Phi hành gia – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con http://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Tue, 22 Oct 2019 07:53:33 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 Buổi đọc sách Khoa học “DK findout – Hệ Mặt trời” (Sarah Cruddas, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2019) http://docsachcungcon.com/buoi-doc-sach-khoa-hoc-dk-findout-he-mat-troi-sarah-cruddas-nha-nam-nxb-hoi-nha-van-2019/ Tue, 22 Oct 2019 07:53:33 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=19914 Dải Ngân hà của chúng ta có vô vàn những điều bí ẩn mà cho đến nay vẫn khiến các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá. Các nhà khoa học tin rằng hệ Mặt trời bắt đầu từ cách đây 4,6 tỷ năm về trước. Được tạo thành bởi ngôi sao Mặt trời cùng ...

The post Buổi đọc sách Khoa học “DK findout – Hệ Mặt trời” (Sarah Cruddas, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
doc sach he mat troi (1)

Dải Ngân hà của chúng ta có vô vàn những điều bí ẩn mà cho đến nay vẫn khiến các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá.

Các nhà khoa học tin rằng hệ Mặt trời bắt đầu từ cách đây 4,6 tỷ năm về trước. Được tạo thành bởi ngôi sao Mặt trời cùng tất cả các vật chất di chuyển có quỹ đạo hoặc không. Năm 2006, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (International Astronomical Union) đã đưa ra quyết định loại bỏ sao Diêm Vương ra khỏi danh sách các hành tin, xếp loại “hành tinh lùn”. Vì vậy, chỉ còn 8 hành tinh trong hệ Mặt trời.

doc sach he mat troi (2)

Bạn có kể tên được toàn bộ các hành tinh trong hệ Mặt trời?

Quả cầu lửa – Mặt trời có nhiệt độ cao khủng khiếp, 5.000 độ C ở bề mặt và 15 triệu độ C trong lõi. Mặt trời to đến mức có thể chứa hết vài trăm lần tất cả các hành tinh trong hệ.

Hành tinh khắc nghiệt nhất chính là sao Thủy, nơi mà ban ngày thì nóng bỏng còn ban đêm thì rét cóng. Bề mặt của hành tinh này được bao phủ bởi lớp bụi màu nâu xám và tương đối giống Mặt trăng. Chúng ta có thể quan sát bằng mắt thường vào lúc hoàng hôn và bình minh.

doc sach he mat troi (3)

doc sach he mat troi (4)

Mỗi hành tinh có quỹ đạo riêng

Được bao phủ bởi những ngọn núi lửa, và một vài trong số đó vẫn đang phun trào. Sao Kim và Trái đất có gần như cùng kích thước, cùng cấu tạo từ thành phần đá như nhau những chỉ giống nhau đến thế mà thôi. Trong khi Trái Đất là một nơi đầy sức sống thì Sao Kim là một thế giới chết chóc.

Vệ tinh của Trái Đất – Mặt trăng là hàng xóm, là nơi duy nhất con người đặt chân đến bên ngoài vũ trụ. Ngày 20/07/1969 trở thành một dấu mốc không thể quên trong lịch sử nhân loại khi Neil Amstrong cùng 11 nhà khoa học khác đã có những bước đi đầu tiên trên Mặt trăng. Những dấu chân họ để lại sẽ còn tồn tại hàng triệu năm vì không có cơn gió nào thổi qua. Trạm vũ trụ Quốc tế (ISS) là vật thế lớn nhất từng bay ngoài vũ trụ, quay xung quanh Trái Đất ở cự ly khoảng 400km. Một đội các nhà du hành vũ trụ sống và làm việc ở đây từ năm 2000. Cuộc sống bên ngoài không gian không hề đơn giản bởi vì họ phải hoạt động trong môi trường không trọng lực, mọi thứ đều lơ lửng, họ mang vào người những bộ đồ chuyên dụng và thực hiện nghiêm ngặt các quy tắc.

doc sach he mat troi (5)

doc sach he mat troi (6)

Ai có mơ ước trở thành phi hành gia?

Dù chưa thể tự khám phá sao Hỏa thì đại diện cho nhân loại, robot tự hành Curiosity đã thay con người “sống” và làm việc trên hành tinh Đỏ. Curiosity di chuyển với tốc độ 3,8cm/giây, có gắn 17 camera để chụp hình ảnh và bắn tia laze dọn sạch bụi ở đây. Cánh tay robot có thể cầm nắm các dụng cụ dùng cho việc kiểm tra bề mặt, bánh xe rộng và có nhiều rãnh để di chuyển trên địa hình gồ ghề.

Ngoài 8 hành tinh chúng ta đã biết thì có hàng chục nghìn tiểu hành tinh nằm trên vành đai giữa sao Hỏa và sao Mộc. Chúng có hình dạng và kích thước khác nhau, tiểu hành tinh rộng nhất không quá 1km. Một ngày nào đó, con người có thể khai thác các kim loại quý và nước để tạo ra nhiên liệu tên lửa. Và không phải tất cả các tiểu hành tinh đều nằm trên vành đai này.

Được mệnh danh là máy hút bụi vũ trụ – Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt trời, đường kính lên tới 143.000km có sức chứa tất cả các hành tinh khác trong hệ. Sao Mộc có 67 Mặt Trăng mà con người đã biết đến. Trong đó lớn nhất là IO, Europa, Ganymede và Callisto. Quan sát sao Mộc bằng kính viễn vọng có thể nhìn thấy những đốm sáng lượn vòng là hình ảnh của bốn Mặt trăng này.

doc sach he mat troi (7)

Một năm trên các hành tình hoàn toàn khác nhau

Sao Thiên vương và sao Hải vương là các hành tinh băng khổng lồ. Nhân loại vẫn đang tiếp tục khám phá chúng bởi điều kiện khắc nghiệt khó nắm bắt. Thiên vương tinh quay quanh Mặt trời theo một trục nghiêng hẳn về một bên, có màu xanh lá pha xanh dương do khí metan trong khí quyển.
Số tuổi của con người sẽ thay đổi nếu ở các hành tinh khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào độ dài một năm là thời gian đi hết một vòng quỹ đạo quanh Mặt trời. Một cụ già 90 tuổi trên Trái Đất sẽ thành 373 tuổi trên sao Thủy

Ngoài các tàu vũ trụ thăm dò không gian, con người còn tìm kiếm người ngoài hành tinh. Đây là một câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp. Hy vọng các nhà khoa học sẽ tìm ra câu trả lời trong vòng 5 tỷ năm nữa, khi đó Mặt trời có thể biến đổi sau thời gian đốt cháy gần hết nhiên liệu và sẽ phình to ra để trở thành một ngôi sao khổng lồ rồi cuối cùng sẽ co rút lại thành một ngôi sao lùn trắng.

Bài viết: Cò Trắng, ảnh: Minh Châu

The post Buổi đọc sách Khoa học “DK findout – Hệ Mặt trời” (Sarah Cruddas, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Lễ hội “Bí mật mùa trăng 4.0” và phiên đấu giá sản phẩm độc bản http://docsachcungcon.com/le-hoi-bi-mat-mua-trang-4-0-va-phien-dau-gia-san-pham-doc-ban/ Mon, 24 Sep 2018 14:36:59 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=16689 Năm nào cũng thế, cứ đến Trung thu là các thành viên CLB Đọc sách cùng con lại cùng nhau gặp chú Cuội, chị Hằng rồi phá cỗ, ngắm trăng, và cả múa lân. Vào tối thứ Bảy ngày 22/09/2018 tại trụ sở Bách Khoa đã diễn ra chương trình “LỄ HỘI “BÍ MẬT MÙA ...

The post Lễ hội “Bí mật mùa trăng 4.0” và phiên đấu giá sản phẩm độc bản appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>

Năm nào cũng thế, cứ đến Trung thu là các thành viên CLB Đọc sách cùng con lại cùng nhau gặp chú Cuội, chị Hằng rồi phá cỗ, ngắm trăng, và cả múa lân. Vào tối thứ Bảy ngày 22/09/2018 tại trụ sở Bách Khoa đã diễn ra chương trình “LỄ HỘI “BÍ MẬT MÙA TRĂNG 4.0” VÀ PHIÊN ĐẤU GIÁ SẢN PHẨM ĐỘC BẢN”.

CLB Đọc sách cùng con đã sẵn sàng để nchafo đón các bạn nhỏ  và các bố mẹ

Các bạn nhỏ cũng có đầu lân của riêng mình

Tiếng khóc nhè của chú Cuội vang lên khiến càng bạn nhỏ rất… buồn cười, buồn cười vì Cuội như trẻ con, dỗi cả chị Hằng. Vì chú sợ quá, năm nay thấy Gấu đến sớm ăn mất cả Mặt Trăng, ăn mất ngôi nhà của mình nên tìm cách lên sao Hỏa.

Chú Cuội và chị Hằng xuất hiện

Một nhân vật xuất hiện, mặc một bộ quần áo màu trắng, đội một cái mũ đặc biệt, làm một công việc ít người làm và đến những nơi ít người tới. Các bạn nhỏ nhìn là đoán ra luôn, đó chính là một phi hành gia.

Phi hành gia Cò Trắng khuyên chú Cuội, chị Hằng đừng lên sao Hỏa kẻo không thở được đâu. Tại sao lại như thế? Vì khoa học đã chứng minh Trái Đất là hành tinh có sự sống duy nhật trên vũ trụ và con người cùng mới chỉ đặt chân lên Mặt Trăng mà thôi. Tại sao gấu lại ăn trăng như chú Cuội sợ. Đó thực ra là hiện tượng “nguyệt thực” khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng ở vị trí trên một đường thẳng. Mặt Trăng ở vùng tối của Trái Đất nên không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời, thế là không ai nhìn thấy Mặt Trăng cả. Ngoài ra các bạn nhỏ còn cùng tìm hiểu về đặc điểm tự quay của Trái Đất, nhiệt độ kinh khủng của Mặt Trời là bao nhiêu, nếu Mặt Trời đến gần thì các bạn có còn an toàn không…

Nếu Mặt Trời đến gần thì  các bạn có sợ không?

Để trở thành phi hành gia hay nhà thiên văn học, các bạn phải vượt qua thử thách đầu tiên chính là kiểm tra những hiểu biết về không gian, vũ trụ, các hành tinh, thiên văn học… Nhưng dù có trả lời được hết thì các bạn vẫn cần phải đọc thêm nhiều sách, học về những điều kỳ diệu trên bầu trời, tham gia các bài tập thử thách về thể lực. Biết đâu đó, trong số những bạn nhỏ tham gia lễ hội Trung thu năm nay sẽ là một phi hành gia tương lại.

Thử tài hiểu biết để trở thành phi hành gia và nhà thiên văn học

CLB Đọc sách cùng con cảm ơn nhà văn Lê Phương Liên

Như đã hứa với các bạn từ hoạt động buổi sáng, mỗi một đồng tiền Eco nhận được sẽ có thể dùng để đấu giá một chú robot đặc biệt, phiên bản duy nhất của năm. Mức giá khởi điểm từ 50 Eco đã tăng từ từ lên 100, 300, 500, rồi 1000. Cuối cùng, robot đã về với bạn Nam An với mức giá 1500 Eco. Chúc mừng Nam An và các thành viên trong nhóm khi đã cùng nhau góp tiền để tham gia đấu giá.

Trung thu đến rồi, cùng nhau rước đèn, múa lân thôi các bạn ơi!

Bạn Nam An, chủ nhân của chú robot độc nhất

Cùng vui phá cỗ

Cảm ơn các CTV yêu quý của CLB đã hỗ trợ hết mình với hoạt động Trung thu

“…Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu.

Cán đây rất dài cán cao quá đầu.

Em cầm đèn sao em hát vang vang.

Đèn sao tươi màu của đềm rằm liên hoan!..”

(Nhạc sĩ: Phạm Tuyên)

Bài viết: Cò Trắng, ảnh: Quang Anh

The post Lễ hội “Bí mật mùa trăng 4.0” và phiên đấu giá sản phẩm độc bản appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>