trẻ tự kỷ – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con http://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Wed, 03 Apr 2019 03:25:26 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 Giao tiếp mắt http://docsachcungcon.com/giao-tiep-mat/ Wed, 04 Feb 2015 11:08:37 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=6943 (Chia sẻ tài liệu hỗ trợ con rối loạn phát triển) LÀM SAO ĐỂ TRẺ NHÌN BẠN  Bước đầu tiên trong việc trẻ đọc được khuôn mặt bạn đó là phải làm sao để chúng nhìn bạn. Nếu bạn chỉ nói “Nhìn mẹ nào” thì có hữu ích không? Điều đó có thể khiến trẻ ...

The post Giao tiếp mắt appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
(Chia sẻ tài liệu hỗ trợ con rối loạn phát triển)

LÀM SAO ĐỂ TRẺ NHÌN BẠN 

Bước đầu tiên trong việc trẻ đọc được khuôn mặt bạn đó là phải làm sao để chúng nhìn bạn. Nếu bạn chỉ nói “Nhìn mẹ nào” thì có hữu ích không? Điều đó có thể khiến trẻ nhìn bạn một lần, nhưng nếu chúng không tìm thấy bất cứ tác dụng nào trong việc nhìn bạn, thực sự là ít khả năng chúng sẽ lặp lại điều đó.

Vì thế, đầu tiên chúng ta sẽ nói về về việc làm thế nào để trẻ nhìn bạn. Sau chương này, chúng ra sẽ thảo luận làm thể nào để khiến việc nhìn đáng giá với chúng.  Những trang tiếp theo sẽ cho bạn những ý tưởng có thể sử dụng để “lôi kéo trẻ nhìn”

Những cách lôi kéo trẻ nhìn

1. Mặt đối mặt

2. Làm những điều bất ngờ… và CHỜ

3. Đưa những đồ vật cho trẻ từng chút từng chút một ….. và CHỜ

4. Làm một điều gì đó bất bình thường….và CHỜ

5. Cố tình làm nhầm… và CHỜ

6. Nói hoặc làm gì đó liên quan đến những thứ trẻ thích… và CHỜ

1. Mặt đối mặt

Bước một để trẻ nhìn bạn đó là đối mặt. Khi bạn mặt đối mặt với trẻ, trẻ sẽ dễ nhìn thẳng vào mắt bạn hơn. Vì vậy, hãy cho trẻ cơ hội được nhìn thấy khuôn mặt bạn “trò chuyện”.

Không dễ dàng để mặt đối mặt trẻ, nhưng …

Nếu trẻ di chuyển ra xa bạn, cố gắng theo chúng để mặt bạn lại đối mặt trẻ.

Nếu trẻ cảm thấy việc đối mặt khó chịu, trước hết hãy cố gắng đến bên cạnh chúng.

Nếu bạn đã ở bên cạnh trẻ, ngả người về phía trước để trẻ có thể trông thấy khuôn mặt bạn.

Chờ đợi

Chờ đợi là một cách đơn giản và hiệu quả để thu hút sự chú ý của trẻ. Nếu bạn nói hoặc làm gì đó, sau đò chờ khoảng vài giây lâu hơn bình thường, trẻ có thể sẽ khiến bạn bất ngờ bằng cách nhìn thẳng vào bạn.

Một phần quan trọng của chiến lược này đó là trong khi bạn chờ đợi, bạn hãy tỏ ra bạn đang trông đợi trẻ phản hồi bạn. Nghĩa là hãy ngả người về phía trước, rướn lông mày lên và mở to mắt. Hãy nhìn sự khác biệt ở Ethan khi mẹ bé chờ đợi theo cách đó.

Bạn có thể phải tự động viên mình trong lúc chờ đợi bằng cách đếm nhẩm chậm rãi từ 1 đến 10. Điều này sẽ giúp trẻ nhận ra cảm nhận của bạn và làm thế nào để đáp lại.

Khi bạn đọc hai trang tiếp theo, chiến lược chờ đợi đơn giản này thậm chí còn có hiệu quả mạnh mẽ hơn nhiều khi được kết hợp với các chiến lược khác.

2. Đưa cho trẻ những đồ vật từng chút một…. và CHỜ ĐỢI

Đưa những đồ hay đồ chơi thú vị từng chút một có thể làm trẻ chú ý. Nếu trẻ đã quen được đưa hết luôn mọi thứ một lần, chúng sẽ có chẳng có lý do gì để chú ý đến bạn khi bạn đưa đồ cho chúng. Hãy gây bất ngờ cho chúng, thay vào đó, hãy đưa chúng từng miếng táo nhỏ hay chỉ là một phần đồ chơi, như là một viên gạch xây dựng. Sau đó đợi trẻ nhìn bạn để xem những gì bạn sắp làm hoặc nói với bạn chúng muốn nữa.

 3. Làm những điều bất ngờ…và CHỜ ĐỢI

Trẻ sẽ chú ý khi mọi thứ xảy ra bất ngờ. Nếu bạn thay đổi thói quen quen thuộc, trẻ sẽ rất có thể nhìn bạn để tìm ra chuyện gì đang diễn ra. Chúng sẽ nhìn khuôn mặt bạn để tìm lời giải đáp.

 Làm những điều bất ngờ nghĩa là làm những điều bạn không thường làm. Ví dụ, bạn có thể thay đổi giọng nói bằng cách nói rất to hoặc rất nhỏ để thu hút sự chú ý của trẻ. Hoặc thử làm điều gì đó ngớ ngẩn. Đưa trẻ đôi giày của bạn khi trẻ đang mặc đồ, hoặc đưa trẻ đồ uống khi trẻ không có cốc để hứng. Sau đó hãy đợi xem phản ứng của chúng.

 4.  Làm gì đó bất thường…và CHỜ ĐỢI

Trong ngày, sẽ có những sự cố nho nhỏ. Đồ ăn bị rơi xuống sàn nhà, đồ chơi bị vỡ và sữa bị tràn. Thay vì giải quyết những sự cố nho nhỏ này ngay lập tức, hãy chờ đợi. Những hành động bất thường của bạn có thể khiến trẻ đủ tò mò để nhìn mặt bạn tìm lời giải đáp.

5. Cố tình làm nhầm… và CHỜ ĐỢI

Chiến lược thú vị này là một kiểu “Ngớ ngẩn một cách sáng tạo!”. Khi cha mẹ làm nhầm, trẻ sẽ thích thú. Làm gì đó ngớ ngẩn và trẻ sẽ nhìn bạn để xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.

 Vật lộn để mờ lọ mứt hoặc đưa trẻ áo khoác của chị thay vì của chúng và chờ phản ứng của chúng, không nói gì cả. Phát âm nhầm hoặc dùng những từ ngớ ngẩn sẽ khiến trẻ không chỉ nhìn bạn mà còn hỏi bạn đã nói gì.

 Hãy cùng nhìn xem nó có tác dụng như thế nào đối với mẹ của Luis

 6. Nói hoặc làm gì đó liên quan đến sở thích của trẻ… và CHỜ ĐỢI

Trẻ có thể sẽ hứng thú hơn với việc nhìn vào bạn nếu bạn nói hoặc làm gì đó mà chúng vừa nói hoặc làm. Hãy cùng xem sự khác biệt mà Joes đã làm được trong mỗi bức tranh.

 

4S STRESS – SAY LESS – SLOW DOWN – SHOW

Làm nổi bật những gì bạn nói không dùng lời    

Bạn vừa học được một số cách đơn giản để thu hút sự chú ý của trẻ. Sau đây sẽ là một cách khác, một bộ chiến lược dễ ghi nhớ: làm nổi bật những gì bạn nói không bằng lời bằng cách sử dụng “Bốn chữ S” – Nói ít (Say Less), Nhấn mạnh (Stress), Chậm lại (Go slow) và Thể hiện (Show). (Trong chương 5, chúng ta sẽ cùng xem xét cách sử dụng Bốn Chữ S để làm nổi bật lời nói).

Khi bạn sử dụng Bốn Chữ S, trẻ sẽ nhìn vào ngôn ngữ cơ thể và khuôn mặt của bạn nhiều hơn. Và còn hơn thế, chúng sẽ nhận ra có rất nhiều thông tin ở những điều mà bạn đang nói.

 Nói ít   SAY LESS

Bạn không cần phải nói quá nhiều để gây sự chú ý với trẻ. Hãy cùng xem xem mẹ của Jose (ở trang trước) làm cho Jose nhìn cô ấy bằng cách sử dụng một ‘từ thú vị”. Khi cô ấy nói “Rầm! Tiếng ồn đó làm mẹ sợ quá!”, từ “rầm” nổi bật vì từ này nghe không quen tai với Jose. Mẹ của cậu đợi một chút sau khi cô ấy nói từ đó để Jose có cơ hội chuyển sự chú ý từ chiếc ô tô sang mẹ. Vì thế hãy “giành lại sự chú ý của trẻ” bằng cách sử dụng những từ thú vị gây chú ý như “rầm, “tuyệt”, “ồ”.

Khi trẻ nhìn bạn, cho chúng cơ hội để hướng chú ý đến giao tiếp phi ngôn từ bằng cách sử dụng ít lời nói hơn bình thường. Quá nhiều lời nói có thể làm trẻ phân tán không nhìn mặt bạn. Khi trẻ nhìn, bạn nên nói những điều giúp chúng hiểu ý nghĩa biểu hiện khuôn mặt bạn-bạn đang cảm thấy thế nào hay bạn đang nghĩ gì. Đó chính là những gì mà mẹ Jose làm khi cô ấy nói với con là âm thanh đổ vỡ khiến cô ấy sợ hãi.

 Nhấn mạnh   STRESS

Việc thu hút sự chú ý của trẻ không chỉ nằm ở điều bạn nói mà còn ở cách bạn nói. Mẹ của Jose nói với âm lượng lớn hơn và dùng thêm những cử chỉ tay khi cô ấy nói những từ ngữ thú vị, “Rầm”. Vì vậy, để trẻ nhìn bạn, hãy sử dụng lời nói và hành động phù hợp một cách sống động.

Trẻ sẽ phụ thuộc cả những gì chúng nhìn thấy và nghe thấy để cắt nghĩa được những điều chúng thấy. Điều này có nghĩa là bạn nên cường điệu hóa âm lượng, sự sợ hãi, buồn bã hoặc vui sướng cho tương đồng với thể hiện nét mặt của bạn.

Chậm lại  SLOW

Phần nhiều những hành động và biểu hiện nét mặt của bạn thường xảy ra rất nhanh. Vì thế, hãy cố gắng làm chậm lại những gì bạn làm khi bạn đang ở quanh trẻ. Chúng sẽ có cơ hội tốt hơn để đọc được ngôn ngữ cơ thể của bạn và hiểu những gì đang diễn ra trên khuôn mặt bạn. Điều này có nghĩa là hãy giữ vẻ mặt của bạn lâu hơn bình thương, vì thế trẻ có thể nhận ra nó và hiểu ý nghĩa của nó.

Để giúp bạn làm chậm lại, hãy thử sử dụng cử chỉ cùng với ngôn ngữ, hoặc mỗi cử chỉ thôi. Ví dụ, chỉ vào đầu bạn và gõ nhẹ như thể muốn nói rằng: “Mẹ đang nghĩ gì ý nhỉ?”. Hãy làm chậm để trẻ có thời gian cần thiết để hiểu.

Thể hiện  SHOW

Trẻ sẽ học tại sao việc nhìn vào bạn lại quan trọng nếu bạn làm điều gì đó khiến việc nhìn đó có ý nghĩa. Điều đó không có nghĩa là đưa cho chúng một viên kẹo hay khen ngợi cho việc nhìn. Có nghĩa là hãy thể hiện cho trẻ thấy rằng trên khuôn mặt của bạn, có thông tin quan trọng về những gì bạn đang nghĩ và bạn cảm nhận.

Thể hiện hoặc chỉ vào điều bạn đang nói tới

Hãy chắc chắn rằng bạn thu hút chú ý tới khuôn mặt của mình. Hãy chỉ tới phần nào trên khuôn mặt thể hiện những gì trong tâm trí bạn và nói với trẻ rằng bạn đang “nói” bằng khuôn mặt của mình. Và nhớ rằng trẻ sẽ cần sự giúp sức nhiều nhất để chú ý tới đôi mắt của bạn.

Thể hiện cùng với hành động, cử chỉ và vẻ mặt

Cường điệu hành động, cử chỉ và vẻ mặt của bạn để trẻ có thể dễ dàng hiểu chúng. Ví dụ, nhíu mày thật cường điệu khi có điều gì đó khiến bạn không vui, hoặc nheo mắt để thể hiện sự tức giận.

Thỉnh thoàng hãy thử dùng hành động và biểu hiện mặt trong suốt cuộc đối thoại. Ví dụ, khi trẻ hỏi bạn liệu chúng có thể ăn một chiếc bánh quy, thay vì nói có, hãy gật đầu và cười, hoặc lắc đầu tỏ vẻ không đồng ý. Bạn có thể thể hiện cho trẻ thấy tất cả cảm xúc của mình mà không cần nói một lời nào.

Cách bạn di chuyển bàn tay hay cơ thể sẽ cho trẻ thêm thông tin về những cảm xúc bạn đang có. Theo thời gian, trẻ có thể sẽ muốn dùng những cử chỉ tương tự để truyền đạt thông điệp của mình. Vì thế có thể giơ cao tay lên khi bạn cảm thấy vui hoặc nhún vai khi bạn cảm thấy lúng túng. Đôi khi, hãy nói với trẻ về những gì bạn đang làm và tại sao bạn lại làm như thế. (Ví dụ, mẹ nhăn mũi vì mẹ không thích mùi đó chút nào”).

Bạn thậm chí còn có thể dạy trẻ đứng gần như thế nào với mọi người bằng cách thể hiện cho chúng thấy. Đứng quá gần hoặc quá xa khi nói chuyện với chúng, và sau đó nói gì đó như là “Ồ. Mẹ đứng xa quá. Mẹ sẽ lại gần hơn để con có thể nhìn mẹ rõ hơn”.

Thể hiện cùng với tranh ảnh hoặc video

Trong các bức ảnh, mọi thứ trông khá khác với ngoài đời thực. Vi dụ, vẻ mặt bị đóng băng. Thực tế, cảm xúc mà chúng ta thể hiện trên khuôn mặt sẽ thay đổi nhanh chóng và tinh tế.

 Vì lý do đó mà việc trẻ xem các video sẽ có lợi hơn là nhìn vào tranh ảnh. Giảm âm lượng và bàn về những cảm xúc mà trẻ nhìn thấy trên khuôn mặt của mọi người trong video. Tạm dừng video tại những khoảnh khắc cảm xúc để trẻ có thể nhìn thấy nét mặt tĩnh cũng như động.

Những chương trình máy tính chuyên biệt có diễn viên mô tả lại đa dạng các cảm xúc trong các video clip cũng sẵn có. Ví dụ, một chương trình đã được phát triển ở Cambridge, Anh được gọi là “Đọc tâm trí: Dẫn dắt đến cảm xúc qua tương tác” (Mind reading: The Interactive Guide to Emotions) cũng đã sẵn có trực tuyến.

Để phục vụ mục đích này, nói chung dùng hình ảnh động thì tốt hơn, tuy nhiên, các tranh ảnh trong các cuốn sách cũng hữu ích. Chúng sẽ giúp trẻ dành thời gian để tìm hiểu về các khuôn mặt và nhận ra các đặc điểm chính yếu. Nhưng hãy luôn nhớ rằng việc nhận ra các biểu hiện nét mặt và ngôn ngữ cơ thể trong các cuốn sách sẽ không thể giúp trẻ nhận biết hết tất cả chúng trong các tình huống xã hội.  

 LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ DÕI THEO ÁNH MẮT CỦA BẠN

Dõi theo mắt nhìn của ai đó – nhìn những gì họ nhìn – là một phần quan trọng trong việc hòa nhập xã hội. “Khi trẻ nhìn theo hướng bạn đang nhìn, chúng đang cố gắng hiểu ra những thứ gì đang ở trong tâm trí bạn.

Dẫn dắt bằng ánh mắt của bạn

Để “ánh mắt của bạn dẫn đường”, đầu tiên hãy xác định rõ ràng những thứ mà bạn đang nhìn. Mắt của bạn sẽ hoạt động như những tia laze chỉ ra những gì bạn đang hứng thú. Tuy nhiên, chỉ nhìn vào các thứ có thể không cung cấp cho trẻ đủ thông tin. Bạn có thể sẽ phải đưa ra thêm những gợi ý rõ ràng.

Hãy cùng xem xem mẹ của Mei (ở trang tiếp theo) dẫn dắt Mei dõi theo ánh mắt cô nhìn đến chiếc găng tay còn thiếu như thế nào. Đầu tiên, cô ấy nhìn thẳng vào chiếc găng tay và nói với Mei rằng cô ấy đã nhìn thấy nó. Khi Mei cần thêm sự giúp đỡ để theo ánh nhìn chằm chằm của mẹ, mẹ của Mei không chỉ nhìn mà còn quay người về phía chiếc găng tay và chỉ vào nó.

Trò chơi Mắt

Bạn muốn trẻ nhìn thấy giá trị của việc theo dõi mắt của bạn. Vì thế, hãy thử chơi những trò chơi sẽ khiến việc dõi theo mắt của bạn trở nên vô cùng thú vị sau đây.

 Truy tìm bằng đôi mắt xinh

Ngồi trực diện với trẻ

Nói với trẻ rằng bạn có một trò chơi tên là “Truy tìm bằng đôi mắt xinh”.

Nói rằng bạn sẽ nhìn một vật nào đó trong phòng và bạn muốn trẻ tìm nó.

Lẫy đồ vật nào đó với một màu sắc rõ ràng hoặc một thứ gì đó bắt đầu bằng một chữ cái cụ thể.

Nói, “Tôi dùng mắt để truy tìm một thứ màu xanh” (hoặc một màu nào đó khác) hay “Tôi dùng mắt để truy tìm một thứ bắt đầu bằng chữ D” (hoặc một chữ cái nào đó khác)

Nhìn chằm chằm vào vật mà bạn muốn trẻ nhìn tới

Nếu việc nhìn không có hiệu quả

Quay người về phía đồ vật,

Chỉ vào nó

Đặt cánh tay của bạn gần với một bên đầu của trẻ để trẻ có thể nhìn theo cánh tay và ngón tay đang chỉ vào đồ vật của bạn.

Để trẻ thực hiện lượt chơi là người dùng mắt truy tìm các vật.

Nhìn mắt tôi và tìm điều ngạc nhiên

Trò chơi này được hỏng theo một trò chơi trong cuốn sách Relationship Development Intervention with Young Children (2002) của tác giả Steven Gutstein

Bắt đầu trò chơi bằng cách nói với trẻ rằng chúng sẽ đi tìm những đồ vật được giấu kín

Nói với trẻ là chúng cần nhìn vào mắt bạn để tìm những đồ vật đó

Cho trẻ thấy một vài đồ vật mà bạn sẽ giấu đi. Chúng sẽ cảm thấy có động lực hơn nếu bạn giấu những món đồ chơi nhỏ mà chúng được phép giữ lại nếu tìm được.

Để trẻ ra khỏi phòng hoặc bịt mắt chúng hay yêu cầu chúng nhắm mắt lại khi bạn giấu đồ.

Đưa trẻ trở lại phòng hoặc tháo khăn bịt mắt ra hay bảo chúng mở mắt

Đối diện trẻ

Nói với chúng: “Đừng nhìn vào đồ chơi cho tới khi mẹ nói với con nhé. Con hãy nhìn vào mắt mẹ để tìm chúng.”

Chắc chắn rằng trẻ đang nhìn vào mắt bạn

Đầu tiên hãy nhìn trẻ với một nụ cười thật tươi và sau đó nhìn chằm chằm vào nơi mà món đồ chơi đang được giấu

Bây giờ nói với trẻ: Trò chơi bắt đầu

Nếu trẻ nhìn nhầm nơi cất đồ chơi, ngay lập tức dừng chúng lại và để chúng nhìn trực diện bạn (bạn nên ngồi hoặc quỳ). Bạn quay đầu lại về phía đồ vật được giấu.

Nếu trẻ không nhìn theo được ánh mắt của bạn, bạn hay hất hàm và chỉ tay hướng đến địa điểm chính xác và sau đó bảo trẻ tìm lại.

Nếu trẻ không thể theo chỉ dẫn của bạn, để tay lại gần đầu trẻ để trẻ có thể nhìn theo cánh tay bạn và ngón tay đang chỉ của bạn

Khi trẻ đã thành công, tiếp tục chuyển sang những món đồ còn lại

Tiếp tục hoạt động này cho đến khi trẻ có thể dễ dàng dõi theo ánh mắt của bạn đang nhìn vào các vật được cất giữ

Sau đó, để cho trẻ giấu đi đồ gì đó để trẻ có thể sử dụng mắt của mình trợ giúp việc tìm ra chúng.

Bạn có thể nâng cao trò chơi này lên mức khó hơn bằng cách ở ngay bên cạnh trẻ. Nếu trẻ không nhìn vào mắt bạn, trở lại vị trí mặt đối mặt. Nếu trẻ đang tìm kiếm, cho chúng biết bằng cách nói: “Nhìn mặt mẹ là con sẽ biết mình có đang tới gần điều vô cùng bất ngờ không”. Nếu trẻ đã gần đến chỗ giấu đồ vật, gật đầu để thể hiện trẻ đã tìm đúng chỗ. Nếu không, lắc đầu thể hiện là chưa đúng.

Những trò chơi khác

Vừa chơi vừa hát đối mặt với trẻ sẽ giúp chúng tập trung vào khuôn mặt của bạn. Những trò chơi như Làm như Simon bảo (Simon Says), yêu cầu trẻ bắt chước những gì bạn làm sẽ giúp chúng tập trung vào hành động cơ thể và khuôn mặt của bạn. Trong trò chơi Đoán Chữ, trẻ sẽ phải đoán tên của một bộ phim hay một cảm xúc bằng cách xem người khác diễn tả chúng bằng hành động.

Làm quen với các điệu nhạc và ghép từ hay các hành động sẽ khuyến khích trẻ nhìn vào khuôn mặt bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn trẻ hiểu rằng nhìn vào ai đó nghĩa là lắng nghe người ấy, bạn có thể phổ nhạc bài “Row, Row, Row Your Boat” với lời “Nhìn, nhìn, nhìn vào bóng tối. Nhìn tôi và lắng nghe”. Hoặc dùng một bài hát quen thuộc như người mẹ dưới đây đã làm.

Một vài trò chơi máy tính hay trò chơi cờ được thiết kể để giúp trẻ học cách nhận biết các vẻ mặt. Bạn có thể tìm thấy trong các cửa hàng đồ chơi hoặc trực tuyến. Chúng rất hữu ích, nhưng hãy nhớ rằng một trò chơi máy tính không thể thay thể việc nhận biết các khuôn mặt trong cuộc sống thực.

 Ở chương này chúng ta đã học cách làm thế nào để giúp trẻ hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của người khác cách bằng cách nhận biết các vẻ mắt, ngôn ngữ cơ thể và giọng nói. Bằng cách hiểu rõ hơn về những gì đang trong tâm trí bạn, trẻ bắt đầu điều chỉnh theo bạn. Đây mới chỉ là khởi đầu, vì thể hãy cùng tiếp tục. Ở chương 3, bạn sẽ học làm thể nào để giúp bé hiểu rằng những gì chúng ta bộc lộ không bằng lời mới chỉ là một phần cần để duy trì hội thoại.

Theo Nuôi con rối loạn phát triển (Trích Talkability)

The post Giao tiếp mắt appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Thay đổi hoàn cảnh để phù hợp với khả năng của trẻ http://docsachcungcon.com/thay-doi-hoan-canh-de-phu-hop-voi-kha-nang-cua-tre/ Thu, 15 Jan 2015 11:09:14 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=5983 Thông thường, khi trẻ có những hành vi không phù hợp, không làm đúng theo chỉ dẫn hay không theo kịp trong các hoạt động, chúng ta kỳ vọng trẻ sẽ sửa đổi sao cho đúng với những gì ta mong đợi, chứ ít khi thay đổi những kỳ vọng của chúng ta cho phù ...

The post Thay đổi hoàn cảnh để phù hợp với khả năng của trẻ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Thông thường, khi trẻ có những hành vi không phù hợp, không làm đúng theo chỉ dẫn hay không theo kịp trong các hoạt động, chúng ta kỳ vọng trẻ sẽ sửa đổi sao cho đúng với những gì ta mong đợi, chứ ít khi thay đổi những kỳ vọng của chúng ta cho phù hợp với trẻ. Chúng  ta mặc định rằng nếu trẻ không đáp ứng được kỳ vọng của chúng ta, đó là do lỗi của trẻ và chúng có trách nhiệm phải cố gắng thay đổi! Cách nghĩ này có thể khiến mọi việc trở nên tồi tệ đối với trẻ, đặc biệt là khi trẻ không có (hoặc chưa có) khả năng hoặc những kỹ năng cần thiết để thực hiện một việc gì đó theo ý của chúng ta.

Để tránh điều này, hãy thử bắt đầu với suy nghĩ rằng “Ở trong hoàn cảnh này, với những kỹ năng mà trẻ hiện đang có, trẻ đã cố gắng hết sức có thể.” Nếu trẻ có những hành vi không phù hợp hoặc không đạt được những gì ta kỳ vọng, điều đó có nghĩa rằng những yêu cầu của chúng ta là quá sức đối với khả năng của trẻ. Nếu nghĩ theo hướng này, một cách bản năng chúng ta sẽ cảm thấy cần phải đánh giá lại những kỳ vọng và những yêu cầu ta đang áp đặt lên trẻ, khi mà rõ ràng trẻ không có đủ những kỹ năng cần thiết để thực hiện những yêu cầu đó. Vì thế, hoặc là chúng ta cần giảm bớt độ khó của yêu cầu, hoặc là trợ giúp và hỗ trợ trẻ, hoặc kết hợp cả hai phương án trên.

Khi trẻ có những vấn đề về hành vi hay gặp khó khăn trong việc học tập, bạn có thể xem xét các phương án sau để hỗ trợ cho trẻ:

1.  Thay đổi yêu cầu/kỳ vọng: Câu hỏi đầu tiên là liệu ta có thể thay đổi những yêu cầu và ký vọng của chúng ta cho phù hợp với những khó khăn về mặt thể chất và nhận thức, những rối loạn giác quan, và những thiếu hụt trong tương tác xã hội của trẻ hay không?.

Trước tiên, hãy để ý tới môi trường xung quanh trẻ (lớp học, nhà ăn, phòng thể dục, phòng học nhạc, hành lang, vv)  Có phải những nơi này quá ồn ào, hay đang có quá nhiều hoạt động diễn ra cùng lúc? Có phải quá nhiều kích thích về giác quan đang khiến trẻ bị quá tải hay mất tập trung? Có cách nào để thay đổi môi trường xung quanh, ví dụ như sắp xếp lại chỗ ngồi, cho trẻ đeo kính râm để giảm độ sáng, đeo tai nghe, hoặc các dụng cụ hỗ trợ khác để giúp giảm bớt tiếng ồn? Câu hỏi tiếp theo là liệu yêu cầu của bạn có quá khó, quá nhiều, hoặc khó hiểu đối với trẻ? Liệu bạn có thể chia nhỏ yêu cầu thành từng bước hoặc giúp trẻ hình dung nhiệm vụ rõ ràng hơn? Bạn có thể giúp trẻ ở một số bước không? Lưu ý rằng mỗi khi  phải dành quá nhiều sức lực cho một nhiệm vụ nào đó,  trẻ sẽ dễ bị quá tải, kiệt sức và không thể tiếp tục học nữa.

2. Thay đổi cách thức/hình thức tương tác với trẻ: Tiếp theo, hãy cùng xem xét cách chúng ta tương tác và dạy trẻ. Hãy luôn tự hỏi bản thân: Liệu trẻ có cảm thấy an toàn, được chấp nhân, và tự tin khi ở gần bạn? Nếu trẻ thấy lo lắng, sợ hãi hoặc không an toàn, một cách bản năng trẻ sẽ tìm cách trốn tránh sự giúp đỡ của bạn. Rất nhiều vấn đề hành vi bắt nguồn hoặc liên quan tới những tương tác giữa người lớn và trẻ khiến trẻ không được thoải mái. Hãy tìm hiểu “thói quen tương tác” của trẻ: ví dụ trẻ thích tương tác ở tốc độ chậm, nhẹ nhàng hay tương tác ở tốc độ nhanh? Cách người lớn tương tác  với trẻ sẽ có tác động rất lớn tới việc trẻ có cảm thấy an toàn và sẵn sàng học hỏi, tiếp thu hay không.

3. Dạy cho trẻ những kỹ năng cần thiết để có thể thành công: Cuối cùng, tập trung vào việc dạy trẻ những kỹ năng cần thiết để thực hiện những nhiệm vụ/yêu cầu đề ra.(Tuy điều này nghe có vẻ hiển nhiên, trên thực tế chúng ta thường trách mánh và nhấn mạnh vào lỗi sai của trẻ hơn là vào việc dạy trẻ cách thực hiện đúng – ND). Nếu trẻ gặp khó khăn khi giao tiếp ở trường, cần rèn luyện cho trẻ thêm về kỹ năng xã hội. Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc, cần dạy cho trẻ cách đối phó với các cơn bùng nổ. Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc đọc, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng đọc. Hãy bắt đầu từ những việc đơn giản, rồi từ đó xây dựng lên một cách từ từ.

Một khi đã thay đổi được những điều kiện trên, chúng ta sẽ không cảm thấy cần phải trách móc, ép buộc hay trừng phạt trẻ nữa. Khi trẻ gặp khó khăn, chúng ta là người cần phải thay đổi chứ không phải là trẻ, bởi chúng ta đặt trẻ vào hoàn cảnh mà trẻ không thể tự giải quyết được. Thử thay đổi những kỳ vọng của bạn cho hợp với khả năng của trẻ, và tự hỏi: Làm cách nào để hỗ trợ trẻ một cách tốt nhất? Như vậy, cả bạn và trẻ sẽ cùng cảm thấy thoải mái, tự tin và thành công với những nỗ lực của mình!

Nhóm Dịch – CLB RUBIC (Sưu tầm và Dịch)

Nguồn: The Autism Discussion Page

The post Thay đổi hoàn cảnh để phù hợp với khả năng của trẻ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
8 năm cứu con thoát tự kỷ của một người mẹ http://docsachcungcon.com/8-nam-cuu-con-thoat-tu-ky-cua-mot-nguoi-me/ Tue, 23 Dec 2014 03:56:22 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=5456 Nấp dưới gầm bàn nhìn cô giáo dạy con tự kỷ kiểu “phát xít”, chị Ninh không nhịn được đã bế con về. Từ giây phút ấy, chị biết chính mình sẽ phải là người cứu con. Nơi chị đưa con đến học là trung tâm can thiệp trẻ tự kỷ của một bác sĩ ...

The post 8 năm cứu con thoát tự kỷ của một người mẹ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Nấp dưới gầm bàn nhìn cô giáo dạy con tự kỷ kiểu “phát xít”, chị Ninh không nhịn được đã bế con về. Từ giây phút ấy, chị biết chính mình sẽ phải là người cứu con.

Nơi chị đưa con đến học là trung tâm can thiệp trẻ tự kỷ của một bác sĩ nổi tiếng. Chị nằn nì mãi mới xin được vào lớp xem các cô dạy con để về nhà thực hành, nhưng phải ngồi nấp dưới gầm bàn. Trên bàn để mấy khối nhựa xếp hình. “Cô giáo ấn con ngồi vào ghế. Con cứ giãy lên ngửa ra sau, đầu đập côm cốp vào thành ghế. Cô ngồi đối diện, hai tay ghì lấy hai tay con và quát ‘Nhìn cô, nhìn cô'”, chị Đào Hải Ninh (phố Lương Định Của, Hà Nội) nhớ như in hình ảnh những ngày đưa con đi trị liệu ấy.

Chị kể sau hai ngày chứng kiến cảnh trên, chị chui ra khỏi gầm bàn hỏi sao cô làm vậy thì nhận được lời đáp “bọn này phải thế”. Chị đã bế thốc con lên đưa về nhà và quyết định chính mình sẽ cứu con. Từ đó tới nay, hành trình đưa con về với cuộc sống bình thường đã đi được 8 năm, với mồ hôi, nước mắt và cả máu như lời chia sẻ của chị.

Cô bé Phương Minh, con gái chị Ninh, chào đời năm 2003, kém anh trai 7 năm. Lúc chào đời, bé xinh xắn, bụ bẫm nhưng mãi mới khóc và có tiếng khóc rất lạ “kiểu ồ ồ một giọng”. Hai năm đầu đời, Minh hay bị dị ứng, nôn trớ, đi ngoài, viêm họng và hầu như tháng nào cũng phải vào viện. Lúc18 tháng, Minh đã biết nói “ạ”, “bye”, “bà”, “đi chơi” nhưng tới 20 tháng thì chỉ cúi đầu và muốn gì thì kéo tay chứ không nói.

Bé Minh đi vững nhưng chỉ nhón trên 10 đầu ngón chân như vũ công ballet, hai tay dang ra, đầu chúi về phía trước như chim cánh cụt, thường xuyên ngã do va phải đồ đạc. Bé còn hay lao ra đường và bị xe va phải, rồi bị bỏng do sờ vào nồi cơm điện, bếp… Em không biết đau là gì, cũng chẳng tỏ ra biết mẹ, biết bố.

Em được bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương chẩn đoán tự kỷ dạng nặng khi 28 tháng tuổi. “Đó là những ngày tháng nặng nề và khủng hoảng nhất đối với tôi. Tôi không chấp nhận được sự thật ấy, nhiều lúc còn nghĩ quẩn”, chị Ninh kể lại.

Chị Đào Hải Ninh và con gái Phương Minh trong một chuyến nghỉ mát năm 2013.

Một lần cầm đơn đi mua thuốc bổ não an thần chống động kinh cho con, chị đã bật khóc nức nở tại tiệm thuốc khi gặp một người cùng cảnh ngộ. Người chủ tiệm thay vì lấy thuốc bán cho chị, đã kéo tay: “Mẹ nó đừng mua thuốc này nữa, tốn tiền vô ích”, giúi cho một cuốn sách bảo đọc đi rồi đưa cho chị số liên lạc với một người cũng đang dạy trẻ tự kỷ.

Từ đó, chị đọc trên sách, mạng, rồi tìm đến những gia đình có con tự kỷ ở Hà Nội. Chị đã gặp những đứa trẻ có bệnh như con mình – trẻ thì chuyên phi đầu vào gờ tường khiến tường nhà đầy máu; trẻ khác chỉ suốt ngày ngồi trên chiếc sofa, ăn, vệ sinh ngay tại đó, có trẻ cứ hễ thấy khách đến nhà là chạy ra thò tay vào túi rút điện thoại… Những hình ảnh ấy càng khiến chị hoảng loạn.

Đúng lúc tuyệt vọng thì chị gặp một người có con bị hội chứng này và đã qua đào tạo lớp dạy trẻ tự kỷ ở Mỹ về. Người này dạy các phụ huynh biết chăm sóc và phối hợp với giáo viên giáo dục đặc biệt để dạy con như thế nào cho đúng. Chị Ninh cũng đến gặp, đặt bao hy vọng, mua dụng cụ… nhưng tài liệu đều là những hình ảnh nước ngoài, là các thứ xa lạ với con. Chị lại bỏ tất cả và bắt đầu lại – dạy con từ những thứ gần gũi nhất.

Người mẹ đã dành thời gian quan sát, lắng nghe xem con thực sự cần gì. Chị lên giáo án mỗi ngày dựa vào sự thay đổi tính cách, sinh lý của con. Vẫn phải đi làm kiếm tiền nuôi con, chị thuê hai sinh viên trẻ tới nhà dạy con những lúc vắng mẹ, theo đúng giáo án mẹ đã soạn ra. Chị kiên trì từng phút, xem từng thay đổi rất nhỏ như dạy màu sắc, đồ vật, đồ dùng, dạy con tập thở, tập đi.

“Với trẻ bình thường, có những kỹ năng không ai bảo cũng biết hoặc chỉ nhắc một vài lần, còn với trẻ tự kỷ, có thể một từ, một hành động, một kỹ năng phải nhắc lại hàng nghìn lần”, chị Ninh kể.

Chẳng hạn, để dạy con biết cảm nhận cảm giác, hằng ngày chị đều chườm nóng lạnh cho bé. Muốn con nhận biết được sự nguy hiểm, cái đau, khi bé làm vỡ cốc thủy tinh, chị tự cầm mảnh vỡ đâm vào tay mình cho chảy máu, rồi quết vào tờ giấy cho con thấy: “Cốc vỡ, đâm vào tay, mẹ đau này, hu hu…”. Chị phát hiện con hay nôn trớ vì không biết nhai khi đã hơn 5 tuổi. Để dạy con nhai, chị cho bé ngồi ăn cùng cả nhà, tập nhận mặt từng người, rồi mẹ mời từng người trong nhà nhai – mạnh và rõ – để con nhìn thấy và làm theo. Dạy nhai xong rồi dạy nuốt, dạy nhổ ra…

“Con không biết nhổ ra, thường rót bao nhiêu nước với sữa là uống hết bấy nhiêu. Dạy bao nhiêu lần cách nhổ vẫn chưa làm được. Hôm đó, mẹ đưa cốc sữa, con bưng uống nhưng đến ngụm thứ hai thì nhổ ra do trước đó đã ăn quá no… Hôm đó, mẹ vui quá, cứ tủm tỉm suốt dọc đường đi làm, vì con đã biết nhổ ra”, người mẹ viết trong nhật ký.

Để dạy con đi không nhón chân, chị Ninh vừa nói vừa hướng dẫn con cụ thể cách nhấc, đặt bàn chân… Để con dễ nhớ và không chán, chị làm bài thơ: Đưa chân trái lên nhé/ Đánh cái tay phải đi/ Bàn chân phải xinh xắn/ Nối theo nhịp bước đi/ Bàn tay trái mải miết/ Đợi tôi với hãy đi… Vừa đi vừa đọc vừa đá chân kéo tay mà cả buổi sáng hai mẹ con đánh vật mướt mồ hôi mới đi được 500 m.

Cứ thế, cùng với sự kiên trì, kịp thời khen ngợi, nhắc đi nhắc lại, tuyệt đối tuân thủ kỷ luật, thay đổi giáo án liên tục cho phù hợp với con…, chị Ninh dạy con biết kiểm soát hơi thở khi phát âm, thổi, biết nhìn vào mắt người khác khi trò chuyện, dạy con chữ, số, những kỹ năng từ đơn giản nhất như cởi áo, mặc áo, chải tóc…

Phương Minh học mọi nơi, mọi lúc, từ lúc mở mắt tới khi đi ngủ. Hằng ngày chị đưa con ra chợ, chỉ cho con tất cả những gì nhìn thấy, để con sờ vào con cá người ta đặt trong chậu để bán tới các loại củ, quả… Đến nỗi hầu như cả khu chợ gần nhà không ai không thân quen với gia đình chị. Hay để dạy con cách xưng hô, dạy con về nghề nghiệp, nhiều khi đang đi trên đường, chị dẫn con tới chỗ chú cảnh sát giao thông rồi nói “Cháu chào chú cảnh sát giao thông. Đây là đồng phục của chú này, chú đội mũ, cầm gậy chỉ đường…. “. Hôm khác hai mẹ con lại đến gặp bác xe ôm đầu ngõ “Đây là bác xe ôm. Bác chở mọi người, bác già hơn bố, lại là đàn ông nên gọi là bác…”. Cứ thế, tất cả mọi người xung quanh đều là giáo viên đặc biệt của Minh.

“Vượt qua chứng tự kỷ là mở cánh cửa đầu tiên đưa con trở lại với cuộc sống. Những cánh cửa tiếp theo là hòa mình vào cuộc sống, phát huy được những tố chất tiềm ẩn trong con người mình, và sống hạnh phúc trong một thế giới yêu thương”, người mẹ chia sẻ.

Phương Minh giờ đã 12 tuổi. Gặp và trò chuyện với cô bé lớp 6 này, không ai nghĩ em bị tự kỷ. Có khách tới nhà, Phương Minh lễ phép chào hỏi, rồi hồn nhiên trò chuyện, kể đủ thứ ở trường, ở lớp. Với những vị khách nhí, Phương Minh luôn là cô chủ nhà hiếu khách, cặn kẽ hỏi các em bé thích uống gì, rồi nhanh nhẹn lấy. Những em bé đến nhà Minh chơi – phần nhiều là trẻ tự kỷ hoặc bị nghi tự kỷ được bố mẹ đưa tới học hỏi kinh nghiệm can thiệp – rất hay được Minh tặng những món quà nhỏ là các con vật dễ thương do chính em nặn.

Phương Minh rất thích vẽ và nặn. Ở lớp hay đi đến đâu, em cũng luôn hòa nhập một cách tự nhiên, nhanh chóng và tự tin mọi lúc, mọi nơi từ đi xem phim, tham gia các chương trình sinh hoạt thiếu nhi, đi tham quan, nghỉ mát…

“Đến nay sau 4 năm con học tiểu học và năm nào cũng xứng đáng nhận danh hiệu học sinh giỏi, hai mẹ con có thể tự khẳng định: Chúng mình đã chiến thắng 99% rồi”, chị Ninh chia sẻ. Để có được thành quả như ngày hôm nay, chị đã trải qua bao đắng cay, vất vả và phải đánh đổi cả hạnh phúc riêng. Dù vậy, chị vẫn phải theo sát con từng ngày, thường xuyên củng cố những kỹ năng con đã học được. Giờ đây chị hồi hộp và lo lắng đón chờ giai đoạn con bước vào tuổi dậy thì.

“Mình biết sẽ phải luôn cùng con vượt qua mọi vấn đề. Nếu với tuổi dậy thì, khi mọi trẻ đều có biến đổi lớn mà con mình cũng vượt qua được… thì nghĩa là con hoàn toàn bình thường”, chị Ninh chia sẻ.

Hiện chị Ninh lập một website với sự trợ giúp của cậu con trai đầu đã vào đại học, chia sẻ những kinh nghiệm về cách dạy con, sẵn sàng dành thời gian chia sẻ với những gia đình đồng cảnh trong giờ nghỉ trưa hay sau 9h tối mỗi ngày. Bà mẹ đầy nghị lực này cũng đã viết một cuốn sách chia sẻ những chặng đường đã đưa con trở về với cuộc sống bình thường. Chị tâm niệm: “Chỉ cần giúp cho một bé được can thiệp đúng và kịp thời thì mẹ con mình coi như đã làm được một việc có ích hơn nghìn vạn lần đi từ thiện, bởi đấy không chỉ một cuộc đời mà là hạnh phúc của một gia đình, một dòng họ”.

Vương Linh (Theo vnexpress.net)

The post 8 năm cứu con thoát tự kỷ của một người mẹ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Chúng ta đã biết gì và chưa biết gì về tự kỷ http://docsachcungcon.com/chung-ta-da-biet-gi-va-chua-biet-gi-ve-tu-ky-2/ Wed, 27 Aug 2014 04:28:33 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=4081 Nếu con của bạn có biểu hiện chậm phát triển, như là rối loạn phổ tự kỷ, thì đó KHÓ CÓ THỂ LÀ DO BẠN ĐÃ LÀM GÌ ĐÓ chưa được như ý, hay do MỘT BIẾN CỐ nào đó gây ra. Tự kỷ là một tình trạng phức tạp và còn chưa được hiểu ...

The post Chúng ta đã biết gì và chưa biết gì về tự kỷ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Nếu con của bạn có biểu hiện chậm phát triển, như là rối loạn phổ tự kỷ, thì đó KHÓ CÓ THỂ LÀ DO BẠN ĐÃ LÀM GÌ ĐÓ chưa được như ý, hay do MỘT BIẾN CỐ nào đó gây ra.

Tự kỷ là một tình trạng phức tạp và còn chưa được hiểu rõ. Các nhà nghiên cứu đang làm việc để tìm kiếm câu trả lời, nhưng bản thân những câu hỏi cũng không rõ ràng. Kết quả là, các nghiên cứu thường vụn vặn manh mún, và nhiều lý thuyết vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm. Các nhà nghiên cứu nhanh chóng thu thập dữ liệu, nhưng đồng thời, họ bất đồng trong cách giải thích.

Ví dụ, các nhà nghiên cứu có thể quan sát những bất ổn trong nhiều quá trình khác nhau trong cơ thể của một cá nhân mắc chứng tự kỷ, nhưng họ không thể đồng ý rằng vấn đề cụ thể đó là nguyên nhân hay là triệu chứng của chứng tự kỷ. Như vậy, trong cộng đồng y khoa, người ta vẫn ĐANG TRANH LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA CHỨNG TỰ KỶ và cách điều trị nó.

Dưới đây là những THỰC TẾ mà tất cả các chuyên gia và nhân viên chăm sóc đều NHẤT TRÍ:

  • Các khuyết tật phát triển như chứng tự kỷ là các tình trạng về não, thần kinh liên quan đến sinh học nhiều hơn là tâm lý học.
  • Tự kỷ là thành phần hay gặp nhất trong tập hợp các chứng rối loạn phổ tự kỷ (ASD), cũng còn được gọi là rối loạn phát triển lan tỏa (PDD).
  •  Tự kỷ thường được chẩn đoán khi trẻ được 3 tuổi.
  • Ta có thể gặp tự kỷ ở mọi quốc gia, mọi dân tộc, và mọi tầng lớp kinh tế xã hội.
  •  Tự kỷ ảnh hưởng đến hơn một triệu rưỡi người chỉ tính riêng tại Hoa kỳ, với 24.000 trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ hàng năm. Con số này tương đương ở các nước phương Tây khác.
  • Số bé trai mắc tự kỷ cao gấp bốn lần so với các bé gái.
  •  Cứ 166 trẻ em thì có một em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ ở Hoa kỳ. Con số này đã tăng vọt trong 30 năm gần đây. (số liệu này đã được cập nhật vào tháng 4 là 1 trên 68 trẻ)
  •  Trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ rối loạn phổ cần được can thiệp càng sớm càng tốt.

Và đây là những CHỦ ĐỀ mà các chuyên gia và nhân viên chăm sóc vẫn CÒN TRANH LUẬN:

  • Tự kỷ được cho là có nguồn gốc sinh học, mặc dù các nhà nghiên cứu vẫn còn cố gắng tìm hiểu nguyên nhân chính xác của nó.
  • Nói cách khác, cấu tạo di truyền của một đứa trẻ khởi đầu cho sự phát triển chứng tự kỷ, nhưng gen di truyền không phải là nguyên nhân của tình trạng này. Sự khởi đầu về gen tạo điều kiện thuận lợi cho việc kích hoạt tình trạng này, nhưng các nhà nghiên cứu đã không thể xác định chính xác được nhân tố kích hoạt là ở đâu. Mỗi trường hợp chẩn đoán tự kỷ đều có mô hình riêng, giống như dấu vân tay.
  • Một số chuyên gia tin rằng chứng tự kỷ có một nguyên nhân bao trùm, những người khác lại kiên quyết là nó có rất nhiều nguyên nhân. Một số nghiên cứu phân chia tự kỷ vào nhiều nhóm nhỏ dựa trên nhân tố kích hoạt mà họ giả thuyết.
  • Phương pháp điều trị y sinh có thể cải thiện triệu chứng tự kỷ, nhưng người ta vẫn còn tranh luận về việc liệu phương pháp điều trị y sinh chữa được nguyên nhân gốc rễ của tự kỷ không hay đơn giản chỉ là giúp cho những trẻ em “không thực sự mắc chứng tự kỷ”. Các cộng đồng y tế không chấp nhận rộng rãi phương pháp điều trị y sinh học, tuy nhiên, một số bác sĩ đã thực hiện các kỹ thuật và thực tế rất thành công với bệnh nhân của họ.

Bất chấp những gì cộng đồng y tế vẫn còn chưa biết về chứng tự kỷ, chúng ta vẫn có lý do để hy vọng. Các kỹ thuật mới để nghiên cứu bộ não con người có thể dẫn ta đến những cách chữa khỏi, các phương pháp điều trị mới, cách can thiệp cho chứng tự kỷ và lời giải cho các bài toán hóc búa khác về các bệnh thần kinh khó hiểu như Alzheimer và Chứng tăng động giảm tập trung chú ý (ADHD). Ngoài ra, những người ủng hộ đề xuất ngày càng nhiều tài trợ và điều luật nhằm nâng cao thêm kiến thức về chứng tự kỷ.

Theo Understanding Autism for Dummies của Stephen Mark Shore và Linda G.Rastelli

Nguồn: facebook  Nuôi Con RốiLoạn PhátTriển

The post Chúng ta đã biết gì và chưa biết gì về tự kỷ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Triển lãm của trẻ tự kỷ “Câu chuyện của Nem” http://docsachcungcon.com/trien-lam-cua-tre-tu-ky-cau-chuyen-cua-nem/ Thu, 08 May 2014 10:39:43 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=2902 Khai mạc: 17:30, thứ năm 08/05 Triển lãm: 08 – 15/05/2014 KAI Art Center 342 Nghi Tàm, Hà Nội Thông tin từ nhà tổ chức: Mời các bạn tới với triển lãm “Câu chuyện của Nem” với thông điệp “Mỗi trẻ em – Một tiểu thế giới”. “Câu chuyện của Nem” là cuộc hành trình ...

The post Triển lãm của trẻ tự kỷ “Câu chuyện của Nem” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Khai mạc: 17:30, thứ năm 08/05

Triển lãm: 08 – 15/05/2014

KAI Art Center 342 Nghi Tàm, Hà Nội

Thông tin từ nhà tổ chức:

Mời các bạn tới với triển lãm “Câu chuyện của Nem” với thông điệp “Mỗi trẻ em – Một tiểu thế giới”.

“Câu chuyện của Nem” là cuộc hành trình khám phá thế giới đầy màu sắc, sáng tạo và ngẫu hứng của một bạn nhỏ sinh ra với hội chứng tự kỷ. Tuy phải đối mặt với khó khăn trong cuộc sống thường nhật, nhưng thế giới của Nem luôn có những mảng màu hy vọng và ước mơ. Là những câu chuyện nhỏ về tình yêu thương của gia đình, bạn bè và cộng đồng dành cho Nem.

Mỗi trẻ em là một hạt giống chứa đựng tiềm năng thiên bẩm, được nảy nở nhờ tình thương yêu.

Hưởng ứng tuần lễ hành động giáo dục cho mọi người trên phạm vi toàn cầu năm 2014, diễn ra từ ngày 06-13/5/2014 tại Việt Nam với chủ đề: “Giáo dục và Khuyết tật”.

The post Triển lãm của trẻ tự kỷ “Câu chuyện của Nem” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
“Lớp con tôi học có trẻ tự kỷ!” http://docsachcungcon.com/lop-con-toi-hoc-co-tre-tu-ky/ Sun, 09 Jun 2013 08:46:49 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=1214 Ngày nay, càng ngày chúng ta càng được tiếp xúc nhiều hơn với những thông tin về chứng tự kỷ ở trẻ em. Không còn xa lạ nữa những vấn đề xoay quanh chứng bệnh này: những buồn khổ, lo lắng của gia đình, bố mẹ, những rắc rối và những khó khăn mà các ...

The post “Lớp con tôi học có trẻ tự kỷ!” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Ngày nay, càng ngày chúng ta càng được tiếp xúc nhiều hơn với những thông tin về chứng tự kỷ ở trẻ em. Không còn xa lạ nữa những vấn đề xoay quanh chứng bệnh này: những buồn khổ, lo lắng của gia đình, bố mẹ, những rắc rối và những khó khăn mà các thày cô giáo phải đối mặt nếu trong số các học sinh có em bị mắc chứng tự kỷ..v..v.

Trong bài viết này, tôi chỉ muốn nói đến trẻ tự kỷ dưới góc độ của một người ngoài, một người mẹ có những đứa con bình thường nhìn nhận thế nào về chứng bệnh này, và có sự thấu hiểu, chia sẻ và tiếp sức ra sao để những đứa trẻ tạm thời bị coi là “không giống mọi người” ấy được hòa nhập với cộng đồng, có thể sống, học tập và phát triển trong môi trường chung giống mọi người…

Chị An, hàng xóm nhà tôi, dặn dò con trước khi con đi học thế này: “Này, cái thằng X. là bị tự kỷ nhé. Con cấm có được chơi với nó nghe chưa? Cứ tránh ra cho nó lành!”. “Sao vậy? Chị dạy cháu thế thì bạn cháu làm sao mà hòa nhập được với mọi người? Như thế thật không phải!” – Tôi phản đối. Thì chị đáp: “Khổ, nó nhẹ nhẹ, là lạ một tí thôi thì không sao. Thế nhỡ gặp phải cái đứa nó ở dạng nặng, nó đánh con mình, ném cho cục gạch vào đầu chẳng hạn, thì mình biết kêu ai? Rồi có hôm thằng con tôi về con bắt chước cách đi lại nói năng của bạn, làm tôi sợ ơi là sợ…”

Nghe thật buồn, nhưng ngẫm lại, không phải chị An không có lý! Đó là những lo ngại chính đáng của các bậc phụ huynh, nhất là những người còn hiểu biết rất mơ hồ về chứng tự kỷ, khiến những lo ngại cộng với sự tưởng tượng, suy diễn… sẽ trở nên lớn hơn, khó kiểm soát. Xin đừng vội nghĩ rằng họ không có tấm lòng, rằng họ ích kỷ, nhỏ nhen, không biết chia sẻ. Ai chẳng thương và lo lắng cho sự an toàn của con mình! Có điều, theo tôi, vấn đề này cũng không phải là không có lối thoát.

Trang bị kiến thức cho các thày cô và phụ huynh. Dường như hiện giờ, ở Việt Nam, chỉ có những người có con bị tự kỷ mới quan tâm tìm hiểu về chứng bệnh này. Thực ra, kiến thức về chứng tự kỷ, các dạng của nó, phân biệt chứng tự kỷ với các chứng tâm bệnh khác ở trẻ nhỏ, cách thức và phương pháp chữa trị, cách giao tiếp với trẻ tự kỷ, các khái niệm cơ bản nhất trong tâm lý học khi đối diện với trẻ tự kỷ… mỗi một người khi chuẩn bị làm cha làm mẹ đều cần phải biết, và điều này đặc biệt cần thiết với những thày cô giáo có học trò là trẻ tự kỷ.

Làm công tác tư tưởng cho các bé. Khi đã nắm được những kiến thức cơ bản đó, các bậc phụ huynh và cô giáo sẽ có cách nói chuyện với con mình, với học sinh (bình thường) học cùng trẻ tự kỷ, theo hướng sau:

* Tâm sự với các em ngay từ đầu, vì sao bạn X. lại hơi khác các bạn trong lớp. Gợi được sự thông cảm của các em, trao cho các em “trách nhiệm”, làm sao cùng nhau giúp bạn hòa nhập ở môi trường học tập này. Trẻ em rất nhạy cảm với sự tin tưởng của người lớn. Chúng sẽ đón nhận thông tin một cách nghiêm túc và sẽ không còn trêu chọc bạn, thậm chí, còn sẽ bảo vệ bạn trong nhiều trường hợp.

* Tuy nhiên, để đề phòng việc trẻ tự kỷ do những lý do nhất định bị kích thích thần kinh trở nên dễ kích động, nóng nảy, đánh bạn, ném đồ đạc vào bạn khác…, thày cô và bố mẹ nên cảnh báo cho các em về những hiện tượng này. Khi thấy có gì khác thường, lập tức báo ngay với cô giáo. Dặn con không làm những động tác mạnh khiến bạn tổn thương hoặc sợ hãi, như hét, mắng, quát bạn, giằng đồ chơi của bạn, kéo tay kéo chân hay đùa nhả với bạn… Tuy nhiên, nếu con có trót một vài lần đối xử với bạn không tốt, cũng đừng mắng hay phạt trẻ, hoặc lên án con gay gắt. Điều này dễ dẫn đến sự thù ghét của trẻ đối với bạn tự kỷ, cho rằng bạn chính là nguyên nhân mình bị mắng. Hãy kiên nhẫn giảng giải bằng nhiều cách. Ví dụ, bằng một câu chuyện cảm động mà bạn nghĩ ra chẳng hạn. Hoặc, hãy tỏ ra thông cảm với trẻ: “Ừ, ban đầu mẹ gặp bạn X., mẹ cũng thấy kỳ quặc lắm. Nếu mẹ còn bé, chắc là mẹ cũng trêu bạn ấy như con. Nhưng hôm nọ mẹ thấy mẹ bạn X. khóc, vì bạn X. không học được như con, không chơi với mọi người bình thường được như các con, mẹ thấy thương cô ấy quá….”

* Ở nhà, hàng ngày, bạn nên hỏi han con về người bạn tự kỷ ở lớp. “Dạo này bạn ấy có tiến bộ không? Con thấy hôm nay bạn ấy buồn hay vui, có làm điều gì khiến mọi người thấy buồn cười, kỳ lạ không? Con có cười nhạo bạn không?”.  Trò chuyện với bố mẹ về bạn cũng khiến con bạn giải tỏa được những bức xúc (nếu có) hay có điều kiện kể lể những điều mà nó cho rằng kỳ quặc ở bạn, nhưng ở lớp vì lịch sự và trách nhiệm (như đã nói ở trên) mà nó không thể nói ra. Đứa trẻ vẫn chỉ là đứa trẻ, luôn có nhu cầu được nhận xét, kể chuyện… Qua đó, bố mẹ có thể khéo léo hướng con vào suy nghĩ đúng bằng sự thấu hiểu của mình. Ví dụ: “Ừ nhỉ, mẹ thấy bạn X. làm thế thì buồn cười quá. Nhưng con không trêu bạn là đúng rồi. Mẹ bạn X. mà thấy bạn X được các con thương như thế, chắc cũng đỡ buồn nhiều lắm đấy.”

* Thỉnh thoảng hãy khuyến khích con bạn mang một món quà nào đó đến cho người bạn tự kỷ của mình. Một cuốn sách, một món đồ chơi nào đó…

* Thường, trẻ tự kỷ rất có thể có năng khiếu ở một vài môn nào đó. Ví dụ, thuộc lòng rất giỏi. Bạn hãy hỏi con về điều này và khơi gợi sao cho con bạn có cảm xúc phục bạn, từ đó đối xử với bạn theo chiều hướng tích cực hơn.

Để bố mẹ yên lòng, nên tổ chức những buổi gặp gỡ trao đổi thường xuyên với phụ huynh trẻ tự kỷ. Việc tâm sự giữa các bố mẹ với nhau rất cần thiết, tăng sự tin tưởng vào những điều tốt đẹp. Hãy cùng hy vọng có được sự hòa nhập dần dần của trẻ tự kỷ trong môi trường học bình thường. Khi bạn cùng sát cánh với mọi người trong một việc làm có ích, hẳn sự nhiệt tình sẽ khiến bạn đỡ đi phần nào những suy nghĩ tiêu cực và ích kỷ. Đôi khi hãy đưa con đến thăm nhà của bạn bị tự kỷ, có thể hai trẻ chưa chơi được với nhau, nhưng cũng tạo cho hai bên có sự tương tác nhất định. Bạn thì sẽ yên tâm hơn vì theo dõi được chặt chẽ tiến triển sức khỏe tinh thần của bé tự kỷ, để không còn lo lắng.

Và cuối cùng, là hãy tin tưởng vào điều tốt đẹp. Đừng suy diễn trước những điều chưa chắc đã xảy ra vì ta cũng biết, không phải trẻ tự kỷ nào cũng dễ nổi nóng, hay la hét, đánh cắn bạn… Chính việc suy diễn, định kiến cũng dễ làm bạn rơi vào stress, có những cách nói như chị An tôi kể trên đây, khiến con bạn hoang mang và không biết mình phải xử sự với bạn tự kỷ như thế nào.

Mọi nỗi bất hạnh trên thế gian này đều có thể xảy ra với bất kỳ ai. Vì thế, khi mình may mắn hơn người, hãy nghĩ rằng, chỉ điều ấy thôi cũng đã xứng đáng để bạn kiên nhẫn và chìa tay ra với những người bất hạnh khác. Biết giúp người mà vẫn biết bảo vệ bé con của mình, tôi tin bạn sẽ là người cha người mẹ tuyệt vời trong mắt con.

TSGD Nguyễn Thụy Anh

The post “Lớp con tôi học có trẻ tự kỷ!” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>