Niềm vui – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con http://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Thu, 20 May 2021 04:47:26 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 Thiếu phương pháp, việc đọc sẽ trở thành áp lực! http://docsachcungcon.com/thieu-phuong-phap-viec-doc-se-tro-thanh-ap-luc/ Thu, 20 May 2021 04:34:52 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22302 Bài phỏng vấn TSGD Nguyễn Thụy Anh đăng tải trên báo Hà Nội Mới số 20, ra ngày 15/5/2021 1. Thưa tiến sĩ Nguyễn Thuỵ Anh, là một nhà giáo dục, mỗi năm đến hè, chị nghĩ gì về nhu cầu trải nghiệm trưởng thành cả về thể chất và tinh thần của trẻ? Trả ...

The post Thiếu phương pháp, việc đọc sẽ trở thành áp lực! appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Bài phỏng vấn TSGD Nguyễn Thụy Anh đăng tải trên báo Hà Nội Mới số 20, ra ngày 15/5/2021

1. Thưa tiến sĩ Nguyễn Thuỵ Anh, là một nhà giáo dục, mỗi năm đến hè, chị nghĩ gì về nhu cầu trải nghiệm trưởng thành cả về thể chất và tinh thần của trẻ?

Trả lời: Năm nào đến hè, tôi cũng nhớ lại những mùa hè dài mướt mải mồ hôi vì… bêu nắng của mình và muốn được thử đặt mình vào vị trí của bạn trẻ bây giờ để hiểu được những niềm mong đợi mùa hè của bạn. Thật khó, khi mà cuộc sống trở nên đầy đủ hơn – mọi phương tiện công nghệ dường như đã đáp ứng nhu cầu giải trí, khám phá trong thế giới ảo của trẻ. Và ngược lại, chính vì thế lại khắc sâu thêm những thiếu hụt. Chỉ cần lãng đi một chút là cả một mùa hè đã qua trong sự “hài lòng” được lặn ngụp thoải mái trong thế giới công nghệ mà cơ hội thở hít khí trời, lắng nghe thiên nhiên, chạy nhảy vui đùa chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trước đây, việc sinh hoạt hè tại phường, xã, thôn xóm rất phổ biến thì giờ đây, xã hội tiềm ẩn nhiều nguy hiểm hơn, không mấy ai an tâm mà thả trẻ xuống đường. Những hè vận động tích cực hằng ngày dường như đã trở nên xa xỉ cho dù các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm đến việc này…

Vì những lẽ đó, cứ mỗi năm đến hè, tôi lại băn khoăn, không biết các bạn nhỏ, các bạn trẻ có được một mùa hè đúng nghĩa hay không…

Hình ảnh: Thư viện Cú Mèo thông thái, một góc hoạt động tại Trại hè thiếu nhi EcoCamp do CLB Đọc sách cùng con tổ chức

 

2. Đọc sách là một trong những trải nghiệm quan trọng giúp cho trẻ có một “mùa hè, mùa lớn” đúng nghĩa. Tuy nhiên, đọc thế nào và tổ chức việc đọc cho trẻ ra sao lại là một vấn đề cần tâm huyết, hiểu biết thực sự? Nếu không chúng ta dễ rơi vào hình thức hoặc hiệu quả không như mong muốn?

Trả lời: Tôi cho rằng, việc đọc sách mùa hè phải khác việc đọc sách trong năm học. Đó là một “sân chơi tĩnh” với những trò chơi khám phá đầy màu sắc diễn ra trong tâm hồn trẻ, gọi trẻ đến với “sân chơi động” – chính cuộc sống xung quanh với sự tham gia nhiệt tình của mọi giác quan.

Với một bạn nhỏ đã thích đọc sách rồi, quỹ thời gian rộng dài của mùa hè cho bạn cơ hội được thả trí tưởng tượng bay xa cùng câu chuyện, đọc xong vẫn vương vấn mơ mộng – khoảng thời gian dành cho những vĩ thanh này, đôi khi trẻ chỉ ngồi mà nghĩ ngợi mông lung,  cũng rất quan trọng. Nó giúp “ngấm” mọi chi tiết, nội dung, cảm xúc… , từ đó hình thành những giá trị bền vững.

Với những em chưa có thói quen đọc, thì việc mời mọc em bắt đầu việc đọc, những chia sẻ, khuyến khích một cách có phương pháp mới giúp em thật sự có động lực đến với sách, có kỹ năng để khai thác sách, khiến việc đọc sách không phải là việc người lớn muốn em làm mà là việc em muốn bắt đầu.

Thiếu phương pháp, nhiều người lớn vô tình khiến việc đọc sách trở thành áp lực mới bên cạnh việc học.

Thiếu phương pháp, chúng ta sẽ rơi vào chủ nghĩa hình thức với những “chiêu trò” hay “vở diễn” để chứng minh một phong trào.

Hình ảnh: Hội nghị “Đọc thì được không đọc thì thiệt” – các thủy thủ EcoCamp chia sẻ về những cuốn sách khiến mình yêu thích

 

3. Bên cạnh mô hình CLB Đọc sách cùng con, vừa qua, chị cũng tổ chức mô hình trại hè đặc biệt với một hệ sinh thái đọc sinh động. Chị có thể chia sẻ về mô hình này? 

Trả lời: EcoCamp của chúng tôi là một trại hè thiếu nhi thường niên cho các bạn nhỏ, các bạn trẻ từ 6 đến 15 tuổi – đặc biệt quan tâm đến việc đọc sách như một công cụ tự học, tự tìm tòi trong quá trình trải nghiệm cuộc sống. Không chỉ các trại viên, các anh chị phụ trách tuổi sinh viên cũng là những hạt nhân tham gia vào “hệ sinh thái” đọc ấy.

“Hệ sinh thái đọc” – khái niệm này liên quan đến không gian đọc, hoạt động đọc, cộng đồng người đọc các lứa tuổi và ảnh hưởng tướng hỗ lẫn nhau của họ.

Ở trại hè EcoCamp, chúng tôi đặc biệt dành nhiều công sức xây dựng góc thư viện và những sự kiện sách thay đổi theo ngày. Những kỹ năng đọc, nghe, nói, viết đều được chú trọng qua các cuộc thi, toạ đàm, sân khấu hoá tác phẩm với những cái tên thú vị: Giọng đọc sởn gai ốc; Đọc thì được, không đọc thì thiệt… Năm nay, chúng tôi còn thiết kế không gian mô phòng một nhà xuất bản, tạo điều kiện cho các trại viên quan sát và tham gia vào quá trình xuất bản một cuốn sách, từ đó các em thấy có nhiều rung động hơn khi cầm một cuốn sách trên tay.

Sách sẽ xuất hiện tự nhiên ở khắp nơi: trong thư viện, trong phòng ở, phòng học, phòng thuyền trường, phòng Ban chỉ huy. Nhưng sách không chỉ là đích đến. Sách còn là phương tiện đẩy các bạn trẻ ra với cuộc sống, khuyến khích các bạn nhìn quanh, nghe, cảm nhận… để rồi lại quay lại với sách tìm lời đáp cho muôn vàn câu hỏi xuất hiện khi va chạm thực tế, tương tác với mọi người. Sẽ có những nhiệm vụ liên quan đến nội dung sách, hoặc những thử thách cần đọc sách mới có thể vượt qua.

Trong thời gian ngắn ngủi ở trại, chúng tôi vẫn kịp tổ chức một buổi hội nghị, hội thảo, tranh biện hoặc vài cuộc giao lưu với nhà văn, nghệ sĩ – những người tạo cảm hứng đọc và sống cho các bạn trẻ thông qua câu chuyện cuộc đời mình và những kỹ năng nghề nghiệp đặc trưng mà họ chia sẻ cùng bạn trẻ.

Mô hình trại hè mà tôi theo đuổi có dáng dấp của trại hè ở Nga mà tôi từng may mắn trải qua năm tôi học lớp 8. Ở trại, trẻ được quyền lựa chọn để tham gia hoạt động chuyên môn mà  nó mong muốn được thử sức. Mọi xưởng hoạt động sẽ được chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng đón các em vào thử sức, lao động hoặc sáng tạo: xưởng Vẽ, xưởng thủ công, xưởng bánh và pha chế quầy bar, xưởng thí nghiệm khoa học… Chưa có cơ hội tiếp cận các dạng hoạt động, trẻ khó có thể dần kiểm chứng khả năng, sở thích của mình để tìm được hướng đi tối ưu cho việc định hướng nghề nghiệp sau này.  Việc đọc được tích hợp vào các hoạt động này. Ví dụ, để chuẩn bị cho cuộc thi nấu ăn, các trại viên đọc sách nấu ăn hoặc các tản văn của Thạch Lam, Vũ Bằng để biết công thức, tạo cảm xúc. Hoặc làm đồ thủ công với các sản phẩm liên quan đến nội dung sách…

Hình ảnh: Các bạn trẻ được tự do lựa chọn không gian đọc của mình

 

4. Vậy, thật ra nỗi lo trẻ không chịu đọc sách lâu nay của phụ huynh lại…không phải do lỗi của trẻ? Một câu hỏi cũ, nhưng mỗi bậc phụ huynh có thể thay đổi từng chút điều gì ngay tại nhà mình để tạo dựng hệ sinh thái đọc này cho trẻ, thưa chị?

Trả lời: Cá nhân tôi cho rằng, các bậc phụ huynh có thể làm rất nhiều thứ để xây dựng văn hoá đọc (thói quen và kỹ năng đọc) gia đình. Cụ thể là:

  • Thiết kế không gian đọc êm ái, thuận tiện, đủ sáng, giá sách thấp vừa phải để trẻ có thể tự lấy sách, ngắm sách, sắp xếp sách.
  • Cùng đọc với trẻ để tạo cộng đồng đọc nhỏ trong gia đình.
  • Đưa trẻ đi hiệu sách hằng tháng, hằng quý.
  • Cùng nhắc đến các nhân vật trong cuốn sách mới đọc như thể họ là người quen, người thân.
  • Cùng làm đồ chơi theo chủ đề trong sách.
  • Cùng “chơi” với từng từ, câu, đoạn văn của tác giả: thử mô tả từ bằng động tác cơ thể; tìm các phương án thay thế từ; câu; cái kết khác…
  • Dành thời gian đọc sách cá nhân để tạo cảm xúc cho các bạn nhỏ.
  • Tuyệt đối không ép buộc hay lôi cuốn đọc sách bằng những món quà, tiền. Luôn nói “mời” chứ không nói “phải làm!”

Nói tóm lại, chìa khoá của việc xây dựng văn hoá đọc gia đình là tôn trọng “quyền không đọc” của trẻ!

Như người ta thường nói: “Đủ nắng  cây sẽ nở hoa!”, việc đọc cũng được xới xáo lên, đủ lôi cuốn là trẻ em sẵn sàng “thử sức”!

Hình ảnh: Các bạn tự kể câu chuyện theo sự sáng tạo của riêng mình

Hà An thực hiện

The post Thiếu phương pháp, việc đọc sẽ trở thành áp lực! appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Niềm vui ngày giáp Tết http://docsachcungcon.com/niem-vui-ngay-giap-tet/ Wed, 13 Feb 2019 10:12:34 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=17524 Hôm nay là ngày đầu tiên trong kì nghỉ Tết của tôi. Thời tiết khá dễ chịu, không còn nữa bầu trời u ám nhiều sương mù mà thay vào đó là màu trời trong xanh, những chị mây trắng xóa dắt tay nhau đi dạo. Tôi quyết định cùng bà đi ra chợ mua ...

The post Niềm vui ngày giáp Tết appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Hôm nay là ngày đầu tiên trong kì nghỉ Tết của tôi. Thời tiết khá dễ chịu, không còn nữa bầu trời u ám nhiều sương mù mà thay vào đó là màu trời trong xanh, những chị mây trắng xóa dắt tay nhau đi dạo. Tôi quyết định cùng bà đi ra chợ mua đồ về chơi Tết. Bước ra đường, điều khiến tôi bị cuốn hút là những cành cây mới ngày nào còn trơ trụi, khẳng khiu, giờ đây đã xuất hiện những bé mầm non nằm trên đó.

Hoa dao

Trên đường ra chợ, mọi người qua lại tấp nập. Những tiếng hót líu lo của bầy chim cứ khẽ lướt qua tai tôi. Những ngày giáp Tết, chắc hẳn chợ sẽ có rất nhiều món đồ mà tôi thích, nào đồ ăn, nào hoa quả, …mới nghĩ đến thôi mà tôi đã cảm thấy phấn chấn lên rồi. Lúc sau, bà cháu tôi đã đến chợ, vừa mới bước vào chợ, các cô bán hàng đã chào đón rất nhiệt tình. Mùi đặc trưng của chợ sộc vào mũi tôi – Đó là mùi cá. Tất cả đều gợi sự thân quen. Nhưng bà và tôi đến chợ lần này không phải để mua thịt cá mà mua một cây hoa đào. Theo lời bà nói thì nơi bán hoa ở cuối chợ. Ở đây, cây đào nào cũng đẹp khiến tôi rất thích. Bà băn khoăn, đắn đo mãi rồi quyết định mua một cây đào be bé, xinh xinh. Bà còn mua cho tôi một xiên thịt rất ngon.

Hôm nay thực sự là một ngày vui nhất của tôi.

Biện Lê Vy (Lớp Nghĩ & Viết 4-5)

The post Niềm vui ngày giáp Tết appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Cơn mưa vui vẻ http://docsachcungcon.com/con-mua-vui-ve/ Sun, 04 Nov 2018 11:33:48 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=16963 Những ngày mưa là những ngày vui, có những ngày lại buồn chán, tẻ nhạt. Những cơn mưa tôi gặp đa số là những cơn mưa vui vẻ. Giống hệt như nhau, các cơn mưa bắt đầu từ những đám mây đen xì xì. Rồi cơn mưa nhỏ bắt đầu xuất hiện với những chấm ...

The post Cơn mưa vui vẻ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Những ngày mưa là những ngày vui, có những ngày lại buồn chán, tẻ nhạt. Những cơn mưa tôi gặp đa số là những cơn mưa vui vẻ.

Giống hệt như nhau, các cơn mưa bắt đầu từ những đám mây đen xì xì. Rồi cơn mưa nhỏ bắt đầu xuất hiện với những chấm lốm đốm trên sân, mặt đất cùng với tiếng tí tách nhịp nhàng. Một lúc sau, tiếng rào rào bắt đầu xuất hiện nghe lùng bùng hết cả lỗ tai. Những cô cóc, cậu nhái rồi những ông ếch, bà ếch nhảy từ đâu ra tắm mưa, chơi đùa giống y như những cô bé, cậu bé đang chơi đùa với nhau. Có lần trời mưa to, lúc tôi về, sân chơi đã ngập nước. Vài đứa bạn của tôi vẫn đứng dưới đó, ngồi, nằm lăn lê bò toài ra khắp sân chơi. Thấy vui quá, tôi liền chạy xuống chơi cùng mọi người. Nước trong sân ngập hơn mắt cá chân. Chúng tôi chơi rất nhiều trò chơi. Nào là trượt cầu trượt nước, nào là đuổi bắt, rồi còn trốn tìm… Tôi chơi với bạn chán rồi, liền đi về nhà, lúc đó đã hơn năm giờ. Về đến nhà tôi nhìn như vừa mới bị ngã tõm xuống một vũng nước sâu, ướt từ đầu đến chân. Hôm đó thật là vui!

con_mua_vui_ve

Tranh: Pascal Campion

Một lần khác, buổi sáng, trời mưa tầm tã, mưa rơi không ngừng. Tôi đi học trong một thời tiết khó hiểu, lúc tạnh lúc mưa. Tôi che ô kín người mà mưa vẫn làm tôi bị ướt. Có khi, gió mạnh đến mức ô của tôi bị bật tung lại, có lúc, gió mạnh còn kéo tôi và chiếc ô suýt nữa bay lên trời. Nhưng hôm đó cũng thật là vui!

Những ngày mưa của tôi luôn luôn kết thúc với những tiếng cười nói vui vẻ và bữa cơm tối gia đình ấm áp. Có những ngày mưa vui và có những ngày mưa buồn. Nhưng tôi luôn gặp những cơn mưa vui vẻ.

Giáp Vũ An Dương (Lớp 5 – Trường Đoàn Thị Điểm Greenfield Ecopark)

The post Cơn mưa vui vẻ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Để khai trường là một ngày khởi đầu tươi mới http://docsachcungcon.com/de-khai-truong-la-mot-ngay-khoi-dau-tuoi-moi/ Wed, 05 Sep 2018 08:28:02 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=16381 Ngày lễ tựu trường những năm tôi còn nhỏ luôn là một ngày hội. Đêm hôm trước thức lấy giấy báo bọc vở, nắn nót ghi nhãn vở, tự hứa năm nay sẽ không lười như năm ngoái. Đến khi nằm xuống ngủ cũng còn hồi hộp nôn nao, mong trời sáng. Sau mấy tháng ...

The post Để khai trường là một ngày khởi đầu tươi mới appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Ngày lễ tựu trường những năm tôi còn nhỏ luôn là một ngày hội. Đêm hôm trước thức lấy giấy báo bọc vở, nắn nót ghi nhãn vở, tự hứa năm nay sẽ không lười như năm ngoái.

Đến khi nằm xuống ngủ cũng còn hồi hộp nôn nao, mong trời sáng. Sau mấy tháng Hè, không biết bạn có lớn lên nhiều không? Không biết năm nay cô nào dạy mình? Mong được đến lớp để khoe chuyện này, chuyện kia. Mong đến để chơi chun vào giờ ra chơi, khoác vai nhau lững thững trong sân trường dưới tán bàng đã chớm có lá đỏ.

TRẺ CẦN MỘT NGÀY HỘI

Và ngày đó diễn ra đúng như mong đợi, chẳng khác gì những miêu tả trong bài “Ngày khai trường” của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi: “… Gặp bạn, cười hớn hở/ Đứa tay bắt mặt mừng/ Đứa ôm vai bá cổ/ Cặp sách đùa trên lưng… Từng nhóm đứng đo nhau/ Thấy bạn nào cũng lớn/ Năm xưa bé tí teo/ Giờ lớp ba, lớp bốn…”.

Ngày khai trường là một ngày vui

Bây giờ, thấy thông tin về ngày khai giảng 5/9 nhà trường gửi về, những đứa trẻ hờ hững như không vì chúng đã đi học thật cả tháng nay rồi, thấy xon xót lòng. Tiếc cho một ngày hội. Trẻ con cần một ngày hội, để chúng hân hoan, tự hào, để ông bà cha mẹ cũng hân hoan theo.

Những gì là khởi đầu cũng cho cảm xúc tươi mới và ấn tượng bền lâu. Khởi đầu một năm học cơ mà. Những cảm xúc ấy đi theo trẻ suốt 10 tháng sau đó. Có những khoảnh khắc in dấu cả đời trong ký ức. Còn đằng này, học từ 1/8, phải đợi đến 5/9 mới được tuyên bố bắt đầu. Cái năm học mới ấy nó đã cũ đi đôi chút rồi, làm sao có thể cảm thấy “những cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” giống Thanh Tịnh.

Đâu còn một ngày tưng bừng xôn xao cảm xúc như cậu bé Vichia Maleev của nước Nga: … Ngay từ xa tôi đã nhìn thấy một tấm biểu ngữ lớn màu đỏ căng trên cổng trường. Những tràng hoa quấn xung quanh nó, trên đó có hàng chữ cái trắng to: “Nhiệt liệt chào mừng!”.

Tôi sực nhớ ra cũng có tấm biểu ngữ y như thế được treo vào ngày tôi còn rất nhỏ, lần đầu đi khai giảng. Rồi tôi nhớ lại tất cả những năm tháng đã trôi qua. Tôi nhớ, chúng tôi đã học lớp Một và ước được lớn thật nhanh, được vào Đội như thế nào. Tôi nhớ lại tất cả những điều đó, một niềm vui kỳ lạ bỗng rộn ràng trong lồng ngực, cứ như thể vừa xảy ra một điều thật tuyệt! Đôi chân bỗng rảo bước nhanh hơn khiến tôi phải khó khăn lắm mới kìm được để không chạy.

Các nghi lễ chỉ có ý nghĩa khi chúng không bị bày ra cho có, một cách hình thức. Các nghi lễ liên quan đến ngày khai giảng chỉ khiến con người ta rung động, hân hoan, nhớ mãi… khi thật sự được chờ đợi, thật sự vì người học, có ý nghĩa biểu tượng và không làm người ta mệt mỏi, chán ngắt.

Có thể lấy ngày 5/9 làm mốc kỷ niệm “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường” chứ sao cứ phải ấn định đó là ngày khai giảng? Đến ngày ấy, các thầy cô nhắc lại cho trẻ lịch sử của Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường để học sinh hiểu và trân trọng hơn việc mình được đi học. Sao phải nhất thiết “trống giong cờ mở”, tập tành đi đứng, ngồi dưới sân nắng đợi lãnh đạo phát biểu, tuyên bố lý do bắt đầu một thứ đã bắt đầu từ trước đó lâu rồi?

Chúng mình cùng ôm nhau thật chặt

ĐỂ KHAI TRƯỜNG CHẠM ĐẾN TỪNG ĐỨA TRẺ

Nhìn sang bạn bè có con đi học ở một số nước khác, hoặc nhớ lại ngày khai giảng cũng là Ngày hội Tri thức ở Nga, tôi vẫn thấy hân hoan cùng họ. Buổi lễ luôn diễn ra nhẹ nhõm mà vẫn đầy trang trọng. Trẻ mặc đồng phục, các bé gái đeo nơ trắng bồng bềnh trên đầu hay đeo hai bím tóc xinh, tay cầm bóng bay nhiều màu, bố mẹ cầm hoa mang theo… Một ngày hội của cả gia đình!

Với em bé lớp Một, ngày khai giảng còn là ngày đầu tiên trong đời học trò của em, được tất cả người lớn, từ thầy cô hiệu trưởng, các thầy cô các lớp, bố mẹ, đến bác lao công, ông bảo vệ và cả các anh chị lớn hơn quan tâm. Tôi đặc biệt thích hình ảnh buổi lễ “Tiếng chuông đầu tiên”, anh lớn kiệu em bé lớp Một trên vai, tay em rung quả chuông lanh lảnh, gương mặt em rạng rỡ tự hào: Em đã là học sinh lớp Một!

Ngày khai trường ở Nga

Tôi nhớ con trai tôi năm đầu tiên đi học lớp Một, bấy giờ vừa từ nước Nga trở về, mừng vui gặp ai cũng khoe: “Bác ơi, cháu là học sinh lớp Một!”, “Cô ơi cháu là học sinh lớp Một”! Có một cô hàng xóm chép miệng: “Vui thế cơ à? Mấy hôm nữa rồi sẽ thấy khổ, con ạ!”.

Đến trường, con tôi gặp từng người bạn mới của mình, chào: “Tớ chào bạn lớp 1C”! Cứ thế, con chào đến hơn 50 bạn. Nhưng đó là mấy ngày trước khai giảng. Đúng khai giảng, con lại ngơ ngơ ngác ngác đến tội. Với các con, đó là một ngày tập trung quá lâu và quá đông, nghe phát biểu, xem biểu diễn trên sân khấu, khó chịu ở bên dưới.

Tôi ước sao kịch bản cho ngày khai trường được xây dựng khác đi để ý nghĩa của nó chạm đến từng đứa trẻ! Ngày khai trường bây giờ ở Nga, tiết học đầu tiên là bài học Hòa bình, một giá trị mà loài người những tưởng thấm thía từ lâu giờ vẫn cần và hơn bao giờ hết cần được nhắc lại!

Còn ở Việt Nam, nên chăng, ngày đầu gặp lại nhau của thầy và trò trong năm học cũng cần một bài học cho sự bình ổn tâm hồn, chia sẻ và đồng cảm với nhau; hơn là bắt nhau ngồi nghe những lời phát biểu lê thê mà ta quá biết, không đọng vào tâm trí trẻ được mấy?

TSGD Nguyễn Thụy Anh (Theo baoquocte.vn, 05/09)

(Ảnh: mẹ Hà Trang và lễ khai giảng ở Nga)

The post Để khai trường là một ngày khởi đầu tươi mới appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>