Mẹ Hổ dịu dàng – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con http://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Thu, 02 Mar 2023 10:27:21 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 Khúc khích cùng trẻ thơ http://docsachcungcon.com/khuc-khich-cung-tre-tho/ Tue, 21 Feb 2023 05:52:06 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23145 Báo Thời Nay – Viết cho thiếu nhi chưa bao giờ đơn giản, nếu không muốn nói đó là thách thức với mọi cây bút. Những năm gần đây, văn học thiếu nhi đã có bước khởi sắc đáng kể thể hiện qua số lượng lớn đầu sách được xuất bản, sự đón nhận sôi ...

The post Khúc khích cùng trẻ thơ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Báo Thời Nay – Viết cho thiếu nhi chưa bao giờ đơn giản, nếu không muốn nói đó là thách thức với mọi cây bút. Những năm gần đây, văn học thiếu nhi đã có bước khởi sắc đáng kể thể hiện qua số lượng lớn đầu sách được xuất bản, sự đón nhận sôi nổi của bạn đọc và dấu ấn giải thưởng. Tuy nhiên, để tìm được một tên tuổi, giọng điệu duyên dáng với mảng đề tài này và có sự mở rộng, lan tỏa, kết nối lại không dễ.

1/Nhà thơ, dịch giả, TS Giáo dục Nguyễn Thụy Anh là cây bút khiến ta có thể tin tưởng khi đề cập câu chuyện này. Mới nhất, cuối năm 2022, chị đã cho ra mắt tập thơ thiếu nhi “Phù thủy sợ ma” do NXB Kim Đồng ấn hành, họa sĩ Kim Duẩn vẽ minh họa. Một tập sách trong veo, lảnh lót, dễ thương và tạo được dấu ấn bất ngờ, thú vị. Mở đầu tập thơ là bài “Đồng dao tình yêu”, một đề tài có vẻ quen mà nhiều khi lại không quen với các bé bởi hễ nhắc tới tình yêu thì người lớn cứ “lơ lở lờ lơ”. Nắm bắt tâm lý ấy, nhà thơ Nguyễn Thụy Anh có cách đặt vấn đề và giải quyết thật tinh tế, đáng yêu: “Mẹ ơi, lạ thật:/Tình yêu là gì?/Mà khi con hỏi/Ai cũng bỏ đi!/Hỏi bố, bố lắc/Bà… bật ti vi/Quay sang hỏi chị/Chị còn học thi!/-Tình yêu là thứ/Cần nói rất nhiều!/Nói về cánh diều/Bay lên cùng gió,/Nói về ngọn cỏ/Đẫm một lá sương,/Nói về hương thơm/Nước hoa tóc mẹ,/Nói về tuổi trẻ,/Nói về tuổi già,/Nói về năm cũ,/Về ngày hôm qua… Những vần thơ nhắc ta, dường như không có câu hỏi nào của trẻ mà người lớn không thể trả lời một cách thật trẻ thơ, vấn đề là chúng ta chọn cách đón nhận món quà ấy như thế nào. Ta coi đó như món quà, hay chỉ là sự tò mò, rắc rối.

Những sự việc giản đơn, quen thuộc như ăn, ngủ, nghỉ, học, chơi… được tác giả tiếp cận như một món quà thế giới tuổi thơ gửi tặng. Chẳng hạn, để hiểu, bé tập viết có những khi: “Chữ nó chẳng nghe lời,/Đuổi theo hết cả hơi,/Cứ bay trên dòng kẻ!” (Tập viết). Hay một Giấc trưa bình yên mèo con và nắng ôm nhau cho đến lúc “Nằm lâu nắng mỏi,/Cựa mình rung rinh./Mèo vội hé mắt,/Vỗ về: Im! Im!”. Trong thế giới của người lớn, thật khó gặp cái mỏi nào dễ thương để có thể rung rinh cựa mình. Cũng hiếm lời đề nghị “im im” nào không gây khó chịu. Nhưng trẻ thơ là vậy, thiên nhiên là vậy, ta mở lòng ra, trong sáng sẽ ùa vào ngập tràn như: “Rất nhiều bông nắng/Rụng xuống lòng tay,/Đậu vào mái tóc -/Là quà của cây…”. (Đôi bạn).

“Phù thủy sợ ma”, tên tập thơ cũng là tên một bài thơ mới ngộ nghĩnh, lý thú làm sao: “Phù thủy sợ ma,/Vừa đi vừa khóc!/Mèo đen khuyên học/Sử dụng đũa thần,/Dơi bay rợp sân,/Nhắc làm bùa chú,/Gặp thày giáo Cú/Thông minh có thừa,/Lần chuyện xa xưa,/Bày cho mua tỏi,/Xong xuôi thì gọi:/“Mẹ ơi! Mẹ ơi!”/Thế là tức thời/Hết luôn cả sợ!”. Rất trong trẻo, cũng đầy lém lỉnh, thông minh mới có thể mang đến cho bạn đọc nhỏ tuổi một phù thủy gần với trẻ thơ đến thế. Không còn là hình tượng đáng sợ và xa lạ, phù thủy của Nguyễn Thụy Anh bước ra với trẻ bằng chân dung hồn nhiên, cũng có bạn bè, thầy giáo, cũng được bày trò, chỉ bảo, và cuối cùng “bùa chú” linh nghiệm nhất là tiếng gọi “mẹ ơi!”. Vừa như một trò chơi, vừa như truyện ngụ ngôn mang đến sự vỡ òa khúc khích. Các tác phẩm viết cho thiếu nhi, dù thể loại, đề tài nào, cũng cần sự vỡ òa chặng cuối, tiếc là, những tác giả làm được điều ấy không nhiều.

Với một tâm hồn nồng ấm, sáng trong, một tình yêu đặc biệt dành cho trẻ nhỏ, chặng đường chữ nghĩa của nhà thơ Nguyễn Thụy Anh luôn mang đến sự an tâm, tin cậy. Những hình ảnh, biểu tượng tưởng như đã “đóng đinh” trong ý nghĩ trẻ thơ, cũng được chị tái hiện lại một cách gần gụi, dễ mến: “Nước mắt cá sấu/Sao chẳng ai thương?/Sấu nằm ngẫm nghĩ/Buồn thiu bên đường…”. (Cá sấu). Rồi cả những thắc mắc giản đơn mà để trả lời thì không hề đơn giản: “Cánh máy bay vì sao/Không vỗ như chim nhỉ?” (Bé đi máy bay). Ngay đến cuộc “ra đi” của những chiếc răng sữa cũng được tái hiện rất tinh nghịch, đương thời: “Cô giáo giải thích:/Mình đã lớn rồi/Nên phải đến thời…/“Răng đi công tác!”/Răng sữa trắng muốt/Chia tay vội vàng/Cả lớp cười vang:/Răng đi công tác!” (Đi công tác).

Tình yêu, niềm tự hào trước những dấu ấn quan trọng của cuộc sống, của đất nước quê hương được nữ tác giả miêu tả đầy sinh động. Với bóng đá sẽ là: “Em cầm lá cờ đỏ/Trên má cũng vẽ cờ/Nhỏ thì phất cờ nhỏ/Người lớn khoác cờ to…/Quả bóng lăn vội vã/Trên ti vi chiều nay/Ai cũng kêu: “Có bão!”/Trời lại hiền… heo may?!/Thì ra… Vui là gió/Gió lộng – vui rộn ràng/Cả nước òa sung sướng/Đổ ra đường – bão sang!”. Với những thời khắc chuyển giao năm cũ, năm mới sẽ là những “Bài ca năm Ngựa”, “Đồng dao năm Khỉ”: “Ngựa vui hớn hở/Ngựa lớn rất nhanh/Lưới nắng dệt quanh/Bờm vàng lấp lánh/Như là mọc cánh/Tung vó ngựa bay/Tiếng hí rất hay/Vang trong trời đất”; “Một năm mới/Toàn màu xanh/Khi chuyền cành/Khi hái quả/Khi kết lá/Khi ngắm hoa/Dù ở xa/Dù bên cạnh/Đều rạng rỡ/Đều thân thương/Luôn nhịn nhường/Vô tư lự…”.

Qua hành trình bền bỉ viết cho trẻ thơ, viết vì trẻ thơ, người đọc tin bên trong tâm hồn Nguyễn Thụy Anh luôn hiện hữu vầng sáng lấp lánh của những ngôi sao, mặt trăng, mặt trời thơ nhỏ. Những tia sáng long lanh, ấm êm tỏa rạng ấy mang đến góc nhìn của một giọt sương. Trong veo, mới có thể kể, tả tài tình, rung rinh cảnh hai chú hổ con ngóng mẹ: “Áp tai liếm láp/Chải lông thật mềm/Sửa soạn đón mẹ/Cũng vừa hết đêm…/Tiếng gầm dữ dội/Phía núi xa xôi/“Mẹ mình gọi đấy/ Dịu dàng quá thôi!!!” (Ngóng mẹ). Trong veo, mới chạm vào được một màn đêm dịu dàng, thân thiện: “Bóng đêm không màu đen/Chỉ nhòa mờ dìu dịu/Em thiếp đi dễ chịu:/Màu đêm là màu êm… ” (Màu êm).

2/Nhà thơ Nguyễn Thụy Anh đã có một hành trình bền bỉ với trẻ thơ. Chị xuất bản nhiều tập thơ được các em nhỏ yêu thích. Chỉ riêng năm 2014, với sự phối hợp cùng NXB Trẻ, chị đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm “Nhim nhỉm nhìm nhim”, “Ngày xưa, ngày nay, ngày sau”, “Mẹ hổ dịu dàng”, “Vui cùng tiếng Việt”. Bên cạnh thơ ca, nhiều bộ truyện, bộ sách kỹ năng cũng được nữ tác giả xuất bản, như: Bộ truyện 9 tập “Bố ơi vì sao?” (NXB Mỹ thuật và Alpha Books, 2009); Bộ sách kỹ năng 5 tập (NXB Trẻ, 2010); Bộ sách 20 tập “Nói sao cho con hiểu” ( NXB Trẻ, 2016, 2017) và nhiều tác phẩm dịch.

Chia sẻ về tác phẩm cho thiếu nhi, nhà thơ Nguyễn Thụy Anh vốn coi đó như những người bạn bé bỏng dễ hiểu, dễ chơi nhất với trẻ, cũng khát vọng bình dị: “Tôi ước chúng được vang lên như chuỗi cười khúc khích tự nhiên, kể cho bé về thế giới, nói với bé những lời hiền hậu, thân mến”. Có lẽ, chính bởi tình cảm thật trong sáng, nồng ấm và tự nhiên nhất ấy mà chị đã lan tỏa được nhiều giá trị thật hữu ích, gần gũi với trẻ thơ thông qua nhiều cách thức, con đường mà đôi khi, có lẽ chính chị cũng không nghĩ nó rộng dài và được đón nhận nồng nhiệt đến thế.

Tác giả Nguyễn Thụy Anh sinh tại Hà Nội, là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam (1989-1991). Chị tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Sư phạm Moskva, là Tiến sĩ ngành Giáo dục học. Từ năm 2010, chị sáng lập và là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đọc sách cùng con (Hà Nội) – một tổ chức hỗ trợ văn hóa đọc gia đình, cung cấp phương pháp tiếp cận con trẻ cho các bố mẹ và hỗ trợ rèn luyện cho các em nhỏ kỹ năng đọc, tự học và các kỹ năng xã hội khác. Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh được Tạp chí Forbes Vietnam bình chọn là một trong 20 phụ nữ truyền cảm hứng năm 2021.

Mai Lữ

The post Khúc khích cùng trẻ thơ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Buổi đọc sách “Mẹ Hổ dịu dàng” (Thụy Anh, NXB Trẻ, 2016) http://docsachcungcon.com/buoi-doc-sach-ho-diu-dang-thuy-anh-nxb-tre-2016/ Sat, 06 Oct 2018 12:36:46 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=16796 Một chiều thứ 7 đầu thu, những thành viên nhí đầu tiên của CLB Đọc sách cùng con chi nhánh Khúc Khích đã có một buổi sinh hoạt đầy tiếng cười. Các bạn nhỏ đã cùng cô chơi và đọc một bài thơ rất thú vị về một nhân vật vô cùng đáng yêu. Đó ...

The post Buổi đọc sách “Mẹ Hổ dịu dàng” (Thụy Anh, NXB Trẻ, 2016) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>

Một chiều thứ 7 đầu thu, những thành viên nhí đầu tiên của CLB Đọc sách cùng con chi nhánh Khúc Khích đã có một buổi sinh hoạt đầy tiếng cười.

Các bạn nhỏ đã cùng cô chơi và đọc một bài thơ rất thú vị về một nhân vật vô cùng đáng yêu. Đó là một bạn Hươu nhỏ đến từ bài thơ Hươu cao cổ nằm trong tập thơ Mẹ Hổ dịu dàng (Thụy Anh, NXB Trẻ, 2016).

Bạn Hươu nhỏ sống trong một khu rừng, khi đi học đã bị các bạn chê bai chiếc cổ dài của mình. Hươu rất buồn và về nhà trách ba mẹ sao lại sinh ra mình với chiếc cổ dài kỳ như vậy? Hươu mẹ đã giải thích và nói cho hươu con biết chiếc cổ dài của mình có thể giúp ích gì. Nào là giúp hái được lá cây trên cao, giúp nhìn được thật xa, giúp tránh phải nghe những điều xấu xa không đáng…Chiếc cổ dài ấy còn có thể giúp đỡ được mọi người. Chính bạn hươu con cũng nhận thấy mình có thể dùng chiếc cổ để chở các bạn đến trường khi bị mệt nữa cơ.

Còn các bạn nhỏ là thành viên của CLB Đọc sách cùng con còn nhận ra một thông điệp rất ý nghĩa từ bài thơ. Đó là tôn trọng sự khác biệt. Không nên chê bai người khác vì bề ngoài của họ.

Kết thúc buổi đọc sách, các bạn nhỏ đã cùng cô Kẹo tạo hình những bạn hươu cao cổ rất đáng yêu từ giấy bìa.

Mời bố mẹ cùng ngắm những hình ảnh trong buổi sinh hoạt của các con.

Hẹn gặp các bạn nhỏ vào chiều thứ 7 hàng tuần tại chi nhánh Mầm non Khúc Khích (số 29, ngách 2, ngõ 10, Tôn Thất Tùng )

Bài: Kẹo Kon, ảnh: Phạm Hằng

The post Buổi đọc sách “Mẹ Hổ dịu dàng” (Thụy Anh, NXB Trẻ, 2016) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Mẹ hổ dịu dàng http://docsachcungcon.com/me-ho-diu-dang/ Sat, 12 Apr 2014 03:11:57 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=2665 Chiều thứ 7 ngày 5/4/2014, CLB Đọc sách cùng con đã phối hợp cùng với NXB Trẻ, Thư viện Hà Nội và Tạp chí Mẹ và bé bảo trợ thông tin tổ chức Tọa đàm “Sách và phương pháp giao lưu cảm xúc giữa mẹ và con” nhân dịp ra mắt 4 tập thơ thiếu ...

The post Mẹ hổ dịu dàng appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Chiều thứ 7 ngày 5/4/2014, CLB Đọc sách cùng con đã phối hợp cùng với NXB Trẻ, Thư viện Hà Nội và Tạp chí Mẹ và bé bảo trợ thông tin tổ chức Tọa đàm “Sách và phương pháp giao lưu cảm xúc giữa mẹ và con” nhân dịp ra mắt 4 tập thơ thiếu nhi của tác giả Thuỵ Anh dành cho trẻ từ 0 đến 7 tuổi.

Bộ sách thơ gồm 4 cuốn có những cái tên nhộn nhộn “Nhim nhỉm nhìm nhim”, “Mẹ Hổ dịu dàng”, “Ngày xưa, ngày nay, ngày sau…”, “Vui cùng tiếng Việt” là những ấn phẩm mới nhất mà tác giả Thụy Anh dành tặng cho các độc giả nhỏ xíu vào những ngày đầu tháng 4 hiền hậu này. Những bài thơ trong 4 tập thơ này tác giả bắt đầu viết từ những ngày đầu tiên làm mẹ, là thơ của mẹ viết cho con, để dạy con, nghe con và cùng con lớn lên từng ngày, là những bài thơ của một người yêu trẻ, cùng trẻ nhìn cuộc sống với con mắt hồn nhiên và… hiểu biết. Bộ sách đặc biệt không chỉ vì thơ. Phần minh họa công phu, lựa chọn màu sắc cẩn trọng của họa sĩ Kim Duẩn đã làm đầy đủ hơn hồn vía của những câu chuyện thơ mà tác giả thủ thỉ cùng trẻ nhỏ. Có thể tin rằng, họa sĩ Kim Duẩn là người đồng sáng tạo với tác giả Thụy Anh suốt 4 tập sách này.

Mở đầu, nhà báo Hà Việt Anh đã nêu lên sự thiếu hụt của các tác phẩm thơ gần đây cho các bé từ 0-5 tuổi, chỉ có chủ yếu những tác phẩm cũ của các tác giả nổi tiếng ngày trước như Định Hải, Phạm Hổ, Hồ Xuân Hương, Võ Quảng…Tuy nhiên ngay cả trong di sản thơ cho thiếu nhi của các nhà thơ ngày ấy, thơ ca cho các bạn rất nhỏ cũng ko nhiều. Vậy thơ ca quan trọng thế nào cho sự phát triển của trẻ ngày từ 0 tháng tuổi ? Đó chính là một trong những lí do của buổi tọa đàm ngày hôm nay.

Bà Lê Thị Hoàng Anh, giám đốc chi nhánh NXB Trẻ lên phát biểu và tác giả Thụy Anh cũng đã gửi lời cảm ơn tới “bà đỡ” NXB Trẻ cũng như tầm quan trọng của tranh họa sĩ Kim Duẩn với màu sắc tương đối trầm, không quá sặc sỡ.

Để các bạn nhỏ không sốt ruột, tác giả Thụy Anh đã mời một nhân vật xuất hiện. Một tiếng gầm vang lên lại khiến các bạn nhỏ rất thích thú. À hóa ra đó là một chú hổ rất “gầy”. Rồi các bạn đã cùng đọc bài thơ “Ngóng mẹ” trong tập thơ “Mẹ hổ dịu dàng” . Nhiều bạn nhỏ rất giỏi đấy nhé, các bạn đã biết mặc dù đối với con người thì tiếng gầm rất đáng sợ nhưng với hổ con thì đó là tiếng gọi rất dịu dàng.Tác giả Thụy Anh đã hỏi các bạn khi nghĩ đến hổ, các bạn liên tưởng đến điều gì : dữ dằn, đáng sợ, chúa sơn lâm, hổ vằn….nhiều từ nữa mà các bạn đưa ra. Đều là những điều chính chúng ta liên tưởng đến khi nghĩ đến hổ. Với mỗi câu trả lời, các bạn nhỏ nhận được một phần quà sách từ CLB Đọc sách cùng con. Thêm một bài thơ nữa các bạn nhỏ đọc cùng chú hổ gầy là bài thơ “Bé đi chơi” trong tập thơ “Ngày xưa, ngày nay, ngày sau”. Tất cả hãy cùng lắng nghe và làm theo lời thơ với chú hổ nhé. Có vẻ như chú hổ làm theo không đúng cho lắm như lời thơ. Ví dụ như mặc áo, mặc quần này vì bình thường hổ không mặc quần áo mà. Chấm điểm 10 cho chú hổ nhưng các bạn vẫn xung phong lên làm theo lời thơ rất nhiều và các bạn nhỏ đã làm rất đúng, giỏi hơn chú hổ nhiều.

Các bạn nhỏ, chưa biết đếm đã cùng đọc bài thơ “Chú dê con biết đếm đến 10”. Tiếp là một nhân vật đặc biết với chiếc cổ dài, đó là bạn Hươu cao cổ và bài thơ cùng tên đã vang lên ngay sau đó. Vì sao cổ lại dài thế nhỉ, để nhìn xa, để hái lá cây trên cao, để làm gì nữa, làm xe chở:….Cổ là xe chởCho khi bám vàoCho thỏ bám vàoCho cáo bám vàoCho gấu bám vàoCác bạn bám vàoĐể khi đến trườngNhững khi bạn nàoBỗng nhiên bị mệt

Mẹ khen: Thật tuyệt!

Nhưng nhớ điều này:

Phải giữ thăng bằng

Không thì…lộn cổ!

Không chi có khỉ, thỏ bám vào mà các bạn nhỏ và bố mẹ còn đưa ra nhiều phương án khác. Cho mực, ốc sên, voi, kiến…bám vào nữa ^__^

Trước khi các bạn nhỏ tạm chia tay bố mẹ để tham gia buổi đọc sách ở hội trường bên cạnh, bố mẹ cùng các bạn nhỏ cùng hát bài hát “Nụ cười” bằng các nguyên âm.10 phần quà xinh xắn là món quà cô Thụy Anh dành tặng cho 10 gia đình là thành viên tích cực tham gia các hoạt động của CLB Đọc sách cùng con.

Khi tiếng chuông vang lên, bạn nhỏ nào có số dán màu xanh, đỏ hay đen sẽ theo các anh chị phụ trách về nhóm đó để bắt đầu buổi đọc sách. Ba nhóm đã ngồi thành vòng tròn rồi tự đặt tên nhóm.

Có một bạn nhỏ có cái tên rất hay là Bún Bò… nhưng bạn ấy lại không biết mẹ mình làm gì ở trong bếp. Và điều gì sẽ xảy ra khi người chủ tí hon ấy lại không biết trong ngôi nhà mình có những vật dụng gì và công dụng của chúng ra sao??? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu câu chuyện mang tên: “Chủ nhà” của tác giả Thụy Anh, tranh Kim Duẩn do NXB Trẻ phát hành nhé!

Đêm khuya mà Bún Bò trằn trọc không ngủ được nên mò xuống bếp. Cậu vào bếp tìm nước lọc để uống vì mẹ quên để. Bước vào bếp, cậu vấp phải thân chổi nằm ngang. Điều khiến Bún Bò không tin vào mắt mình là chính là tất cả các đồ vật đều biết nói có cái miệng rộng ngoác và đang cùng tấn công cậu. Lí do vì sao ư, vì tất cả các đồ vật đều tưởng Bún Bò là người lạ nên đã tấn công cậu. Từ cây chổi, cái rổ đến cái thùng gạo đến không biết Bún Bò là ai, không biết Bún Bò là con của chủ nhà này vì họ đã gặp cậu bao giờ đâu.Vừa kể chuyện, cô My vừa cùng các bạn nhỏ dự đoán những tình tiết tiếp theo của câu chuyện.

Buổi đọc sách diễn ra với các bài tập với từ, bài tập tưởng tượng và hoạt động nhóm.Tất cả các đồ vật trong bếp đều nghĩ Bún Bò là kẻ trộm không phải là chủ nhà, bởi chủ nhà thì phải biết các đồ dùng trong nhà để ở đâu, có công dụng gì thì mới đúng là chủ nhà chứ. Thật may đó chỉ là một giấc mơ của Bún Bò mà thôi, nhưng sau giấc mơ đó Bún Bò đã cố gắng lập kế hoạch và hành động để trở thành chủ nhà thực sự trong ngôi nhà của mình. Trước khi kết thúc buổi đọc sách là lời hứa cam kết hành động, mỗi bạn sẽ đeo 1 vòng tay có ghi công việc các bạn chọn giúp mẹ trong buổi tối về nhà.

Ở bên này, tác giả hay TSGD Thụy Anh đã cùng chia sẻ với các bố mẹ về phương pháp giao lưu cảm xúc với các bé thông qua sách hay cụ thể là những câu chuyện, những bài thơ.

Kết thúc phần chia sẻ cũng là lúc buổi đọc sách kết thúc, tất cả lại cùng nhau nhảy điệu Chickendance vui nhộn.

Cuối chương trình là phần chụp ảnh ký niệm cũng như ký tặng của tác giả Thụy Anh và họa sĩ Kim Duẩn.Hẹn gặp lại các bố mẹ và các bạn nhỏ vào chương trình lần sau nhé !

Một số hình ảnh trong buổi Tọa đàm:
Nhà báo Hà Việt Anh và tác giả Thụy Anh
Họa sĩ Kim Duẩn
Chú hươu cao cổ này
Còn đây là hổ gầy
Trả lời câu hỏi là sẽ được nhận quà !
Câu chuyện của Bún Bò
Tay ai cao hơn nào !
Chickendance vui nhộn

The post Mẹ hổ dịu dàng appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>