Định hướng nghề nghiệp – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con http://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Thu, 05 Aug 2021 17:52:01 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 TRẢI NGHIỆM ĐỂ TRƯỞNG THÀNH CÙNG “THƯƠNG VỤ NƯỚC CHANH” http://docsachcungcon.com/trai-nghiem-de-truong-thanh-cung-thuong-vu-nuoc-chanh/ Thu, 05 Aug 2021 11:33:23 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22427 Bộ ba cuốn sách “Thương vụ nước chanh” cùng “Phiên tòa khối bốn” và “Chiếc chuông mất tích” (Jaccquenline Davies, ETS và NXB Dân Trí, 2021) sẽ cho bạn một góc nhìn khác về những đứa trẻ đang ở “tuổi ăn, tuổi lớn”. Qua từng tập truyện, Evan và Jessie cũng dần trưởng thành từ ...

The post TRẢI NGHIỆM ĐỂ TRƯỞNG THÀNH CÙNG “THƯƠNG VỤ NƯỚC CHANH” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Bộ ba cuốn sách “Thương vụ nước chanh” cùng “Phiên tòa khối bốn” và “Chiếc chuông mất tích” (Jaccquenline Davies, ETS và NXB Dân Trí, 2021) sẽ cho bạn một góc nhìn khác về những đứa trẻ đang ở “tuổi ăn, tuổi lớn”. Qua từng tập truyện, Evan và Jessie cũng dần trưởng thành từ việc nhận thức trách nhiệm của bản thân tới việc có trách nhiệm với mọi người xung quanh.

Ông anh Evan Treski láu cá và có tài ăn nói sẽ đối đầu với cô em Jessica Treski được nhảy cóc hai lớp để học cùng lớp với anh trai mình nhưng cô bé lại chẳng hiểu rõ tâm lý người khác chút nào. Hai anh em họ sẽ mang tới những bất lợi gì cho nhau trong phi vụ kinh doanh nước chanh – một hoạt động trứ danh dành cho học sinh Mỹ vào mỗi dịp hè? Bối cảnh câu chuyện “Thương vụ nước chanh” đặt ra, hai anh em không chỉ dùng mọi chiêu trò để làm sao mình bán được nhiều nước chanh hơn người kia, mà từ đó chúng còn học được rất nhiều về truyền thông và tiếp thị. Làm sao để nước chanh của mình làm ra không chỉ được mọi người mua để giải tỏa cơn khát mùa hè mà còn khiến cho họ thấy được điều kì diệu mà một ly nước chanh có thể mang lại. Trong kinh doanh, có thể bạn sẽ gặp phải các khái niệm như liên doanh, hợp tác hay thương lượng, cạnh tranh; đôi khi phải hạ giá sản phẩm và chịu tổn thất; thậm chí còn bị chơi xấu và phải xử lí khủng hoảng… tất cả những khái niệm có vẻ như “khó nhằn” và rất người lớn đó sẽ được lí giải bằng những cách không thể đơn giản và đáng yêu hơn trong cuốn sách đầu tiên của series “Thương vụ nước chanh” đến từ Jacquenline Davies.

Với khoản lợi nhuận từ thương vụ nước chanh, Jessica cùng cô bạn Megan đã có thể đóng góp cho Liên đoàn Cứu trợ động vật cũng như để dành tiền vào quỹ mua ipod của Evan. Tuy nhiên, mọi chuyện không dừng lại ở đó, mà không, chính xác hơn là nó không dừng lại ở cuốn sách này. Mời bạn đến với “Phiên tòa khối bốn” để cùng hai anh em xử trí kẻ trộm tiền từ thương vụ nước chanh mà kẻ bị tình nghi số một là Scott, người đã cùng Evan trải qua cái nóng đổ lửa để kéo xe bán từng ly nước chanh? Không thể tin nổi, nhưng một phiên tòa với đầy đủ các thành phần để giải quyết vụ án và đưa ra phán quyết đã được thành lập với tất cả học sinh khối bốn. Liệu kẻ trộm có được khám phá, lí do phía sau của việc lấy trộm tiền này là gì? Tội phạm và tình bạn sẽ được Evan, Jessica giải quyết như thế nào? Thật may mắn, vì những điều đúng – sai đã dừng lại ở câu chuyện của những đứa trẻ lớp 4. Vì từ chính câu chuyện này, bọn trẻ đã có cho mình những bài học để trưởng thành. Để chúng nhận ra khi mình làm sai – mình biết nhận lỗi, khi mình lỡ nói dối – mình sẽ tự cảm thấy xấu hổ, khi mình ganh tị – mình có thể phá vỡ một điều gì đó tuyệt vời như việc có thể mất đi một người bạn… Bọn trẻ hẳn đã lớn hơn trong câu chuyện này!

Đừng vội bỏ qua “Chiếc chuông mất tích” bởi bạn sẽ thất vọng lắm khi một điều đã trở thành truyền thống đột nhiên biến mất một cách vô lí phải không? Chiếc chuông cần phải vang lên ở trên đỉnh đồi vào thời khắc giao thừa, thế nhưng chẳng ai biết lí do nó đã biến mất. Hai anh em lại một lần nữa hóa thân thành thám tử để điều tra “vụ án” để trả lại chiếc chuông trước khi năm mới sang. Những tấm bản đồ, những chiếc lều, ống nhòm… bạn đã từng thử làm những thứ đó hay chưa! Hãy sắn tay áo lên cùng hai anh em nhà Treski làm đi thôi.

Jacqueline Davies không chỉ mang tới cho độc giả nhí những giây phút hồi hộp, gay cấn cũng không kém phần hài hước trong màn so tài của hai anh em nhân vật chính mà còn cho chúng ta nhận ra sức mạnh to lớn của tình người. Nhưng điều đáng quí, đáng trân trọng nhất chính là sự chân thành trong bất kì một mối quan hệ nào trong xã hội. Với sự chân thành bạn có thể chiến thắng và có được hạnh phúc từ những điều giản dị nhất! Series thương vụ nước chanh còn là một cẩm nang nghề nghiệp thú vị để các bạn trẻ có thêm hiểu biết về những ngành nghề tương lai, để bạn khám phá xem mình có mong muốn được trải nghiệm ở lĩnh vực nghề nghiệp nào! Bởi vậy, đừng bỏ qua bộ truyện đáng yêu này các bạn nhé!

Dương My (Viết cho CLB Đọc sách cùng con)

Thông tin thêm về sách:
Tên sách: Thương vụ nước chanh, Phiên tòa khối bốn, Chiếc chuông mất tích
Tác giả: Jacquenline Davies ETS và nhà xuất bản Dân trí
Giá bìa: 109.000vnđ/cuốn
Sách dành cho các bạn trẻ từ 8 tuổi trở lên và những ai muốn trở thành nhà kinh doanh giỏi, một thám tử tài ba hay làm nghề tranh biện để tìm ra điều đúng!!!

The post TRẢI NGHIỆM ĐỂ TRƯỞNG THÀNH CÙNG “THƯƠNG VỤ NƯỚC CHANH” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Ước mơ http://docsachcungcon.com/uoc-mo/ Tue, 10 Dec 2019 03:51:05 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20093 Cháu chàu cô Thuỵ Anh Cháu có ước mơ là trở thành một người thợ làm bánh giỏi. Khi biết điều này, các bạn cứ cười và thậm chí trêu cháu, khiến cháu rất khó chịu và cũng có khi bị lung lay. Cháu không muốn ước mơ ấy của mình bị thay đổi. Vậy ...

The post Ước mơ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Cháu chàu cô Thuỵ Anh

Cháu có ước mơ là trở thành một người thợ làm bánh giỏi. Khi biết điều này, các bạn cứ cười và thậm chí trêu cháu, khiến cháu rất khó chịu và cũng có khi bị lung lay. Cháu không muốn ước mơ ấy của mình bị thay đổi. Vậy cháu cần làm gì, học gì để thực hiện được ước mơ của mình?

Cháu mong nhận được chia sẻ của cô ạ. Cháu cảm ơn cô.

Bùi Mỹ Hường (lớp 7E, THCS Thị trấn Yên Viên – Gia Lâm – Hà Nội)

anh uoc mo (1)

Làm bánh giỏi cũng là một tài năng

Trả lời:

Hường thân mến,

Đọc thư em, cô nhớ lại những ước mơ thời thơ ấu của mình và không khỏi mỉm cười. Cô nhớ, ở mỗi chặng đường của cuộc đời, cô có những ước mơ nho nhỏ khác nhau. Có những ước mơ gần như ngay lập tức thực hiện được! Có những ước mơ… mơ rồi lại quên bẵng đi. Nhưng cũng có ước mơ ban đầu chỉ rất mơ hồ, mãi đến khi lớn lên mới thành hình rõ nét và đã trở thành hiện thực về sau…

Cô rất thích câu hỏi của em vì cô đọc được sự chín chắn, quả quyết trong đó. Em còn hỏi “phải học gì, làm gì” để thực hiện ước mơ của mình – chứng tỏ em là con người nghiêm túc và quyết tâm

Theo cô nghĩ, thường tồn tại hai loại ước mơ. Khi ta mong muốn làm một việc gì đó trong tương lai, vẽ ra bao nhiêu tưởng tượng về điều đó nhưng lại… không có bất kỳ kế hoạch hành động nào hết! Ước mơ như vậy cũng rất cần. Nó khiến chúng ta phát triển trí tưởng tượng, sống bay bổng và lãng mạn hơn. Nhưng nó cũng nhanh chóng tan đi như bong bóng xà phòng mà ta chẳng mấy tiếc nuối. Loại ước mơ thứ hai cho ta cả trí tưởng tượng và cả một năng lượng kỳ lạ. Khi nghĩ đến nó, ta thấy hưng phấn, muốn ngay lập tức làm việc, học tập, tìm tòi… Mọi hành động của ta đều như hướng về một cái đích ấy. Ban đầu, ta thấy mình nhanh nhẹn hơn, chịu khó hơn, để ý hơn đến mọi sự liên quan đến ước mơ của mình. Dần dần, chính sự năng động ấy tạo cho ta sự tự tin, từng bước đạt được những tiến bộ nhất định và các mục tiêu ngày càng hiện ra cụ thể hơn trong suy nghĩ. Người ta nói, trí tưởng tượng dẫn dắt hành động và “vật chất hoá” ước mơ. Không một ai thành công mà không bắt đầu từ một ý tưởng, một mong muốn, một hình dung về tương lai! Và con người nhờ có ước mơ mà tạo nên được kỳ tích, làm ra “phép lạ”, thực hiện được những điều phi thường… Chẳng hạn, những phát minh khoa học của nhân loại… Hoặc, sự chịu đựng đáng kinh ngạc của con người khi gặp khó khăn, bị gây áp lực từ bên ngoài, nhưng vẫn bền bỉ theo đuổi dự định của mình. Đó là loại ước mơ “đường dài” – rất nhiều khi, nó táo bạo, kỳ lạ, không giới hạn, nhưng lại xây được những bậc thang hành động khiến con người từng bước trưởng thành.

Cô còn nhớ, hồi nhỏ, cô tình cờ có trong tay một cuốn sách có hình ảnh trại hè quốc tế thiếu nhi Artek ở Crưm (Liên Xô bấy giờ). Cô đọc đi đọc lại, ngắm hình ảnh, và mơ mộng. Cô tưởng tượng mình mặc những bộ quần áo như các bạn trong ảnh, đi lại, nói năng, chạy nhảy… Thế mà rồi, một ngày, cô đã có mặt ở trại hè đó, đã thực hiện mọi hoạt động y như mình đã hình dung! Năm ấy, cô 14 tuổi. Trở về từ trại hè, cô có ngay cho mình một ước mơ mới cùng “kế hoạch hành động” rõ nét hơn rất nhiều: phải học giỏi tiếng Nga để sang Nga du học! Thời đó không có nhiều nguồn thông tin, không có Internet, cô cũng không có cả băng đĩa để luyện nghe. Nhưng cô đã trở nên tích cực, khác hẳn đứa trẻ rụt rè, hay xấu hổ ngày trước. Cô đến phân viện tiếng Nga mang tên Pushkin ở Hà Nội xin được vào thư viện mượn sách. Cô đã nhờ người mua sách ở Nga gửi về. Cô gắng vượt qua nỗi ngại ngùng để trò chuyện, tiếp cận với chuyên gia Nga. Cô làm mọi bài tập thầy giao theo mức 200% – nghĩa là tự đặt thêm thử thách cho mình và nhờ thầy chấm điểm, góp ý…

anh uoc mo (2)

Hãy giữ lấy nước mơ của mình (ảnh:internet )

Cô kể câu chuyện của mình chỉ để minh hoạ cho việc, ước mơ làm ta trở thành con người biết hành động, cho ta sự hứng khởi và hạnh phúc, bỏ qua cả mọi lời đàm tiếu bên ngoài… Với ước mơ trở thành thợ làm bánh giỏi của em cũng thế! Cô tin, trước hết, em sẽ cảm thấy hạnh phúc vì mình có một ước mơ, sẽ tưởng tượng về những sản phẩm mình sáng tạo ra, tưởng tượng cả về những chuỗi cửa hàng bánh mang thương hiệu của mình hay những điều thú vị tương tự như thế. Sau đó, hẳn em sẽ để tâm hơn đến các công thức làm bánh, mọi thông tin liên quan từ các nguồn khác nhau. Rồi, cô đoán, em sẽ đi học làm bánh ở một lớp học nào đó (giờ các lớp học như thế mở ra khắp nơi), hoặc tìm cho mình một “sư phụ” trong số những người quen hoặc qua những người quen, luyện tập, sáng tạo mỗi ngày; làm bánh tặng bạn bè, người thân mỗi dịp sinh nhật, lễ tết… Cô tin, bạn bè em thấy em hành động, được ăn bánh ngon, sẽ chẳng có lý do gì mà chế giễu em nữa cả!

Tuy nhiên, như cô đã nói, ước mơ cũng có những bậc thang. Những gì em đang mong muốn bây giờ chưa chắc và không nên nghĩ là cái đích cuối cùng của cuộc đời. Ta sẽ không tự giới hạn mình. Cô nghĩ, biết đâu, trong lúc học làm bánh, sáng tạo các món bánh khác nhau, em tìm ra những ước mơ khác táo bạo và bay bổng hơn. Biết đâu em sẽ thích môn Hoá và chuyên ngành “Hoá thực phẩm”! Biết đâu em sẽ thích.. kiến trúc khi trang trí sắp đặt cho tác phẩm bánh của mình! Biết đâu… Và có thể….

Tương lai còn rộng dài phía trước. Vì thế, khi đã có ước mơ cụ thể bây giờ, em hãy mạnh dạn đón nhận nó, tưởng tượng và hành động. Có thể sau này em sẽ trở thành một nghệ nhân làm bánh, nhưng cũng có thể em sẽ làm một nghề khác, nhưng cô tin, mơ ước hôm nay sẽ là những bước đầu tiên quan trọng để em hướng tới tương lai. Ai có mơ ước, người đó có niềm vui và động lực hành động! Ai có mơ ước và bắt đầu hành động, người đó có những mục tiêu rõ ràng để dần xác định được mục đích lớn của đời mình. Ước mơ thật cần thiết và quý giá!!!

Chúc em luôn được hạnh phúc với ước mơ của mình! Hãy hành động! Và một vài năm nữa, nhớ viết thư cho cô, chia sẻ những điều mới mẻ em có được trong quá trình thực hiện ước mơ, Hường nhé!

Thân mến,

Cô Thuỵ Anh.

The post Ước mơ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tại sao cứ phải đi du học? http://docsachcungcon.com/tai-sao-cu-phai-di-du-hoc/ Tue, 10 Dec 2019 03:40:21 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20089 Cháu chào cô Thuỵ Anh. Cháu biết chuyên mục Tư vấn tuổi hồng đã lâu và đã đọc nhiều bài tư vấn của cô, qua đó cháu rút ra cho mình được nhiều điều, trong đó đặc biệt phải kể đến là cháu đã vượt qua được cuộc “chiến tranh lạnh” với bố mẹ khi ...

The post Tại sao cứ phải đi du học? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Cháu chào cô Thuỵ Anh. Cháu biết chuyên mục Tư vấn tuổi hồng đã lâu và đã đọc nhiều bài tư vấn của cô, qua đó cháu rút ra cho mình được nhiều điều, trong đó đặc biệt phải kể đến là cháu đã vượt qua được cuộc “chiến tranh lạnh” với bố mẹ khi định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho cháu. Giờ thì cháu đã quyết định sẽ đi du học sau khi học hết THPT. Tuy nhiên, thật tình cháu vẫn không thật sự thoải mái, nhất là khi bố mẹ cứ một mực bắt cháu đi du học. Cháu thấy nhiều bạn học ở Việt Nam cũng rất thành đạt cơ mà. Dù đã quyết định, nhưng thật sự trong cháu vẫn đang tồn tại một câu hỏi lớn: Tại sao cứ phải đi du học?

Cháu rất mong cô giải đáp câu hỏi trên ạ.

Cháu cảm ơn cô ạ.

Nguyễn Phương Anh (Lớp 11V – THPT Vinschool – Time City – Minh Khai – Hà Nội)

—————————————–

Phương Anh thân mến,

Không nhiều bạn trẻ đặt ra câu hỏi như cháu, vì dường như lâu nay, người ta nghiễm nhiên mặc định, ngoại thì tốt hơn nội, Tây thì hay hơn Ta, vì thế mà, ai cũng nghĩ, du học luôn là phương án tối ưu cho một người trẻ nếu gia đình có điều kiện. Thậm chí, có những trường hợp bố mẹ vất vả, cố gắng nai lưng làm lụng kiếm tiền để con thực hiện ước mơ bay nhảy của mình! Cô còn biết, có những người mẹ còn bay qua bay lại liên tục để hỗ trợ con trong sinh hoạt hàng ngày bởi đứa con chưa từng phải tự xoay sở, cơm nước bao giờ!

Bố mẹ sẵn sàng hy sinh và chấp nhận mọi giá vì con. Vì sao? Vì sao con họ không lựa chọn ở lại mà lại ra đi? Vì sao bố mẹ họ lại chăm chăm muốn rời xa con? Thế nào là phương án tối ưu cho đứa con còn chưa hoàn toàn tự lập?… Có thật nhiều câu hỏi rối bời khi bàn đến việc này. Cô nghĩ, các bậc cha mẹ cũng đã phải suy nghĩ nhiều lắm trước khi ra quyết định…

Phương Anh à,

Cô thử cùng em liệt kê một số cái được và không được của việc đi du học để mình dựa vào đó mà cân nhắc nhé!

Được:

  • Bay nhảy, có vẻ tự do, tự lập, sẽ trưởng thành hơn;
  • Được hưởng nền giáo dục hiện đại, tiến bộ;
  • Mở rộng tầm mắt, có thêm nhiều cơ hội giao lưu, học tập;
  • Ngành nghề nào em theo đuổi cũng có thể có cơ hội học sâu hơn và trau dồi kỹ năng tốt;
  • Có cơ hội tiếp cận thông tin mở và các nguồn tư liệu dồi dào trong các bảo tàng, thư viện, triển lãm, các cơ quan lưu trữ dữ liệu;
  • Bằng tốt nghiệp đại học bên Tây thường “có giá” hơn so với bằng Việt! Nếu về nước làm việc, tấm bằng ấy chắc chắn sẽ giúp em vượt qua nhiều đối thủ!

Thử thách:

  • Xa gia đình, cảm giác cô đơn;
  • Đôi khi có những người bị shock văn hoá, dễ bị thất vọng, chán nản, khó hoà nhập, thậm chí có người rơi vào trạng thái trầm cảm, không học được, phải về nước;
  • Một mình nơi đất khách, phải chủ động trong ứng xử, phải đối mặt với mọi vấn đề, tự mình xử lý mọi tình huống trong cuộc sống và các mối quan hệ xã hội;
  • Tốn một khoản tiền lớn.

Có thể, bố mẹ em cũng đã băn khoăn nhiều trước khi đi đến quyết định cho con rời xa mình, chắn chắn là họ nghĩ và làm theo câu: “ Vì tương lai con em chúng ta!” Vì thế, em hãy xin bố mẹ một buổi trao đổi thẳng thắn những gì khiến em lo lắng. Cô tin, sự cởi mở, lễ phép, cầu tiến sẽ giúp em có được sự lắng nghe của bố mẹ… Cứ cùng bố mẹ thảo luận, phản biện từng mục một – chúng ta sẽ thấy rõ hơn lời đáp.

anh tai sao phai du hoc

Du học có phải con đường duy nhất? (ảnh: internet)

Tuỳ vào nghề nghiệp em chọn, ta sẽ biết, quốc gia nào có đơn vị đào tạo tốt nhất; tình hình “cung-cầu” của ngành nghề ấy ở các nước thế nào; bố mẹ sẽ tốn bao nhiêu tiền cho em trong từng ấy năm học và liệu như thế có quá sức với gia đình mình không; em có thể làm thêm để phụ giúp bố mẹ hoặc có cách nào xin học bổng để đỡ chi phí chăng… Ta cũng nên nghĩ đến “đầu ra” nữa – em tưởng tượng mình muốn làm việc ở đâu? Việt Nam hay nước ngoài?… Có biết bao nhiêu điều cần làm rõ, hỏi-đáp, chia sẻ, nghe phản hồi. Và qua đó, cũng có biết bao hoang mang, rối bời được tháo gỡ. Cô nghĩ, không bao giờ là chỉ có một con đường duy nhất để học tập, vào đời. Chẳng hạn, học đại học trong nước rồi mới đi nước ngoài học thạc sĩ – cũng có thể là một lựa chọn hay!

Em thấy đấy, tất cả chỉ là sự lựa chọn của mình. Nhưng để chọn đúng, em cũng cần có thông tin đa chiều và đầy dủ. Em hãy hỏi thêm ý kiến của các anh chị đi trước, chắc chắn, họ sẽ chia sẻ được nhiều với em! Ngoài ra, thông tin trên mạng cũng có thể tham khảo…

Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, công nghệ, nên những gì em muốn biết không quá khó để tìm được!

Phương Anh thân mến,

Chúc em đưa ra được lựa chọn cho mình một cách bình tĩnh, sáng suốt, có tham khảo ý kiến của mọi người, nhé!

Chúc em thành công!

Cô Thuỵ Anh. (bài đã đăng trên tạp chí Văn học & Tuổi trẻ)

The post Tại sao cứ phải đi du học? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Thông báo về giải thưởng hội nghị bàn tròn ““NGHỀ NGHIỆP & CON NGƯỜI, CHÚNG MÌNH CHỌN NHAU”” http://docsachcungcon.com/thong-bao-ve-giai-thuong-hoi-nghi-ban-tron-nghe-nghiep-con-nguoi-chung-minh-chon-nhau/ Fri, 03 Aug 2018 10:30:57 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=15922 Ban chỉ huy EcoCamp 2018 xin bày tỏ lời cảm ơn tới các đại biểu, khách mời và mong được chia sẻ niềm vui với sự thành công của Hội nghị bàn tròn “Nghề nghiệp & con người, chúng mình chọn nhau” diễn ra tại EcoCamp 2018 đợt 2 trong ngày 6/7/2018 vừa qua. Các ...

The post Thông báo về giải thưởng hội nghị bàn tròn ““NGHỀ NGHIỆP & CON NGƯỜI, CHÚNG MÌNH CHỌN NHAU”” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Ban chỉ huy EcoCamp 2018 xin bày tỏ lời cảm ơn tới các đại biểu, khách mời và mong được chia sẻ niềm vui với sự thành công của Hội nghị bàn tròn “Nghề nghiệp & con người, chúng mình chọn nhau” diễn ra tại EcoCamp 2018 đợt 2 trong ngày 6/7/2018 vừa qua.

anh ket qua hoi nghi ecocamp (2)

Các thành viên của bàn chủ tọa

Hội nghị bàn tròn “Nghề nghiệp & con người, chúng mình chọn nhau” là nơi các bạn trẻ được cùng nhau thảo luận về câu chuyện nghề nghiệp của mình trong tương lai, về nghề nào sẽ hợp với bạn từ những “dấu hiệu” tưởng như bình thường như tính cách, thói quen… hay kỹ năng cũng đều có thể nói lên con người bạn, nghề nghiệp mà bạn có thể phù hợp hoặc bạn cũng hoàn toàn có thể nghĩ nghề nghiệp là câu chuyện của mãi sau này, bây giờ chưa cần quan tâm tới nó… Các thành viên tham gia hội nghị không chỉ được nói lên ý kiến của mình mà còn được đến gần hơn với các câu chuyện “người chọn nghề, hay nghề chọn người” được chia sẻ bởi chính các khách mời của Hội nghị – Họa sĩ Lê Thanh Minh, anh Dương Hoàng Nam – Thợ cắt tóc cũng là một Nghệ sĩ đường phố và Thuyền trưởng EcoCamp – TSGD Nguyễn Thụy Anh.

Những bài tham luận trình bày trực tiếp tại Hội nghị được các thủy thủ EcoCamp đợt 2 chuẩn bị rất cẩn thận, từ những bức tranh biểu đạt ý kiến cá nhân, những bài power point kỳ công đến những bài luận đầy đủ lý lẽ và dẫn chứng. Mỗi bạn đều có những điểm riêng đầy ấn tượng cho phần trình bày của mình.

(để nhìn lại hình ảnh tại Hội nghị bàn tròn xin theo dõi tại đường link này:

https://www.facebook.com/pg/clbdocsachcungcon.ecocamp/photos/?tab=album&album_id=1919729664737080 )

Bạn Dương Hoàng Khánh Uyên tại hội nghị

Chính bởi sự chuẩn bị chu đáo các bạn trẻ đã khiến Ban tổ chức rất khó khăn để đưa ra kết quả. Xin chúc mừng các bạn đã nhận được giải thưởng tại Hội nghị năm nay:

1. Bạn Dương Hoàng Khánh Uyên: Voucher miễn phí đăng ký khóa học Nghĩ & Viết năm học 2018 – 2019 hoặc voucher giảm 50 % phí tham gia trại hè 2019.

2. Bạn Phạm Minh Khuê: Voucher giảm 50% học phí khóa học Nghĩ & Viết hoặc voucher giảm 20% phí tham gia trại hè 2019.

3. Bạn Nguyễn Huy Vũ: Voucher giảm 50% học phí khóa học Nghĩ & Viết hoặc voucher giảm 20% phí tham gia trại hè 2019.

4. Bạn Nguyễn Hà Linh: Voucher giảm 50% học phí khóa học Nghĩ & Viết hoặc voucher giảm 20% phí tham gia trại hè 2019.

5. Bạn Nguyễn Nhật Minh: Voucher giảm 50% học phí khóa học Nghĩ & Viết hoặc voucher giảm 20% phí tham gia trại hè 2019.

Ngoài những bài tham luận trình bày tại Hội nghị, Ban tổ chức cũng rất vui khi nhận được nhiều bài đến từ các trại viên EcoCamp đợt 1. Trong đó bài tham luận bằng truyện tranh của bạn Trương Thị Quỳnh Hương đã để lại nhiều ấn tượng với Ban giám khảo không chỉ bởi cách đặt vấn đề gần gũi mà còn bởi cách trình bày vô cùng độc đáo. Hay bài tham luận được chuẩn bị bằng tiếng Anh của Nguyễn Khánh An và bài tham luận chứa nhiều hình ảnh minh họa của Ngô Nguyễn Thiên An cũng đều thể hiện sự nhiệt tình và quan tâm của các bạn tới chủ đề của Hội nghị.

Ban giám khảo Hội nghị quyết định trao tặng giải thưởng tới ba bài tham luận thú vị này:

1. Bạn Trương Thị Quỳnh Hương: Voucher giảm 70% đăng ký khóa học Nghĩ & Viết năm học 2018 – 2019 hoặc voucher giảm 30 % phí tham gia trại hè 2019.

2. Bạn Nguyễn Khánh An: Voucher giảm 50% học phí khóa học Nghĩ & Viết hoặc voucher giảm 20% phí tham gia trại hè 2019.

3. Bạn Ngô Nguyễn Thiên An: Voucher giảm 50% học phí khóa học Nghĩ & Viết hoặc voucher giảm 20% phí tham gia trại hè 2019.

Bài tham luận do các thủy thủ gửi đến hội nghị

Ban chỉ huy EcoCamp 2018 xin cảm ơn các đại biểu khách mời, các bạn trẻ đã đóng góp tiếng nói, chia sẻ câu chuyện của chính mình, từ góc nhìn của mình để tạo nên một Hội nghị thật sự sôi nổi, hiệu quả và đáng nhớ! Hẹn các thủy thủ EcoCamp 2019 cùng những chủ đề Hội nghị chúng ta quan tâm!

Ban tổ chức EcoCamp 2018 & Hội nghị bàn tròn “Nghề nghiệp & con người, chúng mình chọn nhau” .

The post Thông báo về giải thưởng hội nghị bàn tròn ““NGHỀ NGHIỆP & CON NGƯỜI, CHÚNG MÌNH CHỌN NHAU”” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Phải làm gì khi cảm giác bị mất phương hướng nghề nghiệp? http://docsachcungcon.com/phai-lam-gi-khi-cam-giac-bi-mat-phuong-huong-nghe-nghiep/ Tue, 12 Dec 2017 11:16:28 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=14870 Thưa cô Thuỵ Anh. Cháu đang là học sinh lớp 12. Có lẽ mọi người hay nghĩ là đến thời điểm này, chắc ai cũng đã đưa ra một lựa chọn, một quyết định cho tương lai của mình. Nhưng cháu vẫn đang rất băn khoăn, cảm giác như bị mất phương hướng vậy, không ...

The post Phải làm gì khi cảm giác bị mất phương hướng nghề nghiệp? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Thưa cô Thuỵ Anh. Cháu đang là học sinh lớp 12. Có lẽ mọi người hay nghĩ là đến thời điểm này, chắc ai cũng đã đưa ra một lựa chọn, một quyết định cho tương lai của mình. Nhưng cháu vẫn đang rất băn khoăn, cảm giác như bị mất phương hướng vậy, không biết mục đích của mình là gì. Cháu không biết mình thích gì và có khả năng làm được gì. Cháu từng muốn trở thành một doanh nhân nhưng lại thấy rằng kinh tế đâu có hợp với một đứa ngại thay đổi và khả năng giao tiếp hạn chế như mình. Khi bỏ ý nghĩ đó, cháu tự nhắc bản thân phải quyết tâm trở thành một hoạ sĩ giỏi nhưng cũng đâu có dễ, vì bố mẹ không thích cháu học mĩ thuật, nó không phải một công việc ổn định, còn cháu thì lại không chắc mình có thể sáng tạo và có khả năng ấy. Rồi sau lại tự hỏi, hai trở thành một nhà báo nhưng nhìn lại điểm văn lại luôn ở dạng bình thường của mình liệu có thể cố gắng được không? Thực sự cháu không biết phải làm thế nào để biết ngành học nào sẽ phù hợp với mình nữa. Cháu không biết đích đến của mình nên cũng không có được sự quyết tâm hoàn toàn trong học tập. Rồi lúc nào cũng cảm thấy tự ti, kém cỏi. Cô có thể tư vấn giúp cháu vượt qua trạng thái hiện tại không ạ? Cháu rất mong nhận được lời tư vấn của cô.

Cháu cảm ơn cô ạ.

Lê Thị Thuý

Lớp 12 A2, THPT Ân Thi – huyện Ân Thi – Hưng Yên

TRẢ LỜI EM THUÝ:

Thuý thân mến,

Đọc kỹ thư của Thuý, cô hiểu ra rằng, vấn đề của em không nằm ở việc chọn ngành nghề để thi và theo học. Chuyện chọn ngành học là câu chuyện dài, còn có thể thay đổi trong quá trình học hoặc thậm chí sau đại học. Vấn đề em đang phải đối mặt ở đây là em đang thấy mất động cơ học – không hiểu học thế nào, học gì, học để làm gì, từ đó cảm thấy hoang mang, tự ti, thấy mình có vẻ như kém cỏi, không bằng mọi người!

Thuý ạ,

Em có đề nghị rất hay: “Cô có thể tư vấn giúp cháu vượt qua trạng thái hiện tại không ạ?”. Vậy mình hãy thử thay đổi cách nghĩ về mình, về việc học và nghề nghiệp trong tương lai nhé!

Em hãy lấy nhiều mẩu giấy nhỏ, trên mỗi mẩu giấy, em viết những gì em thấy tự hào hoặc đưa ra những thông tin tích cực về mình. Cô đưa câu hỏi gợi ý nhé:

  1. Điểm số cao nhất em từng đạt được là điểm bao nhiêu, của giờ kiểm tra 15 phút hay 45 phút, hay một cuộc thi?
  2. Em biết làm gì giỏi hơn một vài người?
  3. Nhớ lại cảm giác hài lòng, tự hào về mình trong một hai năm trở lại đây, đó là trường hợp nào?
  4. Em hãy nhắm mắt tưởng tượng mình vào vai một ai đó. Em muốn nhìn thấy mình trong hình ảnh của ai?
  5. Tính cách nào ở mẹ em, em thấy thú vị và lôi cuốn nhất?
  6. Tính cách nào ở bố em, em thấy thú vị và lôi cuốn nhất?
  7. Em thấy mình giống bố hay mẹ?
  8. Một cuốn sách em thích nhất.
  9. Một bộ phim gần đây em mới xem và khiến em rung động?
  10. Một ca khúc em yêu thích hơn cả?
  11. Bức tranh em từng xem và tâm đắc?
  12. Món ăn em yêu thích? Món ăn em biết nấu…

Sau khi viết ra hết, em thấy rõ, mình là người không đến nỗi nhạt nhẽo, cũng có những thông tin có thể chia sẻ với mọi người, phải không? Một người chỉ cần trả lời ngay lập tức được 5, 6 câu trong số 12 câu hỏi trên là người đó vẫn có thể tự mình vượt qua những hoang mang và cảm giác mất phương hướng, chẳng muốn làm gì nữa.

Thường thì người ta hay phải tìm ra khả năng tiềm ẩn của mình, sự yêu thích và đam mê của mình để quyết định hoạt động nghề nghiệp. Nhưng cũng có một lý thuyết khác rất hay là: hãy thử làm một việc, tìm mọi cách ép mình vượt qua khó khăn và sự e ngại, chán nản, cố xoay sở cải tiến phương pháp để kết quả được tốt hơn và cuối cùng là cảm thấy việc mình làm bỗng trở nên có ý nghĩa dù kết quả chưa hoàn toàn như ý. Lý thuyết này giúp cho một người vận động tích cực hơn, cảm giác tự tin sẽ nhận được qua quá trình đó… Cô thấy, em có thể thử dùng cách này. Ví dụ, em lựa chọn một môn học mà em chưa thấy đam mê, như môn Văn, để chinh phục nó. Môn Văn không chỉ là việc học thuộc lý thuyết văn học hoặc lịch sử phát triển văn học, cũng không chỉ là việc em viết một bài văn nghị luận thật hay. Văn còn là cách em đọc, ghi chép và diễn đạt . Mỗi ngày, em chọn một đoạn văn ngắn trong cuốn sách bất kỳ, thử ghi ra những từ khoá quan trọng nhất, cố gắng nắm bắt logic của tác giả, rồi diễn đạt lại những ý đó theo cách của em. Nghĩa là, em tự đặt cho mình một thử thách. Vượt qua thử thách đó, em bỗng có một niềm vui, niềm tự hào nho nhỏ mỗi ngày. Chính điều đó sẽ khiến em tự tin hơn, hào hứng hơn với việc học và với cuộc sống.

Trở lại với việc chọn ngành học, cô cho rằng, em vẫn còn thời gian để làm việc này nếu em bắt đầu thử làm theo cách cô nói ở trên. Sau khi lấy lại được tự tin, cảm giác lạc quan, em có thể tham khảo ý kiến các thày cô bộ môn để quyết định cho mình một hướng đi. Đừng lo quá, em còn cả một học kỳ để làm việc này!

Cô sẽ trích lại một số thông tin cô từng viết trong thư chia sẻ với một bạn cách đây vài tháng về vấn đề hướng nghiệp theo THIÊN HƯỚNG CỦA BẢN THÂN để em suy nghĩ thêm. Tuy nhiên, em cũng đừng cho rằng, quyết định lần này của mình là duy nhất và bất biến, rằng mình đã chọn thi vào báo chí là bắt buộc phải thành nhà báo, không còn đường khác. Thật ra, việc học đại học cho mình phương pháp làm việc, nghiên cứu ban đầu, còn hoạt động nghề nghiệp sau này phần nhiều còn thay đổi nhờ các cơ hội mình sẽ có, và việc trải nghiệm, tự học, tự đào tạo sau này mới là quan trọng. Cho đến khi thực sự đạt đến độ chín để hiểu mình, nắm bắt được nhu cầu và năng lực của mình, hoạt động nghề nghiệp của em tự nhiên sẽ được xác định dễ dàng.

THÔNG TIN THAM KHẢO VỀ THIÊN HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP:

1. Thiên hướng nghiên cứu:

– thích ĐỌC: có khả năng nhớ tốt các chi tiết sau khi đọc, giữ được tập trung lâu khi đọc hoặc nghe người khác đọc, có vốn từ và cách diễn đạt tốt, biết cách đọc diễn cảm, nhấn nhá từ khoá quan trọng trong khi đọc;

– với TOÁN HỌC: từ bé dễ dàng nắm được những khái niệm về các con số, thời gian, thích đếm và tính tiền tốt, dễ dàng tính nhẩm, thích thú khi được đố và giải toán;

– với KIẾN THỨC VỀ TỰ NHIÊN: thích tìm hiểu và hỏi kỹ về các hiện tượng tự nhiên, hay quan tâm đến nguồn gốc và chức năng của các sự vật, thích thử nghiệm, háo hức với các thí nghiệm khoa học, luôn có những nhận xét mang tính phân loại các sự vật hiện tượng…

2. Thiên hướng tư duy sáng tạo: luôn tò mò tìm hiểu và đắm chìm trong một hoạt động nào đó không dứt ra nổi; trong các việc không muốn dập khuôn, thích làm theo kiểu của mình, dễ tự ái nếu ai đó bắt mình làm theo cách của họ; tỏ ra nhiều sáng kiến, ý tưởng mới lạ trong các trò chơi; tự mình sáng tạo ra trò chơi để rủ các bạn cùng chơi; nhìn bất kỳ đồ vật nào cũng có thể nảy ra ý tưởng sử dụng nó vào một mục đích nào đó…

3. Thiên hướng giao tiếp xã hội và lãnh đạo: luôn dễ dàng thích nghi với môi trường mới, tập thể mới; trong khi chơi trò chơi, luôn được bầu làm thủ lĩnh; trong đám đông không tỏ ra mất bình tĩnh và tự tin; không sợ nói chuyện với… người lớn; hay được bạn bè tâm sự và hỏi ý kiến…

4. Thiên hướng nghệ thuật:

– Với HÌNH ẢNH, MÀU SẮC – quan tâm đến tranh vẽ, hình ảnh, từ bé khi vẽ, bức tranh đã có nhiều màu sắc thú vị; thích vẽ thích nặn đất trong một thời gian dài không chán; luôn tỏ ra khéo tay khi làm một việc gì đó hoặc sắp xếp đồ vật;

– với ÂM NHẠC: tỏ ra nhạy cảm với tâm trạng cảm xúc khi nghe nhạc buồn vui; nhớ và nhận biết giai điệu rất nhanh; thích hát theo những ca khúc quen; dễ dàng lặp lại những đoạn âm thanh lạ…

5. Thiên hướng vận động: thích chạy nhảy, bơi lội, bò trườn; ném và bắt bóng (đồ vật) tốt; giữ cân bằng cơ thể rất tốt khi chơi các trò chơi đi trên hàng thẳng; sức bật tốt;  thích tham gia các cuộc thi vận động ngay từ nhỏ…

Chúc em vui lên và không sợ chọn cho mình một thử thách! Nhớ thư cho cô biết tin về quyết định của mình nhé!

Cô Thuỵ Anh

The post Phải làm gì khi cảm giác bị mất phương hướng nghề nghiệp? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Định hướng nghề nghiệp bắt đầu từ việc khám phá bản thân http://docsachcungcon.com/dinh-huong-nghe-nghiep-bat-dau-tu-viec-kham-pha-ban-than/ Wed, 14 Jun 2017 04:43:02 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=12562 Em xin chào TS. Nguyễn Thụy Anh. Em xin tự giới thiệu em tên là Nguyễn Thị Nguyệt, học sinh lớp 10A8 – THPT Bình Xuyên. Trong suốt thời gian học vừa qua, em đang gặp một khó khăn không thể giải quyết được. Nhân cơ hội này, qua chuyên mục “góc tư vấn tuổi ...

The post Định hướng nghề nghiệp bắt đầu từ việc khám phá bản thân appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Em xin chào TS. Nguyễn Thụy Anh. Em xin tự giới thiệu em tên là Nguyễn Thị Nguyệt, học sinh lớp 10A8 – THPT Bình Xuyên. Trong suốt thời gian học vừa qua, em đang gặp một khó khăn không thể giải quyết được. Nhân cơ hội này, qua chuyên mục “góc tư vấn tuổi hồng” em mong TS. Nguyễn Thụy Anh có thể giúp em tìm ra được cách giải quyết cho khó khăn của em. Hiện nay, em đã là học sinh lớp 10 nhưng trong quá trình học em vẫn chưa thể nhận biệt được mình học tốt môn nào, mình yêu thích môn nào để có thể định hướng con đường tương lai của mình. Trong khi đó em thấy các bạn trong lớp của mình thì các bạn đã có thể xác định được niềm đam mê của mình dựa vào sức học của các bạn. Bây giờ, em rất lo lắng cho tình hình học tập và sự nhận biết của mình. Qua chuyên mục này, em rất mong cô Thụy Anh có thể gợi ý cho em cách làm thế nào để kiểm tra năng lực chính xác của mình, làm thế nào để em biết được mình thực sự có niềm đam mê với môn học nào và học tốt môn học nào nhất để vạch đường tương laic ho mình. Em xin chân thành cảm ơn cô! Mong cô có thể gợi ý cho em một phương pháp để em có thể giải quyết thắc mắc này.

Nguyễn Thị Nguyệt

Lớp 10A8 – THPT Bình Xuyên – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc

Trả lời:

Thân gửi em Nguyệt,

Những câu hỏi: Mình là ai trong cuộc đời này?; Mình có khả năng gì?; Chỗ đứng của mình thật sự ở đâu?… – luôn là những băn khoăn cần thiết và quan trọng đối với những người trẻ, và thậm chí cả những người không còn trẻ nữa, giật mình quay nhìn lại chặng đường mình đã đi qua. Nó có hai ý nghĩa. Một là hiểu được mình để tìm được một công việc phù hợp sẽ gắn bó cả cuộc đời. Hai là, chính từ công việc yêu thích và mình làm giỏi nhất mà có sự TỰ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ BẢN THÂN đúng đắn, giúp cho ta có sự cân bằng trong cuộc sống.

Nhiều người trả lời được những câu hỏi trên từ rất sớm. Nhiều người đến tận khi… về hưu mới bắt đầu hoạt động trong một lĩnh vực mới và khám phá được khả năng đích thực của mình.

dinh-huong-nghe-nghiep

Ảnh: sưu tầm

Lớp 10, em lo lắng muốn tìm đáp án cho những câu hỏi ấy, thật không thừa. Tuy nhiên, việc phát hiện mình giỏi môn học nào hay yêu thích môn nào thật ra không khó và chỉ là một phần nhỏ của “công đoạn” khám phá khả năng tiềm ẩn của bản thân. Việc này có thể làm bằng các cách:

1. Hỏi ý kiến thày cô giáo bộ môn, nhờ vào sự đánh giá chuyên môn của họ;

2. Dựa trên điểm số – cách này không phải lúc nào cũng chính xác;

3. Dựa vào cảm giác của mình: em hãy nhớ lại xem, khi đang học môn đó trên lớp, bỗng hết tiết – em có thở phào không? Em có phải chịu đựng và học nó một cách miễn cưỡng không? Em có bao giờ hăm hở đi tìm tài liệu đọc thêm về một vấn đề nào đó? Em làm bài tập môn này với cảm giác hài lòng hay là một cực hình? Em có bao giờ thấy tự hào trong lòng khi thấy mình nắm được một vấn đề hóc búa, mình có cách giải quyết vấn đề tốt hơn người khác?

4. Tham gia các nhóm sinh hoạt ngoại khoá; các cuộc thi; mở rộng phạm vi hoạt động của mình, tìm cho mình một cộng đồng riêng – ví dụ: nhóm vẽ phong cảnh, nhóm chép tranh, nhóm kịch, nhóm sáng tác, nhóm đánh cờ, nhóm nhảy, nhóm hát… – từ đó lắng nghe cảm giác mà cô đã nói ở phần 3.

5. Có thể hỏi ý kiến bạn bè xung quanh, xem họ đánh giá và… thán phục mình ở điểm nào, môn học nào?

6. Ghi ra một tờ giấy: tên những người mình ngưỡng mộ; mình từng mơ ước gì; những hình ảnh tưởng tượng của mình về tương lai; mình từng muốn giống ai trong những người xung quanh mình?…

7. Tìm cơ hội gặp gỡ trò chuyện với những nhân vật nổi tiếng ở lĩnh vực nào đó như nhà toán học, nhà vật lý, nhà văn, hoạ sĩ, nhạc sĩ… Không ngại đăng ký tham gia các workshops, các buổi giao lưu, các buổi nói chuyện có các diễn giả là những nhân vật mình quan tâm, có thể đặt câu hỏi cho họ để từ đó xác định mối quan tâm thật sự của mình.

Nguyệt thân mến,

Chúng ta có trên dưới 10 môn học trong trường phổ thông. Chúng đem lại cho ta những kiến thức nền cơ bản và quá trình học dạy ta cách tư duy, kỹ năng làm việc, ra quyết định, quản lý thời gian … và nhiều kỹ năng mềm khác. Có nghĩa là, việc học giỏi một môn nào đó trên thực tế chưa phải là đáp án cho câu hỏi lựa chọn nghề nghiệp hay tìm ra giá trị đích thực của bản thân. Cô biết có bạn trẻ cứ mỗi năm lại thích một môn học và… thay đổi quyết định chọn khối thi “liên xoành xoạch”!!!

Vì thế, ngoài việc đánh giá xem mình thích môn học nào, em có thể tìm hiểu rộng hơn về THIÊN HƯỚNG của bản thân ở những mục sau:

1. Thiên hướng nghiên cứu:

– Thích ĐỌC: có khả năng nhớ tốt các chi tiết sau khi đọc, giữ được tập trung lâu khi đọc hoặc nghe người khác đọc, có vốn từ và cách diễn đạt tốt, biết cách đọc diễn cảm, nhấn nhá từ khoá quan trọng trong khi đọc;

– Với TOÁN HỌC: từ bé dễ dàng nắm được những khái niệm về các con số, thời gian, thích đếm và tính tiền tốt, dễ dàng tính nhẩm, thích thú khi được đố và giải toán;

– Với KIẾN THỨC VỀ TỰ NHIÊN: thích tìm hiểu và hỏi kỹ về các hiện tượng tự nhiên, hay quan tâm đến nguồn gốc và chức năng của các sự vật, thích thử nghiệm, háo hức với các thí nghiệm khoa học, luôn có những nhận xét mang tính phân loại các sự vật hiện tượng…

dinh huong nghe nghiep (1)

Ảnh minh họa: sưu tầm

2. Thiên hướng tư duy sáng tạo: luôn tò mò tìm hiểu và đắm chìm trong một hoạt động nào đó không dứt ra nổi; trong các việc không muốn dập khuôn, thích làm theo kiểu của mình, dễ tự ái nếu ai đó bắt mình làm theo cách của họ; tỏ ra nhiều sáng kiến, ý tưởng mới lạ trong các trò chơi; tự mình sáng tạo ra trò chơi để rủ các bạn cùng chơi; nhìn bất kỳ đồ vật nào cũng có thể nảy ra ý tưởng sử dụng nó vào một mục đích nào đó…

3. Thiên hướng giao tiếp xã hội và lãnh đạo: luôn dễ dàng thích nghi với môi trường mới, tập thể mới; trong khi chơi trò chơi, luôn được bầu làm thủ lĩnh; trong đám đông không tỏ ra mất bình tĩnh và tự tin; không sợ nói chuyện với… người lớn; hay được bạn bè tâm sự và hỏi ý kiến…

4. Thiên hướng nghệ thuật:

– Với HÌNH ẢNH, MÀU SẮC – quan tâm đến tranh vẽ, hình ảnh, từ bé khi vẽ, bức tranh đã có nhiều màu sắc thú vị; thích vẽ thích nặn đất trong một thời gian dài không chán; luôn tỏ ra khéo tay khi làm một việc gì đó hoặc sắp xếp đồ vật;

– Với ÂM NHẠC: tỏ ra nhạy cảm với tâm trạng cảm xúc khi nghe nhạc buồn vui; nhớ và nhận biết giai điệu rất nhanh; thích hát theo những ca khúc quen; dễ dàng lặp lại những đoạn âm thanh lạ…

5. Thiên hướng vận động: thích chạy nhảy, bơi lội, bò trườn; ném và bắt bóng (đồ vật) tốt; giữ cân bằng cơ thể rất tốt khi chơi các trò chơi đi trên hàng thẳng; sức bật tốt;  thích tham gia các cuộc thi vận động ngay từ nhỏ…

Đấy là một số các “thiên hướng” để ta có thể chọn hoạt động nghề nghiệp phù hợp với mình. Muốn phát hiện sớm những thiên hướng ấy, mình phải nhờ vào… sự quan sát của người thân. Bố mẹ em sẽ cho em những nhận xét quan trọng vì bố mẹ là người đồng hành và quan sát mình từ nhỏ, trong một thời gian dài. Sau nữa, cảm giác về khả năng của bản thân dần hình thành rõ thông qua… trò chơi. Kể cả bây giờ, khi đã lớn, đừng ngại tham gia các hoạt động chung, những trò chơi phù hợp lứa tuổi, những cuộc thi giữa các nhóm hoặc cá nhân. Trong các hoạt động như thế, em sẽ thể hiện mình rõ nhất và đồng thời cảm giác-cảm xúc cũng bộc lộ rõ nhất. Em sẽ nhanh chóng khẳng định được mình thích gì và giỏi môn (việc) gì. Không phải ngẫu nhiên mà người ta thường “săn” các tài năng từ những cuộc thi!

Ở tuổi em bây giờ, còn có thể tìm hiểu và tham gia các dự án xã hội nhỏ như dự án đọc sách cho các em bé hơn; dự án thiện nguyện; dự án trồng cây; dự án làm thùng rác và kêu gọi vứt rác đúng chỗ; dự án viết bài giới thiệu sách… Trong các hoạt động, mình cũng có cơ hội khám phá bản thân và những kiến thức mình được học trên lớp có điều kiện được sử dụng đến.

Nói tóm lại, Nguyệt đừng quá lo lắng. Phía trước còn nhiều hoạt động em có thể tham gia, nhiều trò chơi, cuộc thi giúp em khám phá khả năng tiềm ẩn của mình. Hãy lạc quan, lắng nghe cảm xúc của chính mình để hiểu mình. Chỉ cần có chút thích thú, chút quan tâm đến môn học nào, hoạt động nào, hãy ngay lập tức tiếp tục phát triển nó bằng việc sống hết mình với sự thích thú đó, tìm người bạn cùng sở thích đồng hành với mình, không ngại chia sẻ những băn khoăn và khó khăn của mình với bố mẹ, thày cô hoặc một người lớn nào đó mà em tin tưởng!

Cô tin, em sẽ sớm tìm ra hướng đi cho mình trong năm tới!

Chúc em thành công! Cô đợi tin vui của em nhé!

Thân mến, 

Cô Thuỵ Anh. (Theo báo Văn học và tuổi trẻ số tháng 12/2016)

The post Định hướng nghề nghiệp bắt đầu từ việc khám phá bản thân appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>