bản, sự đón nhận sôi ...

The post Khúc khích cùng trẻ thơ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Báo Thời Nay – Viết cho thiếu nhi chưa bao giờ đơn giản, nếu không muốn nói đó là thách thức với mọi cây bút. Những năm gần đây, văn học thiếu nhi đã có bước khởi sắc đáng kể thể hiện qua số lượng lớn đầu sách được xuất bản, sự đón nhận sôi nổi của bạn đọc và dấu ấn giải thưởng. Tuy nhiên, để tìm được một tên tuổi, giọng điệu duyên dáng với mảng đề tài này và có sự mở rộng, lan tỏa, kết nối lại không dễ.

1/Nhà thơ, dịch giả, TS Giáo dục Nguyễn Thụy Anh là cây bút khiến ta có thể tin tưởng khi đề cập câu chuyện này. Mới nhất, cuối năm 2022, chị đã cho ra mắt tập thơ thiếu nhi “Phù thủy sợ ma” do NXB Kim Đồng ấn hành, họa sĩ Kim Duẩn vẽ minh họa. Một tập sách trong veo, lảnh lót, dễ thương và tạo được dấu ấn bất ngờ, thú vị. Mở đầu tập thơ là bài “Đồng dao tình yêu”, một đề tài có vẻ quen mà nhiều khi lại không quen với các bé bởi hễ nhắc tới tình yêu thì người lớn cứ “lơ lở lờ lơ”. Nắm bắt tâm lý ấy, nhà thơ Nguyễn Thụy Anh có cách đặt vấn đề và giải quyết thật tinh tế, đáng yêu: “Mẹ ơi, lạ thật:/Tình yêu là gì?/Mà khi con hỏi/Ai cũng bỏ đi!/Hỏi bố, bố lắc/Bà… bật ti vi/Quay sang hỏi chị/Chị còn học thi!/-Tình yêu là thứ/Cần nói rất nhiều!/Nói về cánh diều/Bay lên cùng gió,/Nói về ngọn cỏ/Đẫm một lá sương,/Nói về hương thơm/Nước hoa tóc mẹ,/Nói về tuổi trẻ,/Nói về tuổi già,/Nói về năm cũ,/Về ngày hôm qua… Những vần thơ nhắc ta, dường như không có câu hỏi nào của trẻ mà người lớn không thể trả lời một cách thật trẻ thơ, vấn đề là chúng ta chọn cách đón nhận món quà ấy như thế nào. Ta coi đó như món quà, hay chỉ là sự tò mò, rắc rối.

Những sự việc giản đơn, quen thuộc như ăn, ngủ, nghỉ, học, chơi… được tác giả tiếp cận như một món quà thế giới tuổi thơ gửi tặng. Chẳng hạn, để hiểu, bé tập viết có những khi: “Chữ nó chẳng nghe lời,/Đuổi theo hết cả hơi,/Cứ bay trên dòng kẻ!” (Tập viết). Hay một Giấc trưa bình yên mèo con và nắng ôm nhau cho đến lúc “Nằm lâu nắng mỏi,/Cựa mình rung rinh./Mèo vội hé mắt,/Vỗ về: Im! Im!”. Trong thế giới của người lớn, thật khó gặp cái mỏi nào dễ thương để có thể rung rinh cựa mình. Cũng hiếm lời đề nghị “im im” nào không gây khó chịu. Nhưng trẻ thơ là vậy, thiên nhiên là vậy, ta mở lòng ra, trong sáng sẽ ùa vào ngập tràn như: “Rất nhiều bông nắng/Rụng xuống lòng tay,/Đậu vào mái tóc -/Là quà của cây…”. (Đôi bạn).

“Phù thủy sợ ma”, tên tập thơ cũng là tên một bài thơ mới ngộ nghĩnh, lý thú làm sao: “Phù thủy sợ ma,/Vừa đi vừa khóc!/Mèo đen khuyên học/Sử dụng đũa thần,/Dơi bay rợp sân,/Nhắc làm bùa chú,/Gặp thày giáo Cú/Thông minh có thừa,/Lần chuyện xa xưa,/Bày cho mua tỏi,/Xong xuôi thì gọi:/“Mẹ ơi! Mẹ ơi!”/Thế là tức thời/Hết luôn cả sợ!”. Rất trong trẻo, cũng đầy lém lỉnh, thông minh mới có thể mang đến cho bạn đọc nhỏ tuổi một phù thủy gần với trẻ thơ đến thế. Không còn là hình tượng đáng sợ và xa lạ, phù thủy của Nguyễn Thụy Anh bước ra với trẻ bằng chân dung hồn nhiên, cũng có bạn bè, thầy giáo, cũng được bày trò, chỉ bảo, và cuối cùng “bùa chú” linh nghiệm nhất là tiếng gọi “mẹ ơi!”. Vừa như một trò chơi, vừa như truyện ngụ ngôn mang đến sự vỡ òa khúc khích. Các tác phẩm viết cho thiếu nhi, dù thể loại, đề tài nào, cũng cần sự vỡ òa chặng cuối, tiếc là, những tác giả làm được điều ấy không nhiều.

Với một tâm hồn nồng ấm, sáng trong, một tình yêu đặc biệt dành cho trẻ nhỏ, chặng đường chữ nghĩa của nhà thơ Nguyễn Thụy Anh luôn mang đến sự an tâm, tin cậy. Những hình ảnh, biểu tượng tưởng như đã “đóng đinh” trong ý nghĩ trẻ thơ, cũng được chị tái hiện lại một cách gần gụi, dễ mến: “Nước mắt cá sấu/Sao chẳng ai thương?/Sấu nằm ngẫm nghĩ/Buồn thiu bên đường…”. (Cá sấu). Rồi cả những thắc mắc giản đơn mà để trả lời thì không hề đơn giản: “Cánh máy bay vì sao/Không vỗ như chim nhỉ?” (Bé đi máy bay). Ngay đến cuộc “ra đi” của những chiếc răng sữa cũng được tái hiện rất tinh nghịch, đương thời: “Cô giáo giải thích:/Mình đã lớn rồi/Nên phải đến thời…/“Răng đi công tác!”/Răng sữa trắng muốt/Chia tay vội vàng/Cả lớp cười vang:/Răng đi công tác!” (Đi công tác).

Tình yêu, niềm tự hào trước những dấu ấn quan trọng của cuộc sống, của đất nước quê hương được nữ tác giả miêu tả đầy sinh động. Với bóng đá sẽ là: “Em cầm lá cờ đỏ/Trên má cũng vẽ cờ/Nhỏ thì phất cờ nhỏ/Người lớn khoác cờ to…/Quả bóng lăn vội vã/Trên ti vi chiều nay/Ai cũng kêu: “Có bão!”/Trời lại hiền… heo may?!/Thì ra… Vui là gió/Gió lộng – vui rộn ràng/Cả nước òa sung sướng/Đổ ra đường – bão sang!”. Với những thời khắc chuyển giao năm cũ, năm mới sẽ là những “Bài ca năm Ngựa”, “Đồng dao năm Khỉ”: “Ngựa vui hớn hở/Ngựa lớn rất nhanh/Lưới nắng dệt quanh/Bờm vàng lấp lánh/Như là mọc cánh/Tung vó ngựa bay/Tiếng hí rất hay/Vang trong trời đất”; “Một năm mới/Toàn màu xanh/Khi chuyền cành/Khi hái quả/Khi kết lá/Khi ngắm hoa/Dù ở xa/Dù bên cạnh/Đều rạng rỡ/Đều thân thương/Luôn nhịn nhường/Vô tư lự…”.

Qua hành trình bền bỉ viết cho trẻ thơ, viết vì trẻ thơ, người đọc tin bên trong tâm hồn Nguyễn Thụy Anh luôn hiện hữu vầng sáng lấp lánh của những ngôi sao, mặt trăng, mặt trời thơ nhỏ. Những tia sáng long lanh, ấm êm tỏa rạng ấy mang đến góc nhìn của một giọt sương. Trong veo, mới có thể kể, tả tài tình, rung rinh cảnh hai chú hổ con ngóng mẹ: “Áp tai liếm láp/Chải lông thật mềm/Sửa soạn đón mẹ/Cũng vừa hết đêm…/Tiếng gầm dữ dội/Phía núi xa xôi/“Mẹ mình gọi đấy/ Dịu dàng quá thôi!!!” (Ngóng mẹ). Trong veo, mới chạm vào được một màn đêm dịu dàng, thân thiện: “Bóng đêm không màu đen/Chỉ nhòa mờ dìu dịu/Em thiếp đi dễ chịu:/Màu đêm là màu êm… ” (Màu êm).

2/Nhà thơ Nguyễn Thụy Anh đã có một hành trình bền bỉ với trẻ thơ. Chị xuất bản nhiều tập thơ được các em nhỏ yêu thích. Chỉ riêng năm 2014, với sự phối hợp cùng NXB Trẻ, chị đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm “Nhim nhỉm nhìm nhim”, “Ngày xưa, ngày nay, ngày sau”, “Mẹ hổ dịu dàng”, “Vui cùng tiếng Việt”. Bên cạnh thơ ca, nhiều bộ truyện, bộ sách kỹ năng cũng được nữ tác giả xuất bản, như: Bộ truyện 9 tập “Bố ơi vì sao?” (NXB Mỹ thuật và Alpha Books, 2009); Bộ sách kỹ năng 5 tập (NXB Trẻ, 2010); Bộ sách 20 tập “Nói sao cho con hiểu” ( NXB Trẻ, 2016, 2017) và nhiều tác phẩm dịch.

Chia sẻ về tác phẩm cho thiếu nhi, nhà thơ Nguyễn Thụy Anh vốn coi đó như những người bạn bé bỏng dễ hiểu, dễ chơi nhất với trẻ, cũng khát vọng bình dị: “Tôi ước chúng được vang lên như chuỗi cười khúc khích tự nhiên, kể cho bé về thế giới, nói với bé những lời hiền hậu, thân mến”. Có lẽ, chính bởi tình cảm thật trong sáng, nồng ấm và tự nhiên nhất ấy mà chị đã lan tỏa được nhiều giá trị thật hữu ích, gần gũi với trẻ thơ thông qua nhiều cách thức, con đường mà đôi khi, có lẽ chính chị cũng không nghĩ nó rộng dài và được đón nhận nồng nhiệt đến thế.

Tác giả Nguyễn Thụy Anh sinh tại Hà Nội, là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam (1989-1991). Chị tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Sư phạm Moskva, là Tiến sĩ ngành Giáo dục học. Từ năm 2010, chị sáng lập và là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đọc sách cùng con (Hà Nội) – một tổ chức hỗ trợ văn hóa đọc gia đình, cung cấp phương pháp tiếp cận con trẻ cho các bố mẹ và hỗ trợ rèn luyện cho các em nhỏ kỹ năng đọc, tự học và các kỹ năng xã hội khác. Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh được Tạp chí Forbes Vietnam bình chọn là một trong 20 phụ nữ truyền cảm hứng năm 2021.

Mai Lữ

The post Khúc khích cùng trẻ thơ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh: “Thơ cho các em suy ngẫm về những điều bé nhỏ và lớn lao…” http://docsachcungcon.com/tien-si-nguyen-thuy-anh-tho-cho-cac-em-suy-ngam-ve-nhung-dieu-nho-va-lon-lao/ Thu, 16 Feb 2023 12:15:22 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23133 PNO – Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đọc sách cùng con – vừa ra mắt 2 tập thơ thiếu nhi: Phù thủy sợ ma (Nhà xuất bản Kim Đồng) và Mèo con đếm tuổi (Nhà xuất bản Trẻ). Báo Phụ nữ TPHCM có cuộc trao đổi cùng ...

The post Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh: “Thơ cho các em suy ngẫm về những điều bé nhỏ và lớn lao…” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
PNO – Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đọc sách cùng con – vừa ra mắt 2 tập thơ thiếu nhi: Phù thủy sợ ma (Nhà xuất bản Kim Đồng) và Mèo con đếm tuổi (Nhà xuất bản Trẻ). Báo Phụ nữ TPHCM có cuộc trao đổi cùng chị nhân dịp này.

Viết cho thiếu nhi như niềm vui, như hơi thở 

Phóng viên: Chúc mừng chị với 2 tập thơ vừa ra mắt. Để cùng lúc phát hành 2 tập thơ, chị đã ấp ủ/sáng tác trong bao lâu? 

Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh: 2 tập thơ này tôi hoàn thành trong 4 năm. Nhưng gần 10 năm nay, tôi đã viết cho thiếu nhi và xem đó như hơi thở, niềm vui mỗi ngày. Người làm thơ cho thiếu nhi, theo tôi, luôn viết ở rất nhiều tâm thế. Đôi khi, tôi thấy mình đang sống thơ, nói thơ như một đứa trẻ; lúc khác lại là một người bạn vong niên, một người thân tâm tình thủ thỉ với các bé. Lắm lúc lại cảm thấy mình là cả thế giới bao bọc trẻ – là những cái lá, bông hoa hay loài vật, đồ vật…

Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh nhiều năm qua vẫn miệt mài truyền cảm hứng học và đọc cho trẻ nhỏ.

 

* Khi sáng tác cho thiếu nhi, điều gì làm khó chị nhất?

– Cái khó là ta phải gạt bỏ thói quen áp đặt, dạy dỗ các em “phải thế này, không được thế kia”, thái độ kẻ cả, “biết tuốt” – cái thói quen đã ăn sâu vào mỗi người lớn. Nhiều khi ta cũng chẳng nhận ra sự hiện diện của nó trong câu chữ. Tính giáo dục trong thơ, tôi cho rằng nằm ở sự chân thành và cái nhìn nhân hậu, âu yếm với vạn vật, với con người. Tôi rất thích câu thơ Xuân Quỳnh trong tác phẩm Bầu trời trong quả trứng: “Tôi bỗng thấy thương yêu/ Tôi biết là có mẹ”.

Khi người viết và người đọc gặp nhau ở cảm xúc “bỗng thấy thương yêu” thì đó đúng là tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi rồi. Một điều khó nữa là sự thận trọng trong cách dùng từ. Hồn nhiên, trẻ thơ không có nghĩa là đơn giản, dễ dãi. Ngôn ngữ của tác giả sẽ ảnh hưởng đến mỹ cảm của trẻ hoặc sẽ đem đến những thông điệp ảnh hưởng đến nhân sinh quan của các em.

* Chị nghĩ điều quan trọng để một tác giả có thể đi được đường dài với trẻ thơ là gì?

– Người viết cho các em là người mong muốn sống cùng nhịp với các em, qua nhịp điệu ấy mà chia sẻ tâm tình về cuộc sống. Thêm nữa, chính tố chất – bản chất con người họ “thiên bẩm” đã giữ được đứa trẻ ngày xưa ở lại lâu hơn trong ký ức, tư duy và cách ứng xử của mình. Tôi cho rằng, những tác giả như thế có cơ hội trở thành người viết chuyên nghiệp hướng đến trẻ thơ. Họ luôn nghĩ đến trẻ em, hạnh phúc khi ở bên các em, tìm thấy ý nghĩa và giá trị của mình khi được chia sẻ cùng các em, chứ không viết vì bất kỳ mục đích vụ lợi nào khác như để tham gia một cuộc thi lấy giải thưởng chẳng hạn.

“Ai mở lòng, thơ đến, ai tìm, sẽ thấy thơ”

Hình ảnh: Những cuốn sách thơ thiếu nhi mới nhất của TSGD Nguyễn Thụy Anh dịp đầu năm 2023 .

 

* Ngoài vai trò tác giả, chị cũng là người truyền cảm hứng đọc sách cho các bạn nhỏ. Những năm qua, Câu lạc bộ (CLB) Đọc sách cùng con có những buổi đọc thơ thiếu nhi không?

– Thơ luôn vang lên ở CLB Đọc sách cùng con trong mọi trường hợp. Để mở đầu cho một buổi học vẽ/tạo hình, để chia sẻ cảm xúc hoặc để biết thêm một tác giả; để khám phá một chủ đề, cảm nhận sức mạnh của ngôn từ, tạo động lực tham gia hoạt động, gắn kết với nhau hơn…

Vào dịp tết, chúng tôi thường cùng đọc thơ, đố thơ, chơi thơ và bói thơ nữa. Bằng cách đó, các tác phẩm thơ kinh điển và hiện đại đã và đang đến với bạn đọc nhỏ tuổi. Thơ cũng xuất hiện trong các buổi đọc sách online và các buổi đọc/học của lớp “Nghĩ và Viết” (khóa học thường niên cho trẻ em của CLB). Chúng tôi còn xây dựng các vở kịch thơ cho các em, trong đó có thể kết nối nhiều bài thơ của nhiều tác giả. Với các em, thơ là sự chia sẻ, sáng tạo, cho các em suy ngẫm về những điều bé nhỏ và lớn lao…

* Theo chị, chúng ta cần/nên làm gì để các tác phẩm thơ thiếu nhi lan tỏa nhiều hơn?

– Mấy năm trở lại đây, các đơn vị xuất bản khá chú trọng đến thơ cho tuổi nhỏ. Nhiều ấn phẩm thơ được in, minh họa cực đẹp. Tuy nhiên, để thơ đến được với bạn đọc nhỏ tuổi thì vai trò của người lớn vô cùng quan trọng. Các bậc cha mẹ trẻ đừng ngại mua thơ về đọc cho con, đừng coi thường ảnh hưởng kỳ diệu của thơ đến sự hình thành ngôn ngữ và tư duy của trẻ, đến sự gắn kết cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Với người lớn trong ngành giáo dục, xin hãy lưu ý phương pháp gợi mở cảm xúc cho học sinh khi đến với các tác phẩm thơ trong nhà trường. Đừng chỉ tập trung vào tìm hiểu xuất xứ, phân tích thơ theo ba-rem có sẵn để đi thi. Điều đó sẽ triệt tiêu cảm xúc thơ ngay khi mới bắt đầu. Việc hướng dẫn các em đọc, lắng nghe sự rung động nho nhỏ bên trong mình là điều cần làm trước nhất.

Tôi hy vọng thơ thiếu nhi rồi sẽ có chỗ đứng thực sự. Dòng thơ vẫn róc rách chảy trong đời sống văn học, hãy cổ vũ cho sự tiếp nối thế hệ và cho những tìm tòi mới mẻ, những phong cách mới đáp ứng nhu cầu đọc của độc giả thế hệ mới. Hãy nâng niu, khơi mạch cho dòng chảy rộng mở. Ai mở lòng, thơ đến. Ai tìm sẽ thấy thơ.

* Xin cảm ơn chị. 

Lục Diệp (thực hiện)

 

Tôi ước có những giờ học mà một bài thơ được đọc lên, không nhất thiết phải mổ xẻ nó. Thầy cô giáo chia sẻ cảm nhận riêng của mình về bài thơ. Học sinh được nói những gì mình nghĩ và những liên tưởng về cuộc sống. Với cách tiếp cận ấy, ta giữ lại được cảm tình với thơ ở các em. Đó là cơ hội để tâm hồn các em trở nên phong phú và tinh tế hơn. Đó cũng là cơ hội của thơ.

Tiến sĩ Nguyễn Thuỵ Anh

The post Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh: “Thơ cho các em suy ngẫm về những điều bé nhỏ và lớn lao…” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Gặp lại tác giả được đưa vào SGK: Nhà văn Thụy Anh – vui cùng tiếng Việt http://docsachcungcon.com/gap-lai-tac-gia-duoc-dua-vao-sgk-nha-van-thuy-anh-vui-cung-tieng-viet/ Mon, 19 Jul 2021 04:30:37 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22394 Thụy Anh là tác giả bài Tia nắng đi đâu, trang 124 sách Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục VN 2020): “Buổi sáng thức dậy Bé thấy buồn cười Có ai đang nhảy Một bài vui vui   Đó là tia nắng Nhảy trong lòng tay Nhảy trên bàn học Nhảy trên ...

The post Gặp lại tác giả được đưa vào SGK: Nhà văn Thụy Anh – vui cùng tiếng Việt appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
(Thethaovanhoa.vn) – Trong loạt bài “Gặp lại các tác giả được đưa vào sách giáo khoa”, tôi đã viết về các tác giả “đại thụ” khả kính như Định Hải, Trúc Thông, Vân Long… Tôi cũng đã viết về các tác giả trẻ măng và đáng yêu như Cao Nguyệt Nguyên, Văn Thành Lê, Võ Thu Hương…Nhưng lạ nhất là người tôi viết kỳ này, nhà văn Thụy Anh! Chị là tác giả tin cẩn trao tác phẩm cho những người làm sách giáo khoa, đồng thời cũng chính là một soạn giả sách giáo khoa!

Thụy Anh là tác giả bài Tia nắng đi đâu, trang 124 sách Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục VN 2020):

“Buổi sáng thức dậy

Bé thấy buồn cười

Có ai đang nhảy

Một bài vui vui

 

Đó là tia nắng

Nhảy trong lòng tay

Nhảy trên bàn học

Nhảy trên tán cây

 

Tối, đến giờ ngủ

Sực nhớ, bé tìm

Tìm tia nắng nhỏ

Ngủ rồi. Lặng im…

 

Bé nằm ngẫm nghĩ:

– Nắng ngủ ở đâu?

– Nắng ngủ nhà nắng!

Mai lại gặp nhau.”.

 

“Thơ là Bé. Bé là thơ. Cùng nhau lớn dần!!!”

Bài thơ được lấy từ tập thơ Ngày xưa, ngày nay, ngày sau… (NXB Trẻ, 2016) một tập thơ khá khác lạ so với các tập thơ viết cho thiếu nhi trước đây – chữ in để đọc ít hơn tranh vẽ để nhìn ngắm. Trên trang bìa, tác giả thơ Thụy Anh và tác giả tranh Kim Duẩn đứng bên nhau, họa sĩ không phải giấu mình vào trang cuối sách như xưa. Và đọc thơ thì thấy đúng như tác giả “tuyên ngôn” ở  bìa 4, thơ này “… kể mọi điều trong cuộc sống của bé, dễ hiểu, hồn nhiên, như chính tiếng cười khúc khích của bé vậy! Thơ là Bé. Bé là thơ. Cùng nhau lớn dần!!!”.

Bài Tia nắng đi đâu là thơ theo tuyên ngôn này. Rất “khúc khích” vì được viết theo nhịp vè 4/4 kiểu “con vỏi con voi”. Hình ảnh thơ nhảy nhót trong nhịp cười kia, tạo ra điệu luân vũ ở khổ thơ thứ 2, khổ thơ hay nhất. Trong luân vũ này, Bé thật là lớn- có quyền trẻ em mà, Bé ngửa bàn tay để  đồ vật, cỏ cây bắt đầu giao hòa bằng điệu múa của 4 chân bàn, 5 ngón tay dưới 1 tán cây. Vui hả hê rồi, mệt rồi thì lim dim hỏi, và trả lời mà như chưa trả lời “Nắng ngủ nhà nắng”.

Trong bộ giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống, nhà văn Thụy Anh cùng tác giả Nguyễn Thanh Bình, chủ biên sách Hoạt động trải nghiệm 2. Ở trang 60 sách có bài Bầy cáo trong đêm bài thơ mà chủ biên Thụy Anh dựa theo yêu cầu dạy trẻ đi đường không sợ lạc lối đã phóng tác theo tứ rất hay của nhà thơ Nga Vladimir Orlov, biến bài thơ phương Tây thành bài đồng dao Việt Nam, các em vừa đọc thơ vừa di chuyển đội hình hàng 1 như kiểu chơi “rồng rắn lên mây”:

“Mẹ cáo dặn:

“Này các con

Nhớ bám theo

Cái đốm trắng

 

Đó là đốm

Trên đuôi ta

Đường còn xa

Đường rất tối

 

Đuôi chỉ lối

Cho cáo đi

Nối đuôi nhau

Không sợ lạc!”.

Cũng trong sách này ở trang 82 Thụy Anh lại có bài thơ đố Đoán xem … mẹ tớ làm nghề gì?như cách đố của văn học dân gian.

“- Mẹ tớ cầm phấn trắng

Viết lên tấm bảng đen

Dáng hiền hậu, thân quen

Thuộc hàng trăm đứa trẻ!

– Mẹ cậu đoán quá dễ:

[cô giáo] đấy mà!

 

– Mẹ tớ làm ra gạo

Gieo mạ, cấy lúa non

Ai đến bữa, xới cơm

Cũng nghĩ về mẹ tớ!

– Chúng tớ đoán ngay nhé

Mẹ cậu là [nông dân]!

 

– Mẹ tớ luôn vội vã

Chạy cứ ríu cả chân

Vì người bệnh đang cần

Ăn cũng không đúng bữa!

– Cậu không phải nói nữa:

[bác sĩ] đúng không?”.

 

Về thơ viết cho thiếu nhi của Thụy Anh, đúng như bà Lê Phương Liên, nguyên Trưởng ban văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam nhận định: “Có  năng khiếu và bút lực văn chương, Thụy Anh lại là người được đào tạo bài bản nhất về tâm lý giáo dục trẻ em trong đội ngũ các nhà văn nhà thơ viết cho thiếu nhi hiện nay ở nước ta. Vì thế thơ thiếu nhi của Thụy Anh  xuất phát từ cách nhìn của trẻ em, rất sinh động, hồn nhiên không giáo dục áp đặt. Với quan niệm thơ ca như thế, chương trình thơ thiếu nhi Việt Nam hiện đại Reo vang bình minh diễn ra ở sân Thái Học của Văn Miếu -Quốc Tử Giám Hà Nội vào Ngày thơ Việt Nam 2016 do Thụy Anh đạo diễn đã thành công tốt đẹp!”.

Người bắc cầu văn hóa Việt – Nga

Cô gái Hà Nội Nguyễn Thụy Anh sau khi tốt nghiệp trường chuyên PTTH Amsterdam, có 17 năm học và trải nghiệm ở Nga để thành tác giả Thụy Anh. Cho nên nước Nga là để tài cô đeo đuổi và có nhiều thành công. Năm 2011 sách Olga Berggoltz của tôi được giải dịch thuật Hội Nhà văn Hà Nội và được văn giới đánh giá cao. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên: “Giờ đây, thơ Olga Berggoltz lần đầu tiên xuất hiện bằng tiếng Việt qua một tập sách riêng với đầy đủ chân dung, tiểu sử và thơ qua những chặng đường số phận của bà. Người đồng hành của Olga Berggoltz trên đất Việt là dịch giả Thụy Anh – người đã được thơ bà quyến rũ, dẫn dắt đến với cuộc đời bà để sẻ chia cuộc sống, đồng cảm tâm hồn, khát khao tình yêu”.

Nhà phê bình Đỗ Ngọc Yên: “Lần này, dịch giả Thụy Anh lại cho chúng ta thấy một vẻ đẹp Nga khác, tự tin, đầy bản lĩnh, ngoan cường và có lúc không kém phần quyết liệt qua thi phẩm và những tài liệu ghi chép của Olga, trong đó có cuốn Nhật ký cấm mà trước đây chưa có điều kiện công bố. Trong một chừng mực nhất định, có thể coi dịch giả Thụy Anh như một người đồng sáng tạo ra thi phẩm Olga”.

Ở thể loại văn học hư cấu, Thụy Anh có những truyện ngắn hay về nước Nga. Trong Gió trắng, một cô gái Nga đã đối đầu với bọnmafia để rồi nhận cái chết cho nhân tình người Việt của mình được sống và anh ta mải làm ăn quên người xưa lúc nào không hay.

Truyện Cây cải Tasken còn buồn hơn. Xin đọc đoạn kết: “Chiều mùa Đông có nắng. Tuyết rơi lấp lánh khắp nơi. Tôi đánh xe về sau buổi giao hàng, đi chậm chậm dọc con đường quen thuộc, thì thốt thấy một cánh tay lính mặc áo rằn ri thò ra từ fortochka bé xíu ngay tầng 1 của dãy nhà xam xám với những ô cửa sổ đầy song sắt thô rỉ. Trại lính! Thế mà mọi ngày tôi không để ý.

 “Ây, này…”. Chủ nhân của cánh tay lính gọi tôi. Tôi ra khỏi xe, đến gần ô cửa. Cậu lính còn rất trẻ, gần như còn là một chú bé, đầu húi cua ngắn, mặt non choẹt, gầy guộc, dí mũi vào cửa sổ, đang mỉm cười với tôi qua tấm kính mờ hơi nước. Cậu ta nháy mắt ranh mãnh: “- Cho xin mấy đồng đi!”. Không đợi tôi phản ứng, cu cậu ròng xuống một ống bơ sữa bò được khoét hai lỗ cân đối, nối dây gai nâu”.

Buồn không? Tôi đọc Cây cải Tasken của Thụy Anh và hiểu thêm câu ca dao thuộc từ khi nằm nôi nghe mẹ ru: “Ai làm cho cải tôi ngồng/ Cho dưa tối khú, cho chồng tôi chê”. Chưa đọc,  chữ “ai” chỉ hiểu là ông trời là thời tiết, đọc rồi mới biết “ai” còn là thời cuộc nữa!

Là người bắc cầu văn hóa Việt – Nga tác giả Thụy Anh xứng đáng với Giải thưởng của Quỹ trẻ em Liên bang Nga 2017, Giải thưởng Sợi chỉ kết nối các ngôn ngữ của Hội Nhà văn Liên bang Nga, 2018.

Hình ảnh: Nhà văn Thụy Anh nhận giải thưởng Sợi chỉ kết nối các ngôn ngữ của Hội Nhà văn Liên bang Nga, 2018

 

Toàn tâm toàn lực vì tiếng Việt

Nhà văn Thụy Anh đang là chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con rất nổi tiếng. Đây là nơi các nhà văn viết cho thiếu nhi khắp nước thường lui tới đọc sách của mình cho các em nghe, nghe các em nói về sách của mình, trả lời những câu hỏi các em hỏi để viết cuốn sách của mình. Cùng đọc văn học Việt tức là cùng học nói hay tiếng Việt, viết hay tiếng Việt.

Tâm sự trên báo về lý do mình toàn tâm toàn lực vì tiếng Việt, bà Thụy Anh bộc bạch: “Tôi sống 17 năm ở Nga và từng có ý định định cư lâu dài. Chính vì thế, khi đã làm mẹ, giống như nhiều người Việt xa quê, tôi có một nỗi sợ – sợ con mình lớn lên sẽ không biết tiếng Việt, hoặc không thể tâm tình với cha mẹ bằng thứ tiếng Việt phong phú, thuần khiết. Tôi thậm chí còn trì hoãn việc cho con đến trường mầm non vì mong muốn con phải nói tốt tiếng Việt trước đã. Tôi còn làm thơ cho con nữa! Đó là khoảng thời gian tôi sáng tác được nhiều thơ cho trẻ em nhất, đặc biệt là những bài thơ mang âm hưởng đồng dao”.

Đây là bài thơ bà viết về tiếng Việt ngày ấy, về các dấu thanh:

“Lên cao là dấu sắc

Lúc lắc

Lúc lắc

 

Bè trầm là dấu huyền

Dịu hiền

Dịu hiền

 

Băn khoăn là dấu hỏi

Mệt mỏi

Mệt mỏi

 

Trúc trắc là dấu ngã

Vội vã

Vội vã

 

Buồn thiu là dấu nặng

Im lặng

Im lặng

 

Tiếng gì mà hay thế

Như là một trò chơi

Em xóa những con dấu

Đọc được một từ vui.”.

Từ CLB nhỏ xinh đặt ngay trong nhà mình mà hấp dẫn bạn đọc cả nước nhà văn Thụy Anh tạo niềm tin để được mời đi gieo chữ “vui” kia bên Ba Lan rồi bên Đức…và bằng những đóng góp này mới đây bà được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là 1 trong 20 phụ nữ Việt Nam truyền cảm hứng năm 2021.

Nói về tiếng Việt, nhà văn Thụy Anh chẳng bao giờ hết chuyện. Bà vui vẻ đưa tôi xem bản mẫu bộ “kinh sách” tiếng Việt mới của mình – Chào tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam ấn hành gồm 6 cuốn. Xin chúc mừng!

 

Vài nét về nhà văn Thụy Anh

Sinh tại Hà Nội năm 1974, tên khai sinh là Nguyễn Thụy Anh, có bằng tiến sĩ giáo dục học sau thời gian du học tại Nga. Ngoài nhiều sách viết chung, bà còn là tác giả của 15 đầu sách các loại (trong đó có bộ Nói sao cho con hiểu – NXB Trẻ, gồm 34 quyển). Bà đang là chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con, Phó Chủ tịch Hội đồng Văn học thiếu nhi Hội Nhà văn Việt Nam.  Bà đã nhận nhiều giải thưởng văn học trong nước và Giải thưởng của Quỹ trẻ em LB Nga 2017, Giải thưởng Sợi chỉ kết nối các ngôn ngữ của Hội Nhà văn LB Nga 2018; được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là 1 trong 20 phụ nữ Việt Nam truyền cảm hứng năm 2021. Hiện bà sống tại Hà Nội.

 

Trần Quốc Toàn

Bài viết đăng tải trên thethaovanhoa.vn  ngày 14/7/2021.

 

The post Gặp lại tác giả được đưa vào SGK: Nhà văn Thụy Anh – vui cùng tiếng Việt appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tôn trọng con từ bữa bột đầu tiên http://docsachcungcon.com/ton-trong-con-tu-bua-bot-dau-tien/ Fri, 25 Jun 2021 03:14:35 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22361 Những năm gần đây, báo chí đăng tải rất nhiều thông tin về các trường hợp hành hạ, ngược đãi trẻ em mà lý do nói ra thì nghe đầy yêu thương – muốn trẻ ăn hết suất, lên cân… Trẻ bị dọa, bị đánh, bị bóp miệng đổ thức ăn vào bắt nuốt, bị ...

The post Tôn trọng con từ bữa bột đầu tiên appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Những năm gần đây, báo chí đăng tải rất nhiều thông tin về các trường hợp hành hạ, ngược đãi trẻ em mà lý do nói ra thì nghe đầy yêu thương – muốn trẻ ăn hết suất, lên cân… Trẻ bị dọa, bị đánh, bị bóp miệng đổ thức ăn vào bắt nuốt, bị cho vào thang máy đi một mình vì không chịu ăn.
Những thông tin đau lòng ấy cho thấy trong câu chuyện nuôi dạy trẻ vẫn có nhiều lệch lạc do thiếu hiểu biết mà ra, cộng với những áp lực người lớn áp đặt lên nhau mà xã hội ta bỗng trở nên một xã hội vô cảm với trẻ em mà không mấy ai nhận thức được. Bố mẹ nghi ngờ cô giúp việc không cho ăn hết suất hay… ăn vụng của cháu. Ông bà phê phán bà mẹ trẻ không biết nuôi con, để cho mẹ thì béo con thì gầy nhom, “thôi đưa đây chúng tôi nuôi cho, đảm bảo vài tháng là… vỗ béo được thằng bé”…
Ra đường, đứa bé này bị chê là còi, đứa bé kia được khen là “dài rộng, mẹ nuôi khéo”… Thế là, những áp lực từ đám đông cứ vô tình dồn nén lên những người lớn, mà họ thì quyết định việc đối xử với đứa trẻ như thế nào. Vì yêu thương, họ muốn trẻ ăn được nhiều, khỏe, chóng lớn. Cho đến lúc, vì sợ đám đông mà họ ép trẻ ăn nhiều hơn, đủ và hơn suất, để không ai kêu mình nuôi con vụng, không ai còn so sánh con mình với ai nữa… Người giúp việc sợ mất việc, các cô giáo trường mầm non sợ bị phê bình… Và đứa trẻ họ nuôi, cho dù hôm đó hơi yếu mệt, cho dù nó không hề thích cái món bột nêm nếm khó ăn thì cũng không được cãi! Nó bị nhồi cho đến trớ ra, khóc, quay mặt đi…
Cảnh ấy đâu phải là hiếm ở các nhà. Đôi khi chính những người thân của bé vô tình đàn áp tinh thần bé khi đến bữa ăn mà không biết.
💎Xin hãy tôn trọng con, ngay từ bữa bột đầu tiên!
Chúng ta đã nói nhiều đến khái niệm “tôn trọng trẻ” như tôn trọng một người đã trưởng thành, nghĩa là tôn trọng quyền được nói, được tham gia của trẻ, ngay cả trong quá trình bố mẹ nuôi dạy đứa bé. Thế nhưng, nếu ngồi kiểm điểm lại mới giật mình, không phải ai, không phải lúc nào chúng ta cũng làm được điều ấy. Nói một cách khác, rất nhiều đứa trẻ của chúng ta, ngay cả khi chúng được yêu thương nhất, lại không có được sự tôn trọng cần thiết.
Trẻ cần cảm thấy mình được tôn trọng để chính chúng cũng biết cách tôn trọng mình, nhận ra giá trị của mình, đánh giá bản thân đúng mức. Điều này vô cùng quan trọng. Nó quyết định hành vi đúng đắn, phù hợp của trẻ trong các tình huống khác nhau của cuộc sống.
Biểu hiện của sự không tôn trọng đó là gì?
1. Không tin vào cảm xúc, cảm giác của trẻ. “Con mệt, con không muốn ăn” – Mệt gì mà mệt, ăn cho xong đi rồi nghỉ! “Con sợ” – Có thế mà cũng sợ, có gì đâu mà phải sợ?!. “Con không muốn”, “Con không thích” “Con không thấy ngon…- Rất nhiều khi chúng ta phản bác lại sự chia sẻ cảm xúc ở trẻ để thuận tiện hơn cho bố mẹ.
Thìa bột đầu tiên trẻ nhè ra, ta lại đẩy vào, không chút thận trọng. Và cứ thế với những thìa bột tiếp theo. Bố mẹ ép hoặc lừa trẻ xem tivi để nuốt dần từng thìa bột. Và thế là, khi dạ dày trẻ quen với lượng bột nó ăn hàng ngày, thì trẻ lại ăn theo phản xạ có điều kiện, và nó đã không còn tin vào cảm xúc, cảm giác của mình đối với món ăn, bữa ăn nữa. Không hiếm trẻ ăn như không biết no, ăn đến khi trớ ra mới biết mình đã no. Và đây có lẽ cũng không phải là điều bố mẹ mong đợi.
2. Quát nạt, nói chuyện kẻ cả với con hoặc mỉa mai, khích bác. Đứa trẻ luôn hiểu, bố mẹ – người lớn đứng trên cao và nó ở dưới thấp. Bằng lòng với việc này, trẻ khó có được sự tự tin khi phải giải quyết vấn đề một cách độc lập, khi đến tuổi teen và vị thành niên, nó cần ra quyết định và chịu trách nhiệm về sự quyết định của mình. Nếu lúc đó, con chúng ta e ngại, không quyết đoán, phân vân và sợ hãi – thì một phần lỗi là ở chính phong cách ứng xử của bố mẹ, người thân trong suốt quá trình lớn của nó.
3. Vào phòng con mà không gõ cửa. Không gian tự do của con, cho dù bố mẹ có quản lý thì vẫn cần những thỏa thuận mang tính nguyên tắc để đảm bảo cảm giác được tôn trọng. Nhiều người coi nhẹ, tặc lưỡi: “Dào ôi, nó còn bé, biết gì!”, không biết rằng, chỉ một cử chỉ gõ cửa trước khi vào phòng con cũng có thể mang lại cho nó cảm xúc tích cực, sự tin tưởng vào giá trị của mình như một thành viên trong gia đình, sự cảm kích vì đã được tôn trọng. Hành động giản dị, thông điệp sâu sắc.
4. Mắng mỏ con khi có mặt đông người, nhất là có bạn của con. Biết dừng lại, biết im lặng đúng lúc – đó là cách bố mẹ thể hiện sự tôn trọng nhân phẩm của con. Lòng tự trọng của một con người, sự tin cậy lẫn nhau giữa bố mẹ và con cái bắt đầu từ câu chuyện này, nếu bố mẹ luôn có ý thức giữ thể diện cho đứa trẻ.
5. Trêu chọc, đùa nhả với trẻ, ôm hôn, cù, chọc lét, béo má… khi nó tỏ ra không thích, không muốn chơi. Đây cũng là một biểu hiện của sự thiếu tôn trọng trẻ. Từ thiếu tôn trong đến “quấy rối”, hay “bạo hành” thực ra cũng không mấy xa.
6. Nói những lời đùa ác, khó nghe hay ghép cặp đôi trẻ… Chẳng hạn: “Ôi sắp có em, Bông chuẩn bị ra rìa rồi, bố mẹ không yêu nữa đâu!”, “Thằng cu này là con nuôi, bố mẹ nhặt ở thùng rác về đấy chứ…”..v.v.. Và biết bao lời nói vô tình khác nữa khiến trẻ âm thầm khó chịu, đau khổ, còn người lớn thì cười thú vị, không biết rằng, đó có thể là những đám mây tối rầm ám ảnh trẻ suốt một thời thơ ấu.
7. So sánh trẻ với “con nhà người ta”. Việc so sánh hoặc đơn giản chỉ có ngầm ý so sánh khi cứ kể lể bạn này làm được cái này, bạn kia làm được cái kia, rồi “con nhà người ta” thế này thế nọ – tất cả đều cho thông điệp thiếu tôn trọng. Mỗi người có một tốc độ lớn, tốc độ ăn, nhịp độ sống, tiếp thu, học… khác nhau. Và xin những người lớn hãy tôn trọng tốc độ ấy, nhịp độ cá nhân ấy của mỗi con người để đứa trẻ được yên tâm lớn đúng-là-mình.
8. Không cho quyền lựa chọn. Ngay cả chuyện ăn uống hay bất kỳ chuyện gì, quyền được lựa chọn ngay từ khi còn bé xíu là thông điệp về sự tôn trọng. Bố mẹ đã chọn cho con tất cả – con cứ việc làm theo. Không gì tước đi sự mất tự tin và lòng tự trọng của con người bằng sự “đặt đâu ngồi đấy” như vậy. Nếu bố mẹ nhớ lại tuổi thơ của mình, chắc cũng luôn muốn giành cho mình quyền lựa chọn chứ?
9. Và tất nhiên rồi, đánh trẻ – dù với sự yêu thương như người lớn thường lý giải, đôi khi là chống chế và ngụy biện cho hành vi mất kiểm soát của mình, thì vẫn cứ cho thông điệp thiếu tôn trọng. Đấy là chưa kể, trong nhiều trường hợp, đó là hành vi vi phạm quyền trẻ em hoặc vi phạm pháp luật.
 Quay lại câu chuyện về bữa ăn, chỉ cần một chút tôn trọng là xử lý được vấn đề. Người mẹ có thể lắng nghe cảm giác của con, quan sát để biết con phản ứng tích cực với món nào, loại rau nào, thịt cá gì…
Thay vì ép, có thể “mời”, bằng cách thay đổi cách nấu, cách trình bày, cho trẻ tham gia vào quá trình nấu hoặc sơ chế, hoặc bày biện. Có thể tạo cảm xúc vui thích, mong đợi bữa ăn bằng nhiều cách. Chẳng hạn, trước khi ăn bữa chính, hạn chế bánh kẹo, ăn vặt. Cho con ăn đúng giờ để tạo phản xạ đói. Khi nấu, kể câu chuyện rau củ khiến bé háo hức chờ đợi đến khi nấu xong, có thể cùng bé đặt tên từng món ăn một cách kỳ lạ, thú vị… Và dù thế nào mặc lòng, hãy kiên nhẫn và tôn trọng cảm giác về vị giác, cảm xúc về món ăn của trẻ. Lý do trẻ biếng ăn thì có nhiều, nhưng nếu không có bệnh lý, trẻ sẽ không biếng ăn mãi. Vì thế, kiên nhẫn vẫn là một phương án tốt.
Câu chuyện ăn uống chỉ là cái cớ để nói về thái độ ứng xử của người lớn đối với những đứa trẻ của mình mà thôi. Nếu ta học cách tôn trọng nhau và tôn trọng trẻ, làm gì cũng nghĩ đến cảm xúc của “đối tác” thì sẽ hạn chế được nhiều những sự việc hiện vẫn làm dư luận xã hội ồn ào lên bấy nay.
Một đứa bé còn ẵm ngửa, phải phụ thuộc vào người chăm bẵm; một em bé đã biết tự lập hơn… cho đến các bạn trẻ tuổi mới lớn, rồi tuổi vị thành niên – thảy đều là những-con-người với tố chất riêng của mình vốn có từ khi mới sinh ra, những khả năng thiên bẩm, những tính cách “trời sinh”, chúng đều đòi hỏi được tôn trọng. Mà việc thể hiện tôn trọng đầu tiên trong xã hội này là … hãy tìm hiểu kỹ về quyền trẻ em!
Những thông tin ngắn gọn về Quyền trẻ em rất dễ dàng có thể tìm ra qua mạng, thế nhưng, cho dù Việt Nam là một trong những quốc gia thông qua công ước quốc tế về Quyền trẻ em sớm nhất thì không nhiều người dân Việt Nam hiểu biết về quyền trẻ em thấu đáo và đúng bản chất vấn đề. Chẳng thế mà vẫn có một bộ phận quá lớn những người lớn đòi “đánh mới nên người” và những vụ việc bạo hành, xâm hại… vẫn xảy ra thường xuyên, không giảm sau những bức xúc, cảnh báo của dư luận. Chẳng thế mà người ta vẫn bàn tán về những đứa trẻ một cách không cẩn trọng trên báo hoặc mạng xã hội, với những thông tin chưa được hoàn toàn kiểm chứng.
💎 Ngay cả khi có lỗi, thì một đứa trẻ vẫn có quyền được bảo vệ về sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần và nhân phẩm.
Mong sao những người lớn đang nuôi dạy những đứa trẻ, cho chúng ăn, quyết định những hoạt động khác của chúng… luôn nhớ rằng, mình đang nuôi dạy một-con-người. Một Con Người viết hoa và chỉ có thể được viết hoa khi được tôn trọng và ý thức được lòng tự trọng của mình.
TSGD. Nguyễn Thụy Anh

The post Tôn trọng con từ bữa bột đầu tiên appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
KHÓA SINH HOẠT HÈ ONLINE 2021 http://docsachcungcon.com/khoa-sinh-hoat-online-2021/ Fri, 04 Jun 2021 15:54:58 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22326 Hàng năm, cứ mỗi độ hè về, CLB Đọc sách cùng con lại rộn ràng với EcoCamp –  trại hè kĩ năng hướng nghiệp, hay các hoạt động sinh hoạt hè với nội dung phong phú tại trụ sở CLB. Năm nay, trong “trạng thái bình thường mới” – đồng hành cùng cả nước chống ...

The post KHÓA SINH HOẠT HÈ ONLINE 2021 appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Hàng năm, cứ mỗi độ hè về, CLB Đọc sách cùng con lại rộn ràng với EcoCamp –  trại hè kĩ năng hướng nghiệp, hay các hoạt động sinh hoạt hè với nội dung phong phú tại trụ sở CLB. Năm nay, trong “trạng thái bình thường mới” – đồng hành cùng cả nước chống dịch Covid-19, dù không có những chuyến đi chơi xa nhưng các bạn trẻ vẫn có được cho mình một không gian trải nghiệm thực tế để Mùa hè thực sự là Mùa lớn. TSGD Nguyễn Thụy Anh và CLB Đọc sách cùng con có sáng kiến xây dựng chương trình và tổ chức hoạt động SINH HOẠT HÈ ONLINE với chủ đề “MÙA HÈ – MÙA LỚN”  dành cho hai nhóm tuổi:

  • Nhóm Cam: dành cho các bạn từ 5 – 8 tuổi, vào lúc 09h30-11h các ngày thứ 2,4,6.
  • Nhóm Xanh: dành cho các ban từ 9 – 12 tuổi, vào lúc 09h30-11h các ngày thứ 3,5,7.

 

Với hình thức sinh hoạt trực tuyến, mỗi buổi học sẽ là một hành trình thật vui, các bạn cùng các thầy, cô giáo khám phá nhiều điều thú vị và chinh phục thêm những kĩ năng mới trong chính không gian mình sinh hoạt hằng ngày. Khoảng cách sẽ bị xóa nhòa, các bạn sẽ cùng được hòa mình với niềm vui, qua các hoạt động phong phú như:

  • Sinh hoạt cộng đồng đọc sách, rèn luyện các thao tác tư duy và ghi chép trong quá trình đọc;
  • KHÓA HỌC NGHĨ VÀ VIẾT ONLINE;
  • Trải nghiệm cuộc sống thông qua các thử thách do các THỦ LĨNH MÙA HÈ đưa ra;
  • Hoạt động STEM;
  • Hoạt động “tay may táy máy” – mọi thứ có thể làm được từ bàn tay: làm đồ handmade, thiệp, đồ chơi khoa học, nấu những món ăn đơn giản;
  • Hoạt động của Xưởng Mỹ thuật, Nghệ thuật (hội họa, múa rối, kịch nói, nhảy múa…);
  • Làm quen với một số ngôn ngữ mới trên Thế giới;
  • Tâm sự, chia sẻ những băn khoăn của tuổi nhỏ và tuổi mới lớn.

Mong rằng với sự nỗ lực của các thầy cô giáo CLB Đọc sách cùng con với sự hỗ trợ, khích lệ của các gia đình, các bạn trẻ sẽ thực sự có một mùa hè vui trọn vẹn.

 

Bố mẹ có thể đăng ký tại: https://forms.gle/4WQF9L76WtCwjiFk9

Số điện thoại: 024 6290 3874 / 0904 605 898 / 0981 959 574 (gặp cô Trang hoặc cô Liên)

Email: docsachcungcon@gmail.com

Website: www. docsachcungcon.com

The post KHÓA SINH HOẠT HÈ ONLINE 2021 appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Thiếu phương pháp, việc đọc sẽ trở thành áp lực! http://docsachcungcon.com/thieu-phuong-phap-viec-doc-se-tro-thanh-ap-luc/ Thu, 20 May 2021 04:34:52 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22302 Bài phỏng vấn TSGD Nguyễn Thụy Anh đăng tải trên báo Hà Nội Mới số 20, ra ngày 15/5/2021 1. Thưa tiến sĩ Nguyễn Thuỵ Anh, là một nhà giáo dục, mỗi năm đến hè, chị nghĩ gì về nhu cầu trải nghiệm trưởng thành cả về thể chất và tinh thần của trẻ? Trả ...

The post Thiếu phương pháp, việc đọc sẽ trở thành áp lực! appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Bài phỏng vấn TSGD Nguyễn Thụy Anh đăng tải trên báo Hà Nội Mới số 20, ra ngày 15/5/2021

1. Thưa tiến sĩ Nguyễn Thuỵ Anh, là một nhà giáo dục, mỗi năm đến hè, chị nghĩ gì về nhu cầu trải nghiệm trưởng thành cả về thể chất và tinh thần của trẻ?

Trả lời: Năm nào đến hè, tôi cũng nhớ lại những mùa hè dài mướt mải mồ hôi vì… bêu nắng của mình và muốn được thử đặt mình vào vị trí của bạn trẻ bây giờ để hiểu được những niềm mong đợi mùa hè của bạn. Thật khó, khi mà cuộc sống trở nên đầy đủ hơn – mọi phương tiện công nghệ dường như đã đáp ứng nhu cầu giải trí, khám phá trong thế giới ảo của trẻ. Và ngược lại, chính vì thế lại khắc sâu thêm những thiếu hụt. Chỉ cần lãng đi một chút là cả một mùa hè đã qua trong sự “hài lòng” được lặn ngụp thoải mái trong thế giới công nghệ mà cơ hội thở hít khí trời, lắng nghe thiên nhiên, chạy nhảy vui đùa chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trước đây, việc sinh hoạt hè tại phường, xã, thôn xóm rất phổ biến thì giờ đây, xã hội tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn, không mấy ai an tâm mà thả trẻ xuống đường. Những hè vận động tích cực hằng ngày dường như đã trở nên xa xỉ cho dù các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến việc này…

Vì những lẽ đó, cứ mỗi năm đến hè, tôi lại băn khoăn, không biết các bạn nhỏ, các bạn trẻ có được một mùa hè đúng nghĩa hay không…

Hình ảnh: Thư viện Cú Mèo thông thái, một góc hoạt động tại Trại hè thiếu nhi EcoCamp do CLB Đọc sách cùng con tổ chức

 

2. Đọc sách là một trong những trải nghiệm quan trọng giúp cho trẻ có một “mùa hè, mùa lớn” đúng nghĩa. Tuy nhiên, đọc thế nào và tổ chức việc đọc cho trẻ ra sao lại là một vấn đề cần tâm huyết, hiểu biết thực sự? Nếu không chúng ta dễ rơi vào hình thức hoặc hiệu quả không như mong muốn?

Trả lời: Tôi cho rằng, việc đọc sách mùa hè phải khác việc đọc sách trong năm học. Đó là một “sân chơi tĩnh” với những trò chơi khám phá đầy màu sắc diễn ra trong tâm hồn trẻ, gọi trẻ đến với “sân chơi động” – chính cuộc sống xung quanh với sự tham gia nhiệt tình của mọi giác quan.

Với một bạn nhỏ đã thích đọc sách rồi, quỹ thời gian rộng dài của mùa hè cho bạn cơ hội được thả trí tưởng tượng bay xa cùng câu chuyện, đọc xong vẫn vương vấn mơ mộng – khoảng thời gian dành cho những vĩ thanh này, đôi khi trẻ chỉ ngồi mà nghĩ ngợi mông lung,  cũng rất quan trọng. Nó giúp “ngấm” mọi chi tiết, nội dung, cảm xúc… , từ đó hình thành những giá trị bền vững.

Với những em chưa có thói quen đọc, thì việc mời mọc em bắt đầu việc đọc, những chia sẻ, khuyến khích một cách có phương pháp mới giúp em thật sự có động lực đến với sách, có kỹ năng để khai thác sách, khiến việc đọc sách không phải là việc người lớn muốn em làm mà là việc em muốn bắt đầu.

Thiếu phương pháp, nhiều người lớn vô tình khiến việc đọc sách trở thành áp lực mới bên cạnh việc học.

Thiếu phương pháp, chúng ta sẽ rơi vào chủ nghĩa hình thức với những “chiêu trò” hay “vở diễn” để chứng minh một phong trào.

Hình ảnh: Hội nghị “Đọc thì được không đọc thì thiệt” – các thủy thủ EcoCamp chia sẻ về những cuốn sách khiến mình yêu thích

 

3. Bên cạnh mô hình CLB Đọc sách cùng con, vừa qua, chị cũng tổ chức mô hình trại hè đặc biệt với một hệ sinh thái đọc sinh động. Chị có thể chia sẻ về mô hình này? 

Trả lời: EcoCamp của chúng tôi là một trại hè thiếu nhi thường niên cho các bạn nhỏ, các bạn trẻ từ 6 đến 15 tuổi – đặc biệt quan tâm đến việc đọc sách như một công cụ tự học, tự tìm tòi trong quá trình trải nghiệm cuộc sống. Không chỉ các trại viên, các anh chị phụ trách tuổi sinh viên cũng là những hạt nhân tham gia vào “hệ sinh thái” đọc ấy.

“Hệ sinh thái đọc” – khái niệm này liên quan đến không gian đọc, hoạt động đọc, cộng đồng người đọc các lứa tuổi và ảnh hưởng tướng hỗ lẫn nhau của họ.

Ở trại hè EcoCamp, chúng tôi đặc biệt dành nhiều công sức xây dựng góc thư viện và những sự kiện sách thay đổi theo ngày. Những kỹ năng đọc, nghe, nói, viết đều được chú trọng qua các cuộc thi, toạ đàm, sân khấu hoá tác phẩm với những cái tên thú vị: Giọng đọc sởn gai ốc; Đọc thì được, không đọc thì thiệt… Năm nay, chúng tôi còn thiết kế không gian mô phòng một nhà xuất bản, tạo điều kiện cho các trại viên quan sát và tham gia vào quá trình xuất bản một cuốn sách, từ đó các em thấy có nhiều rung động hơn khi cầm một cuốn sách trên tay.

Sách sẽ xuất hiện tự nhiên ở khắp nơi: trong thư viện, trong phòng ở, phòng học, phòng thuyền trường, phòng Ban chỉ huy. Nhưng sách không chỉ là đích đến. Sách còn là phương tiện đẩy các bạn trẻ ra với cuộc sống, khuyến khích các bạn nhìn quanh, nghe, cảm nhận… để rồi lại quay lại với sách tìm lời đáp cho muôn vàn câu hỏi xuất hiện khi va chạm thực tế, tương tác với mọi người. Sẽ có những nhiệm vụ liên quan đến nội dung sách, hoặc những thử thách cần đọc sách mới có thể vượt qua.

Trong thời gian ngắn ngủi ở trại, chúng tôi vẫn kịp tổ chức một buổi hội nghị, hội thảo, tranh biện hoặc vài cuộc giao lưu với nhà văn, nghệ sĩ – những người tạo cảm hứng đọc và sống cho các bạn trẻ thông qua câu chuyện cuộc đời mình và những kỹ năng nghề nghiệp đặc trưng mà họ chia sẻ cùng bạn trẻ.

Mô hình trại hè mà tôi theo đuổi có dáng dấp của trại hè ở Nga mà tôi từng may mắn trải qua năm tôi học lớp 8. Ở trại, trẻ được quyền lựa chọn để tham gia hoạt động chuyên môn mà  nó mong muốn được thử sức. Mọi xưởng hoạt động sẽ được chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng đón các em vào thử sức, lao động hoặc sáng tạo: xưởng Vẽ, xưởng thủ công, xưởng bánh và pha chế quầy bar, xưởng thí nghiệm khoa học… Chưa có cơ hội tiếp cận các dạng hoạt động, trẻ khó có thể dần kiểm chứng khả năng, sở thích của mình để tìm được hướng đi tối ưu cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.  Việc đọc được tích hợp vào các hoạt động này. Ví dụ, để chuẩn bị cho cuộc thi nấu ăn, các trại viên đọc sách nấu ăn hoặc các tản văn của Thạch Lam, Vũ Bằng để biết công thức, tạo cảm xúc. Hoặc làm đồ thủ công với các sản phẩm liên quan đến nội dung sách…

Hình ảnh: Các bạn trẻ được tự do lựa chọn không gian đọc của mình

 

4. Vậy, thật ra nỗi lo trẻ không chịu đọc sách lâu nay của phụ huynh lại…không phải do lỗi của trẻ? Một câu hỏi cũ, nhưng mỗi bậc phụ huynh có thể thay đổi từng chút điều gì ngay tại nhà mình để tạo dựng hệ sinh thái đọc này cho trẻ, thưa chị?

Trả lời: Cá nhân tôi cho rằng, các bậc phụ huynh có thể làm rất nhiều thứ để xây dựng văn hoá đọc (thói quen và kỹ năng đọc) gia đình. Cụ thể là:

  • Thiết kế không gian đọc êm ái, thuận tiện, đủ sáng, giá sách thấp vừa phải để trẻ có thể tự lấy sách, ngắm sách, sắp xếp sách.
  • Cùng đọc với trẻ để tạo cộng đồng đọc nhỏ trong gia đình.
  • Đưa trẻ đi hiệu sách hằng tháng, hằng quý.
  • Cùng nhắc đến các nhân vật trong cuốn sách mới đọc như thể họ là người quen, người thân.
  • Cùng làm đồ chơi theo chủ đề trong sách.
  • Cùng “chơi” với từng từ, câu, đoạn văn của tác giả: thử mô tả từ bằng động tác cơ thể; tìm các phương án thay thế từ; câu; cái kết khác…
  • Dành thời gian đọc sách cá nhân để tạo cảm xúc cho các bạn nhỏ.
  • Tuyệt đối không ép buộc hay lôi cuốn đọc sách bằng những món quà, tiền. Luôn nói “mời” chứ không nói “phải làm!”

Nói tóm lại, chìa khoá của việc xây dựng văn hoá đọc gia đình là tôn trọng “quyền không đọc” của trẻ!

Như người ta thường nói: “Đủ nắng  cây sẽ nở hoa!”, việc đọc cũng được xới xáo lên, đủ lôi cuốn là trẻ em sẵn sàng “thử sức”!

Hình ảnh: Các bạn tự kể câu chuyện theo sự sáng tạo của riêng mình

Hà An thực hiện

The post Thiếu phương pháp, việc đọc sẽ trở thành áp lực! appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>