CLB Khoa học – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con http://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Thu, 29 Jul 2021 03:30:06 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 Buổi đọc sách “Nhân vật nổi tiếng thế giới – KHOA HỌC VÀ PHÁT MINH” (Renzo Barsotti – Elenora Barsotti, Cao Thu Thủy dịch, Nhã Nam & NXB Hà Nội, 2020) http://docsachcungcon.com/buoi-doc-sach-nhan-vat-noi-tieng-gioi-khoa-hoc-va-phat-minh-renzo-barsotti-elenora-barsotti-cao-thu-thuy-dich-nha-nam-nxb-ha-noi-2020/ Tue, 13 Oct 2020 04:04:26 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=21265 Cuốn sách tập hợp câu chuyện của 300 danh nhân ở các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, thể thao… khác nhau. Họ đã để lại dấu ấn trong lịch sử nhân loại nhờ thành công của mình. Đó là kết quả của một quá trình nghiên cứu, tìm tòi hoặc tập luyện vất vả. ...

The post Buổi đọc sách “Nhân vật nổi tiếng thế giới – KHOA HỌC VÀ PHÁT MINH” (Renzo Barsotti – Elenora Barsotti, Cao Thu Thủy dịch, Nhã Nam & NXB Hà Nội, 2020) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>

Cuốn sách tập hợp câu chuyện của 300 danh nhân ở các lĩnh vực khoa học, nghệ thuật, thể thao… khác nhau. Họ đã để lại dấu ấn trong lịch sử nhân loại nhờ thành công của mình. Đó là kết quả của một quá trình nghiên cứu, tìm tòi hoặc tập luyện vất vả.

anh khoa hoc va phat minh (1)

Câu chuyện của 300 danh nhân ở các lĩnh vực khác nhau

Nhắc đến y khoa là người ta sẽ nghĩ ngay đến Hippocrates, ông tổ của ngành. Ngày nay, những người làm việc trong ngành y đều tuân theo lời thề mang tên ông. Nhờ có Hippocrates mà quan niệm nguồn gốc bệnh tật từ thần linh được phá bỏ, sức khỏe con người được bảo vệ bằng khoa học chứ không phải các thầy cúng hay phù thủy. Sushuruta sống tại Ấn Độ là một trong những bác sĩ phẫu thuật lớn đầu tiên thời cổ đại, khoảng thế kỷ 7-6 TCN. Cuốn sách của ông được coi là nền móng cho y học cổ truyền Ấn Độ với mô tả 300 cuộc phẫu thuật và các công cụ, căn bệnh, hướng dẫn chữa trị.

Nếu không có nhà khảo cổ Heinrich Schlieman thì câu chuyện thành Troy có thể sẽ vẫn là bí mật. Ông còn phát hiện mặt nạ Agamemnon trong những ngôi mộ Mycenae. Nhà khảo cổ bắt đầu khai quật dựa trên văn bản của Homer, đến năm 1872 thì những nỗ lực của ông đã được đền đáp khi khám phá ra tám khu định cư và cả kho báu của vua Priham.

Trước đây, các cuộc thi tôn vinh sức mạnh, thể chất đã diễn ra lần đầu tiên vào năm 776 TCN và định kỳ cứ 4 năm một lần cho đến khi bị cấm bởi hoàng đế La Mã. Sau đó, nhờ sử gia, nam tước người Pháp Pierre de Coubertin đề xuất khôi phục thế vận hội, thành lập ủy ban quốc tế về công tác tổ chức mà ngọn đuốc Olympic đã thắp sáng trở lại vào năm 1924 tại Paris.

Trong thi đấu thể thao, chúng ta có những ngôi sao sáng chói. Đó là Ingemar Stenmark, vận động viên trượt tuyết vĩ đại nhất với 86 chiến thắng, ba chức vô địch thế giới, hai huy chương vàng Olympic và năm huy chương vàng thế giới. Nhà kỷ lục này giành chiến thắng nhiều hơn bất kỳ một vận động viên trượt tuyết nào khác từ năm 17 tuổi ở hạng mục vượt chướng ngại vật và đường dài. Muhammad Ali đã giữ vững danh hiệu vô địch thế giới hạng nặng quyền Anh từ 1964 đến 1967. Sự nghiệp của ông bị gián đoạn do đã từ chối tham gia chiến tranh tại Việt Nam. Đến 1972, Muhammad Ali quay trở lại ngôi vương rồi nắm giữ huy chương vàng đến năm 1978.

Có thể nói trượt băng nghệ thuật là sàn diễn của những nữ hoàng. Kim Yu-Na là quốc bảo ở Hàn Quốc. Cô là người đang giữ kỷ lục thế giới về tổng số điểm cao nhất cho bài thi ngắn và bài thi tự do. Kim Yu-Na nổi tiếng bởi kỹ thuật nhảy hoàn mỹ trên sân băng. Chắc chắn, để đạt được thành công này là cả một quá trình luyện tập gian nan, kiên trì và không ngừng phấn đấu.

Một số hình ảnh trong buổi đọc sách:

anh khoa hoc va phat minh (2)

anh khoa hoc va phat minh (5)

Bạn có biết các nhà vật lý học nổi tiếng?

anh khoa hoc va phat minh (3)

anh khoa hoc va phat minh (4)

anh khoa hoc va phat minh (6)

Thí nghiệm gây tò mò quá!

anh khoa hoc va phat minh (7)

anh khoa hoc va phat minh (8)

Những nữ cướp biển khét tiếng trên thế giới là ai?

Cò Trắng

The post Buổi đọc sách “Nhân vật nổi tiếng thế giới – KHOA HỌC VÀ PHÁT MINH” (Renzo Barsotti – Elenora Barsotti, Cao Thu Thủy dịch, Nhã Nam & NXB Hà Nội, 2020) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
CLB Khoa học nhí – Tờ giấy gấp đôi http://docsachcungcon.com/clb-khoa-hoc-nhi-to-giay-gap-doi/ Sat, 28 Dec 2019 16:21:36 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20215 Các bố mẹ và các bạn nhỏ có biết mộ tờ giấy có thể gấp đôi liên tiếp được bao nhiêu lần không? Bảy lần là giới hạn thông thường của một tờ giấy khi gấp đôi liên tiếp. Trong buổi sinh hoạt, cô Cò Trắng đã bật mí với các bạn về kỷ lục ...

The post CLB Khoa học nhí – Tờ giấy gấp đôi appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Các bố mẹ và các bạn nhỏ có biết mộ tờ giấy có thể gấp đôi liên tiếp được bao nhiêu lần không? Bảy lần là giới hạn thông thường của một tờ giấy khi gấp đôi liên tiếp. Trong buổi sinh hoạt, cô Cò Trắng đã bật mí với các bạn về kỷ lục thế giới và nguyên lý của thí nghiệm này.

Mời các bố mẹ ngắm những hình ảnh trong hoạt động:

to giay gap doi (1)

to giay gap doi (2)

to giay gap doi (3)

to giay gap doi (4)

to giay gap doi (5)

The post CLB Khoa học nhí – Tờ giấy gấp đôi appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
CLB Khoa học nhí – Quả bóng tĩnh điện http://docsachcungcon.com/clb-khoa-hoc-nhi-qua-bong-tinh-dien/ Wed, 18 Dec 2019 09:49:56 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20162 Thổi một quả bóng bay không hề dễ, thế nhưng mà vẫn không khó bằng việc hút những mảnh giấy nhỏ. Vào sáng thứ Bảy vừa qua, các nhà khoa học nhi đã khám phá “lực hút tĩnh điện” cùng cô Cò Trắng. Thí nghiệm thành công hay không phụ thuộc vào chính bản thân ...

The post CLB Khoa học nhí – Quả bóng tĩnh điện appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Thổi một quả bóng bay không hề dễ, thế nhưng mà vẫn không khó bằng việc hút những mảnh giấy nhỏ. Vào sáng thứ Bảy vừa qua, các nhà khoa học nhi đã khám phá “lực hút tĩnh điện” cùng cô Cò Trắng.

Thí nghiệm thành công hay không phụ thuộc vào chính bản thân bạn, đúng là đa số đều như thế. Nhưng lần này lại liên quan trực tiếp đến những sợi tóc. Nếu chẳng may tóc ướt hoặc… hơi bẩn thì khá là khó khăn đấy. Ngoài ra phải thổi bóng căng vừa đủ, nếu không sẽ nổ. Ôi làm thí nghiệm cần rất nhiều yêu cầu khắt khe nhưng bạn nào cũng tuân thủ và hào hứng chờ đón buổi sinh hoạt tiếp theo!

qua bong tinh dien (2)

qua bong tinh dien (3)

qua bong tinh dien (4)

qua bong tinh dien (5)

qua bong tinh dien (6)

The post CLB Khoa học nhí – Quả bóng tĩnh điện appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
CLB Khoa học – Chiếc cốc úp ngược http://docsachcungcon.com/clb-khoa-hoc-chiec-coc-nguoc/ Tue, 26 Nov 2019 13:46:38 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20124 Một chiếc cốc đựng đầy nước, không nắp, không băng dính, không keo dán, chỉ với một miếng bìa caxton đậy trên nắp mà khi úp ngược lại không làm nước đổ ra ngoài. Điều kỳ diệu đã xảy ra với các nhà khoa học nhí của CLB Đọc sách cùng con. Liệu bàn tay ...

The post CLB Khoa học – Chiếc cốc úp ngược appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Một chiếc cốc đựng đầy nước, không nắp, không băng dính, không keo dán, chỉ với một miếng bìa caxton đậy trên nắp mà khi úp ngược lại không làm nước đổ ra ngoài. Điều kỳ diệu đã xảy ra với các nhà khoa học nhí của CLB Đọc sách cùng con. Liệu bàn tay có phép thuật hay nước có chất kết dính khiến chúng không bị tràn ra ngoài nhỉ?

Mỗi thí nghiệm chúng ta phải thực hiện đúng quy trình và thao tác. Nếu không mọi thứ sẽ… hỏng bét! Vì thế các bạn nhỏ đã theo dõi và lắng nghe cô Cò Trắng hướng dẫn rất chăm chú. Và dù không phải bạn nào cũng thành công nhưng đã nhớ câu chuyện của “áp suất không khí”.

Hẹn gặp lại các bạn trong buổi sinh hoạt tiếp theo nhé!

Những hình ảnh trong buổi sinh hoạt:

anh chiec coc up nguoc (1)

Nếu không cẩn thận thì sẽ bị ướt đấy!

anh chiec coc up nguoc (2)

anh chiec coc up nguoc (3)

anh chiec coc up nguoc (4)

Thành công rồi!

anh chiec coc up nguoc (6)

anh chiec coc up nguoc (7)

anh chiec coc up nguoc (8)

anh chiec coc up nguoc (9)

The post CLB Khoa học – Chiếc cốc úp ngược appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Buổi đọc sách Khoa học “Vì sao cá không bị ngộp nước” (Anna Claybourne, Claire Goble minh họa, NXB Kim Đồng, 2018) http://docsachcungcon.com/buoi-doc-sach-khoa-hoc-vi-sao-ca-khong-bi-ngop-nuoc-anna-claybourne-claire-goble-minh-hoa-nxb-kim-dong-2018/ Sun, 17 Nov 2019 08:20:10 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20049 Vì sao cá không bị ngộp nước nhỉ? Vì cá có “mang” giúp chúng lấy được oxi trong nước, thở được trong nước mà phổi thì không làm được công việc đó. Động vật xuất hiện lâu hơn rất nhiều so với con người, từ hơn 500 triệu năm trước. Hai nhóm chính là động ...

The post Buổi đọc sách Khoa học “Vì sao cá không bị ngộp nước” (Anna Claybourne, Claire Goble minh họa, NXB Kim Đồng, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
doc sach vi sao ca khong bi ngop nuoc (1)

Vì sao cá không bị ngộp nước nhỉ? Vì cá có “mang” giúp chúng lấy được oxi trong nước, thở được trong nước mà phổi thì không làm được công việc đó.

Động vật xuất hiện lâu hơn rất nhiều so với con người, từ hơn 500 triệu năm trước. Hai nhóm chính là động vật không xương sống và động vật có xương sống thường cả có bộ khung xương.Nếu phát hiện ra một loài động vật mới thì bạn cũng cần đặt tên chúng theo quy tắc bằng tiếng La-tinh, không được trùng lặp. Ví dụ như “homo sapiens” có nghĩa là “người hiểu biết” hay “người tinh khôn” chính là tên của bạn đấy. Và có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi rằng tại sao mình không có đuôi như thú cưng không. Thật tế là có đấy, chỉ là trong quá trình tiến hóa thì hiện nay “đuôi” của con người chỉ còn lại một mẩu nhỏ ở vị trí cuối cùng của cột sống, được gọi là xương cụt.

doc sach vi sao ca khong bi ngop nuoc (2)

Nếu quá trình tiến hóa khiến đuôi của con người bị mất đi thì cổ của hươu cao cổ lại dài ra gấp 10 lần so với tổ tiên của chúng. Chỉ bởi đơn giản là chúng cần lấy những lá cây ở trên cao làm no bụng.

Để tồn tại thì không chỉ cần thở, ăn uống mà động vật còn phải biết tấn công và chống lại kẻ thù nữa. Nếu rắn hổ mang dùng những cú táp chí mạng với nọc độc siêu mạnh thì nhím lại sử dụng chính những gai nhọn phủ đầy cơ thế. Theo các chuyên gia, sứa hộp là loài động vật có nọc độc mạnh nhất. Chúng sống ở những vùng biển ấm quanh Úc và Đông Nam Á. Nếu không đưa đến bệnh viện kịp thời thì con người sẽ chết trong vài phút thôi.

Bạn vẫn tắm hằng ngày hay nếu trời lạnh quá hoặc trot lười thì hai ngày tắm một lần cũng không có vấn đề gì nhưng lũ mèo nhìn chung thuộc nhóm ghét tắm (trừ một số ngoại lệ). Chúng tự lau rửa bằng cách liếm láp tòan bộ cơ thể, bao gồm cả mông. Trông rất không đẹp mắt khi chúng làm như thế những là chuyện thường ngày ở huyện với họ nhà mèo.

doc sach vi sao ca khong bi ngop nuoc (3)

Có rất nhiều cách để trốn tránh kẻ thù và tắc kè hoa đã trở thành những chuyên gia ngụy trang đại tài. Chúng thay đổi sắc tố trên da để ngụy trang. Mỗi loài vật đều có những khả năng khiến con người mơ ước. Họ mèo, cá sấu, sói, sư tư biển… có một bộ phận phía sau mắt gọi là “tapetum lucidum – thảm sáng” giúp chúng nhìn tốt hơn về đêm, hoặc dưới nước sâu.

Chúng ta ăn cơm, ăn gà quay, ăn phở bò ngon lành còn lũ ruồi thì ăn… phân. Đó là món khoái khẩu của chúng, chứa một số dưỡng chất có ích. Chúng còn đẻ trứng vào đó để khi ấu trùng nở ra sẽ có ngay một bữa ăn chờ sẵn. Bọ hung còn tạo ra những quả bóng bằng phân để lăn về tổ nuôi cả nhà.

doc sach vi sao ca khong bi ngop nuoc (5)

Cá sấu cũng có rốn đấy nhé, là một mảng những vảy nhỏ hơn. Là dấu vết của cơ quan truyền dinh dưỡng khi con vẫn còn trong bụng mẹ, thực chất là một vết sẹo.

Con người vẫn luôn mơ ước có khả năng bay, họ đã từng gắn những đôi cánh bằng lông vũ vào cánh tay nhưng chẳng ăn thua. Đơn giản vì vốn tạo hóa sinh ra thế, chim có cấu tạo thích hợp để bay. Đôi cánh của chúng rất lớn so với tỷ lệ cơ thể, tạo lực nâng tối đa. Chim còn có những khoang rỗng trong xương, khiến cơ thể nhẹ hơn so với kích thước. Cuối cùng là phần ức có những cơ bay to, khỏe để điều khiển và tạo lực nâng cho đôi cánh. Cá biệt là một số loài chim lại không thể bay như đồng loại: chim cánh cụt, đã điểu và vẹt cú.

doc sach vi sao ca khong bi ngop nuoc (4)

Động vật có những khả năng đáng kinh ngạc khiến con người phải kiêng nể, tài năng tiếp theo chính là sự ghi nhớ. Voi phải học và nhớ rất nhiều để sinh tồn, như những nơi tốt nhất để tìm nước vào mùa khô. Con đầu đàn nhớ được những cá thể khác trong bầy. Điều tương tự cũng xảy ra với người chăm sóc trong sở thú và người huấn luyện.

Bài viết: Cò Trắng, ảnh: Lê Mai

The post Buổi đọc sách Khoa học “Vì sao cá không bị ngộp nước” (Anna Claybourne, Claire Goble minh họa, NXB Kim Đồng, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
CLB Khoa học – Màu chạy đi mất http://docsachcungcon.com/clb-khoa-hoc-mau-chay-di-mat/ Sat, 02 Nov 2019 04:54:02 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=19997 Nếu thường ngày các bạn nhỏ uống sữa đến bổ sung vi chất, đặc biệt là canxi giúp cơ thể đầy đủ chất, cao lớn hơn thì cô Cò Trắng lại dùng sữa để làm thí nghiệm. Một điều kỳ lạ khiến bạn nào cũng thích thú và mong chờ. Ai ai cũng hết sức ...

The post CLB Khoa học – Màu chạy đi mất appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Nếu thường ngày các bạn nhỏ uống sữa đến bổ sung vi chất, đặc biệt là canxi giúp cơ thể đầy đủ chất, cao lớn hơn thì cô Cò Trắng lại dùng sữa để làm thí nghiệm.

Một điều kỳ lạ khiến bạn nào cũng thích thú và mong chờ. Ai ai cũng hết sức chăm chú thực hiện đúng theo quy trình được hướng dấn. Trong việc thực hiện các thí nghiệm, nếu chẳng may thao tác không đúng thôi là có thể khiến cho thí nghiệm không thanh công.

Thí nghiệm lần này giúp các bạn làm quen với các khái niệm “sức căng bề mặt”, “phá vỡ cấu trúc”, “chất tẩy rửa”. Bạn nào cũng reo lên thích thú thì chứng kiến sự việc “tháo chạy” của màu thực phẩm khi gặp kẻ thù nước rửa bát.

Hẹn gặp lại các thành viên trong những buổi sinh hoạt tiếp theo nhé!

Những hình ảnh trong buổi sinh hoạt CLB Khoa học:

clb khoa hoc mau chay di mat (1)

clb khoa hoc mau chay di mat (2)

clb khoa hoc mau chay di mat (3)

clb khoa hoc mau chay di mat (4)

clb khoa hoc mau chay di mat (5)

clb khoa hoc mau chay di mat (6)

Thật cẩn thận

clb khoa hoc mau chay di mat (7)

Thêm một chút nguyên liệu

clb khoa hoc mau chay di mat (8)

Òa, điều kỳ diệu đã đến!

The post CLB Khoa học – Màu chạy đi mất appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Những thuỷ thủ nhí tuyệt vời trong ngày hội STEM http://docsachcungcon.com/nhung-thuy-thu-nhi-tuyet-voi-trong-ngay-hoi-stem/ Sun, 22 Sep 2019 08:37:06 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20056 Ai cũng có một mùa hè đáng nhớ, tôi cũng vậy. Hôm nay, tôi sẽ hoá thân thành một phóng viên để đưa tin về một hoạt động của trại hè mà tôi đã được tham dự. Trại hè này rất tuyệt vời. Bạn biết đó là trại hè gì không? Trại hè Ecocamp, một ...

The post Những thuỷ thủ nhí tuyệt vời trong ngày hội STEM appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
stem van giang van hoc tuoi tre

Ai cũng có một mùa hè đáng nhớ, tôi cũng vậy. Hôm nay, tôi sẽ hoá thân thành một phóng viên để đưa tin về một hoạt động của trại hè mà tôi đã được tham dự. Trại hè này rất tuyệt vời. Bạn biết đó là trại hè gì không? Trại hè Ecocamp, một trại hè tuyệt vời mà không có trại hè nào sánh bằng.

Ecocamp giống như một con thuyền, có thuyền trưởng là cô Thụy Anh, và các thủy thủ đoàn gồm cô Cò Trắng, cô My cùng nhiều anh chị khác. Chúng tôi được gọi là các trại viên tí hon. Trại hè Ecocamp năm nay chia làm 6 đội. Đội của tôi là đội số 6 có cái tên cực thú vị: “Quốc gia Paper and Pencil”. Đội của tôi được bố trí ở trong phòng Bạch Long Vĩ. Đội gồm các thành viên Minh Anh, Thanh Thảo, chị Hồng Liên, chị Hiền, chị Tú, chị Linh, chị Giang, Khoa, Hải, Thắng, Quân và vài em nhỏ nữa do anh Quang, anh Dế, chị Linh phụ trách. Bạn biết không, tôi đã có mười hai ngày siêu tuyệt vời ở trại hè. Ngăn kỉ niệm của tôi cũng có thêm thật nhiều khoảnh khắc đáng nhớ. Và có một sự kiện tôi tin là tôi sẽ nhớ mãi không quên ở trại hè này. Đó là ngày hội STEM.

Ngày 6/6, xưởng Phát kiến kinh hoàng tổ chức ngày hội STEM (chữ viết tắt của các bộ môn Khoa học – Công nghệ – Kĩ thuật – Toán học) dành cho các thuỷ thủ nhí trên chuyến tàu Ecocamp. Ngày hội này phải nói là một ngày hội vui nhất của chúng tôi. Buổi sáng hôm ấy, các thuỷ thủ nhí tập trung nghe cô Cò Trắng phổ biến luật chơi. Có hai nội dung, phần Thi cá nhân (diễn ra vào buổi sáng và chiều), phần thi Đồng đội (diễn ra vào lúc trời sẩm sẩm dần về tối). Lúc nghe cô Cò Trắng phổ biến, tôi háo hức vô cùng chỉ mong nhanh vào phần thi.

ecocamp 2019 - 1 - truy tim quan quan stem (11)

Phản thật tập trung để vượt qua thử thách

Mở màn cho ngày hội là vụ nổ kinh hoàng.  Tiếp đến là phần thi cá nhân. Các trại viên phải vượt qua năm thử thách có tên: Đánh chiếm bầu trời, Căng và kéo siêu tốc, Đường đua toé lửa, Kèn Harmonica của ta đây và Truy tìm kho báu. Đánh chiếm bầu trời là gì các bạn biết không? Chúng ta sẽ gấp mỗi người một chiếc máy bay rồi phi đến vạch đích. Khi mới nghe qua, tôi đã nghĩ thật dễ vì tôi biết gấp máy bay rồi. Tôi gấp rất nhanh, nhưng đến khi phi máy bay, nó cứ bay là là, rồi không sao chạm được đích. Tôi phi hai lần đều bị như vậy, nên nghĩ rằng do máy bay gấp sai. Tôi học mọi người kiểu gấp khác nhưng máy bay vẫn không bay đến đích được. Tôi dừng lại một chút suy nghĩ. Đúng rồi, bố nói vật gì nhẹ, đầu nhọn thì sẽ lao nhanh. Cuối cùng, tôi cũng nghĩ ra một cách gấp mới khác biệt hẳn, đó là gấp theo kiểu tên lửa. Thế là chiếc máy bay có đầu nhọn vút, thân mỏng, nhẹ của tôi đã bay vèo một cái đến đích. Thành công mĩ mãn các bạn ạ.

Nhưng đây chưa phải là phần thi tôi ưng nhất. Xong phần thi Đánh chiếm bầu trời, tôi thi tiếp đến phần Kèn Harmonica của ta đây. Từ tăm, dây chun và que kem bạn phải tạo ra một chiếc kèn phát ra âm thanh. Đây là phần thi đòi hỏi sự sáng tạo nhưng… tôi làm quá xuất sắc. Bố dặn tôi “Mỗi khi định tạo ra gì đó, con hãy nhắm mắt lại và nhớ lại vật con muốn làm”. Tôi liền nhắm mắt lại và hình dung chiếc kèn giống như đàn violin tôi vẫn chơi ở nhà. Que kem sẽ dùng làm thân đàn, dây chun làm dây đàn và tăm làm các chi tiết nhỏ trên đàn. Tôi đã trao đổi nhỏ với mọi người trong đội. Các bạn khác đều tán thành ý kiến của tôi và một chiếc kèn Harmonica made by Vân Giang đã ra đời.

ecocamp 2019 - 1 - truy tim quan quan stem (1)

Đường đua tóe lửa rất khó nhằn

Truy tìm kho báu là phần thi cuối buổi sáng. Thử thách này luyện rèn sự tinh nhạy của giác quan các bạn ạ. Trong bột ngô có rất nhiều các vật bé xíu như ghim, kẹp. Chúng tôi phải tìm những vật nhỏ này. Rất nhanh chóng tôi đã tìm ra đủ những kho báu của mình. Buổi chiều là phần thi Căng và kéo siêu tốc, Đường đua toé lửa. Đường đua toé lửa theo tôi là khó nhất vì phải luồn người qua một đường đua hình ống, miệng tròn và không được để người chạm vào thành đường đua. Quả nhiên không ai làm được. Thế là cô Cò Trắng phải làm cho đường đua rộng hơn một chút. Đương nhiên giờ thì chúng tôi rất nhanh chóng luồn qua được. Kết thúc phần thi cá nhân bằng trò chơi Căng và kéo siêu tốc. Đây là trò chơi tạo hình bằng dây chun trên một tấm gỗ. Tôi bốc phải hình cỏ. Trò này không khó với tôi vì bố tôi là họa sĩ nên hay hướng dẫn tôi tạo hình từ nhiều loại vật liệu. Mỗi tội là cỏ nên tôi làm hơi lâu. Cuối cùng cũng xong. Cứ trại viên nào kết thúc phần thi, các anh chị đều ghi tên và thời gian hoàn thành vào một mảnh giấy để tính điểm xếp hạng trao giải.

Chiều tối, chúng tôi thi phần thi đồng đội. Cả sáu đội sẽ cùng trải qua ba phần thi: Làm tên lửa bật trên cốc; Làm cánh tay gắp đồ; Làm kem siêu tốc. Phần thi khó nhất trong thi đồng đội là làm cánh tay gắp đồ. Nhiệm vụ khó khăn này, các anh chị phụ trách đội sẽ đảm nhiệm. Các trại viên trong đội 6 chúng tôi cùng làm tên lửa bật trên cốc và kem siêu tốc. Tên lửa làm rất nhanh nhé vì nó dễ. Đến lúc lắc kem, chúng tôi ai cũng vui và thích. Minh Anh, Giang, Thảo, và tôi là lắc mạnh nhất. Nước lênh láng khắp nơi. Tôi tí nữa thì trượt chân. Khi kem của chúng tôi gần xong thì các anh chị phụ trách cũng hoàn thành xong phần thi gắp đồ. Không có đội nào làm được cánh tay gắp đồ như đôi tôi, thật là tuyệt. Chúng tôi nhảy lên vui mừng vì chiến thắng. Ai trong đội cũng cười rất tươi dù quần áo ướt nhẹp.

Vậy là ngày hội STEM cũng trôi qua. Đến lúc trao giải, thật là hồi hộp. “Bạn Khoa đội 6, Quốc gia paper and Pencil giành giải Nhất”, “Đội có số điểm cao nhất trong ngày hội STEM là đội Quốc gia Paper and Pencil”, tiếng cô Cò Trắng cao vút đọc rõ từng chữ một. Cả đội tôi reo hò nhảy múa, tôi cảm thấy cực vui sướng, Chúng tôi đã giành giải Nhất rồi …

ecocamp 2019 - 1 - truy tim quan quan stem (13)

Đội của chúng tôi đã dành chiến thắng

Đêm đó, chúng tôi vui quá cứ rì rầm nói chuyện. “Chẳng có trại hè nào vui như trại hè Ecocamp cậu nhỉ?” – Thảo nói với tôi. “Ừ, khi nào tớ 15 tuổi tớ cũng sẽ là một chị phụ trách của Ecocamp, Thảo ạ”. Tôi chỉ mong mình lớn thật nhanh để trở thành một chị phụ trách, một thuỷ thủ trong đoàn thuỷ thủ của Ecocamp các bạn ạ.

Nguyễn Vân Giang (Lớp 6I, trường THCS Trưng Vương, Hà Nội – Thuỷ thủ của trại hè Ecocamp 2019)

The post Những thuỷ thủ nhí tuyệt vời trong ngày hội STEM appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Buổi đọc sách Khoa học “DK findout – Núi lửa” (Maria Gill, Robert Dinwiddie cố vấn, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2019) http://docsachcungcon.com/buoi-doc-sach-khoa-hoc-dk-findout-nui-lua-maria-gill-robert-dinwiddie-co-van-nha-nam-nxb-hoi-nha-van-2019/ Sun, 15 Sep 2019 16:29:57 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=19779 Núi lửa là gì? Núi lửa sẽ khiến bạn cảm thấy sợ hãi, run bần bật, rất nguy hiểm… dù mới chỉ thấy hình ảnh qua tivi hoặc sách báo, internet. “Nham thạch – Magma” hay “Dung nham – Lava” đều là những từ ngữ quen thuộc khi nhắc đến núi lửa nhưng chúng lại ...

The post Buổi đọc sách Khoa học “DK findout – Núi lửa” (Maria Gill, Robert Dinwiddie cố vấn, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
doc sach khoa hoc nui lua (12)

Núi lửa là gì? Núi lửa sẽ khiến bạn cảm thấy sợ hãi, run bần bật, rất nguy hiểm… dù mới chỉ thấy hình ảnh qua tivi hoặc sách báo, internet. “Nham thạch – Magma” hay “Dung nham – Lava” đều là những từ ngữ quen thuộc khi nhắc đến núi lửa nhưng chúng lại có bản chất khác nhau. Núi lửa là môt lỗ hổng trên bề mặt Trái đất, nơi đá nóng chảy – nham thạch (magma) trào ra ngoài. Khi chúng chảy ra khỏi đỉnh núi lửa thì nham thạch được gọi là dung nham (lava). Một đặc điểm rất dễ nhận ra đấy chính là ở đâu có núi lửa, ở đó sẽ xuất hiện nhiều tro bụi, khí ga và nhiệt độ thì cao khủng khiếp.

doc sach khoa hoc nui lua (1)

doc sach khoa hoc nui lua (3)

Nhiều bạn đã biết cách phân biệt “nham thạch” và “dung nham”

Hàng năm, các nhà khoa học đã thông kê được trên thế giới có khoảng 60 ngọn núi lửa phun trào. Chúng được xếp loại “núi lửa hoạt động”, nguy hiểm không kém chính là loại “núi lửa đang ngủ” vì có thể vào một ngày không đẹp trời, thảm họa sẽ xuất hiện nếu nham thạch phun lên. Và chắc chắn một điều nếu núi lửa không có nham thạch thì chúng sẽ không bao giờ phun trào, sẽ không gây nguy hiểm cho nhân loại. Đó là loại “núi lửa đã chết”.

doc sach khoa hoc nui lua (5)

doc sach khoa hoc nui lua (4)

doc sach khoa hoc nui lua (6)

Một nhà khoa học nếu đi vào vùng núi lửa để nghiên cứu thì sẽ cần trang bị thật kỹ càng

Dựa vào hình dáng, đặc điểm hình thành mà các nhà khoa học chia thành bốn loại núi lửa: núi lửa nón xỉ, núi lửa dạng tầng, núi lửa hõm chảo, núi lửa hình khiên. Sự tàn phá của thảm họa này thật khủng khiếp. Núi lửa St.Helens thuộc dãy Cascade vùng Tây Bắc Hoa Kỳ đã giảm độ cao từ 2.950m xuống còn 2.549m vào ngày 18/05/1980 chỉ một ngày sau khi nham thạch phun trào. Vụ nổ khủng khiếp gây ra tiếng vang vô cùng lớn, có thể nghe được từ cách đó 320km. Hơn 10 triệu cây cối bị san phẳng, 57 người thiệt mạng và hàng ngàn sinh vật đã không còn tồn tại. Vì thế những người dân sống quanh các khu vực núi lửa luôn phải nắm vững các dấu hiệu nhận biết, dụng cụ sinh tồn sẵn sàng trong mọi hoàn cảnh đề phòng thảm họa xảy ra.

Sự phun trào của nham thạch không chỉ tạo thành những lỗ hổng trên miệng núi lửa mà còn tạo ra các hiện tượng thiên nhiên kỳ thú như: bể bùn, mạch phun nước và lỗ phun khí. Tất cả những hiện tượng này đều rất… nặng mùi.

Nếu không có núi lửa thì sao gì? Thì sẽ không có những kỳ quan thiên nhiên, không có quần đảo Hawaii nổi tiếng hình thành sau một vụ phun trào, tro bụi núi lửa rất giàu khoáng và có lợi cho cây trồng. Nghe có vẻ khó tin nhưng sự thật là sắt nóng chảy từ núi lửa đã được sử dụng để tạo nên siêu nam châm, một phần không thể thiếu trong các sản phẩm công nghệ cao, ví dụ như chiếc điện thoại thông minh mà bạn đang cầm trên tay. Vậy là núi lửa cũng không hoàn toàn gây hại nếu con người biết cách tránh xa.

doc sach khoa hoc nui lua (7)

doc sach khoa hoc nui lua (8)

doc sach khoa hoc nui lua (9)

doc sach khoa hoc nui lua (10)

Bạn có thể tự tạo một núi lửa ở nhà đấy!

Núi lửa có thể đang ngủ, đang phun trào hoặc phun trào nhiều lần đến mức che khuất Mặt trời và hạ nhiệt Trái đất, đó là một trong bốn yếu tố xếp hạng chúng vào nhóm “siêu núi lửa”.

Không chỉ trên hành tinh của chúng ta mà cả ở ngoài không gian cũng có núi lửa: sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương. Hầu hết những thông tin con người có được đều từ tàu thăm dò vũ trụ.

Vậy quốc gia nào có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất? Có thể nhiều câu trả lời sẽ là Nhật Bản nhưng đáp án chính là Indonesia. Còn vô vàn những sự thật kinh hoàng và bớt kinh hoàng về núi lửa đang chờ các độc giả nhỉ khám phá trong cuốn sách này đấy nhé!

Bài viết: Cò Trắng, ảnh: Lê Mai

The post Buổi đọc sách Khoa học “DK findout – Núi lửa” (Maria Gill, Robert Dinwiddie cố vấn, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Buổi đọc sách Khoa học “Cách mọi vật vận hành” (T.J. Resler, Nhã Nam & NXB Thế giới, 2019) http://docsachcungcon.com/buoi-doc-sach-khoa-hoc-cach-moi-vat-van-hanh-t-j-resler-nha-nam-nxb-gioi-2019/ Sun, 25 Aug 2019 15:39:20 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=19718 Cuốn sách này hết sức nguy hiểm, bởi vì “nó có thể khiến bạn nghĩ mình có khả năng làm được những điều không thể”. Sự phát triển của công nghệ biến những điều không thể thành có thể. Chỉ với một chiếc điện thoại, bạn có thể gửi thư điện tử, nói chuyện với ...

The post Buổi đọc sách Khoa học “Cách mọi vật vận hành” (T.J. Resler, Nhã Nam & NXB Thế giới, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
doc sach cach moi vat van hanh (1)

Cuốn sách này hết sức nguy hiểm, bởi vì “nó có thể khiến bạn nghĩ mình có khả năng làm được những điều không thể”.

Sự phát triển của công nghệ biến những điều không thể thành có thể. Chỉ với một chiếc điện thoại, bạn có thể gửi thư điện tử, nói chuyện với bạn ở tận bên kia bán cầu hay gọi món pizza ưa thích… Điều gì đã xảy ra vậy? Đó chính là nhờ các ứng dụng trên chiếc điện thoại thông minh – smartphone. Đã xa rồi thời điện thoại “cục gạch”, chỉ với những lần chạm tay là bạn có thể “điều khiển” chiếc điện thoại theo ý muốn. Có thể dùng ngón, đinh sắt hay bình nước (tùy loại) để sử dụng điện thoại không? Có đấy, cuốn sách này sẽ bật mí cho bạn biết tại sao.

doc sach cach moi vat van hanh (2)

doc sach cach moi vat van hanh (4)

Nào mình cùng nhau làm thí nghiệm nhé!

Nếu ai đã từng mê mẩn chú mèo máy Doraemon hoặc cậu bé phù thủy Harry Potter thì chắc hẳn sẽ ao ước sở hữu chiếc áo tàng hình. Các nhà khoa học hiện nay đã có thể làm được điều đó. Thực ra không có gì biến mất cả, chỉ là vật thể bị biến mất khỏi tầm nhìn của chúng ta, là ảo giác quang học. Các nhà nghiên cứu ở Đại học Rochester (New York, Mỹ) đã tìm ra cách đơn giản để tạo ra ảo giác này bằng cách sử dụng một thấu kính. Hứa hẹn rằng trong tương lai sẽ có nhiều điều kỳ diệu hơn nữa xuất hiện.

Hàng ngày có một nơi bạn thường xuyên ra vào mấy lần, đó chính là điều bạn đang nghĩ tới đấy: nhà vệ sinh. Chiếc bồn cầu hiện đại thật là một vật hữu dụng. Xa xưa, thiết kế của bồn cầu tốn khá nhiều nước: 13-26 lít cho một lần xả. Đến nay, con số đã giảm xuống 4,8 lít. Ngoài ra, người ta còn gọi nó là ngai vàng vì một vài loại có thể chơi nhạc, làm ấm mông hay thậm chí rửa sạch cho bạn. Nếu cần một cái tên khác, hay hỏi những thợ sửa ống nước ở công ty Roto – Rooter, họ đã liệt kê 101 cái tên dành cho bồn cầu trên trang web.

doc sach cach moi vat van hanh (3)

doc sach cach moi vat van hanh (5)

Điện thoại thông minh thật là… thông minh

Tăm dùng để làm gì nhỉ, ai cùng biết rồi mà nên chúng ta không cần phải trả lời một câu hỏi “khó” như thế. Nhưng chỉ cần thêm trí tưởng tượng và lọ keo là có thể biến chúng thành một thứ kỳ diệu như ngôi nhà hay thậm chí là cả lâu đài. Nhiều người thắc mắc vì sao keo không bị kẹt trong lọ đựng. Bởi vì nó không thể dính cho đến khi tiếp xúc với không khí. Bên trong lọ có hóa chất giúp nó ở dạng lỏng, khi bóp keo ra thì nước bắt đầu bay hơi vào không khí và keo bắt đầu khô lại. Và thế là những mảnh vỡ được hàn gắn. Thời cổ đại, con người đã biết đun sôi đường hoặc dùng nhựa của cây thông để làm chất kết dính.

Nếu không thể đứng kè kè bên bếp ga, bên bình đun nước thì bạn vẫn có cách để uống trà nóng bằng bình giữ nhiệt. Một thiết kế đơn giản, thông minh để giữ nhiệt bên trong hoặc ngăn nhiệt bên ngoài chui vào. Đó là một vật có hai lớp, và ở giữa hai lớp là môi trường chân không. Chân không là môi trường không chứa gì cả, không hề có vật chất. Vì đặc tính này mà nhiệt không thể bị truyền qua.

Các nhạc cụ có hình dáng và kích thước khác nhau nhưng đều có một nguyên lý để phát ra âm thanh: mộ bộ phận nào đó rung lên, lắc qua lắc lại rất nhanh. Thiết kế chính là mấu chốt khiến cho các nhạc cụ có âm thanh khác nhau. Ngay cả chiếc đàn guitar cũng nghe sẽ khác nhau phụ thuộc vào chất liệu gỗ, loại dây. Những nhạc cụ cổ xưa nhất mà loài người từng biết đến là cây sáo làm từ xương chim và ngà voi ma mút, chúng khoảng 42.000 đến 43.000 năm tuổi…

doc sach cach moi vat van hanh (6)

doc sach cach moi vat van hanh (7)

doc sach cach moi vat van hanh (8)

doc sach cach moi vat van hanh (8)

doc sach cach moi vat van hanh (9)

doc sach cach moi vat van hanh (10)

Bình tĩnh nhẹ nhàng vượt qua thử thách

Nào, giờ thì bạn đã thấy cuốn sách này nguy hiểm chưa? Hãy cầm ngay lên và khám phá những bí mật của khoa học nhé!

Cò Trắng (viết cho CLB Đọc sách cùng con)

The post Buổi đọc sách Khoa học “Cách mọi vật vận hành” (T.J. Resler, Nhã Nam & NXB Thế giới, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
EcoCamp 2019 đợt 3 – Ngày hội STEMNEM http://docsachcungcon.com/ecocamp-2019-dot-3-ngay-hoi-stemnem/ Fri, 12 Jul 2019 13:21:42 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=19315 Ngày hội STEMNEM bắt đầu từ buổi sớm trên bờ biển dài của đoàn 295 nơi các thủy thủ EcoCamp đóng quân! Món quà đến đầy bất ngờ từ cô Cò Trắng, anh Anh Dũng và anh Minh Hoàn khiến bạn nào bạn đó từ miệng chữ O đến hò reo liên tục không ngớt, ...

The post EcoCamp 2019 đợt 3 – Ngày hội STEMNEM appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Ngày hội STEMNEM bắt đầu từ buổi sớm trên bờ biển dài của đoàn 295 nơi các thủy thủ EcoCamp đóng quân! Món quà đến đầy bất ngờ từ cô Cò Trắng, anh Anh Dũng và anh Minh Hoàn khiến bạn nào bạn đó từ miệng chữ O đến hò reo liên tục không ngớt, nối ngay sau là những tràng pháo tay nhiệt liệt!

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (1)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (2)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (3)

Món quà khiến tất cả các thành viên của EcoCamp đều phải ngước nhìn

Khoa học không ở đâu xa vời, khoa học ở ngay trong cuộc sống hàng ngày, cách mọi vật vận hành quanh bạn! Những cuốn sách thú vị sẽ bật mí cho bạn rất nhiều điều đáng kinh ngạc, những thứ khiến chúng ta tưởng như không thể tin nổi lại đang diễn ra một cách rất logic, khoa học và vô cùng giản dị: HOW THINGS WORK – CÁCH MỌI VẬT VẬN HÀNH (T.J.Resler, Nhã Nam & NXB Thế giới, 2019); “Vì sao cá không bị ngộp nước” (Claire Goble, Anna Claybourne, NXB Kim Đồng, 2018); “Hóa học một vụ nổ ầm vang” (Nick Arnold, NXB Trẻ, 2016). Chắc chắn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi đọc những cuốn sách “khổng lồ” này!

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (4)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (11)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (5)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (6)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (8)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (7)

Khoa học có bao điều kỳ thú

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (9)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (10)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (13)

Vẩy rau cũng cần tuân theo các nguyên lý khoa học

Các thủy thủ EcoCamp đã có một hành trình khám phá và trải nghiệm vô cùng thú vị với những thử thách của ngày hội STEMNEM do xưởng Phát kiến kinh hoàng đăng cai và tổ chức! Còn nhiều bí mật khác đang chờ các bạn tìm ra, hãy cùng đọc sách, quan sát và lí giải những điều khiến bạn tò mò, băn khoăn để chia sẻ cùng Xưởng Phát kiến kinh hoàng các bạn nhé!

Xin chúc mừng danh hiệu Quán quân STEM dành cho người có thời gian thực hiện các thử thách ngắn nhất dành cho bạn Hải Đăng – thành viên của đội PAK. Đây cũng là đội đạt danh hiệu cao nhất trong phần thi đồng đội trong khuôn khổ ngày hội STEMNEM.

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (14)

Những giám sát viên nghiêm túc

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (15)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (16)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (17)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (18)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (19)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (20)

Các thủy thủ nín thở thực hiện thử thách

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (21)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (22)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (23)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (24)

Gay cấn đến phút cuối

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (25)

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (26)

Chúc mừng quán quân Hải Đăng và hai á quân Ngân Giang, Khánh Uyên

ecocamp 2019 dot 3 - ngay hoi stemnem (27)

PAK là đội đã dành chiến thắng với tổng thời gian hoàn thành ngắn nhất

Nhân đây, ban tổ chức xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các cô chú NXB Trẻ, NXB Kim Đồng, Công ty CP Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam đã gửi tặng CLB Đọc sách cùng con và trại hè thiếu nhi EcoCamp những cuốn sách khoa học nói riêng và những đầu sách mới nói chung để những thông tin luôn được cập nhật một cách dễ thương và hấp dẫn tới các độc giả nhí. Bắt đầu một hoạt động cùng một cuốn sách hay góc đọc êm ấm – nơi các bạn lựa chọn rất nhiều để khám phá thế giới muôn màu chỉ cần thông qua những trang sách mà các cô chú lựa chọn. :*

EcoTVNews

EcoCamp là trại hè kỹ năng, hướng nghiệp thường niên do CLB Đọc sách cùng con từ năm 2013 đến nay. Đối tượng là học sinh Việt Nam và Việt Kiều từ 6 – 15 tuổi.

Năm nay, EcoCamp có 3 đợt”

– Đợt 1: 01/06/2019 – 12/06/2019

– Đợt 2: 20/06/2019 – 01/07/2019

– Đợt 3: 08/07/2019 – 19/07/2019

diễn ra tại Đồ Sơn, Hải Phòng với chủ đề “Ngày mai bắt đầu từ hôm nay”.

The post EcoCamp 2019 đợt 3 – Ngày hội STEMNEM appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>