Nhà văn – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con http://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Sat, 28 Dec 2019 10:33:02 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 Ra mắt cuốn sách “Xung và Cung – đôi bạn voi dũng cảm” http://docsachcungcon.com/ra-mat-cuon-sach-xung-va-cung-doi-ban-voi-dung-cam/ Mon, 09 Dec 2019 16:28:55 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20171 Cuốn sách “Xung và Cung – Đôi bạn voi dũng cảm” bên cạnh sổ phác thảo bằng tay của họa sĩ Vladimir Sevchenko Nhân dịp năm chéo hữu nghị Việt Nam – Liên Bang Nga (2019-2020) và hướng tới kỉ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Liên bang Nga (1950-2020), ...

The post Ra mắt cuốn sách “Xung và Cung – đôi bạn voi dũng cảm” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
ra mat xung va cung (1)

Cuốn sách “Xung và Cung – Đôi bạn voi dũng cảm” bên cạnh sổ phác thảo bằng tay của họa sĩ Vladimir Sevchenko

Nhân dịp năm chéo hữu nghị Việt Nam – Liên Bang Nga (2019-2020) và hướng tới kỉ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Liên bang Nga (1950-2020), tại Thư viện Hà Nội vào sáng thứ Bảy ngày 07/12/2019 đã diễn ra chương trình ra mắt cuốn sách tranh đặc biệt “Xung Và Cung – Đôi Bạn Voi Dũng Cảm” của hai tác giả người Nga Vitali Bianki và Vladimir Sevchenko.

Chương trình có với sự tham dự của bà Nikolskaia Galina Vladimirovna con gái họa sĩ Vladimir Sevchenko, hai dịch giả Nguyễn Thụy Anh và Nguyễn Quốc Hùng cùng đông đảo khán giả Việt Nam.

ra mat xung va cung (5)

ra mat xung va cung (4)

ra mat xung va cung (3)

Chương trình nhận được sự quan tâm đông đảo của độc giả thuộc mọi lứa tuổi

Bà Galina xúc động chia sẻ về những kỉ niệm khi họa sĩ Vladimir Sevchenko cùng những phác thảo đầu tiên của ông trong cuốn sổ của mình để vẽ những chú voi. Họa sĩ trẻ khi ấy dành rất nhiều thời gian để quan sát những chú voi trong vườn thú để có những bức tranh sinh động về hoạt động hàng ngày và cả những tưởng tượng về hành trình từ đất nước Việt Nam xã xôi nơi mà Xung và Cung xuất phát. Rôi những hồi hộp, bất ngờ của chàng họa sĩ khi tác phẩm của mình đã gây ấn tượng mạnh mẽ với tác giả Vitali Bianki – nhà văn khi ấy đã rất nổi tiếng! Chính những bức tranh đó đã khiến Vitali Bianki đặt bút viết nên bản hùng ca về loài voi này. Con gái họa sĩ Vladimir Sevchenko cũng bày tỏ niềm hạnh phúc khi một lần nữa tác phẩm của cha mình được trở lại với độc giả và trong lần trở lại này thật đặc biệt bởi cuốn sách được dịch sang tiếng Việt và được đông đảo độc giả Việt Nam đón nhận, trong đó có rất nhiều các độc giả nhí. Các bạn nhỏ đến tham dự chương trình đã nhanh chóng cùng cô giáo T. Huyền của CLB vẽ một bức tranh về voi và gửi tặng lại cho bà Galina làm kỉ niệm.

ra mat xung va cung (6)

ra mat xung va cung (7)

ra mat xung va cung (8)

Những chú voi cũng biết nhảy múa đấy nhé!

Cũng trong chương trình, hai dịch giả Quốc Hùng và Thụy Anh cũng đã chia sẻ những kỉ niệm của mình khi tham gia dịch cuốn sách từ tiếng Nga sang tiếng Việt. Dịch giả – Tiến sĩ Nguyễn Quốc Hùng tâm sự: Đây là một câu chuyện có thật và cảm động về những con vật đã kết nối hai quốc gia và chúng ta sẽ không bao giờ được phép quên lãng. Câu chuyện này vẫn còn mang tính thời sự cho đến ngày nay. Đặc biệt trong thời khắc kỉ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Dịch giả – Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh – Chủ nhiệm câu lạc bộ Đọc Sách Cùng Con cũng chia sẻ: Đây là câu chuyện có thật mà như cổ tích, rất cảm động về TÌNH BẠN! Tình bạn giữa đôi voi. Tình bạn giữa hai dân tộc Việt-Xô ngày ấy, Việt-Nga bây giờ. Và thậm chí, khi quyết định chuyển ngữ cuốn sách kì lạ này giới thiệu tới các em, chúng tôi – hai người bạn thân thiết – cũng đã quyết định cùng nhau thực hiện. Không phải chúng tôi không thể làm việc độc lập. Đơn giản, đó là niềm vui ấm áp của TÌNH BẠN khi được cùng kể một câu chuyện đáng yêu, cũng như niềm vui của nhà văn Bianki và hoạ sĩ Sevchenko từng có vậy!

ra mat xung va cung (9)

ra mat xung va cung (10)

Cuốn sách tranh “Xung Và Cung – Đôi Bạn Voi Dũng Cảm” được lấy cảm hứng sáng tác từ câu chuyện có thật về hành trình từ nước Việt đến nước Nga của hai con voi Xung và Cung. Theo lời kể của nhà văn Xô-viết Vitali Bianki, đôi bạn voi này sinh năm 1907 dưới tán rừng già nhiệt đới, lớn lên trong thời kỳ đất nước Việt Nam bị giặc ngoại xâm, đôi bạn đã cùng nhân dân Việt Nam trải qua nhiều đau thương rồi vùng lên quật khởi, đấu tranh giành độc lập. Năm 1953, hai con voi lên đường đến Liên Xô như một món quà của tình hữu nghị, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam tặng thiếu nhi và nhân dân thành phố Leningrad (nay là Saint Petersburg). Trong suốt hành trình kéo dài gần một năm rưỡi, băng rừng, lội suối, trèo đèo, rồi đi tàu hỏa từ Trung Quốc qua vùng Siberia mênh mông, trước khi được đón về Vườn bách thú Leningrad, đôi bạn voi đã thể hiện sự can đảm và kiên cường thật xứng với tên gọi “đôi bạn dũng cảm”.

ra mat xung va cung (12)

ra mat xung va cung (11)

Nếu hai tác giả của cuốn “Xung và Cung, đôi bạn voi dũng cảm” là Vitali Bianki và Vladimir Sevchenko bằng trí tưởng tượng viết và vẽ lên câu chuyện về hành trình tuyệt vời, giàu cảm xúc của Xung và Cung thì cô Thụy Anh đã cùng các độc giả nhí tham dự chương trình đến với những tưởng tượng của riêng mình về cách mà những chú voi có thể di chuyển từ Việt Nam sang tới Nga. Trên hành trình ấy, Xung và Cung đã ăn những món ăn nào, đôi voi đã gặp phải những khó khăn nào trên đường đi, khi muốn thể hiện cảm xúc của mình những bạn voi sẽ biểu hiện bằng cách nào?… đều được các bạn dùng những động tác cơ thể, ngôn ngữ và sự sáng tạo của riêng mình để bày tỏ. Tin rằng, cuốn sách “Xung và Cung, đôi bạn voi dũng cảm” sẽ giúp các bạn đọc nhỏ tuổi bắt đầu hành trình đến với nước Nga, và cùng vẽ nên một bức tranh về nước Nga của riêng mình, cả về hành trình của đôi voi khi đến với nơi đây trong sự hân hoan, chào đón nồng nhiệt như thế nào của những người bạn phương Bắc nhé!

ra mat xung va cung (13)

ra mat xung va cung (14)

Có rất nhiều bạn voi

Trân trọng cảm ơn tình cảm nồng nhiệt của các nhà văn, nhà thơ, dịch giả cùng các độc giả, đặc biệt là những bạn đọc nhỏ tuổi đã đến với buổi Ra mắt cuốn sách “Xung và Cung, đôi bạn voi dũng cảm” trong một buổi sáng mùa đông tràn ngập ánh nắng ấm áp và tình bạn cao đẹp!

Xin chân thành cảm ơn các anh chị phóng viên, báo chí các cơ quan truyền thông đã đến dự và đưa tin về hoạt động!

Trân trọng cảm ơn những cộng tác viên yêu quí của CLB Đọc sách cùng con đã tỉ mỉ, chăm chút cho từng góc hoạt động tại sự kiện để buổi lễ diễn ra trong không gian thật ấm áp, ngọt ngào và trở thành một kỉ niệm đẹp cho mỗi người tham gia.

Những câu chuyện về hai người bạn voi chưa dừng lại ở đó, hai bạn ấy sẽ cùng người đọc viết tiếp hành trình của mình bằng chính trí tưởng tượng, khả năng sáng tạo của mỗi độc giả khi lật mở từng trang sách!!!

ra mat xung va cung (15)

Bà Nikolskaia Galina Vladimirovna con gái họa sĩ Vladimir Sevchenko

ra mat xung va cung (2)

Bài viết: Dương My. Hình ảnh: Đinh Lê Vũ

The post Ra mắt cuốn sách “Xung và Cung – đôi bạn voi dũng cảm” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
EcoCamp 2019 đợt 3 – Sáng tạo và kể chuyện cùng nhà văn Lê Phương Liên http://docsachcungcon.com/ecocamp-2019-dot-3-sang-tao-va-ke-chuyen-cung-nha-van-le-phuong-lien/ Thu, 18 Jul 2019 16:16:53 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=19604 Buổi chiều ngày thứ mười của trại hè, các thủy thủ của EcoCamp có cơ hội giao lưu và trò chuyện với bà Thủy Thần – Nhà văn Lê Phương Liên. Các bạn được lắng nghe bà chia sẻ về câu chuyện sáng tác, cảm hứng có thể lấy từ đâu, làm thể nào để ...

The post EcoCamp 2019 đợt 3 – Sáng tạo và kể chuyện cùng nhà văn Lê Phương Liên appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Buổi chiều ngày thứ mười của trại hè, các thủy thủ của EcoCamp có cơ hội giao lưu và trò chuyện với bà Thủy Thần – Nhà văn Lê Phương Liên. Các bạn được lắng nghe bà chia sẻ về câu chuyện sáng tác, cảm hứng có thể lấy từ đâu, làm thể nào để có thể viết một câu chuyện. Sau đó, mỗi đội đã tự sáng tác một câu chuyện rất thú vị.

Những hình ảnh trong buổi giao lưu:

ecocamp 2019 dot 3 - giao luu va ke chuyen voi nha van le phuong lien (1)

ecocamp 2019 dot 3 - giao luu va ke chuyen voi nha van le phuong lien (2)

Lắng nghe bà Thủy Thần chia sẻ

ecocamp 2019 dot 3 - giao luu va ke chuyen voi nha van le phuong lien (3)

ecocamp 2019 dot 3 - giao luu va ke chuyen voi nha van le phuong lien (4)

Tự sáng tạo câu chuyện của riêng mình

ecocamp 2019 dot 3 - giao luu va ke chuyen voi nha van le phuong lien (5)

ecocamp 2019 dot 3 - giao luu va ke chuyen voi nha van le phuong lien (7)

ecocamp 2019 dot 3 - giao luu va ke chuyen voi nha van le phuong lien (7)

ecocamp 2019 dot 3 - giao luu va ke chuyen voi nha van le phuong lien (8)

ecocamp 2019 dot 3 - giao luu va ke chuyen voi nha van le phuong lien (9)

ecocamp 2019 dot 3 - giao luu va ke chuyen voi nha van le phuong lien (6)

Nhà văn Lê Phương Liên lựa chọn câu chuyện yêu thích nhất

ecocamp 2019 dot 3 - giao luu va ke chuyen voi nha van le phuong lien (10)

Chúc mừng đội PAK

EcoCamp là trại hè kỹ năng, hướng nghiệp thường niên do CLB Đọc sách cùng con từ năm 2013 đến nay. Đối tượng là học sinh Việt Nam và Việt Kiều từ 6 – 15 tuổi.

Năm nay, EcoCamp có 3 đợt”

– Đợt 1: 01/06/2019 – 12/06/2019

– Đợt 2: 20/06/2019 – 01/07/2019

– Đợt 3: 08/07/2019 – 19/07/2019

diễn ra tại Đồ Sơn, Hải Phòng với chủ đề “Ngày mai bắt đầu từ hôm nay”.

The post EcoCamp 2019 đợt 3 – Sáng tạo và kể chuyện cùng nhà văn Lê Phương Liên appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Giao lưu với nhà văn Lê Phương Liên – Bà Thủy Thần http://docsachcungcon.com/giao-luu-voi-nha-van-le-phuong-lien-ba-thuy/ Wed, 24 Jan 2018 16:05:30 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=15127 Chiều tối ngày 24/01/2018, tại trụ sở CLB Đọc sách cùng con đã diễn ra buổi giao lưu giữa nhà văn Lê Phương Liên – Bà Thủy Thần cùng các bạn lớp Nghĩ & Viết lớp 4-5. Trong không gian ấm áp tràn ngập sắc xuân, các bạn nhỏ cùng cô giáo Thụy Anh khám ...

The post Giao lưu với nhà văn Lê Phương Liên – Bà Thủy Thần appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Chiều tối ngày 24/01/2018, tại trụ sở CLB Đọc sách cùng con đã diễn ra buổi giao lưu giữa nhà văn Lê Phương Liên – Bà Thủy Thần cùng các bạn lớp Nghĩ & Viết lớp 4-5.

Trong không gian ấm áp tràn ngập sắc xuân, các bạn nhỏ cùng cô giáo Thụy Anh khám phá vẻ đẹp của hồ Gươm trong ngày xuân rực rỡ qua tản văn “Bốn mùa trong ánh nước” (Trích trong tập “Én nhỏ”, Lê Phương Liên, NXB Kim Đồng, 2013. Không khí ngày Tết như ùa đến căn phòng nhỏ với nhiều hình ảnh, âm thanh của không gian Tết xưa. Qua chia sẻ của nhà văn Lê Phương Liên, các bạn nhỏ cũng hiểu cặn kẽ hơn về những cụm từ như “nam thanh nữ tú”, “trẩy hội”…Dựa vào đây, không ít bạn đã sáng tạo được cụm từ tương tự mang phong cách rất hiện đại.

Một số tác phẩm đã xuất bản của nhà văn Lê Phương Liên

Bà Thủy Thần yêu quý

Các bạn có biết ý nghĩa của cụm từ này không?

Các thành viên nhí đã viết những lời chúc mừng và câu hỏi dành tặng Bà. Một thử thách nhỏ cũng được đặt ra cho tác giả, đó là bà sẽ đoán một giai điệu bí ẩn đã được đưa vào tác phẩm của mình – Ca khúc “Bài ca hi vọng” (sáng tác Văn Ký). Những kỉ niệm về ca khúc, về quá trình sáng tác “Én nhỏ” được nhà văn bật mí. Buổi giao lưu khép lại nhưng những niềm vui vẫn còn ngân vang.

CLB Đọc sách cùng con cảm ơn các bạn nhỏ đáng yêu của lớp Nghĩ & Viết – Lớp 4-5 đã dành những tình cảm yêu mến đến tác phẩm thiếu nhi nói chung và các sáng tác của nhà văn Lê Phương Liên.

Cảm ơn họa sĩ Olia của CLB Đọc sách cùng con vì bức họa Hồ Gươm và niềm yêu mến gửi gắm qua bức chân dung bà Thủy Thần.

Đặc biệt CLB Đọc sách cùng con yêu mến cảm ơn nhà văn, Bà Thủy thần Lê Phương Liên đã luôn gắn bó, ủng hộ những hoạt động của CLB trong suốt thời gian qua. Xin kính chúc nhà văn sẽ luôn dồi dào sức khỏe và có thêm nhiều tác phẩm hay cho thiếu nhi.

Một kỷ niệm đáng nhớ

Bài viết: Bùi Hương Liên, ảnh: Cò Trắng

The post Giao lưu với nhà văn Lê Phương Liên – Bà Thủy Thần appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
CẦN PHÂN BIỆT NHÀ VĂN VỚI NGƯỜI KỂ CHUYỆN – Thụy Anh phỏng vấn Giáo sư Tachiana Philimonova http://docsachcungcon.com/can-phan-biet-nha-van-voi-nguoi-ke-chuyen-thuy-anh-phong-van-giao-su-tachiana-philimonova/ Sat, 13 May 2017 23:07:07 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=12535 Tachiana Philimonova là tiến sĩ ngôn ngữ, giáo sư viện nghiên cứu các nước Á Phi thuộc trường đại học THQG Matxcơva, gắn bó đời mình với văn học Việt Nam từ những năm 70 thế kỷ trước. Dịp này, Tachiana đến với Hà Nội lần thứ 7, và chuyến đi là một trong 3 ...

The post CẦN PHÂN BIỆT NHÀ VĂN VỚI NGƯỜI KỂ CHUYỆN – Thụy Anh phỏng vấn Giáo sư Tachiana Philimonova appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tachiana Philimonova là tiến sĩ ngôn ngữ, giáo sư viện nghiên cứu các nước Á Phi thuộc trường đại học THQG Matxcơva, gắn bó đời mình với văn học Việt Nam từ những năm 70 thế kỷ trước. Dịp này, Tachiana đến với Hà Nội lần thứ 7, và chuyến đi là một trong 3 chuyến du lịch để … đọc văn học Việt Nam mà bà bỏ tiền túi ra thực hiện trong thập kỷ này. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện thân tình với người phụ nữ “suốt đời yêu văn chương Việt Nam” này bên một bàn trà cạnh hồ Gươm…

anh giao su Tachiana Philimonova

Giáo sư Tachiana Philimonova

Tachiana Philimonova:

CẦN PHÂN BIỆT NHÀ VĂN VỚI NGƯỜI KỂ CHUYỆN

– Thưa Bà, thật vui được gặp Bà ở Hà Nội vào một buổi sớm mùa thu thế này. Tôi nhớ lại, cách đây nhiều năm, tôi, khi ấy còn là một sinh viên, đã từng được diện kiến Bà, giáo sư viện nghiên cứu các nước Á Phi thuộc trường đại học THQG Matxcơva ở khu nhà cổ trong trung tâm, dưới tầng hầm…

– Chà, chị nhớ tốt quá. Tôi thì không nhớ được. Có lẽ tôi già rồi…

– Không phải vậy. Là do chúng tôi luôn biết tới Bà như một trong số rất rất ít người Nga nghiên cứu văn học Việt Nam còn lũ sinh viên chúng tôi Bà làm sao nhớ được! Và tôi vẫn luôn muốn hỏi Bà, cơ duyên nào đưa Bà đến với Việt Nam và văn học Việt Nam vậy?

– Đúng là một sự sắp đặt của số phận. Tôi sinh ra ở… Trung Quốc. Ngày đó, gia đình tôi theo cha tôi trong cuộc hành trình của một quân nhân, đã sống ở đất nước phương Đông xa xôi ấy. Sau năm 1954, cả gia đình hồi hương. Khi đến tuổi vào đại học, tôi quyết định học khoa tiếng Trung vì đơn giản là tôi sinh ra ở đó, nhưng khoa đó năm ấy lại thừa sinh viên, trường đề nghị tôi chuyển sang học tiếng Việt. Thế là tôi học thôi.

– Đơn giản vậy thôi sao? Và Bà không hối hận chứ?

– Số phận thường đưa đẩy rất nhẹ nhàng. Không hối hận vì hóa ra, tiếng Việt rất hợp với tôi! Con người có khả năng học được nhiều ngoại ngữ, nhưng người và ngôn ngữ cũng cần phải hợp được với nhau thì học mới vào và gắn bó mới lâu dài được! Tôi học, thích, yêu… và bắt đầu nghiên cứu văn học Việt Nam. Nhưng tôi không tự nhận là nghiên cứu đâu, tôi cứ nhận là tôi “chơi” thôi – chơi văn học Việt Nam. Nhưng là một cuộc chơi suốt đời!

– Tôi thì nghĩ, Bà dùng từ “chơi” chỉ đơn giản là để … tự giảm bớt áp lực cho mình thôi chứ còn, một người tự bỏ tiền sang Việt Nam để đọc, để sống ở đây vài tháng, hòa mình vào cuộc sống thật đang diễn ra sinh động trên đất nước này… thì đó không còn là cuộc chơi nữa mà thực sự là một thái độ nghề nghiệp rất cẩn trọng, chuyên chú…

– (cười) Có lẽ chị đã “bắt thóp” được tôi rồi. Từ sau năm 2000, tôi đã làm 3 cuộc du lịch đến Việt Nam bằng tiền túi rồi: 2002, 2007 và năm nay, 2011. Tôi còn sáng tạo ra một từ mới này để gọi những chuyến đi của mình: du lịch nghề nghiệp!

– Tôi thử gọi đó là “nghiệp du”, có được chăng?

– Thật thú vị, một từ mới đúng không? Giống như tôi vẫn thường dùng tiếng Việt tiếng Nga lẫn lộn để tạo ra những từ “Việt Nga” vui lắm. Chỉ cần đổi cách danh từ tiếng Việt khi dùng câu tiếng Nga hoặc thêm vào một vĩ tố nào đó. Đó cũng là trò chơi. Không không, tôi vẫn thích từ “chơi” hơn, nó khiến tôi tự do hơn, ít ràng buộc hơn.

– Bà sợ sự ràng buộc gì vậy?

– Không ràng buộc, không phụ thuộc vào các vấn đề chính trị hay áp lực nghề nghiệp. Ở đây, tôi còn chia sẻ thêm với chị, cũng vì áp lực này mà tôi chọn đọc và nghiên cứu văn xuôi Việt Nam. Tôi vẫn cho rằng, đọc văn xuôi đỡ khổ hơn đọc thơ, mặc dù luận văn tiến sĩ của tôi viết về … thơ đấy.

– Ồ, Bà có thể nói rõ hơn được không ạ, thật tò mò quá!

– Vâng, nguyên văn đề tài của tôi là “Quan hệ qua lại giữa thể thơ và ngôn ngữ thơ trong thơ ca dân gian và thơ ca viết, lấy lục bát làm đối tượng nghiên cứu”. Tôi còn là người đầu tiên tìm ra một loạt công thức sáng tác thơ dân gian Việt Nam nữa cơ, và điều này khiến tôi rất tự hào. Nhưng cuối cùng, tôi vẫn chọn văn xuôi. Tôi cho rằng mình sẽ khó làm được điều gì nếu dấn thân vào thơ ca Việt Nam. Còn văn xuôi Việt Nam thì, như chị thấy đấy, tôi chịu khó đọc và cũng phát hiện được nhiều điều thú vị và luôn có được những phát hiện.

– Nhiều phát hiện? Bà có thể cho ví dụ cụ thể hơn?

– Lần đầu tiên là phát hiện ra… Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Ngọc Phách. Những tiểu thuyết giai đoạn giao thời, những năm 20 thế kỷ trước thật sự khiến tôi chấn động. Tuy nhiên, đồng hành cùng văn học Việt Nam, tôi rất chú ý đến văn học sau đổi mới. Tôi cho rằng, văn học Việt Nam càng lúc càng trưởng thành. Sau năm 1986, có một loạt tác phẩm có tầm, vừa chạm được đến đề tài lớn của đất nước, dân tộc, lại vẫn quan tâm đến thân phận những con người bình thường. Về thời kỳ này, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài là những “phát hiện” của tôi!

– Vì thế mà Bà có dịch “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp?

– Sau này một chút tôi mới dịch, với ý định giới thiệu cho sinh viên của mình đọc thôi. Truyện ngắn ấy sau được đăng báo giấy. Tôi say mê Nguyễn Huy Thiệp, một phần vì trước đó chưa từng đọc những gì được nói thẳng nói thật một cách sắc sảo duyên dáng lại đầy ma lực như vậy. Giản dị mà sâu. Có thể nói, Nguyễn Huy Thiệp là một hiện tượng văn học đáng kể của nền văn học VN hiện đại. Anh không hề có sự giao thoa về văn hóa với phương Tây mà viết để người đọc phương Tây đọc vẫn hiểu, cảm được- anh tìm được con đường rất riêng của mình. Tôi từng đọc đi đọc lại “Không có Vua”, “Chút thoáng Xuân Hương”, “Những ngọn gió Hua Tát” – đọc một cách đầy phấn khích. Còn Phạm Thị Hoài thì lại là một hiện tượng dễ giải thích. Hoài có sự hướng ngoại và chịu ảnh hưởng lối viết phương Tây. Những “Thiên sứ”, “Mê lộ” … tôi rất thích. Tiếc là giờ đây hai người hình như đều ngừng viết. Có thể họ đang trong quá trình tích lũy tiếp vốn sống và cảm xúc chăng?

– Thế những năm gần đây, khi đời sống văn học ở Việt Nam cũng trở nên sôi động hơn, Bà có được “phát hiện” nào mới không?

– Có chứ. Đó là Nguyễn Bình Phương và Tạ Duy Anh. Mà đặc biệt là Nguyễn Bình Phương. Tôi đọc Nguyễn Bình Phương do dịch giả Đoàn Tử Huyến giới thiệu. Và thật sự rất thích. Tôi cho rằng anh cũng là một hiện tượng văn học của Việt Nam! Chỉ có điều, khi tôi sang đây vào năm 2007, Nguyễn Bình Phương đã có tới gần chục đầu sách mà vẫn chưa phải là một tên tuổi nổi đình đám mà chủ yếu người trong giới biết là chính, còn bạn đọc có vẻ không chọn đọc anh.

– Bà có lý giải được điều này không?

– Có. Theo tôi, cũng như ở Nga, văn chương bây giờ bắt đầu đi vào chỗ khá bế tắc vì những áp lực từ cuộc sống chính trị, xã hội. Người dân vẫn đọc sách nhưng có xu hướng chọn những gì dễ dãi, đơn giản, không phải giải mã, không phải va chạm với những vấn đề làm họ phải ám ảnh bởi chính họ cũng đã mệt mỏi với cuộc đời thực. Họ chọn cách đọc như thế để tự vệ.

– Như vậy là Bà đánh giá cao Nguyễn Bình Phương?

– Vâng. Tôi đọc Những đứa trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn… và lần đầu tiên được đọc kiểu câu cộc, vô chủ trong văn phong Việt Nam. Có thể bây giờ điều này đã là chuyện thường rồi nhưng khi ấy, tôi thấy khá “sốc”. (Cười) Tôi thấy trong tác phẩm của Nguyễn Bình Phương có một thế giới nghệ thuật rất riêng, những cảm xúc tinh tế – có thể coi là thuộc về chủ nghĩa ấn tượng. Anh chạm được đến những vấn đề chung của thế giới, có những tư tưởng, triết lý gần gũi với phương Tây. Nếu dịch Nguyễn Bình Phương, bạn đọc phương Tây dễ đồng cảm và dễ hòa nhập vào thế giới của anh hơn so với nhiều tác phẩm đã được dịch ra tiếng nước ngoài khác. Ngoài ra, cuốn Thoạt kỳ thủy tôi cũng coi là một tác phẩm kiệt xuất… nho nhỏ của nền văn học VN hiện đại. Nguyễn Bình Phương viết điêu luyện không kém gì Milorad Pavic hay Orhan Pamuk, hai nhà văn đều từng được đề cử giải Nobel văn học mà một người được nhận một người bị loại đều… ít nhiều vì lý do chính trị! Nói vậy để thấy tôi đánh giá cao Nguyễn Bình Phương thế nào và tôi nghĩ, nền văn học Việt Nam có nhiều lý do để hy vọng.

– Còn Tạ Duy Anh?

– Tôi đọc Tạ Duy Anh vào thời điểm tôi “ngốn” sách đến phát no, phát ngấy. Ấy vậy mà ngay lập tức trở lại được tâm trạng … “đói” để đắm chìm vào thế giới riêng mà nhà văn dựng nên. “Đi tìm nhân vật”, “Giã biệt bóng tối”… tôi đọc thấy có hơi thở cuộc sống mà lại tính văn chương cao, không bị rơi vào trường hợp xã hội hóa, báo chí hóa văn học như gần đây nhiều tác phẩm ở Nga, ở các nước và cả ở Việt Nam bị ảnh hưởng. Tôi vẫn nghĩ rằng, hiện thực cuộc sống ngồn ngộn là chất liệu, nhưng nếu người viết chỉ đơn giản sắp xếp lại chúng, kể lể, miêu tả bằng hết, cho dù có khéo léo đến mấy, giỏi nghề đến mấy thì cũng xa rời văn chương đích thực. Nhiều tác phẩm tôi đọc để hiểu đời sống chứ không được thưởng thức văn chương!

– Bà có khắt khe quá không? Văn học cũng có chức năng tái hiện cuộc sống thực ở mọi khía cạnh chứ?

– Tôi nghĩ, bây giờ, con người càng được học hành tử tế, đi nhiều hiểu rộng, càng có nhiều khả năng có thể viết ra những câu chuyện, hầu như ai cũng có thể… sáng tác! Phân biệt một người biết kể chuyện kể những gì mình trải nghiệm với một nhà văn có văn tài, biết xây dựng thế giới nghệ thuật riêng, hình tượng riêng, ngôn ngữ riêng… đôi khi không dễ dàng. Nhưng vẫn phân biệt được! Người kể chuyện kể câu chuyện cuộc đời mình, cuộc đời người khác mà mình chứng kiến, còn nhà văn – anh ta xây dựng hẳn một cuộc đời khác từ những gì nhìn thấy cộng với năng lực tưởng tượng phong phú kỳ lạ của mình, tư tưởng của mình, triết lý của mình… Có khác chứ!

– Nhưng việc kể một câu chuyện có thực cũng vẫn là văn chương chứ, theo tôi. Đó cũng là một trong những xu hướng của văn chương thế giới. Chẳng hạn, thể loại non-fiction thì sao?

– Vâng, có thể đó là một hướng sáng tác, có lúc còn là một cái “mốt” nữa. Nhưng cá nhân tôi sẽ đọc vì thấy tò mò, sẽ thấy thú vị nhưng vẫn không coi đó là văn chương đích thực. Lấy ví dụ, nhà văn Solzhenitsyn – tôi vô cùng kính trọng ông nhưng ông như nhà sử học, nhà báo chứ không giống nhà văn! Ghi chép, mô tả, sắp xếp những sự kiện có thực, dù hiện thực ấy ghê gớm đến thế nào, dù thể hiện có nhuần nhuyễn ra sao – cũng không phải là nhà văn. Nhà văn phải biết làm nhiều hơn thế và phải có một hạt nhân – là văn tài Trời cho, không nhiều người có được! Nhà văn không chỉ là người kể chuyện.

– Thế hiện giờ các nhà văn Nga, đặc biệt là các nhà văn 7x, viết lách thế nào, bà có thể cho vài nét khái quát được không? Ai là nhà văn và ai chỉ là người kể chuyện?

– Gần đây văn chương Nga cũng không có gì nổi bật – là tôi phát biểu với tư cách một độc giả! Nhiều người kể chuyện phi văn chương như Minaev với “Vô hồn” hay nhiều người viết được truyền thông tung hô, tên tuổi được nhắc đến quen tai trên báo mà thực chất rất bình thường. Những năm gần đây, tôi chú ý đến nhà văn Shishkin viết cuốn “Sách-dạy-viết”. Nhà văn này rất chặt tay trong kết cấu tiểu thuyết, hiện thực được bóc tách thành tầng lớp, từng mảng đan xen, rất lôi cuốn. Hay là Sorokin cũng là một nhà văn đích thực với một biển ngôn ngữ ào ạt, phong phú, lấp lánh… chuyển tải được tất cả những điều muốn nói. Tuy nhiên, nhà văn này có một đặc điểm là mục đích cuối cùng của anh ta là tìm tòi tất cả những hình thức mới lạ mô tả thế giới, không hạn chế. Anh ta là nhà văn cổ súy cho sự không giới hạn đạo đức. Vì thế, đọc để thấy khả năng kinh khủng của nhà văn – mà tôi cho là nhà văn đích thực – chứ còn tôi sẽ không khuyên con cháu tôi đọc. Cách đây ít năm, có phong trào đốt sách của nhà văn này vì những giá trị đạo đức bị vượt qua và người ta cho rằng văn chương của anh ta bẩn thỉu, gây hại.

– Quay lại văn học Việt Nam, tôi muốn hỏi thêm, bà còn chú ý tới tác giả nào nữa không?

– Nói thực là tôi chỉ chú ý đọc tiểu thuyết vì tôi cho rằng, tiểu thuyết là môi trường tối ưu để nhà văn tung hoành thể hiện mình. Ngoài những người tôi kể tên ở trên, tôi còn chú ý đến Nguyễn Việt Hà, Bùi Ngọc Tấn…

– Không có tác giả nữ nào của chúng tôi khiến bà quan tâm nữa sao?

– Tôi có được đọc Nguyễn Ngọc Tư, Hoàng Diệu, Di Li. Tôi thấy Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn đích thực nhưng chưa đọc được gì thêm ngoài Cánh đồng bất tận. Tôi chú ý đến những cây bút liên tục viết và phát triển. Hoàng Diệu với Bóng đè thì cũng hay hay nhưng chưa gây ấn tượng lắm cho tôi, chỉ đơn giản chị thuộc một dòng văn chương nữ giới cởi mở hơn một chút.

– Như vậy, chuyến đi lần này bà không có “phát hiện” gì?

– Chưa nói vậy ngay vì tôi còn tiếp tục đọc. Nhưng cho đến thời điểm này thì đúng là như thế.

– Thường bà chọn sách thế nào để đọc hay tìm tên sách tên tác giả qua báo chí, internet?

– Tôi có những người thày, người bạn, đồng nghiệp mà tôi tin tưởng thường hỗ trợ tôi trong việc này. Tôi đặc biệt muốn nghe ý kiến của dịch giả Đoàn Tử Huyến, giáo sư Phan Cự Đệ nay đã qua đời, tiến sĩ Phạm Thu Yến, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, nhà văn Phạm Sông Hồng. Tuy vậy, đôi khi rơi vào trường hợp, nhận được những lời khuyên… trái chiều. Lúc ấy thì tôi chọn phương án … tất cả các phương án!!! Cần phải sắp xếp thời gian nếm thử tất cả, dù khẩu vị hợp hay không hợp. Dù sao đi nữa, tôi xin nhắc lại, tôi chỉ CHƠI văn học Việt Nam thôi mà!

– Hiện nay, sau khi hai người bạn lớn của Việt Nam là giáo sư N.I.Niculin và M.N. Tkachev qua đời, những người nghiên cứu hoặc… “chơi” văn học Việt Nam như bà còn được bao nhiêu?

– Tôi có thể nói, còn có… một tôi! Những người nghiên cứu tiếng Việt thì nhiều nhưng hầu hết họ theo ngạch lịch sử hoặc ngôn ngữ. Người có duyên với văn chương Việt rất hiếm. Trong tương lai gần, tôi chỉ nhìn thấy duy nhất một cô bé sinh viên có thể theo nghiệp này. Cô bé tên là Olesia Vasilieva, hiện cũng đang thực tập năm thứ 4 tại Việt Nam. Chỉ một người, một hạt nhân thôi nhưng vẫn cho tôi hy vọng vào việc “cuộc chơi lớn” của tôi vẫn có thể có người nối bước, như tôi đã nối gót các bậc tiền nhân.

– Xin cho tôi được cùng hy vọng với Bà. Và chúc Bà sức khỏe dồi dào để tiếp tục cuộc chơi đòi hỏi nhiều tâm sức của mình. Cảm ơn Bà đã dành thời gian quý báu của một người “nghiệp du” trò chuyện với tôi ngày hôm nay.

THỤY ANH thực hiện.

The post CẦN PHÂN BIỆT NHÀ VĂN VỚI NGƯỜI KỂ CHUYỆN – Thụy Anh phỏng vấn Giáo sư Tachiana Philimonova appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Giao lưu với nhà văn Trần Đức Tiến, nhà văn Trần Quốc Toàn và nhà văn Lê Phương Liên http://docsachcungcon.com/giao-luu-voi-nha-van-tran-duc-tien-nha-van-tran-quoc-toan-va-nha-van-le-phuong-lien/ Wed, 24 Feb 2016 16:45:33 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=9097 Cuối giờ chiều thứ 2 vừa qua (22/2/2016) các bạn nhỏ ở CLB Đọc sách cùng con vô cùng vui mừng khi được chào đón ba nhà văn đến thăm và giao lưu: Nhà văn Trần Đức Tiến, nhà văn Trần Quốc Toàn và nhà văn Lê Phương Liên. Các bạn nhỏ háo hức cùng ...

The post Giao lưu với nhà văn Trần Đức Tiến, nhà văn Trần Quốc Toàn và nhà văn Lê Phương Liên appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Cuối giờ chiều thứ 2 vừa qua (22/2/2016) các bạn nhỏ ở CLB Đọc sách cùng con vô cùng vui mừng khi được chào đón ba nhà văn đến thăm và giao lưu: Nhà văn Trần Đức Tiến, nhà văn Trần Quốc Toàn và nhà văn Lê Phương Liên. Các bạn nhỏ háo hức cùng các cô chuẩn bị và sửa soạn CLB thật gọn gàng để sẵn sàng đến với buổi gặp gỡ đặc biệt này. Bạn Bảo Châu, bạn Đức Hải thậm chí còn nghĩ trước những câu hỏi để “chất vấn” các nhà văn cơ đấy!

Ba nhà văn như là những người ông, người bà ở nhà của các bạn vậy nên không khí buổi giao lưu rất gần gũi và vui vẻ. Các bạn nhỏ ở CLB luôn miệng hỏi thăm Nhà văn Lê Phương Liên vì bà là bà Thủy thần của CLB mà. Thật nhiều những câu hỏi thú vị được đặt ra làm ông bà cũng rất ngạc nhiên về cách dùng từ rất “người lớn” của các bạn nhé! Bạn Ngọc Linh có một thắc mắc về kết thúc có hậu của câu chuyện sau khi đã được đọc cuốn “Làm mèo” của nhà văn Trần Đức Tiến. Rồi có bạn lại thắc mắc tại sao các nhà văn lại không viết rõ cái kết của truyện lại để câu chuyện kết thúc dở dang?

Không biết liệu có khi nào các nhà văn cũng gặp trường hợp ăn phải quả “bí” như các bạn học sinh không nhỉ? Chà… cũng có đấy! Ông Toàn chia sẻ với các bạn nhiều khi cả ngày ông cũng không viết được câu nào thật hay, nhưng nếu không chịu viết thì khả năng tưởng tượng, sáng tạo của mình sẽ biến mất dần dần… vì vậy các bạn hãy cứ dũng cảm, can đảm và chăm chỉ để viết mỗi ngày nhé! Nếu lỡ có… sợ quá thì ông Toàn cũng cho các bạn gợi ý từ câu chuyện “Tập làm văn” đấy! Các bạn có thể tìm đọc câu chuyện này trong Tập truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi của Trần Quốc Toàn do NXB Kim Đồng xuất bản và giới thiệu năm 2015 vừa qua.

Trong chương trình các bạn nhỏ còn được thỏa sức sáng tạo với một số hoạt động mà cô Thụy Anh đưa ra. Đặc biệt ông Toàn cũng mang tới cho các bạn một trò chơi thú vị từ một bài thơ lục bát, với trò chơi này nhiều bạn phải gãi đầu, gãi tai mãi mà chưa tìm ra đáp án đấy nhé!

Bạn nào cũng cười sảng khoái khi được trò chuyện vui vẻ với các ông bà, và chẳng bạn nào quên ghi những lời chúc đáng yêu của mình để cảm ơn các ông bà cho buổi gặp gỡ thân mật này! Sau buổi giao lưu nhiều bạn sẽ không còn sợ viết văn nữa đâu vì bạn nào cũng nhận được một vài bí kíp nhỏ để “ứng phó” với môn văn khi ở trường rồi! Thật mong chờ được đón các nhà văn trở lại thăm và trò chuyện với các bạn nhỏ ở CLB Đọc sách cùng con. Chúc ông bà khỏe mạnh và có thêm thật nhiều những tác phẩm hay và thú vị dành cho các bạn nhỏ nhé ạ!

Bài viết: Dương My, Ảnh: Xuân Hòa

The post Giao lưu với nhà văn Trần Đức Tiến, nhà văn Trần Quốc Toàn và nhà văn Lê Phương Liên appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>