Truyền cảm hứng – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con http://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Mon, 17 May 2021 06:05:35 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 Nặng lòng với ‘tiếng Việt xa xứ’ http://docsachcungcon.com/nang-long-voi-tieng-viet-xa-xu/ Mon, 17 May 2021 05:59:48 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22282   Từ nỗi lo của người mẹ “Tôi sống 17 năm ở Nga và từng có ý định định cư lâu dài. Chính vì thế, khi đã làm mẹ, giống như nhiều người Việt xa quê, tôi có một nỗi sợ – sợ con mình lớn lên sẽ không biết tiếng Việt, hoặc không thể ...

The post Nặng lòng với ‘tiếng Việt xa xứ’ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tuổi trẻ Online – TS giáo dục Nguyễn Thụy Anh từng được nhiều người biết đến khi bà sáng lập Câu lạc bộ “Đọc sách cùng con” duy trì 11 năm qua và mới đây, bà được tạp chí Forbes bình chọn là 1 trong 20 phụ nữ Việt Nam truyền cảm hứng năm 2021.

Nhưng, ít người biết về hành trình nuôi dưỡng, lan tỏa tiếng Việt của bà trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài trong gần 20 năm qua.

 

Từ nỗi lo của người mẹ

“Tôi sống 17 năm ở Nga và từng có ý định định cư lâu dài. Chính vì thế, khi đã làm mẹ, giống như nhiều người Việt xa quê, tôi có một nỗi sợ – sợ con mình lớn lên sẽ không biết tiếng Việt, hoặc không thể tâm tình với cha mẹ bằng thứ tiếng Việt phong phú, thuần khiết. Tôi thậm chí còn trì hoãn việc cho con đến trường mầm non vì mong muốn con phải nói tốt tiếng Việt trước đã” – TS Nguyễn Thụy Anh bắt đầu kể câu chuyện từ chính trường hợp của mình.

Thế là bà tích cực bao bọc con bằng môi trường tiếng Việt do người mẹ tạo ra: trò chuyện, ru con bằng tiếng Việt, đọc sách cho con, kể chuyện mỗi ngày…

“Tôi còn làm thơ cho con nữa! Đó là khoảng thời gian tôi sáng tác được nhiều thơ cho trẻ em nhất, đặc biệt là những bài thơ mang âm hưởng đồng dao. Sau này, tôi nhận thấy trẻ em Việt Nam ở nước ngoài rất thích những bài thơ như thế vì chúng có âm điệu thú vị, dễ đọc theo nhịp chân nhún, tay vỗ, vì thế mà vui vui, dễ nhớ” – TS Thụy Anh nhớ lại.

Từ việc bền bỉ thử nghiệm dạy tiếng Việt cho trẻ với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau ngay từ thời còn là sinh viên đến khi hoàn thành đề tài nghiên cứu sinh về phương pháp giáo dục, bà Thụy Anh rút ra rằng làm gì cũng cần xác lập một phương pháp thì mới bền vững.

Với việc dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài, bà cho rằng cách tiếp cận gần như tiếp cận một ngoại ngữ. Đúc rút của bà về mặt phương pháp là cần tuân thủ hai nguyên tắc: tạo động lực và tổ chức học thông qua hoạt động của trẻ.

Theo bà Thụy Anh, đối với đối tượng học là trẻ em, động lực học sẽ đến từ sự tò mò, cảm thấy thú vị, thấy vui khi tiếp cận với thế giới tiếng Việt. Có động lực rồi, phải giữ niềm vui cho trẻ lâu hơn bằng việc tạo cho trẻ một môi trường giao tiếp thường xuyên, một cộng đồng nhỏ mà trẻ muốn gắn bó.

Trong cộng đồng đó, trẻ được hoạt động, được trò chuyện, cùng tham gia những công việc chung có ý nghĩa, những trò chơi hợp tuổi, không nhàm chán…

Khi trở về nước, TS Nguyễn Thụy Anh vẫn trăn trở với việc sẽ quay trở lại Nga, sẽ làm gì đó để lan tỏa tiếng Việt ở nước ngoài. Mong muốn đó đã đem lại cho bà cơ duyên gặp gỡ với ông Lê Xuân Lâm, hiệu trưởng trường tiếng Việt mang tên Lạc Long Quân ở Warszawa (Ba Lan) – một người cũng vô cùng tâm huyết với việc giữ gìn tiếng nước.

Và thế là năm 2012, bà lên đường sang Ba Lan theo lời mời của vị hiệu trưởng này để tập huấn phương pháp cho giáo viên của trường.

Hình ảnh: Trại hè Vui cùng tiếng Việt năm 2013 (tại Warszawa, Ba Lan từ ngày 15/7 – 26/7/2013)

Đến “trại tiếng Việt”

Ai từng biết về công cuộc dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài thì đều hiểu rõ những khó khăn chất chồng về nhân sự, giáo trình và phương pháp. Các giáo viên dạy tiếng Việt hầu hết là các tình nguyện viên, có người được đào tạo, có người tay ngang.

Hầu hết họ sống bằng nghề khác và nhận dạy tiếng Việt vì tâm huyết với trẻ, vì có chung mong muốn giữ gìn tiếng mẹ đẻ nơi xứ người.

Cùng năm ấy, bà Thụy Anh bàn với ông Lê Xuân Lâm về việc tổ chức một trại hè học tiếng Việt theo quy trình do bà thiết kế. Mục đích sâu xa của việc này là xây dựng một “cộng đồng nói tiếng Việt” cho trẻ em thông qua những hoạt động ở trại.

Đó chính là một trong nhiều cách tạo động lực đến với tiếng Việt, tạo cơ hội để trẻ được giao lưu, tham gia các trò chơi, tình huống, câu chuyện, cùng nhau giải quyết các nhiệm vụ, thử thách và từ đó duy trì, mở rộng “cộng đồng nói tiếng Việt” theo đúng lộ trình giúp trẻ yêu tiếng Việt một cách tự nhiên nhất.

Bà Thụy Anh nhớ lại: “Ban đầu có lẽ vì còn rất nhiều hồ nghi mà chỉ có 30 cháu đăng ký. Điều bất ngờ là đúng ngày khai mạc trại hè năm đó, có đến 80 cháu cả bé cả lớn tham gia. Chúng tôi mời luôn hơn 20 cháu ở độ tuổi 15-17 nhận công việc tình nguyện viên – phụ trách các em bé hơn trong trại hè.

Có rất nhiều hoạt động đã diễn ra: trò chơi, câu chuyện, tiểu phẩm tương tác, các hoạt động thể chất, các cuộc thi nhảy múa, ca hát, các cuộc thi đấu thể thao, những buổi giao lưu với người hoạt động nghệ thuật trong cộng đồng như các dịch giả, nhà thơ, họa sĩ, diễn viên… với ngôn ngữ hoạt động trong trại là tiếng Việt. Trình độ ngôn ngữ của trại viên đương nhiên không đồng đều.

Tuy vậy, các bạn trẻ hỗ trợ lẫn nhau, giúp nhau nói trọn vẹn một thông điệp bằng tiếng Việt – điều đó thật sự rất cảm động. TS Thụy Anh chia sẻ rằng bà đã thấy sự xúc động của nhiều ông bà, cha mẹ khi chứng kiến con hào hứng hát theo các bạn những bài hát tiếng Việt vui nhộn.

Sau trại hè, các trại viên, tình nguyện viên vẫn duy trì các nhóm trò chuyện, chia sẻ với nhau. Và tiếng Việt, quê hương Việt Nam đã làm nên sự kết nối ấm áp.

Câu hỏi của con mà nhiều phụ huynh nhận được và không thể trả lời một cách thuyết phục “Vì sao con phải học tiếng Việt?” – từ những trại hè như thế này, trẻ dần đã tự thấy được lời đáp cho mình”.

Những năm sau đó, trại hè “Vui cùng tiếng Việt” vẫn được tổ chức đều đặn ở Ba Lan, có sự tham gia hỗ trợ của nhiều tổ chức và cá nhân trong cộng đồng người Việt.

Từ năm 2017, TS Nguyễn Thụy Anh lại sang giúp cộng đồng người Việt ở Stuttgart (Đức) tổ chức trại mùa thu với tên gọi “Trường phù thủy Stuttgart”.

Ở đây, với bối cảnh trại diễn ra vào dịp nghỉ thu và lễ Halloween, tiếng Việt đã vang lên cùng các trò phiêu lưu của các phù thủy nhỏ Stuttgart. Cô hiệu trưởng Thụy Anh, các ông bà, bố mẹ, anh chị tham gia trại cũng biến thành các phù thủy lớn. Động lực học tiếng Việt cứ thế được xây dựng, vun đắp và cứ lớn dần.

“Trong trại có những buổi cùng làm đồ thủ công; khâu vá, đan lát, làm thú bông – một trong những hoạt động yêu thích của bọn trẻ. Khi cô giáo hướng dẫn cách cầm kim, xâu kim, nhắc từng món đồ dùng bằng tiếng Việt, nhờ nhau đưa giúp cây kéo, rồi chỉ cho nhau việc cắt một “tấm vải” thành những “mảnh vải” như thế nào, kết hợp với các thẻ từ được chuẩn bị sẵn để hỗ trợ – đó là cách học dễ chịu, dễ nhớ nhất. Đó cũng là cách tạo môi trường ngôn ngữ tích cực cho người học.

Ba năm liên tục tổ chức “trại mùa thu” ở Stuttgart, bà Thụy Anh dự định năm 2020 sẽ cùng các bạn bè, anh chị em trong cộng đồng người Việt ở Nga tổ chức một trại hè tiếng Việt ở nơi bà từng gắn bó thân thương suốt 17 năm trời. Tiếc thay, dịch bệnh bất ngờ đã khiến dự định không thực hiện được.

Hình ảnh: Lớp học tiếng Việt đi khắp năm châu – Trường học phù thủy Stuttgart 2017, 2018, 2019

 

– Bài viết: Vĩnh Hà, Tuổi trẻ –

 

Bộ sách “Chào tiếng Việt!”

Khi dịch COVID-19 cản trở những cuộc gặp gỡ trực tiếp, người phụ nữ yêu tiếng Việt ngồi viết sách. Bộ sách giáo khoa “Chào tiếng Việt!” dự kiến có 6 cuốn với 3 trình độ A, B, C – đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí của chương trình dạy tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài do Bộ GD-ĐT ban hành. TS Nguyễn Thụy Anh nhấn mạnh: trẻ em Việt Nam ở nước ngoài tiếp cận tiếng Việt như ngoại ngữ nhưng lại không hoàn toàn như trẻ em bản xứ vì các em đều có gốc từ Việt Nam. Xung quanh các em có cha mẹ, ông bà là người Việt Nam, vì thế khi tổ chức hoạt động trong các trại mùa hè, mùa thu hoặc viết sách, bà luôn “tận dụng” điểm thuận lợi đó để kéo phụ huynh vào học cùng con, đưa trẻ vào một cộng đồng nói tiếng Việt.

Tiếng Việt nuôi dưỡng tình yêu nước Việt

Sau những “trại tiếng Việt”, trẻ em gốc Việt ở nước ngoài đã bắt đầu yêu và kể về Việt Nam đầy cảm xúc, nhiều tự hào. Có bạn nhỏ sau mùa trại đã dán hình chữ S lên tường phòng ngủ, dán lên đó những tấm bưu thiếp có hình ảnh các miền đất em đã từng đến cùng cha mẹ mỗi dịp về phép. Chỉ khác là em đã bổ sung thêm những điểm nhỏ trên Biển Đông và tự hào kể về Trường Sa, Hoàng Sa…

Bà Thụy Anh

 

The post Nặng lòng với ‘tiếng Việt xa xứ’ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
TSGD NGUYỄN THỤY ANH ĐƯỢC FORBES VIỆT NAM VINH DANH TOP 20 PHỤ NỮ TRUYỀN CẢM HỨNG NĂM 2021 http://docsachcungcon.com/tsgd-nguyen-thuy-anh-duoc-forbes-viet-nam-vinh-danh-top-20-phu-nu-truyen-cam-hung-nam-2021/ Thu, 06 May 2021 04:57:15 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22203 Mang trên vai nhiều trọng trách: cô giáo, chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con, thuyền trưởng EcoCamp – trại hè kỹ năng hướng nghiệp, nhà văn – nhà thơ – dịch giả, chuyên gia chuyên mục Tư vấn tuổi hồng, tạp chí Văn học và Tuổi trẻ… nhưng dù ở vai trò nào chị ...

The post TSGD NGUYỄN THỤY ANH ĐƯỢC FORBES VIỆT NAM VINH DANH TOP 20 PHỤ NỮ TRUYỀN CẢM HỨNG NĂM 2021 appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
“20 PHỤ NỮ TRUYỀN CẢM HỨNG – Khác biệt về lĩnh vực, tuổi tác, cương vị, mức độ ảnh hưởng, điểm chung của các gương mặt trong danh sách đầu tiên do Forbes Việt Nam thực hiện là nguồn năng lượng dồi dào mà họ tỏa ra, đủ lực để xóa đi các bức tường dù hữu hình hay vô hình lâu nay vẫn cản trở sự phát triển của phụ nữ…”

– theo Forbes Việt Nam –

Mang trên vai nhiều trọng trách: cô giáo, chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con, thuyền trưởng EcoCamp – trại hè kỹ năng hướng nghiệp, nhà văn – nhà thơ – dịch giả, chuyên gia chuyên mục Tư vấn tuổi hồng, tạp chí Văn học và Tuổi trẻ… nhưng dù ở vai trò nào chị vẫn luôn là “sứ giả của cảm xúc”.

Bền bỉ cùng hoạt động cổ xúy văn hóa đọc với CLB Đọc sách cùng con

Trở về Việt Nam sau 17 năm sinh sống và học tập ở Nga, vượt qua nhiều bỡ ngỡ bởi sự “thay da đổi thịt” của quê hương, lắng nghe trăn trở của những người bạn quanh mình, năm 2010 chị quyết định thành lập CLB Đọc sách cùng con. Buổi sinh hoạt đầu tiên, 200 gia đình đã lập tức đăng ký tham gia, kể từ ấy, CLB đã trở thành mái nhà chung để mỗi bạn nhỏ vui vẻ đến với sách một cách tự nhiên và reo vang “Câu lạc bộ của con!” thật thân thương. Các buổi đọc sách diễn ra đều đặn hàng tuần với nhiều hình thức, cấp độ khác nhau nhưng luôn luôn lấy trung tâm là sách, các nhân vật, chi tiết trong sách, các nhà văn… nhằm tạo động lực khiến các bạn nhỏ đến gần hơn với sách, coi đọc sách là một hoạt động quen thuộc và từ đó gắn bó hơn với CLB. Bên cạnh đó, các buổi đọc sách theo chủ đề, đọc sách lớn luôn có các khách mời, các nhà văn, nhà thơ đồng hành để khơi gợi cảm xúc, kích thích trí tưởng tượng cho các độc giả nhí, giúp các bạn mạnh dạn, tự tin sáng tạo theo cách của mình.

Năm 2014, Câu lạc bộ được Hội đồng Giám khảo Quốc tế lựa chọn là Mô hình Hoạt động Hiệu quả trong khuôn khổ Giải thưởng Mô hình Hoạt động Hiệu quả Lần thứ 10, Giải thưởng Quốc tế Dubai bởi sự đóng góp ý nghĩa hướng tới cải thiện môi trường sống.

Kiên trì với phương châm hoạt động, nghiên cứu và thử nghiệm, TSGD Nguyễn Thụy Anh đã thiết kế, xác lập được một Quy trình vận hành các câu lạc bộ cũng như quá trình tiến hành các buổi đọc sách cho trẻ và đưa vào tập huấn cho giáo viên, phụ huynh các trường, hướng dẫn viên các câu lạc bộ ở hầu hết các huyện của các tỉnh Điện Biên, Thanh Hóa, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Hà Giang, Thái Bình..v.v.. và những thành phố nhỏ lẻ khác thông qua các dự án của Tầm nhìn thế giới, Không gian đọc, Cơm có thịt, Tri thức và ước mơ, Sách cho em… trong những năm qua. Chỉ riêng từ tháng 10/2014 đến 10/2015, chị đã tập huấn cho 368 thày cô giáo ở Vị Xuyên, Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ, Yên Minh (Hà Giang). Đồng thời chị cũng tham gia chia sẻ mô hình và cộng tác với nhiều cơ sở mầm non, các trường tiểu học và trung học cơ sở tại Hà Nội.

 

Thắp lửa tinh thần dân tộc

Nhằm giữ gìn và phát triển các loại hình nghệ thuật và văn hóa truyền thống, TSGD Nguyễn Thụy Anh đã liên hệ và phối hợp cùng nhiều đơn vị, tổ chức để lên kế hoạch và thực hiện các hoạt động giới thiệu với cộng đồng thành viên của mình. Mỗi hoạt động trải nghiệm đưa các bạn trẻ đến gần hơn với nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng,… hay các loại hình nghệ thuật sân khấu như kịch nói, kịch câm… Điều đó không chỉ mang tới những cảm xúc tích cực cho các bạn trẻ mà còn tạo động lực thúc đẩy sự ham hiểu biết, nuôi dưỡng tình yêu với các loại hình nghệ thuật dân tộc. Các bạn cảm thấy tự hào và sẵn sàng xây dựng cho riêng mình một phông nền văn hóa để vững vàng trở thành một công dân Thế giới.

Trước khi trở thành một đại sứ giới thiệu về đất nước Việt Nam, các bạn trẻ còn cần nhận thức về trách nhiệm công dân của mình. Bởi vậy, ở trại hè thiếu nhi EcoCamp do CLB Đọc sách cùng con tổ chức kể từ năm 2013 đến nay, các thủy thủ luôn được thuyền trưởng Nguyễn Thụy Anh tạo cơ hội để gặp gỡ, giao lưu cùng các cán bộ, chiến sĩ các đơn vị bộ đội, hải quân. Đây là dịp các bạn được trực tiếp gặp gỡ, lắng nghe nhiều câu chuyện trong cuộc sống, quá trình luyện tập trên thao trường, tâm tình của những người lính để rèn luyện ý chí chiến đấu, tinh thần thép, vững chắc tay súng bảo vệ chủ quyền đất nước. Tinh thần và niềm tự hào dân tộc được nhen nhóm, khơi gợi trong trái tim những người trẻ.

Ngoài các hoạt động trong nước, TSGD Nguyễn Thụy Anh cũng trở thành sợi dây kết nối các bạn trẻ Việt Nam ra với thế giới thông qua các hoạt động Festival Sáng tác văn học (năm 2019, năm 2020) do Hội nhà văn Nga, chi nhánh Saint-Petersburg tổ chức. Cô cũng tham gia hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Warszawa, Ba Lan (2012-2015) và cộng đồng người Việt tại Stuttgart, Đức (từ 2017 đến nay) thông qua hoạt động dạy tiếng và giới thiệu văn hóa Việt Nam qua những hình thức tiếp cận mới, phù hợp nhu cầu, thị hiếu sẽ giúp các bạn trẻ xa Tổ quốc được đắm mình trong không gian tiếng Việt vừa dễ chịu, vừa gần gũi.

 

Mẹ hổ dịu dàng bên trang sách

Nhà thơ Thụy Anh trở thành người lưu giữ những câu chuyện con trẻ qua vần thơ đáng yêu được phác họa hồn nhiên, quen thuộc trong bộ Nhim nhỉm nhìm nhim – Vui cùng tiếng Việt – Mẹ hổ dịu dàng – Ngày xưa, ngày nay, ngày sau. Bộ sách ấy đã trở thành người bạn của các em, cùng em khám phá, làm quen với thế giới quanh mình, cùng em rèn luyện những kỹ năng chăm sóc bản thân, giúp em nhận ra những cảm xúc của mình và những người thân yêu, cùng em lớn lên mỗi ngày. Bộ sách Nói sao cho con hiểu của TSGD Nguyễn Thụy Anh cũng trở thành “bí kíp” giúp các bố mẹ giải đáp vô vàn những câu hỏi vì sao đầy tò mò của con trẻ. Bố Tấn, người bố cũng đồng thời là người bạn của cô Thụy Anh đã trở thành bố Tấn thân quen, vui tính của thật nhiều bạn nhỏ.

Cùng chuyên mục Tư vấn tuổi hồng, tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, cô Thụy Anh không chỉ là chuyên gia mà còn là người đồng hành đáng tin cậy, đồng cảm và chia sẻ với bao khó khăn, rắc rối mà các bạn học sinh phải đối mặt. Những lời khuyên, những gợi ý nho nhỏ trấn an và cổ vũ các bạn trẻ tự tin vượt qua những rào cản trên con đường trưởng thành.

 

Cô giáo của những cô giáo

Cuối cùng, cá nhân tôi – một trong số những cộng sự đang hạnh phúc vì được đồng hành cùng TSGD Nguyễn Thụy Anh cảm thấy mình thật may mắn. May mắn vì cái duyên được gặp gỡ với một tâm hồn thật sự hồn nhiên, tấm lòng yêu nghề – yêu trẻ, truyền năng lượng tích cực về giá trị của nghề giáo. May mắn vì được học tập chị không chỉ ở phương pháp giảng dạy mà còn ở cách chị dành tình cảm chân thành nhất cho những người chị gặp gỡ. Cảm ơn chị vì giờ đây tôi tự hào mình là cô giáo của CLB Đọc sách cùng con, một đồng nghiệp của cô giáo Thụy Anh.

Chúc mừng cô giáo của những cô giáo – TSGD Nguyễn Thụy Anh được vinh danh top 20 phụ nữ truyền cảm hứng. Với chúng tôi, chị luôn là “sứ giả của cảm xúc”, truyền cho chúng tôi nguồn năng lượng tích cực để vững tin với con đường mình đã chọn!

Cảm ơn “con mắt xanh” của Forbes Vietnam!

Bài viết: Dương My, hình ảnh: Forbes Vietnam và tư liệu CLB Đọc sách cùng con

 

The post TSGD NGUYỄN THỤY ANH ĐƯỢC FORBES VIỆT NAM VINH DANH TOP 20 PHỤ NỮ TRUYỀN CẢM HỨNG NĂM 2021 appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>