Du học – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con http://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Sun, 16 Feb 2020 04:02:48 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 Nhật Bản: Hoa anh đào, Kimino & gì nữa? (Tama Duy Ngọc, NXB Trẻ, 2019) http://docsachcungcon.com/nhat-ban-hoa-anh-dao-kimino-gi-nua-tama-duy-ngoc-nxb-tre-2019/ Thu, 13 Feb 2020 05:03:27 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20338  Ẩn giấu sau những ồn ào, những khác thường của lối sống công nghiệp của đất nước với những cánh hoa anh đào lung linh bao nhiêu người khát khao là những mẩu chuyện của những điều chân thật nhất được gói ghém qua cuốn “Nhật Bản: Hoa anh đào, Kimino & gì nữa?” “NHỎ” ...

The post Nhật Bản: Hoa anh đào, Kimino & gì nữa? (Tama Duy Ngọc, NXB Trẻ, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
nhat-ban-va-gi-nua

 Ẩn giấu sau những ồn ào, những khác thường của lối sống công nghiệp của đất nước với những cánh hoa anh đào lung linh bao nhiêu người khát khao là những mẩu chuyện của những điều chân thật nhất được gói ghém qua cuốn “Nhật Bản: Hoa anh đào, Kimino & gì nữa?”

“NHỎ” NHƯNG VẪN PHẢI “NHẶT”

Những câu chuyện được tác giả chia sẻ một cách rất chân thật và đôi khi khiến người đọc cảm thấy hơi bất ngờ đôi chút. Ví dụ như công việc dọn dẹp nhà cửa nhẹ nhàng dành cho những bạn tiểu học nghe tưởng chừng chỉ cần hướng dẫn qua loa là các bạn có thể làm được rất dễ dàng thì ở đây lại có cả những tiết học làm việc nhà cực kì phức tạp với công đoạn lên đến 6 bước cho một bạn học sinh tiểu học. Chưa hết ngạc nhiên với tiết học đặc biệt trên, những trang sách lại đưa ta đến câu chuyện xếp hàng, một câu chuyện rất nhẹ nhàng nhưng sự nhẹ nhàng đó lại càng làm ta khắc sâu, thấm thía rằng chẳng cần triết lý gì xa xôi, chúng ta luôn cải thiện được nếp sống văn minh từ những điều giản dị và từ những người thầy ở mọi lứa tuổi.

CHUẨN MEN Ở NHẬT

Những tưởng “men” là từ để miêu tả rõ nét nhất những chàng trai có thân hình cũng như phong cách sống rất cuốn hút nhưng thật khó để gọi tên, ấy vậy mà ở Nhật chúng ta có cả một danh sách những từ khắc họa vô cùng rõ nét về đàn ông con trai ở đây mới thật độc đáo làm sao.

Ikemen đại khái là những chàng hotboy hotman có thân hình nóng bóng và khuôn mặt đáng yêu.

Kajimen là từ ghép giữa Kaji (việc nhà) + men= người đàn ông tích cực giúp vợ làm việc nhà

Ikumen là từ ghép giữa Ikuji (nuôi dạy con) + men= người đàn ông tham gia vào việc nuôi dạy con cái cùng vợ

Thử đoán xem MEN nào ở Nhật thì sẽ được các chị, các mẹ yêu hơn nào?

Mình thì hi vọng có cả IkeKajiIkuMen trong nhà cơ đấy!

ƯU PHIỀN GIẤU TRONG CÁNH HOA

Có thể chúng ta chỉ biết về những tán anh đào rực rỡ, thơ mộng hay những bóng hồng Geisha kiêu sa và huyền bí, rồi đôi khi là chỉ nhớ về Nhật Bản với những bộ truyện tranh càn quét thị trường thế giới, mà chưa bao giờ có dịp tâm sự, trải lòng cùng với một người bản địa, lắng nghe từ tận đáy con tim mình với những ưu phiền riêng của cư dân đất nước đáng sống bậc nhất trên thế giới. Đôi khi bất an về hòa bình và an ninh có thể khiến một cô gái đầy nhiệt huyết cống hiến của tuổi trẻ phải khăn gói ra đi tới một nơi có thể bụi bặm hơn nhưng mang lại cảm giác bình yên mà nhiều người muốn có.

Ngoài ra còn vô cùng nhiều những điều bất ngờ khác, mời các bạn cùng đọc “Nhật Bản: Hoa anh đào, Kimino & gì nữa?” để xem Nhật Bản còn gì nữa nha…

Linh Lý (Viết cho CLB Đọc sách cùng con)

The post Nhật Bản: Hoa anh đào, Kimino & gì nữa? (Tama Duy Ngọc, NXB Trẻ, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tại sao cứ phải đi du học? http://docsachcungcon.com/tai-sao-cu-phai-di-du-hoc/ Tue, 10 Dec 2019 03:40:21 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20089 Cháu chào cô Thuỵ Anh. Cháu biết chuyên mục Tư vấn tuổi hồng đã lâu và đã đọc nhiều bài tư vấn của cô, qua đó cháu rút ra cho mình được nhiều điều, trong đó đặc biệt phải kể đến là cháu đã vượt qua được cuộc “chiến tranh lạnh” với bố mẹ khi ...

The post Tại sao cứ phải đi du học? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Cháu chào cô Thuỵ Anh. Cháu biết chuyên mục Tư vấn tuổi hồng đã lâu và đã đọc nhiều bài tư vấn của cô, qua đó cháu rút ra cho mình được nhiều điều, trong đó đặc biệt phải kể đến là cháu đã vượt qua được cuộc “chiến tranh lạnh” với bố mẹ khi định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho cháu. Giờ thì cháu đã quyết định sẽ đi du học sau khi học hết THPT. Tuy nhiên, thật tình cháu vẫn không thật sự thoải mái, nhất là khi bố mẹ cứ một mực bắt cháu đi du học. Cháu thấy nhiều bạn học ở Việt Nam cũng rất thành đạt cơ mà. Dù đã quyết định, nhưng thật sự trong cháu vẫn đang tồn tại một câu hỏi lớn: Tại sao cứ phải đi du học?

Cháu rất mong cô giải đáp câu hỏi trên ạ.

Cháu cảm ơn cô ạ.

Nguyễn Phương Anh (Lớp 11V – THPT Vinschool – Time City – Minh Khai – Hà Nội)

—————————————–

Phương Anh thân mến,

Không nhiều bạn trẻ đặt ra câu hỏi như cháu, vì dường như lâu nay, người ta nghiễm nhiên mặc định, ngoại thì tốt hơn nội, Tây thì hay hơn Ta, vì thế mà, ai cũng nghĩ, du học luôn là phương án tối ưu cho một người trẻ nếu gia đình có điều kiện. Thậm chí, có những trường hợp bố mẹ vất vả, cố gắng nai lưng làm lụng kiếm tiền để con thực hiện ước mơ bay nhảy của mình! Cô còn biết, có những người mẹ còn bay qua bay lại liên tục để hỗ trợ con trong sinh hoạt hàng ngày bởi đứa con chưa từng phải tự xoay sở, cơm nước bao giờ!

Bố mẹ sẵn sàng hy sinh và chấp nhận mọi giá vì con. Vì sao? Vì sao con họ không lựa chọn ở lại mà lại ra đi? Vì sao bố mẹ họ lại chăm chăm muốn rời xa con? Thế nào là phương án tối ưu cho đứa con còn chưa hoàn toàn tự lập?… Có thật nhiều câu hỏi rối bời khi bàn đến việc này. Cô nghĩ, các bậc cha mẹ cũng đã phải suy nghĩ nhiều lắm trước khi ra quyết định…

Phương Anh à,

Cô thử cùng em liệt kê một số cái được và không được của việc đi du học để mình dựa vào đó mà cân nhắc nhé!

Được:

  • Bay nhảy, có vẻ tự do, tự lập, sẽ trưởng thành hơn;
  • Được hưởng nền giáo dục hiện đại, tiến bộ;
  • Mở rộng tầm mắt, có thêm nhiều cơ hội giao lưu, học tập;
  • Ngành nghề nào em theo đuổi cũng có thể có cơ hội học sâu hơn và trau dồi kỹ năng tốt;
  • Có cơ hội tiếp cận thông tin mở và các nguồn tư liệu dồi dào trong các bảo tàng, thư viện, triển lãm, các cơ quan lưu trữ dữ liệu;
  • Bằng tốt nghiệp đại học bên Tây thường “có giá” hơn so với bằng Việt! Nếu về nước làm việc, tấm bằng ấy chắc chắn sẽ giúp em vượt qua nhiều đối thủ!

Thử thách:

  • Xa gia đình, cảm giác cô đơn;
  • Đôi khi có những người bị shock văn hoá, dễ bị thất vọng, chán nản, khó hoà nhập, thậm chí có người rơi vào trạng thái trầm cảm, không học được, phải về nước;
  • Một mình nơi đất khách, phải chủ động trong ứng xử, phải đối mặt với mọi vấn đề, tự mình xử lý mọi tình huống trong cuộc sống và các mối quan hệ xã hội;
  • Tốn một khoản tiền lớn.

Có thể, bố mẹ em cũng đã băn khoăn nhiều trước khi đi đến quyết định cho con rời xa mình, chắn chắn là họ nghĩ và làm theo câu: “ Vì tương lai con em chúng ta!” Vì thế, em hãy xin bố mẹ một buổi trao đổi thẳng thắn những gì khiến em lo lắng. Cô tin, sự cởi mở, lễ phép, cầu tiến sẽ giúp em có được sự lắng nghe của bố mẹ… Cứ cùng bố mẹ thảo luận, phản biện từng mục một – chúng ta sẽ thấy rõ hơn lời đáp.

anh tai sao phai du hoc

Du học có phải con đường duy nhất? (ảnh: internet)

Tuỳ vào nghề nghiệp em chọn, ta sẽ biết, quốc gia nào có đơn vị đào tạo tốt nhất; tình hình “cung-cầu” của ngành nghề ấy ở các nước thế nào; bố mẹ sẽ tốn bao nhiêu tiền cho em trong từng ấy năm học và liệu như thế có quá sức với gia đình mình không; em có thể làm thêm để phụ giúp bố mẹ hoặc có cách nào xin học bổng để đỡ chi phí chăng… Ta cũng nên nghĩ đến “đầu ra” nữa – em tưởng tượng mình muốn làm việc ở đâu? Việt Nam hay nước ngoài?… Có biết bao nhiêu điều cần làm rõ, hỏi-đáp, chia sẻ, nghe phản hồi. Và qua đó, cũng có biết bao hoang mang, rối bời được tháo gỡ. Cô nghĩ, không bao giờ là chỉ có một con đường duy nhất để học tập, vào đời. Chẳng hạn, học đại học trong nước rồi mới đi nước ngoài học thạc sĩ – cũng có thể là một lựa chọn hay!

Em thấy đấy, tất cả chỉ là sự lựa chọn của mình. Nhưng để chọn đúng, em cũng cần có thông tin đa chiều và đầy dủ. Em hãy hỏi thêm ý kiến của các anh chị đi trước, chắc chắn, họ sẽ chia sẻ được nhiều với em! Ngoài ra, thông tin trên mạng cũng có thể tham khảo…

Chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, công nghệ, nên những gì em muốn biết không quá khó để tìm được!

Phương Anh thân mến,

Chúc em đưa ra được lựa chọn cho mình một cách bình tĩnh, sáng suốt, có tham khảo ý kiến của mọi người, nhé!

Chúc em thành công!

Cô Thuỵ Anh. (bài đã đăng trên tạp chí Văn học & Tuổi trẻ)

The post Tại sao cứ phải đi du học? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Đẹp trai không ngại đi Mỹ (Mai Đức Anh, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2018) http://docsachcungcon.com/dep-trai-khong-ngai-di-mai-duc-anh-nha-nam-nxb-hoi-nha-van/ Fri, 19 Apr 2019 03:15:36 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=19673 Có những bạn trẻ chọn đi học ở những vùng đất lạ ngay từ khi mới bước sang những năm học phổ thông, cũng có những bạn thì muộn hơn, khi học đại học hay thậm chí có những người quyết định đi khi đã sang tuổi trung niên. Nhưng dù là lứa tuổi nào hay ...

The post Đẹp trai không ngại đi Mỹ (Mai Đức Anh, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Có những bạn trẻ chọn đi học ở những vùng đất lạ ngay từ khi mới bước sang những năm học phổ thông, cũng có những bạn thì muộn hơn, khi học đại học hay thậm chí có những người quyết định đi khi đã sang tuổi trung niên. Nhưng dù là lứa tuổi nào hay đi đến chân trời nào với nhiều thứ lung linh, những tòa nhà tráng lệ, những khu kiến trúc độc đáo, cổ xưa thì chắc hẳn ai cũng thấy nhớ nhà và cố gắng hoàn thành chương trình thật tốt để những kì nghỉ lại về bên gia đình thân yêu. Mai Đức Anh, cậu du học sinh Mỹ cũng không ngoại lệ. Những ngày xa gia đình, xa những con đường Hà Nội thân thuộc đã không ít lần làm Đức Anh thấy xao động. 

anh bia dep trai khong ngai di my

Những câu chuyện được anh chàng tiến sỹ Toán học tài ba này chia sẻ vô cùng thú vị, hài hước  nhưng cũng rất logic đúng như ngành học của Đức Anh vậy. Dòng chia sẻ rất chân thật về chuyện đi học ở đất nước cách Việt Nam tận mười bốn nghìn cây số làm cho ai đã từng vật lộn trong tháng ngày cô đơn bên trời Tây cũng thấy cay cay. Một khoảng thời gian đau đầu khi thấy bên này ai cũng thật giỏi và có phần đôi chút chạnh lòng khi thấy mình cũng chẳng là  gì, giống như một hạt cát so với bờ biển mênh mông nơi đây. Nhưng rồi, chàng trai của chúng ta đã ngược dòng một cách vô cùng ngoạn mục và cũng có đôi chút bất ngờ. Bên cạnh câu chuyện học hành, Đức Anh cũng viết về cuộc sống sinh viên với những lần dở khóc dở cười trong cuộc sống thường nhật mà chính cậu cũng không biết nên làm gì với những tình huống như thế nữa.

Sau một tuần dài mệt mỏi, bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi và đọc “Đẹp trai không ngại đi Mỹ” của Mai Đức Anh để tìm thấy những điều đáng yêu quanh ta. 

Linh Ly (viết cho CLB Đọc sách cùng con)

The post Đẹp trai không ngại đi Mỹ (Mai Đức Anh, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>