Đọc sách thường kỳ – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con http://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Thu, 29 Jul 2021 03:30:06 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 Buổi đọc sách “Chó và mèo dưới lăng kính khoa học” (Antonio Fischetti, Sébastien Mourrain minh họa, Nhã Nam & NXB Thế giới, 2019) http://docsachcungcon.com/buoi-doc-sach-cho-va-meo-duoi-lang-kinh-khoa-hoc/ Sun, 19 Jan 2020 15:59:43 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20308 Nếu con người sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt mong muốn thì chó dùng tiếng kêu và chiếc đuôi mình để “nói”. Tổ tiên của loài chó là sói, qua quá trình tiến hóa, sống chung với con người mà chúng ngày càng sủa nhiều hơn, chỉ tru lên khi cảm thấy bị bỏ ...

The post Buổi đọc sách “Chó và mèo dưới lăng kính khoa học” (Antonio Fischetti, Sébastien Mourrain minh họa, Nhã Nam & NXB Thế giới, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
doc sach cho va meo duoi lang kinh khoa hoc (1)

Nếu con người sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt mong muốn thì chó dùng tiếng kêu và chiếc đuôi mình để “nói”. Tổ tiên của loài chó là sói, qua quá trình tiến hóa, sống chung với con người mà chúng ngày càng sủa nhiều hơn, chỉ tru lên khi cảm thấy bị bỏ rơi hoặc bị lạc. Và mỗi giống chó sẽ có tiếng sủa khác nhau, nhưng cá biệt có Basenji, giống chó gốc Phi gần như chẳng bao giờ sủa.

Người ta thường nói khi chó đang vẫy đuôi nhanh và mạnh, có nghĩa là chúng đang cười. Chó đang vẫy đuôi tức là chúng đang kích động khi thấy thoải mái hoặc đang căng thẳng. Qua nhiều khảo sát, nghiên cứu thì các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng: Khi chó đang vui vẻ thì chiếc đuôi sẽ nghiêng sang bên phải nhiều hơn và ngược lại chiếc đuôi sẽ nghiêng sang bên trái nếu chúng cảm thấy căng thẳng. Nếu muốn kiểm định thì bạn có thể thử, nhưng chắc sẽ tốn kha khá thời gian đấy vì ngôn ngữ này khác biệt với chúng ta mà.

doc sach cho va meo duoi lang kinh khoa hoc (2)

doc sach cho va meo duoi lang kinh khoa hoc (3)

Bạn có thật sự hiểu tiếng kêu của thú cưng nhà mình?

Có rất nhiều tranh luận xoay quanh sự thông minh của chó và mèo, bên nào cũng cho rằng vật cưng trong nhà thông minh hơn đối thủ. Nếu chó được mệnh danh là loài cho chiếc mũi siêu thính thì loài mèo lại có một vị giác tinh thế. Hai bên cùng có thế mạnh riêng. Nhờ điểm mạnh của thính giác mà loài chó đã hỗ trợ con người rất nhiều trong hoạt động truy bắt tội phạm, giúp đỡ các bệnh nhân.

Trong vấn đề đi vệ sinh thì có vẻ như mèo vệ sinh hơn, chúng sẽ giấu chất thải đi ngay sau đó. Mèo thường giải quyết nơi kín đáo, bởi vì lúc ấy chúng cảm thấy dễ bị tổn thương nhất nên muốn cách ly bản thân để tự vệ.

Nếu muốn tiếp cận, vuốt ve con mèo thì có một tuyệt chiêu. Vị trí chúng ta cần nhắm đến chính là thái dương. Ở đó sẽ tiết ra bã nhờn và lưu lại trên tay và từ những lần sau, mùi hương quen thuộc sẽ khiến chúng cảm thấy yên tâm để cho bạn có thể vuột lông dọc, ngang hoặc có thể là chéo.

doc sach cho va meo duoi lang kinh khoa hoc (5)

doc sach cho va meo duoi lang kinh khoa hoc (4)

Một cuốn sách không thể nói hết được những bí mật của chó và mèo nhưng có thể phần nào giúp độc giả khám phá được những điều cơ bản về thế giới của chúng. Chẳng hạn như tính xã hội trái ngược nhau: Chó thích sống thành đàn hoặc với con người trong khi mèo thích một mình.

Bài viết: Cò Trắng, ảnh: Hương Trang

The post Buổi đọc sách “Chó và mèo dưới lăng kính khoa học” (Antonio Fischetti, Sébastien Mourrain minh họa, Nhã Nam & NXB Thế giới, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Buổi đọc sách “Snofrid ở miền đồng thảo – Câu chuyện giải cứu xứ bắc hoàn toàn khó tin” (Andreas H.Schmachtl, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2018) http://docsachcungcon.com/buoi-doc-sach-snofrid-o-mien-dong-thao-cau-chuyen-giai-cuu-xu-bac-hoan-toan-kho-tin-anreas-h-schmachtl-nha-nam-nxb-hoi-nha-van-2018/ Sun, 15 Dec 2019 15:27:50 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20200   Snofrid không phải là chuột, không phải gấu, cũng không phải thỏ mà đơn giản là “Snofrid”. Chú thuộc giống sinh vật hiếm hoi đến nỗi chú này không bao giờ gặp chú khác. Vì vậy mà chúng đều có một tên chung là Snofrid. Snofrid sống trong một cái hang nhỏ dưới tảng ...

The post Buổi đọc sách “Snofrid ở miền đồng thảo – Câu chuyện giải cứu xứ bắc hoàn toàn khó tin” (Andreas H.Schmachtl, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
 

Snofrid o mien dong thao (8)

Snofrid không phải là chuột, không phải gấu, cũng không phải thỏ mà đơn giản là “Snofrid”. Chú thuộc giống sinh vật hiếm hoi đến nỗi chú này không bao giờ gặp chú khác. Vì vậy mà chúng đều có một tên chung là Snofrid.

Snofrid sống trong một cái hang nhỏ dưới tảng đá lớn. Ngôi nhà nhỏ ấy có đủ đồ dùng cơ bản: một cái bếp lò, một chiếc bàn và chiếc giỏ mây làm giường ngủ. Với chúng ta thì đó chỉ là một cái lỗ sâu dưới lòng đất nhưng với Snofrid thì nơi ấy mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, đối diện cửa hang là dòng suối chảy róc rách đủ sạch để chú quấy món cháo yến mạch hàng ngày.

Snofrid o mien dong thao (2)

Snofrid o mien dong thao (3)

Bản tính của Snofrid thích sống một mình, chú cảm thấy thoải mái trong thế giới riêng. Cuộc sống cứ thế êm đềm trôi qua cho đến sau buổi sáng thứ Năm kỳ lạ, Snofrid luôn thấy một chén váng sữa tuyệt hảo trước cửa cũng như tìm được nhiều củi tốt hơn quanh nhà. Và một đêm tối, chú Snofrid tốt bụng không quen với căng thẳng đã trải qua việc mất ngủ. Chú bồn chồn, tim đập thình thịch vì có vài tiếng gõ cửa lạ lùng. Sự bất an càng lên cao khi Snofrid nghe thấy tiếng thì thầm, họ nói với nhau bằng lối du dương lạ lùng. Những vị khách ấy chính là các tiên ông đến từ xứ sở của vị vua Olaf Đệ Tam, nơi bị bọn ngoáo ộp xâm chiếm. Họ đến, mang theo bức thư với sứ mệnh giải cứu công chúa Gunilla kèm chỉ dẫn. Tại sao lại là Snofrid mà không phải một ai khác, tại sao lại là Snofrid không có những kỹ năng đặc biệt, thích ở một mình, sợ căng thẳng. Rồi sự việc diễn ra rất nhanh, Snofrid lên đường thực hiện sứ mệnh với đầy đủ vật dụng cần thiết.

Snofrid o mien dong thao (6)

Snofrid o mien dong thao (1)

Thử thách đầu tiên đã khiến Snofrid khó thở… vì chú phải trèo cao. Ôi, một sinh vật như Snofrid mà lại phải vượt qua bao thử thách như thể quả là điều không tưởng. Chú đã từng tuyệt vọng, muốn biến mất khỏi nơi đây nhưng điều gì đó thôi thúc đã khiến Snofrid vượt qua được trở ngại bước đầu này. Hết trèo cao lại đến việc phải đi bằng đâu gối trong bóng tối, đi trên cây cầu lắc lư qua vực sâu. Hành trình cũng trở nên dễ thở hơn sau khi Snofrid được mấy con cú cứu giúp, sau đó thì chú được một bữa ăn ngon lành với giấc ngủ yên.

Giống như những cuộc giải cứu công chúa hay Trái Đất của các anh hùng khác thì Snofrid đương nhiên là một sự lựa chọn để trở thành anh hùng, lí do tại sao thì vẫn còn là bí ẩn phía trước. Không quá gấp gáp, vội vã mà trên hành trình của mình, Snofrid may mắn còn thời gian nghỉ ngơi lấy sức, có cơ hội thể hiện tài nấu cháo yến mạch.

Snofrid o mien dong thao (5)

Snofrid o mien dong thao (4)

Cứ theo chỉ dẫn ban đầu của ba vị tiên ông thì Snofrid lại tiếp tục  đi lên cao và ngập trong tuyết mỗi lúc một sâu hơn. Rồi thật bất ngờ, lí do mà cả công cuộc giải cứu công chúa chỉ trông cậy vào mỗi mình Snofrid đã được tiết lộ trong sáu chương cuối cùng của câu chuyện. Đích thị đây là một cái kết có hậu, không có gì hắc ám xảy ra.

Được tung hô là một anh hùng nhưng Snofrid chỉ muốn trở về nhà, về bên cái hang ấm cúng và được thỏa sức nấu món cháo yến mạch ưa thích.

Bài viết: Cò Trắng, ảnh: Lê Mai

The post Buổi đọc sách “Snofrid ở miền đồng thảo – Câu chuyện giải cứu xứ bắc hoàn toàn khó tin” (Andreas H.Schmachtl, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Buổi đọc sách “Chuyến tàu trở về” (Christina Baker Kline, NXB Trẻ, 2019) http://docsachcungcon.com/buoi-doc-sach-chuyen-tau-tro-ve-christina-baker-kline-nxb-tre-2019/ Tue, 10 Dec 2019 09:12:56 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20135 Nhân vật chính của câu chuyện là cô bé Molly Ayer mang trong mình nửa dòng máu da đỏ. Bố mất và mẹ không đủ khả năng nuôi dưỡng nên Molly đã phải ở hết nhà này đến nhà khác, cuối cùng nhà của dì Dina là trạm dừng chân. Hoàn cảnh đưa đẩy khiến ...

The post Buổi đọc sách “Chuyến tàu trở về” (Christina Baker Kline, NXB Trẻ, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
doc sach chuyen tau tro ve (1)

Nhân vật chính của câu chuyện là cô bé Molly Ayer mang trong mình nửa dòng máu da đỏ. Bố mất và mẹ không đủ khả năng nuôi dưỡng nên Molly đã phải ở hết nhà này đến nhà khác, cuối cùng nhà của dì Dina là trạm dừng chân. Hoàn cảnh đưa đẩy khiến cô bé có tính cách bất cần, khép kín và thích phản kháng. Một sai lầm khiến Molly phải nhận án phạt cộng động. Đó là lấy một cuốn sách cũ “Khu vườn bí mật” ở thư viện khi chưa được cho phép.

Khi Jack – cậu bạn thân biết được án phạt, cậu đã nảy ra ý tưởng để Molly thay mẹ giúp bà Vivian dọn dẹp căn gác mái. Và cũng từ đây, nhiều điều đã khiến Molly thay đổi. Bà Vivian không cổ hủ như Jack nói khi hỏi con bé nhuộm lọn tóc xanh ở đâu và cứ mặc đồ đen thoải mái.

doc sach chuyen tau tro ve (2)

doc sach chuyen tau tro ve (3)

Đây là phiên bản dành cho trẻ em của cuốn sách “Chuyến tàu mồ côi”

Đồ đạc trong căn gác mái đã bỏ không những… 20 năm, chất đầy trong đó là những thùng caxton và rương gỗ tuyết tùng. Một công việc bận rộn đã hiện lên trước mắt. Chiếc thùng trên cùng được khai phá đầu tiên có ghi mốc thời gian đã phai: 1929-1930. Bên trong chứa chiếc áo khoác màu mù tạt, kiểu áo khoác lính có nút đen và trong lúc ngắm nghía cái áo thì Molly phát hiện thứ gì đó rơi ra. Đồng MỘT XU lạ lẫm với Molly, mặt trước là cái khuôn mặt quen thuộc của Abraham Lincoln và mặt sau là hai bông lúa mì.

Cùng dọn dẹp căn phòng khiến hai bà cháu có thời gian trò chuyện về cuộc sống, hai thế hệ khác biệt. Cũng có thể bởi vì ngay lần đầu gặp mặt, bà Vivian nhận mình là trẻ mồ côi nên Molly cảm thấy gần gũi, có chút đồng cảm.

Mỗi một món đồ trong nhà kho lâu năm đều khiến bà Vivian nhớ lại những ký ức không hề vui vẻ về tuổi thơ. Bởi bà cũng là một thành viên trên “chuyến tàu mồ côi” từ New York đến Trung Tây nước Mỹ. Một hành trình đầy khó khăn, gian khổ, bấp bênh về tương lai phía trước.

doc sach chuyen tau tro ve (4)

doc sach chuyen tau tro ve (5)

Việc lao động công ích không hề chán như Molly tưởng tượng

Thời gian hai mươi giờ phục vụ kết thúc nhanh chóng, Molly đã rất tự hào khi bài viết được thầy Reed gửi tới thư viện địa phương, là một trong những bài viết xuất sắc nhất. Chủ đề của bài tập chính là phỏng vấn một người lớn đã trả qua những biến cố, sự kiện mà một đứa trẻ như Molly chưa từng trải nghiệm. Chắc chắn hành trình của bà Vivian đã giúp Molly hoàn thành một cách tốt nhất.

Giờ đây, hai bà cháu đã trở thành những người bạn thân. Họ có thể nói chuyện với nhau về internet, về facebook và cả youtube nữa.

doc sach chuyen tau tro ve (6)

doc sach chuyen tau tro ve (7)

Mùa đông sẽ trở nên ấm áp khi có những người bạn

Bài viết: Cò Trắng, ảnh: Kẹo Kon

The post Buổi đọc sách “Chuyến tàu trở về” (Christina Baker Kline, NXB Trẻ, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Buổi đọc sách Khoa học “Vì sao cá không bị ngộp nước” (Anna Claybourne, Claire Goble minh họa, NXB Kim Đồng, 2018) http://docsachcungcon.com/buoi-doc-sach-khoa-hoc-vi-sao-ca-khong-bi-ngop-nuoc-anna-claybourne-claire-goble-minh-hoa-nxb-kim-dong-2018/ Sun, 17 Nov 2019 08:20:10 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20049 Vì sao cá không bị ngộp nước nhỉ? Vì cá có “mang” giúp chúng lấy được oxi trong nước, thở được trong nước mà phổi thì không làm được công việc đó. Động vật xuất hiện lâu hơn rất nhiều so với con người, từ hơn 500 triệu năm trước. Hai nhóm chính là động ...

The post Buổi đọc sách Khoa học “Vì sao cá không bị ngộp nước” (Anna Claybourne, Claire Goble minh họa, NXB Kim Đồng, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
doc sach vi sao ca khong bi ngop nuoc (1)

Vì sao cá không bị ngộp nước nhỉ? Vì cá có “mang” giúp chúng lấy được oxi trong nước, thở được trong nước mà phổi thì không làm được công việc đó.

Động vật xuất hiện lâu hơn rất nhiều so với con người, từ hơn 500 triệu năm trước. Hai nhóm chính là động vật không xương sống và động vật có xương sống thường cả có bộ khung xương.Nếu phát hiện ra một loài động vật mới thì bạn cũng cần đặt tên chúng theo quy tắc bằng tiếng La-tinh, không được trùng lặp. Ví dụ như “homo sapiens” có nghĩa là “người hiểu biết” hay “người tinh khôn” chính là tên của bạn đấy. Và có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi rằng tại sao mình không có đuôi như thú cưng không. Thật tế là có đấy, chỉ là trong quá trình tiến hóa thì hiện nay “đuôi” của con người chỉ còn lại một mẩu nhỏ ở vị trí cuối cùng của cột sống, được gọi là xương cụt.

doc sach vi sao ca khong bi ngop nuoc (2)

Nếu quá trình tiến hóa khiến đuôi của con người bị mất đi thì cổ của hươu cao cổ lại dài ra gấp 10 lần so với tổ tiên của chúng. Chỉ bởi đơn giản là chúng cần lấy những lá cây ở trên cao làm no bụng.

Để tồn tại thì không chỉ cần thở, ăn uống mà động vật còn phải biết tấn công và chống lại kẻ thù nữa. Nếu rắn hổ mang dùng những cú táp chí mạng với nọc độc siêu mạnh thì nhím lại sử dụng chính những gai nhọn phủ đầy cơ thế. Theo các chuyên gia, sứa hộp là loài động vật có nọc độc mạnh nhất. Chúng sống ở những vùng biển ấm quanh Úc và Đông Nam Á. Nếu không đưa đến bệnh viện kịp thời thì con người sẽ chết trong vài phút thôi.

Bạn vẫn tắm hằng ngày hay nếu trời lạnh quá hoặc trot lười thì hai ngày tắm một lần cũng không có vấn đề gì nhưng lũ mèo nhìn chung thuộc nhóm ghét tắm (trừ một số ngoại lệ). Chúng tự lau rửa bằng cách liếm láp tòan bộ cơ thể, bao gồm cả mông. Trông rất không đẹp mắt khi chúng làm như thế những là chuyện thường ngày ở huyện với họ nhà mèo.

doc sach vi sao ca khong bi ngop nuoc (3)

Có rất nhiều cách để trốn tránh kẻ thù và tắc kè hoa đã trở thành những chuyên gia ngụy trang đại tài. Chúng thay đổi sắc tố trên da để ngụy trang. Mỗi loài vật đều có những khả năng khiến con người mơ ước. Họ mèo, cá sấu, sói, sư tư biển… có một bộ phận phía sau mắt gọi là “tapetum lucidum – thảm sáng” giúp chúng nhìn tốt hơn về đêm, hoặc dưới nước sâu.

Chúng ta ăn cơm, ăn gà quay, ăn phở bò ngon lành còn lũ ruồi thì ăn… phân. Đó là món khoái khẩu của chúng, chứa một số dưỡng chất có ích. Chúng còn đẻ trứng vào đó để khi ấu trùng nở ra sẽ có ngay một bữa ăn chờ sẵn. Bọ hung còn tạo ra những quả bóng bằng phân để lăn về tổ nuôi cả nhà.

doc sach vi sao ca khong bi ngop nuoc (5)

Cá sấu cũng có rốn đấy nhé, là một mảng những vảy nhỏ hơn. Là dấu vết của cơ quan truyền dinh dưỡng khi con vẫn còn trong bụng mẹ, thực chất là một vết sẹo.

Con người vẫn luôn mơ ước có khả năng bay, họ đã từng gắn những đôi cánh bằng lông vũ vào cánh tay nhưng chẳng ăn thua. Đơn giản vì vốn tạo hóa sinh ra thế, chim có cấu tạo thích hợp để bay. Đôi cánh của chúng rất lớn so với tỷ lệ cơ thể, tạo lực nâng tối đa. Chim còn có những khoang rỗng trong xương, khiến cơ thể nhẹ hơn so với kích thước. Cuối cùng là phần ức có những cơ bay to, khỏe để điều khiển và tạo lực nâng cho đôi cánh. Cá biệt là một số loài chim lại không thể bay như đồng loại: chim cánh cụt, đã điểu và vẹt cú.

doc sach vi sao ca khong bi ngop nuoc (4)

Động vật có những khả năng đáng kinh ngạc khiến con người phải kiêng nể, tài năng tiếp theo chính là sự ghi nhớ. Voi phải học và nhớ rất nhiều để sinh tồn, như những nơi tốt nhất để tìm nước vào mùa khô. Con đầu đàn nhớ được những cá thể khác trong bầy. Điều tương tự cũng xảy ra với người chăm sóc trong sở thú và người huấn luyện.

Bài viết: Cò Trắng, ảnh: Lê Mai

The post Buổi đọc sách Khoa học “Vì sao cá không bị ngộp nước” (Anna Claybourne, Claire Goble minh họa, NXB Kim Đồng, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Buổi đọc sách “Trên đồi, mở mắt và mơ” (Văn Thành Lê, NXB Kim Đồng, 2019) http://docsachcungcon.com/buoi-doc-sach-tren-doi-mo-mat-va-mo-van-thanh-le-nxb-kim-dong-2019/ Sun, 03 Nov 2019 04:55:19 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20007 Chia tay với không gian quen thuộc ở CLB Đọc sách cùng con tại Hà Nội, các bạn nhỏ thành viên CLB đã có một chuyến du ngoạn cùng Thành trở về quê nội cậu bé qua cuốn sách “Trên đồi, mở mắt và mơ” (Văn Thành Lê, NXB Kim Đồng, 2019). Mỗi người trong ...

The post Buổi đọc sách “Trên đồi, mở mắt và mơ” (Văn Thành Lê, NXB Kim Đồng, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Chia tay với không gian quen thuộc ở CLB Đọc sách cùng con tại Hà Nội, các bạn nhỏ thành viên CLB đã có một chuyến du ngoạn cùng Thành trở về quê nội cậu bé qua cuốn sách “Trên đồi, mở mắt và mơ” (Văn Thành Lê, NXB Kim Đồng, 2019).

doc sach tren doi ngu, mo mat va mo (1)

Mỗi người trong chúng ta có nhiều điểm khác nhau. Nào là ngày sinh nhật, lớp học, trường học, rồi hình dáng khác nhau và quê hương cũng khác nhau nữa! Có bạn từng được về quê vào dịp hè nhưng vẫn loay hoay cùng bao nhiêu bài tập, sách vở; có bạn lại được cùng ông bà đi chợ quê… ai ai cũng có câu chuyện của mình và cậu bé Thành cũng như vậy.

Từ một cậu bé sống ở thành phố với việc học hành quanh năm đến dịp nghỉ hè, bố mẹ cũng đăng ký cho cậu đi học thêm bởi chẳng có ai ở nhà để chơi cùng Thành. Đến một ngày, bố của Thành quyết định cho cậu bé “xách ba lô” lên và đi vê quê nội ở cùng ông bà! Mẹ là người phản đối việc này nhưng bởi ông bà ngoại cũng đồng ý với ý kiến của bố nên Thành đã được tận hưởng kỳ nghỉ hè ở quê. Mùa hè đầu tiên ở với ông bà, Thành đã làm quen với những người bạn như Văn, Lê, Điệp Điệu và Tuyết Đen. Mùa hè tiếp theo, bố mẹ lại cho cậu vềquê chơi và mùa hè ấy đã cho Thành biết bao kỉ niệm đẹp!

doc sach tren doi ngu, mo mat va mo (2)

doc sach tren doi ngu, mo mat va mo (3)

Vào một đêm trời tối, không trăng, nhóm bạn đã quyết định chọn người thủ lĩnh bằng việc chinh phục đỉnh đồi có ba ngôi mộ. Bình thường, khi đi chăn trâu các bạn còn tìm đường tránh xa vị trí đó vậy mà hôm ấy các bạn lại sẵn sàng tham gia vào cuộc chinh phục đáng nhớ và đầy li kì. Hành trình dang dở của Văn cùng hai đứa bạn khác đã kết thúc khi đứa thì mất dép, đứa lại lắp bắp kể mình gặp ma… Nói về Ma, bạn nghĩ Ma là gì? Để giải thích cho việc ma không có thật, Thành đã phải dùng đến người bạn thân thiết của mình – cuốn từ điển tiếng Việt. Cuộc tranh cãi chỉ kết thúc khi vị thủ lĩnh gan dạ xuất hiện – chính là Lê. Tuy rằng, vị thủ lĩnh mới có mùi khai khai ở quần sau hành trình “lẫm liệt” của mình. Suỵt! Điều này chỉ có mình Thành biết thôi!

Thành đã trải qua mùa hè với rất nhiều kỉ niệm khó quên cùng những trò chơi không phải qua màn hình cứng nhắc mà cực kì sống động. Đó là những cuộc đánh trận giả, đó là trò chơi “đám cưới”, là những lần đi chăn trâu “tuyệt cú mèo”, là khi nhóm bạn cùng nhau làm mộ cho hai chú cá đã chết cùng một chiếc “mộ gió” cho chú cá còn lại đã bị mèo ăn vào bụng. Những ngày được cùng bà ra chợ và ăn những món đồ rất lành, rất ngon mà không ở đâu ngon bằng… đều trở thành những câu chuyện, những kỉ niệm mà Thành háo hức kể cho độc giả cùng nghe để nếu ai đó chưa từng được hưởng mùa hè ở quê sẽ được trải qua những cung bậc cảm xúc như Thành, để những ai đã từng trải qua những năm tháng đáng nhớ ấy cùng chia sẻ kỉ niệm với Thành.

doc sach tren doi ngu, mo mat va mo (4)

doc sach tren doi ngu, mo mat va mo (5)

Mỗi câu chuyện nhà văn kể không chỉ khiến các bạn nhỏ dễ đồng cảm bởi lứa tuổi và trò chơi tuổi thơ mà còn là những chi tiết khiến bạn cười lăn! Hãy cùng tìm đọc cuốn sách “Trên đồi, mở mắt và mơ” để cùng trôi với ngôi nhà trên mây cùng Thành và các bạn nhé!

Hình ảnh: CTV nhỏ tuổi – Minh Châu, bài viết: Dương My

The post Buổi đọc sách “Trên đồi, mở mắt và mơ” (Văn Thành Lê, NXB Kim Đồng, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Buổi đọc sách Khoa học “DK findout – Núi lửa” (Maria Gill, Robert Dinwiddie cố vấn, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2019) http://docsachcungcon.com/buoi-doc-sach-khoa-hoc-dk-findout-nui-lua-maria-gill-robert-dinwiddie-co-van-nha-nam-nxb-hoi-nha-van-2019/ Sun, 15 Sep 2019 16:29:57 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=19779 Núi lửa là gì? Núi lửa sẽ khiến bạn cảm thấy sợ hãi, run bần bật, rất nguy hiểm… dù mới chỉ thấy hình ảnh qua tivi hoặc sách báo, internet. “Nham thạch – Magma” hay “Dung nham – Lava” đều là những từ ngữ quen thuộc khi nhắc đến núi lửa nhưng chúng lại ...

The post Buổi đọc sách Khoa học “DK findout – Núi lửa” (Maria Gill, Robert Dinwiddie cố vấn, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
doc sach khoa hoc nui lua (12)

Núi lửa là gì? Núi lửa sẽ khiến bạn cảm thấy sợ hãi, run bần bật, rất nguy hiểm… dù mới chỉ thấy hình ảnh qua tivi hoặc sách báo, internet. “Nham thạch – Magma” hay “Dung nham – Lava” đều là những từ ngữ quen thuộc khi nhắc đến núi lửa nhưng chúng lại có bản chất khác nhau. Núi lửa là môt lỗ hổng trên bề mặt Trái đất, nơi đá nóng chảy – nham thạch (magma) trào ra ngoài. Khi chúng chảy ra khỏi đỉnh núi lửa thì nham thạch được gọi là dung nham (lava). Một đặc điểm rất dễ nhận ra đấy chính là ở đâu có núi lửa, ở đó sẽ xuất hiện nhiều tro bụi, khí ga và nhiệt độ thì cao khủng khiếp.

doc sach khoa hoc nui lua (1)

doc sach khoa hoc nui lua (3)

Nhiều bạn đã biết cách phân biệt “nham thạch” và “dung nham”

Hàng năm, các nhà khoa học đã thông kê được trên thế giới có khoảng 60 ngọn núi lửa phun trào. Chúng được xếp loại “núi lửa hoạt động”, nguy hiểm không kém chính là loại “núi lửa đang ngủ” vì có thể vào một ngày không đẹp trời, thảm họa sẽ xuất hiện nếu nham thạch phun lên. Và chắc chắn một điều nếu núi lửa không có nham thạch thì chúng sẽ không bao giờ phun trào, sẽ không gây nguy hiểm cho nhân loại. Đó là loại “núi lửa đã chết”.

doc sach khoa hoc nui lua (5)

doc sach khoa hoc nui lua (4)

doc sach khoa hoc nui lua (6)

Một nhà khoa học nếu đi vào vùng núi lửa để nghiên cứu thì sẽ cần trang bị thật kỹ càng

Dựa vào hình dáng, đặc điểm hình thành mà các nhà khoa học chia thành bốn loại núi lửa: núi lửa nón xỉ, núi lửa dạng tầng, núi lửa hõm chảo, núi lửa hình khiên. Sự tàn phá của thảm họa này thật khủng khiếp. Núi lửa St.Helens thuộc dãy Cascade vùng Tây Bắc Hoa Kỳ đã giảm độ cao từ 2.950m xuống còn 2.549m vào ngày 18/05/1980 chỉ một ngày sau khi nham thạch phun trào. Vụ nổ khủng khiếp gây ra tiếng vang vô cùng lớn, có thể nghe được từ cách đó 320km. Hơn 10 triệu cây cối bị san phẳng, 57 người thiệt mạng và hàng ngàn sinh vật đã không còn tồn tại. Vì thế những người dân sống quanh các khu vực núi lửa luôn phải nắm vững các dấu hiệu nhận biết, dụng cụ sinh tồn sẵn sàng trong mọi hoàn cảnh đề phòng thảm họa xảy ra.

Sự phun trào của nham thạch không chỉ tạo thành những lỗ hổng trên miệng núi lửa mà còn tạo ra các hiện tượng thiên nhiên kỳ thú như: bể bùn, mạch phun nước và lỗ phun khí. Tất cả những hiện tượng này đều rất… nặng mùi.

Nếu không có núi lửa thì sao gì? Thì sẽ không có những kỳ quan thiên nhiên, không có quần đảo Hawaii nổi tiếng hình thành sau một vụ phun trào, tro bụi núi lửa rất giàu khoáng và có lợi cho cây trồng. Nghe có vẻ khó tin nhưng sự thật là sắt nóng chảy từ núi lửa đã được sử dụng để tạo nên siêu nam châm, một phần không thể thiếu trong các sản phẩm công nghệ cao, ví dụ như chiếc điện thoại thông minh mà bạn đang cầm trên tay. Vậy là núi lửa cũng không hoàn toàn gây hại nếu con người biết cách tránh xa.

doc sach khoa hoc nui lua (7)

doc sach khoa hoc nui lua (8)

doc sach khoa hoc nui lua (9)

doc sach khoa hoc nui lua (10)

Bạn có thể tự tạo một núi lửa ở nhà đấy!

Núi lửa có thể đang ngủ, đang phun trào hoặc phun trào nhiều lần đến mức che khuất Mặt trời và hạ nhiệt Trái đất, đó là một trong bốn yếu tố xếp hạng chúng vào nhóm “siêu núi lửa”.

Không chỉ trên hành tinh của chúng ta mà cả ở ngoài không gian cũng có núi lửa: sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương. Hầu hết những thông tin con người có được đều từ tàu thăm dò vũ trụ.

Vậy quốc gia nào có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất? Có thể nhiều câu trả lời sẽ là Nhật Bản nhưng đáp án chính là Indonesia. Còn vô vàn những sự thật kinh hoàng và bớt kinh hoàng về núi lửa đang chờ các độc giả nhỉ khám phá trong cuốn sách này đấy nhé!

Bài viết: Cò Trắng, ảnh: Lê Mai

The post Buổi đọc sách Khoa học “DK findout – Núi lửa” (Maria Gill, Robert Dinwiddie cố vấn, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Buổi đọc sách “Những con ngựa gỗ” (Albert Likhanov, NXB Kim Đồng, 2019) http://docsachcungcon.com/buoi-doc-sach-nhung-con-ngua-go-albert-likhanov-nxb-kim-dong-2019/ Sun, 08 Sep 2019 15:13:03 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=19771 Những con ngựa gỗ (Albert Likhanov, NXB Kim Đồng, 2019) Chiến tranh và những câu chuyện về chiến tranh không phải là một đề tài dễ gần gũi, gắn với cuộc sống hàng ngày của những bạn nhỏ ngày nay. Bởi vậy mỗi mẩu chuyện, mỗi chia sẻ về cuộc sống của những đứa trẻ ...

The post Buổi đọc sách “Những con ngựa gỗ” (Albert Likhanov, NXB Kim Đồng, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
doc sach nhung con ngua go (6)

Những con ngựa gỗ (Albert Likhanov, NXB Kim Đồng, 2019)

Chiến tranh và những câu chuyện về chiến tranh không phải là một đề tài dễ gần gũi, gắn với cuộc sống hàng ngày của những bạn nhỏ ngày nay. Bởi vậy mỗi mẩu chuyện, mỗi chia sẻ về cuộc sống của những đứa trẻ thời chiến có lẽ sẽ dễ dàng tiếp cận các cô cậu học trò hơn. Trẻ con thời nào cũng vậy, đều mong muốn được khám phá và ít nhất là một lần, ở cái thời trẻ thơ được thử thách làm điều người lớn coi là “cấm kị” và chính những đứa trẻ ấy sẽ vượt qua rào cản của bản thân để trưởng thành từ những sợ hãi hay nỗi đau.

Cuốn sách “Những con ngựa gỗ” (Albert Likhanov, NXB Kim Đồng, 2019) đã đưa các độc giả nhí đến nơi có những bạn nhỏ cùng trang lứa với các em nhưng ở một không gian khác, nơi chiến tranh còn đang hiện hữu.

doc sach nhung con ngua go (3)

Thời ấy, những đồ ăn ngon lành hàng ngày được thay thế bằng món cháo loãng. Nhưng chính món ăn đó cũng trở nên thú vị hơn khi bạn phát hiện ra nó theo của riêng mình. Chỉ cần dùng một chiếc thìa bạn hoàn toàn biết được món chào bà nấu loãng đến mức nào khi bạn làm theo chỉ dẫn của Cô-li-a. Những lo lắng, băn khoăn của bọn trẻ khi bất chợt một ngày nhận ra mình đang lớn dần lên và muốn rời xa cái nắm tay thật chặt của bà, của mẹ mỗi ngày tới trường để tránh ánh mắt giễu cợt của lũ bạn. Hay chuyện Cô-li-a cùng Vốp-ca đã tận mắt nhìn thấy sự tàn khốc mà chiến tranh đã gây ra, rồi từ đó, những cậu học sinh lớp một hồn nhiên ngày nào đã lớn hơn, đã biết hun đúc tinh thần yêu nước: “Giờ đây tôi đã hiểu một cậu học sinh lớp một như tôi phải làm gì rồi. Tôi hiểu: trốn ra mặt trận là ngốc nghếch, là buồn cười, là không nghiêm túc. Việc đó chỉ làm quẩn chân người lớn, chỉ cản trở họ. Như vậy là cần phải phục vụ Tổ quốc ở ngay đây. Ví dụ như việc khâu các túi đựng thuốc lá chẳng hạn.”. (tr.33)

doc sach nhung con ngua go (4)

doc sach nhung con ngua go (1)

Nói về cách mà Cô-li-a trưởng thành không thể không kể đến việc cậu bé đã nhận ra những thử thách mình buộc phải vượt qua như việc trượt tuyết ở một dốc đứng hay thậm chí là việc nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân từ đó mạnh dạn chia sẻ nguyện vọng của mình… Những động lực khiến lũ trẻ trưởng thành hơn chính là khó khăn buộc chúng phải vượt qua được giới hạn của bản thân mình. Dù ở thời chiến, hay ở thời bình thì trẻ con vẫn luôn như vậy, vẫn có những nỗi sợ hãi và rồi chính nỗi sợ ấy sẽ trở thành nguồn động lực để bọn trẻ vượt qua và chinh phục những thử thách.

doc sach nhung con ngua go (2)

doc sach nhung con ngua go (5)

Mỗi câu chuyện trong “Những con ngựa gỗ” đều kể về những tình huống quen thuộc hàng ngày của học sinh như việc làm thế nào để đối mặt với câu chuyện bắt nạt ở trường học, làm cách nào để vượt qua việc chia tay với những người bạn… tất cả đều được nhà văn Likhanov khéo léo kể lại qua trong truyện ngắn “Những dốc đứng”, “Âm nhạc” và “Những con ngựa gỗ”.

Cuốn sách với phần bìa thiết kế đơn giản nhưng hiện đại mang đến cảm giác gần gũi sẽ dễ dàng tiếp cận với các độc giả nhỏ tuổi. Mời các bạn khám phá những câu chuyện với nhiều cảm xúc đan xen từ hồi hộp, lo lắng đến thở phào nhẹ nhõm và cả tinh thần mà Cô-li-a mang lại cho chúng ta khi đồng hành cùng cậu bé trên con đường trưởng thành và khám phá chính bản thân mình.

Bài viết: Dương My, Ảnh: Hương Liên

The post Buổi đọc sách “Những con ngựa gỗ” (Albert Likhanov, NXB Kim Đồng, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Buổi đọc sách Khoa học “Cách mọi vật vận hành” (T.J. Resler, Nhã Nam & NXB Thế giới, 2019) http://docsachcungcon.com/buoi-doc-sach-khoa-hoc-cach-moi-vat-van-hanh-t-j-resler-nha-nam-nxb-gioi-2019/ Sun, 25 Aug 2019 15:39:20 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=19718 Cuốn sách này hết sức nguy hiểm, bởi vì “nó có thể khiến bạn nghĩ mình có khả năng làm được những điều không thể”. Sự phát triển của công nghệ biến những điều không thể thành có thể. Chỉ với một chiếc điện thoại, bạn có thể gửi thư điện tử, nói chuyện với ...

The post Buổi đọc sách Khoa học “Cách mọi vật vận hành” (T.J. Resler, Nhã Nam & NXB Thế giới, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
doc sach cach moi vat van hanh (1)

Cuốn sách này hết sức nguy hiểm, bởi vì “nó có thể khiến bạn nghĩ mình có khả năng làm được những điều không thể”.

Sự phát triển của công nghệ biến những điều không thể thành có thể. Chỉ với một chiếc điện thoại, bạn có thể gửi thư điện tử, nói chuyện với bạn ở tận bên kia bán cầu hay gọi món pizza ưa thích… Điều gì đã xảy ra vậy? Đó chính là nhờ các ứng dụng trên chiếc điện thoại thông minh – smartphone. Đã xa rồi thời điện thoại “cục gạch”, chỉ với những lần chạm tay là bạn có thể “điều khiển” chiếc điện thoại theo ý muốn. Có thể dùng ngón, đinh sắt hay bình nước (tùy loại) để sử dụng điện thoại không? Có đấy, cuốn sách này sẽ bật mí cho bạn biết tại sao.

doc sach cach moi vat van hanh (2)

doc sach cach moi vat van hanh (4)

Nào mình cùng nhau làm thí nghiệm nhé!

Nếu ai đã từng mê mẩn chú mèo máy Doraemon hoặc cậu bé phù thủy Harry Potter thì chắc hẳn sẽ ao ước sở hữu chiếc áo tàng hình. Các nhà khoa học hiện nay đã có thể làm được điều đó. Thực ra không có gì biến mất cả, chỉ là vật thể bị biến mất khỏi tầm nhìn của chúng ta, là ảo giác quang học. Các nhà nghiên cứu ở Đại học Rochester (New York, Mỹ) đã tìm ra cách đơn giản để tạo ra ảo giác này bằng cách sử dụng một thấu kính. Hứa hẹn rằng trong tương lai sẽ có nhiều điều kỳ diệu hơn nữa xuất hiện.

Hàng ngày có một nơi bạn thường xuyên ra vào mấy lần, đó chính là điều bạn đang nghĩ tới đấy: nhà vệ sinh. Chiếc bồn cầu hiện đại thật là một vật hữu dụng. Xa xưa, thiết kế của bồn cầu tốn khá nhiều nước: 13-26 lít cho một lần xả. Đến nay, con số đã giảm xuống 4,8 lít. Ngoài ra, người ta còn gọi nó là ngai vàng vì một vài loại có thể chơi nhạc, làm ấm mông hay thậm chí rửa sạch cho bạn. Nếu cần một cái tên khác, hay hỏi những thợ sửa ống nước ở công ty Roto – Rooter, họ đã liệt kê 101 cái tên dành cho bồn cầu trên trang web.

doc sach cach moi vat van hanh (3)

doc sach cach moi vat van hanh (5)

Điện thoại thông minh thật là… thông minh

Tăm dùng để làm gì nhỉ, ai cùng biết rồi mà nên chúng ta không cần phải trả lời một câu hỏi “khó” như thế. Nhưng chỉ cần thêm trí tưởng tượng và lọ keo là có thể biến chúng thành một thứ kỳ diệu như ngôi nhà hay thậm chí là cả lâu đài. Nhiều người thắc mắc vì sao keo không bị kẹt trong lọ đựng. Bởi vì nó không thể dính cho đến khi tiếp xúc với không khí. Bên trong lọ có hóa chất giúp nó ở dạng lỏng, khi bóp keo ra thì nước bắt đầu bay hơi vào không khí và keo bắt đầu khô lại. Và thế là những mảnh vỡ được hàn gắn. Thời cổ đại, con người đã biết đun sôi đường hoặc dùng nhựa của cây thông để làm chất kết dính.

Nếu không thể đứng kè kè bên bếp ga, bên bình đun nước thì bạn vẫn có cách để uống trà nóng bằng bình giữ nhiệt. Một thiết kế đơn giản, thông minh để giữ nhiệt bên trong hoặc ngăn nhiệt bên ngoài chui vào. Đó là một vật có hai lớp, và ở giữa hai lớp là môi trường chân không. Chân không là môi trường không chứa gì cả, không hề có vật chất. Vì đặc tính này mà nhiệt không thể bị truyền qua.

Các nhạc cụ có hình dáng và kích thước khác nhau nhưng đều có một nguyên lý để phát ra âm thanh: mộ bộ phận nào đó rung lên, lắc qua lắc lại rất nhanh. Thiết kế chính là mấu chốt khiến cho các nhạc cụ có âm thanh khác nhau. Ngay cả chiếc đàn guitar cũng nghe sẽ khác nhau phụ thuộc vào chất liệu gỗ, loại dây. Những nhạc cụ cổ xưa nhất mà loài người từng biết đến là cây sáo làm từ xương chim và ngà voi ma mút, chúng khoảng 42.000 đến 43.000 năm tuổi…

doc sach cach moi vat van hanh (6)

doc sach cach moi vat van hanh (7)

doc sach cach moi vat van hanh (8)

doc sach cach moi vat van hanh (8)

doc sach cach moi vat van hanh (9)

doc sach cach moi vat van hanh (10)

Bình tĩnh nhẹ nhàng vượt qua thử thách

Nào, giờ thì bạn đã thấy cuốn sách này nguy hiểm chưa? Hãy cầm ngay lên và khám phá những bí mật của khoa học nhé!

Cò Trắng (viết cho CLB Đọc sách cùng con)

The post Buổi đọc sách Khoa học “Cách mọi vật vận hành” (T.J. Resler, Nhã Nam & NXB Thế giới, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Buổi đọc sách “Nhóc Nicolas và các bạn” (Sempé & Goscinny, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2018) http://docsachcungcon.com/buoi-doc-sach-nhoc-nicolas-va-cac-ban-sempe-goscinny-nha-nam-nxb-hoi-nha-van-2018/ Sun, 04 Aug 2019 14:29:47 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=19678 Một mùa hè trôi qua và các bạn nhỏ lại chuẩn bị đến với hành trình của một năm học mới cùng những điều thú vị đang chờ đón. Sẵn sàng cho hành trang học tập, CLB Đọc sách cùng con cùng những bạn trẻ của mình gặp gỡ với những nhân vật vô cùng ...

The post Buổi đọc sách “Nhóc Nicolas và các bạn” (Sempé & Goscinny, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
anh doc sach nicolas va cac ban (1)

Một mùa hè trôi qua và các bạn nhỏ lại chuẩn bị đến với hành trình của một năm học mới cùng những điều thú vị đang chờ đón. Sẵn sàng cho hành trang học tập, CLB Đọc sách cùng con cùng những bạn trẻ của mình gặp gỡ với những nhân vật vô cùng đáng yêu mà người ta thường nói “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”. Đó chính là Nicolas và những người bạn của mình trong câu chuyện cùng tên của hai tác giả Pháp – Sempé và Goscinny do Nhã Nam và NXB Hội Nhà văn giới thiệu. Ra mắt độc giả từ năm 1959, nhóc Nicolas và những câu chuyện của mình không hề cũ kĩ mà dường như vẫn là những hồn nhiên, đáng yêu của bao cô nhóc, cậu nhóc trong suốt nhiều năm qua. Vào những ngày mưa, được cùng chúng bạn chạy thật nhanh, giẫm thật mạnh vào vũng nước để bắn tóe lên người và cả bọn cùng cười reo lên sung sướng có lẽ hiếm ai chưa từng thử một lần. Hay bạn có từng nhớ cảm giác khi một giọt nước mưa rơi xuống dưới gáy sẽ mang lại điều tuyệt vời như thế nào không? Tất cả những trò nghịch ngợm, đáng yêu đó của lũ học trò đều được Nicolas kể lại rất chi tiết và thú vị trong câu chuyện của mình. Những đứa đeo kính là những đứa học rất giỏi, đeo kính chính là một cách giúp học trò đạt điểm số cao hơn và cô giáo yêu quí hơn? Nicolas và lũ bạn của mình đã thực sự tin vào điều đó bởi thằng Agnan đứng đầu lớp vì nó cái kính trên mặt. Thằng Clotaire được bố mua cho cái kính, nhưng vì chúng bạn mượn đeo thử mà lúc lên bảng không có kính nên đã xơi ngay con không. Thật tiếc làm sao, giá mà…

Còn rất nhiều những câu chuyện thú vị của lũ nhóc như chuyến viếng thăm hiệu sách mới, sử dụng mật mã trong giờ học, sưu tập tem… đều sẽ mang tới những bất ngờ thú vị. Và chắc chắn, bạn sẽ tìm thấy mình trong một vài khoảnh khắc nào đó khi nhớ về thời học sinh đã xa, hay một gợi ý hài hước cho các bạn trẻ đang còn cơ hội được ngồi trên ghế nhà trường với những năm tháng đáng yêu đang chờ đợi ở phía trước.

Hãy cùng cuốn sách “Nhóc Nicolas và các bạn” đắm chìm với những tháng năm học trò.

Những hình ảnh trong buổi đọc sách:

anh doc sach nicolas va cac ban (2)

anh doc sach nicolas va cac ban (3)

anh doc sach nicolas va cac ban (4)

anh doc sach nicolas va cac ban (5)

anh doc sach nicolas va cac ban (6)

anh doc sach nicolas va cac ban (7)

anh doc sach nicolas va cac ban (9)

anh doc sach nicolas va cac ban (8)

anh doc sach nicolas va cac ban (10)

anh doc sach nicolas va cac ban (11)

anh doc sach nicolas va cac ban (12)

Bài viết: Dương My, Ảnh: Cò Trắng 

The post Buổi đọc sách “Nhóc Nicolas và các bạn” (Sempé & Goscinny, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Những khám phá đầu tiên của tớ – Khủng long (Jame’s Prunier & Henri Galeron, Nhã Nam & NXB Thế giới, 2018) http://docsachcungcon.com/nhung-kham-pha-dau-tien-cua-to-khung-long-james-prunier-henri-galeron-nha-nam-nxb-the-gioi-2018/ Mon, 13 May 2019 10:44:33 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=17937 Một con vật có thể to lớn bằng hàng tá con voi hoặc bé tí như ngỗng, chính là họ hàng nhà khủng long. Dấu chân khổng lồ của chúng để lại có thể tương đương với một gốc cây cổ thụ. Khi người tiền sử xuất hiện thì khủng long đã không còn tồn ...

The post Những khám phá đầu tiên của tớ – Khủng long (Jame’s Prunier & Henri Galeron, Nhã Nam & NXB Thế giới, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
doc sach kham pha dau tien cua to khung long (1)

Một con vật có thể to lớn bằng hàng tá con voi hoặc bé tí như ngỗng, chính là họ hàng nhà khủng long. Dấu chân khổng lồ của chúng để lại có thể tương đương với một gốc cây cổ thụ. Khi người tiền sử xuất hiện thì khủng long đã không còn tồn tại từ trước đó rất lâu rồi. Vì thế, những hình ảnh chân thực, mô hình sống động của khủng long mà con người nhìn thấy là nhờ các nhà khảo cổ đã mất nhiều thời gian để tái dựng từ những mẩu xương hóa thạch, sự nghiên cứu và tính toán chi tiết về loài vật này.

Đọc cuốn sách còn giúp các độc giả nhí nhận biết một số loài khủng long cơ bản, đặc tính nổi bật thông qua hình dáng và thức ăn của chúng. Ngoài những trang sách dày dặn, in màu thú vị thì cuốn sách này còn có một điều bí mật đang chờ các bạn nhỏ khám phá đấy!

Một số hình ảnh trong buổi đọc sách:

doc sach kham pha dau tien cua to khung long (2)

doc sach kham pha dau tien cua to khung long (3)

doc sach kham pha dau tien cua to khung long (4)

Cò Trắng (viết cho CLB Đọc sách cùng con)

The post Những khám phá đầu tiên của tớ – Khủng long (Jame’s Prunier & Henri Galeron, Nhã Nam & NXB Thế giới, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>