Tư vấn của chuyên gia – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con https://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Fri, 21 Apr 2023 17:46:59 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 TÂM SỰ CỦA MỘT HỌC TRÒ (Đọc “Người thầy”, Nguyễn Chí Vịnh, NXB Quân đội nhân dân, 2023) https://docsachcungcon.com/tam-su%cc%a3-cu%cc%89a-mo%cc%a3t-ho%cc%a3c-tro-doc-nguoi-thay-nguyen-chi-vinh-nxb-quan-doi-nhan-dan-2023/ Fri, 21 Apr 2023 15:28:09 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23240 Thời thơ ấu tôi đã được đọc cuốn sách “Nam tước Phôn Gôn Rinh” (tác giả Yuri Milkhaijlik, dịch giả Trọng Phan). Cuốn sách ấy đã khiến tôi say mê ngưỡng mộ hình ảnh người chiến sĩ tình báo: “Một mình trên chiến trường vẫn là chiến sĩ” (1). Khi đã trưởng thành tôi lại ...

The post TÂM SỰ CỦA MỘT HỌC TRÒ (Đọc “Người thầy”, Nguyễn Chí Vịnh, NXB Quân đội nhân dân, 2023) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Thời thơ ấu tôi đã được đọc cuốn sách “Nam tước Phôn Gôn Rinh” (tác giả Yuri Milkhaijlik, dịch giả Trọng Phan). Cuốn sách ấy đã khiến tôi say mê ngưỡng mộ hình ảnh người chiến sĩ tình báo: “Một mình trên chiến trường vẫn là chiến sĩ” (1). Khi đã trưởng thành tôi lại được xem bộ phim truyền hình dài tập “Mười bảy khoảng khắc mùa xuân” (phim dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Yulian Semyonov). Những cảnh người tình báo đấu trí căng thẳng ở khoảng khắc ranh giới giữa sống và chết, giữa thật và giả vô cùng mong manh, sao mà hấp dẫn mê hồn! Ấy thế mà khi đọc cuốn sách “NGƯỜI THẦY” (của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh) viết về người anh hùng tình báo Đặng Trần Đức (Ba Quốc), tôi lại có một cảm giác khác hẳn. Cuộc đời người chiến sĩ tình báo hiện ra chân thực đau thương bất hạnh, hi sinh âm thầm. Những chiến công anh hùng đã đi vào lịch sử rất lặng lẽ. Cuốn sách không lộng lẫy chói sáng chất tiểu thuyết khiến người đọc xúc động nghẹn thở mà lại làm cho người đọc tỉnh ngộ ra: “Nghề tình báo là gì?”

Cuốn sách Người thầy (Nguyễn Chí Vịnh, NXB Quân đội Nhân dân, 2023) – Ảnh: internet

“NGƯỜI THẦY” là truyện của một học trò học nghề tình báo viết về người thầy của mình, một “Ông già tình báo” Đặng Trần Đức (Ba Quốc) – Người đã sống trong biến động lịch sử từ 1945 đến 1995 của Tổ quốc Việt Nam. Nửa thế kỷ XX dân tộc Việt Nam đối đầu với nước Pháp, nước Mỹ rồi nước lớn láng giềng Trung Quốc… Sự biến chuyển trong các mối quan hệ giữa Việt Nam với các cường quốc: từ bạn sang thù, từ thù thành bạn… vô cùng phức tạp! Anh hùng tình báo Ba Quốc cùng người học trò của ông là Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã từng ở cơ quan chiến lược trong những thời khắc lịch sử thân phận dân tộc “ngàn cân treo sợi tóc”! Ông Ba Quốc đã từng là một điệp viên, rồi chỉ huy màng lưới điệp viên, cao hơn nữa là vị tướng lãnh đạo hàng đầu của ngành tình báo. Ông đã từng chỉ huy cả một bộ máy tình báo hoạt động nhịp nhàng, khẩn trương, chính xác mà hết sức thầm lặng, bí mật. Một người như vậy mà lại nói rằng: “Tình báo không phải là nghề của tôi.”
Ông nói khiêm nhường chăng? Không, đó là lời nói tự đáy lòng! Khi đọc xong cuốn sách “Người thầy ” của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, tôi đã thấm thía câu nói đó của ông Ba Quốc. Nếu như đất nước không có chiến tranh không có sự đối kháng “địch”, “ta” thì ông Ba Quốc sẽ không trở thành một anh hùng tình báo. Có thể ông sẽ là một vị giáo sư nhân hậu, nghiêm cẩn và sáng suốt tận tụy trong sự nghiệp giáo dục. Cuốn sách của tác giả Nguyễn Chí Vịnh không chỉ nói về “tình báo” mà nói về một người thầy giáo tận tụy với học trò yêu quý của mình. Cuốn sách là một lời tâm sự của một học trò đặc biệt với “Người thầy” đặc biệt! Tác giả viết về ông Ba Quốc (nhân vật chính của cuốn sách) như một người cha, một người truyền nghề, một “ông tướng” của riêng tác giả. Trong khoảnh khắc tạm biệt người thầy về nghỉ hưu, tác giả đã viết:
“Tôi đi cạnh ông Ba – người thầy của mình, nói đủ chuyện cho ông vui, mà chủ yếu là để động viên chính mình, vì thực sự trong lòng tôi trĩu nặng, hiểu rằng từ lúc này mình không được gần ông thường xuyên nữa.
Về mặt tình cảm, như một thói quen, tất cả những việc gì khó kể cả công hay tư tôi đều chia sẻ với ông, nhưng bây giờ sẽ không thực hiện được.”
Đoạn văn nói lên nỗi hụt hẵng trong lòng người học trò đã giãi bày cho người đọc biết tình thầy trò gắn bó đến thế nào? Tác giả tâm sự rằng: “ Những thói quen bao nhiêu năm nay dù đúng, dù sai, dù lớn, dù nhỏ, cũng đều có những người mình tin cậy họ tuyệt đối, mỗi lúc khó lại xin ý kiến rồi sau đó rất yên tâm thực hiện, còn khi họ không đồng ý thì cũng sẽ nghiêm túc xem lại quyết định của mình. Bây giờ chỗ dựa đó không còn.” Thật hiếm có người thầy nào gắn bó sâu sắc dài lâu và được trò tin cậy như những lời của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh viết về người thầy của mình: ông Ba Quốc. Ngoài ra trong cuốn sách tác giả còn cho người đọc biết những người thày khác nữa như Sáu Nam (Đại tướng Lê Đức Anh), Hai Trung (Phạm Xuân Ẩn), Hai Nhạ (Vũ Ngọc Nhạ)… Các vị chỉ huy tình báo như Vũ Chính, Tư Văn, Ba Quang… Đọc những đoạn trích ở trên, ta sẽ đặt câu hỏi: Phải chăng người học trò Nguyễn Chí Vịnh đã như một cậu bé luôn nương tựa dựa dẫm lệ thuộc vào thầy giáo của mình? Dõi theo từng trang cuốn sách các bạn sẽ tìm thấy một câu trả lời khác! Nguyễn Chí Vịnh là con trai đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Năm 10 tuổi, người cha thân yêu đã mất. Năm 22 tuổi, người mẹ qua đời. Bước vào ngành tình báo ở chiến trường Campuchia nóng bỏng, chàng trai 27 tuổi Nguyễn Chí Vịnh đã không còn cha mẹ. Anh được những vị tướng thương yêu như con đẻ, “Người thầy” Ba Quốc và những người thầy khác là gia đình lớn của Nguyễn Chí Vịnh, là Cha là Chú của anh, là chỗ dựa tình thần suốt quãng đời lập thân, lập nghiệp. Xuất thân là con một vị tướng, nhưng Nguyễn Chí Vịnh không cậy quyền thế để chọn một vị trí an nhàn hưởng lạc. Anh xung phong vào mặt trận gay go nhất thời kỳ ấy: Campuchia. Cuốn sách “Người thầy” không chỉ là cuốn sách kể chuyện THẦY, mà lại chính là cuốn tự truyện của người HỌC TRÒ Nguyễn Chí Vịnh. Bài học đầu tiên trên đất Campuchia của tác giả là TỰ HỌC, anh tìm hiểu đất nước Campuchia và học tiếng Khmer… Rồi những cuộc xung trận, những bài học trong công việc nghiệp vụ tình báo, cách làm việc với đơn vị đặc nhiệm như Đội X… đã được tác giả kể lại rất chân thực. Đọc những trang tự truyện của tác giả Nguyễn Chí Vịnh, tôi có sự liên tưởng đến tiểu thuyết nổi tiếng “Thép đã tôi thế đấy” (của N.Alekseyevich Ostrovsky). Một lần nữa tôi lại nhận ra vẻ đẹp của cách viết chân thực đã chinh phục độc giả hoàn toàn khác tiểu thuyết. Những trang sách nhiều đoạn chân thật đến mức khi xuất hiện tình huống nhạy cảm tác giả đã trích đoạn nguyên văn hồ sơ lý lịch của cán bộ tình báo. Không một chút hoa hòe hoa sói, không lên gân lên cốt, những trang sách tái hiện lại cuộc đời của “Người thầy” ông Ba Quốc như là một cuốn truyện tư liệu. Thay vì miêu tả nội tâm trong những đoạn kịch tính, tác giả đã để cho “Người thầy” Ba Quốc nói lên bí mật thành công của mình khi lâm vào những hoàn cảnh kịch liệt, không được ai mách bảo, chưa hề có trải nghiệm tại sao ông đã thoát hiểm? “Đối với ông có hai điều quan trọng nhất trong cuộc đời, đó là tình yêu và lý tưởng, Tình yêu chỉ có một và lý tưởng cũng chỉ có một mà thôi…”. Tiếp nối những “Người thầy”, tác giả – người kể chuyện Nguyễn Chí Vịnh cũng đã sống và biết vượt qua những thử thách, biết chuyển hướng công tác tình báo, xây dựng những ngành tình báo mới trong giai đoạn biến động chính trị ở Liên Xô (1989, 1990, 1991) và bình thường hóa với Hoa kỳ (1995).
Có thể có ý kiến cho rằng cuốn sách “Người thầy” của tác giả Nguyễn Chí Vịnh là một cuốn truyện tư liệu. Những sự việc được kể trong truyện đều có nguồn từ hồ sơ lý lịch của các “Ông già tình báo”. Không thể đơn giản như vậy, những trang viết của Nguyễn Chí Vịnh xuất phát từ sự trải nghiệm của bản thân, từ tình cảm yêu quý ngưỡng mộ tha thiết của tác giả với các nhân vật xuất hiện trong cuốn sách. Hơn thế tác giả là người nắm vững từng chi tiết nhỏ nhất của một biến cố ở một vùng hẻo lánh cho đến những sự kiện lớn lao có tầm thế giới được nhắc đến trong cuốn sách. Chắc chắn tác giả không hề sử dụng các tư liệu chưa rõ nguồn gốc. Tính chân thật của cuốn sách có gốc sâu xa từ cái tâm của tác giả khi chọn lọc từng câu, từng chữ, từng chi tiết, từng sự kiện… Cấu trúc tác phẩm “ Người thầy” cũng không theo mạch tuyến tính về thời gian mà theo dòng cảm xúc của tác giả xoay quanh cuộc đời của ông Ba Quốc và cuộc đời của chính mình. Vì thế tôi cho rằng “Người thầy” là một tự sự lớn, là tâm sự lớn của thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh để lại cho đời sau.
Năm tháng sẽ trôi qua, những cuộc chiến tranh sẽ thôi gầm thét, chỉ còn lại bất diệt là tình yêu và lý tưởng của một lớp người Việt Nam trong thế kỷ XX. Lớp người ấy vẫn được gọi là “Thế hệ Hồ Chí Minh”. Đó chính là điều tác giả Nguyễn Chí Vịnh mong muốn truyền cảm lại cho các thế hệ bạn đọc sau này.
Hà Nội 19/4/2023
Nhà văn Lê Phương Liên (Viết cho CLB Đọc sách cùng con)
(1) “Một mình ở chiến trường vẫn là chiến sĩ” (И один в поле воин) chính là tên gốc của tác phẩm “Nam tước Phôn Gôn Rinh”

The post TÂM SỰ CỦA MỘT HỌC TRÒ (Đọc “Người thầy”, Nguyễn Chí Vịnh, NXB Quân đội nhân dân, 2023) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Bất-ngờ-kiểu-Thụy-Anh https://docsachcungcon.com/bat-ngo-kieu-thuy-anh/ Wed, 22 Feb 2023 08:26:40 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23157 Trẻ con nào mà chẳng sợ ma. Nhưng phù thủy mà sợ ma thì lạ quá. “Phù thủy sợ ma. Vừa đi vừa khóc!” Phù thủy có pháp thuật, có năng lực trấn áp tà ma, việc gì phải sợ nó? À, chắc đây là một bé phù thủy – đã là trẻ con thì ...

The post Bất-ngờ-kiểu-Thụy-Anh appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Trẻ con nào mà chẳng sợ ma.

Nhưng phù thủy mà sợ ma thì lạ quá. Phù thủy sợ ma. Vừa đi vừa khóc!” Phù thủy có pháp thuật, có năng lực trấn áp tà ma, việc gì phải sợ nó? À, chắc đây là một bé phù thủy – đã là trẻ con thì mới “vừa đi vừa khóc”, và dù có là phù thủy vẫn sợ ma như thường. Ôi, tội nghiệp bé phù thủy này quá! Thế là bao nhiêu kẻ xúm vào mách nước: “Mèo đen khuyên học. Sử dụng đũa thần. Dơi bay rợp sân. Nhắc làm bùa chú. Gặp thầy giáo Cú. Thông minh có thừa. Lần chuyện xa xưa. Bày cho mua tỏi.” Hết Mèo đến Dơi. Hết Dơi đến Cú. Toàn là “bậc thầy” trong thế giới pháp thuật.

Cuốn sách “Phù thủy sợ ma” (Thụy Anh, Kim Duẩn minh họa, NXB Kim Đồng, 2022) 

Nhưng phù thủy bé con có lẽ vẫn chưa hết sợ, và chắc là bé vẫn còn nức nở. Người đưa ra lời khuyên cuối cùng tôi ngờ rằng là cô Thụy Anh giả dạng “Xong xuôi thì gọi: Mẹ ơi! Mẹ ơi!” Thế là tức thời. Hết luôn cả sợ!” Cô Thụy Anh chắc chắn không phải là “bậc thầy pháp thuật” nhưng nhất định là “bậc thầy tâm lý”. Chỉ có bậc thầy tâm lý mới hiểu rõ đối với trẻ con, Mẹ là nơi trú ngụ an toàn nhất, là một quyền năng màu nhiệm hơn bất cứ một bùa chú nào. Tôi thích bài thơ này quá, đến mức không cưỡng được ước muốn trích dẫn toàn bài. Đây có lẽ là bài thơ tiêu biểu nhất cho phong cách Thụy Anh: Gần gũi, đáng yêu, ngộ nghĩnh và đặc biệt cái kết bao giờ cũng đem lại bất ngờ thú vị cho người đọc. “Bất-ngờ-kiểu-Thụy-Anh” không chỉ đơn thuần ở khía cạnh kỹ thuật, mà đó còn là bất ngờ về phương diện tâm tình. Ai ngờ sau một loạt bùa phép tầm cỡ thì điều làm nhóc phù thủy hết sợ rốt lại chỉ là hai tiếng “Mẹ ơi!” giản dị. Sự giản dị của chân lý muôn đời làm người đọc bắt gặp một thoáng rưng rưng và gật gù “Đúng quá!”

Bài thơ ” Đồng dao tình yêu” (Thụy Anh) 

Thụy Anh còn “đúng quá” khi quan sát lũ ếch “đếm hoa”, khi dạy trẻ con hát “đồng dao tình yêu” – là bài thơ không chỉ cắt nghĩa tình yêu mà còn định nghĩa cả tâm hồn của một nhà thơ viết cho thiếu nhi được nhiều người yêu mến…

Nhà văn NGUYỄN NHẬT ÁNH

The post Bất-ngờ-kiểu-Thụy-Anh appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Khúc khích cùng trẻ thơ https://docsachcungcon.com/khuc-khich-cung-tre-tho/ Tue, 21 Feb 2023 05:52:06 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23145 Báo Thời Nay – Viết cho thiếu nhi chưa bao giờ đơn giản, nếu không muốn nói đó là thách thức với mọi cây bút. Những năm gần đây, văn học thiếu nhi đã có bước khởi sắc đáng kể thể hiện qua số lượng lớn đầu sách được xuất bản, sự đón nhận sôi ...

The post Khúc khích cùng trẻ thơ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Báo Thời Nay – Viết cho thiếu nhi chưa bao giờ đơn giản, nếu không muốn nói đó là thách thức với mọi cây bút. Những năm gần đây, văn học thiếu nhi đã có bước khởi sắc đáng kể thể hiện qua số lượng lớn đầu sách được xuất bản, sự đón nhận sôi nổi của bạn đọc và dấu ấn giải thưởng. Tuy nhiên, để tìm được một tên tuổi, giọng điệu duyên dáng với mảng đề tài này và có sự mở rộng, lan tỏa, kết nối lại không dễ.

1/Nhà thơ, dịch giả, TS Giáo dục Nguyễn Thụy Anh là cây bút khiến ta có thể tin tưởng khi đề cập câu chuyện này. Mới nhất, cuối năm 2022, chị đã cho ra mắt tập thơ thiếu nhi “Phù thủy sợ ma” do NXB Kim Đồng ấn hành, họa sĩ Kim Duẩn vẽ minh họa. Một tập sách trong veo, lảnh lót, dễ thương và tạo được dấu ấn bất ngờ, thú vị. Mở đầu tập thơ là bài “Đồng dao tình yêu”, một đề tài có vẻ quen mà nhiều khi lại không quen với các bé bởi hễ nhắc tới tình yêu thì người lớn cứ “lơ lở lờ lơ”. Nắm bắt tâm lý ấy, nhà thơ Nguyễn Thụy Anh có cách đặt vấn đề và giải quyết thật tinh tế, đáng yêu: “Mẹ ơi, lạ thật:/Tình yêu là gì?/Mà khi con hỏi/Ai cũng bỏ đi!/Hỏi bố, bố lắc/Bà… bật ti vi/Quay sang hỏi chị/Chị còn học thi!/-Tình yêu là thứ/Cần nói rất nhiều!/Nói về cánh diều/Bay lên cùng gió,/Nói về ngọn cỏ/Đẫm một lá sương,/Nói về hương thơm/Nước hoa tóc mẹ,/Nói về tuổi trẻ,/Nói về tuổi già,/Nói về năm cũ,/Về ngày hôm qua… Những vần thơ nhắc ta, dường như không có câu hỏi nào của trẻ mà người lớn không thể trả lời một cách thật trẻ thơ, vấn đề là chúng ta chọn cách đón nhận món quà ấy như thế nào. Ta coi đó như món quà, hay chỉ là sự tò mò, rắc rối.

Những sự việc giản đơn, quen thuộc như ăn, ngủ, nghỉ, học, chơi… được tác giả tiếp cận như một món quà thế giới tuổi thơ gửi tặng. Chẳng hạn, để hiểu, bé tập viết có những khi: “Chữ nó chẳng nghe lời,/Đuổi theo hết cả hơi,/Cứ bay trên dòng kẻ!” (Tập viết). Hay một Giấc trưa bình yên mèo con và nắng ôm nhau cho đến lúc “Nằm lâu nắng mỏi,/Cựa mình rung rinh./Mèo vội hé mắt,/Vỗ về: Im! Im!”. Trong thế giới của người lớn, thật khó gặp cái mỏi nào dễ thương để có thể rung rinh cựa mình. Cũng hiếm lời đề nghị “im im” nào không gây khó chịu. Nhưng trẻ thơ là vậy, thiên nhiên là vậy, ta mở lòng ra, trong sáng sẽ ùa vào ngập tràn như: “Rất nhiều bông nắng/Rụng xuống lòng tay,/Đậu vào mái tóc -/Là quà của cây…”. (Đôi bạn).

“Phù thủy sợ ma”, tên tập thơ cũng là tên một bài thơ mới ngộ nghĩnh, lý thú làm sao: “Phù thủy sợ ma,/Vừa đi vừa khóc!/Mèo đen khuyên học/Sử dụng đũa thần,/Dơi bay rợp sân,/Nhắc làm bùa chú,/Gặp thày giáo Cú/Thông minh có thừa,/Lần chuyện xa xưa,/Bày cho mua tỏi,/Xong xuôi thì gọi:/“Mẹ ơi! Mẹ ơi!”/Thế là tức thời/Hết luôn cả sợ!”. Rất trong trẻo, cũng đầy lém lỉnh, thông minh mới có thể mang đến cho bạn đọc nhỏ tuổi một phù thủy gần với trẻ thơ đến thế. Không còn là hình tượng đáng sợ và xa lạ, phù thủy của Nguyễn Thụy Anh bước ra với trẻ bằng chân dung hồn nhiên, cũng có bạn bè, thầy giáo, cũng được bày trò, chỉ bảo, và cuối cùng “bùa chú” linh nghiệm nhất là tiếng gọi “mẹ ơi!”. Vừa như một trò chơi, vừa như truyện ngụ ngôn mang đến sự vỡ òa khúc khích. Các tác phẩm viết cho thiếu nhi, dù thể loại, đề tài nào, cũng cần sự vỡ òa chặng cuối, tiếc là, những tác giả làm được điều ấy không nhiều.

Với một tâm hồn nồng ấm, sáng trong, một tình yêu đặc biệt dành cho trẻ nhỏ, chặng đường chữ nghĩa của nhà thơ Nguyễn Thụy Anh luôn mang đến sự an tâm, tin cậy. Những hình ảnh, biểu tượng tưởng như đã “đóng đinh” trong ý nghĩ trẻ thơ, cũng được chị tái hiện lại một cách gần gụi, dễ mến: “Nước mắt cá sấu/Sao chẳng ai thương?/Sấu nằm ngẫm nghĩ/Buồn thiu bên đường…”. (Cá sấu). Rồi cả những thắc mắc giản đơn mà để trả lời thì không hề đơn giản: “Cánh máy bay vì sao/Không vỗ như chim nhỉ?” (Bé đi máy bay). Ngay đến cuộc “ra đi” của những chiếc răng sữa cũng được tái hiện rất tinh nghịch, đương thời: “Cô giáo giải thích:/Mình đã lớn rồi/Nên phải đến thời…/“Răng đi công tác!”/Răng sữa trắng muốt/Chia tay vội vàng/Cả lớp cười vang:/Răng đi công tác!” (Đi công tác).

Tình yêu, niềm tự hào trước những dấu ấn quan trọng của cuộc sống, của đất nước quê hương được nữ tác giả miêu tả đầy sinh động. Với bóng đá sẽ là: “Em cầm lá cờ đỏ/Trên má cũng vẽ cờ/Nhỏ thì phất cờ nhỏ/Người lớn khoác cờ to…/Quả bóng lăn vội vã/Trên ti vi chiều nay/Ai cũng kêu: “Có bão!”/Trời lại hiền… heo may?!/Thì ra… Vui là gió/Gió lộng – vui rộn ràng/Cả nước òa sung sướng/Đổ ra đường – bão sang!”. Với những thời khắc chuyển giao năm cũ, năm mới sẽ là những “Bài ca năm Ngựa”, “Đồng dao năm Khỉ”: “Ngựa vui hớn hở/Ngựa lớn rất nhanh/Lưới nắng dệt quanh/Bờm vàng lấp lánh/Như là mọc cánh/Tung vó ngựa bay/Tiếng hí rất hay/Vang trong trời đất”; “Một năm mới/Toàn màu xanh/Khi chuyền cành/Khi hái quả/Khi kết lá/Khi ngắm hoa/Dù ở xa/Dù bên cạnh/Đều rạng rỡ/Đều thân thương/Luôn nhịn nhường/Vô tư lự…”.

Qua hành trình bền bỉ viết cho trẻ thơ, viết vì trẻ thơ, người đọc tin bên trong tâm hồn Nguyễn Thụy Anh luôn hiện hữu vầng sáng lấp lánh của những ngôi sao, mặt trăng, mặt trời thơ nhỏ. Những tia sáng long lanh, ấm êm tỏa rạng ấy mang đến góc nhìn của một giọt sương. Trong veo, mới có thể kể, tả tài tình, rung rinh cảnh hai chú hổ con ngóng mẹ: “Áp tai liếm láp/Chải lông thật mềm/Sửa soạn đón mẹ/Cũng vừa hết đêm…/Tiếng gầm dữ dội/Phía núi xa xôi/“Mẹ mình gọi đấy/ Dịu dàng quá thôi!!!” (Ngóng mẹ). Trong veo, mới chạm vào được một màn đêm dịu dàng, thân thiện: “Bóng đêm không màu đen/Chỉ nhòa mờ dìu dịu/Em thiếp đi dễ chịu:/Màu đêm là màu êm… ” (Màu êm).

2/Nhà thơ Nguyễn Thụy Anh đã có một hành trình bền bỉ với trẻ thơ. Chị xuất bản nhiều tập thơ được các em nhỏ yêu thích. Chỉ riêng năm 2014, với sự phối hợp cùng NXB Trẻ, chị đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm “Nhim nhỉm nhìm nhim”, “Ngày xưa, ngày nay, ngày sau”, “Mẹ hổ dịu dàng”, “Vui cùng tiếng Việt”. Bên cạnh thơ ca, nhiều bộ truyện, bộ sách kỹ năng cũng được nữ tác giả xuất bản, như: Bộ truyện 9 tập “Bố ơi vì sao?” (NXB Mỹ thuật và Alpha Books, 2009); Bộ sách kỹ năng 5 tập (NXB Trẻ, 2010); Bộ sách 20 tập “Nói sao cho con hiểu” ( NXB Trẻ, 2016, 2017) và nhiều tác phẩm dịch.

Chia sẻ về tác phẩm cho thiếu nhi, nhà thơ Nguyễn Thụy Anh vốn coi đó như những người bạn bé bỏng dễ hiểu, dễ chơi nhất với trẻ, cũng khát vọng bình dị: “Tôi ước chúng được vang lên như chuỗi cười khúc khích tự nhiên, kể cho bé về thế giới, nói với bé những lời hiền hậu, thân mến”. Có lẽ, chính bởi tình cảm thật trong sáng, nồng ấm và tự nhiên nhất ấy mà chị đã lan tỏa được nhiều giá trị thật hữu ích, gần gũi với trẻ thơ thông qua nhiều cách thức, con đường mà đôi khi, có lẽ chính chị cũng không nghĩ nó rộng dài và được đón nhận nồng nhiệt đến thế.

Tác giả Nguyễn Thụy Anh sinh tại Hà Nội, là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam (1989-1991). Chị tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Sư phạm Moskva, là Tiến sĩ ngành Giáo dục học. Từ năm 2010, chị sáng lập và là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đọc sách cùng con (Hà Nội) – một tổ chức hỗ trợ văn hóa đọc gia đình, cung cấp phương pháp tiếp cận con trẻ cho các bố mẹ và hỗ trợ rèn luyện cho các em nhỏ kỹ năng đọc, tự học và các kỹ năng xã hội khác. Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh được Tạp chí Forbes Vietnam bình chọn là một trong 20 phụ nữ truyền cảm hứng năm 2021.

Mai Lữ

The post Khúc khích cùng trẻ thơ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh: “Thơ cho các em suy ngẫm về những điều bé nhỏ và lớn lao…” https://docsachcungcon.com/tien-si-nguyen-thuy-anh-tho-cho-cac-em-suy-ngam-ve-nhung-dieu-nho-va-lon-lao/ Thu, 16 Feb 2023 12:15:22 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23133 PNO – Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đọc sách cùng con – vừa ra mắt 2 tập thơ thiếu nhi: Phù thủy sợ ma (Nhà xuất bản Kim Đồng) và Mèo con đếm tuổi (Nhà xuất bản Trẻ). Báo Phụ nữ TPHCM có cuộc trao đổi cùng ...

The post Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh: “Thơ cho các em suy ngẫm về những điều bé nhỏ và lớn lao…” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
PNO – Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh – Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đọc sách cùng con – vừa ra mắt 2 tập thơ thiếu nhi: Phù thủy sợ ma (Nhà xuất bản Kim Đồng) và Mèo con đếm tuổi (Nhà xuất bản Trẻ). Báo Phụ nữ TPHCM có cuộc trao đổi cùng chị nhân dịp này.

Viết cho thiếu nhi như niềm vui, như hơi thở 

Phóng viên: Chúc mừng chị với 2 tập thơ vừa ra mắt. Để cùng lúc phát hành 2 tập thơ, chị đã ấp ủ/sáng tác trong bao lâu? 

Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh: 2 tập thơ này tôi hoàn thành trong 4 năm. Nhưng gần 10 năm nay, tôi đã viết cho thiếu nhi và xem đó như hơi thở, niềm vui mỗi ngày. Người làm thơ cho thiếu nhi, theo tôi, luôn viết ở rất nhiều tâm thế. Đôi khi, tôi thấy mình đang sống thơ, nói thơ như một đứa trẻ; lúc khác lại là một người bạn vong niên, một người thân tâm tình thủ thỉ với các bé. Lắm lúc lại cảm thấy mình là cả thế giới bao bọc trẻ – là những cái lá, bông hoa hay loài vật, đồ vật…

Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh nhiều năm qua vẫn miệt mài truyền cảm hứng học và đọc cho trẻ nhỏ.

 

* Khi sáng tác cho thiếu nhi, điều gì làm khó chị nhất?

– Cái khó là ta phải gạt bỏ thói quen áp đặt, dạy dỗ các em “phải thế này, không được thế kia”, thái độ kẻ cả, “biết tuốt” – cái thói quen đã ăn sâu vào mỗi người lớn. Nhiều khi ta cũng chẳng nhận ra sự hiện diện của nó trong câu chữ. Tính giáo dục trong thơ, tôi cho rằng nằm ở sự chân thành và cái nhìn nhân hậu, âu yếm với vạn vật, với con người. Tôi rất thích câu thơ Xuân Quỳnh trong tác phẩm Bầu trời trong quả trứng: “Tôi bỗng thấy thương yêu/ Tôi biết là có mẹ”.

Khi người viết và người đọc gặp nhau ở cảm xúc “bỗng thấy thương yêu” thì đó đúng là tác phẩm thơ dành cho thiếu nhi rồi. Một điều khó nữa là sự thận trọng trong cách dùng từ. Hồn nhiên, trẻ thơ không có nghĩa là đơn giản, dễ dãi. Ngôn ngữ của tác giả sẽ ảnh hưởng đến mỹ cảm của trẻ hoặc sẽ đem đến những thông điệp ảnh hưởng đến nhân sinh quan của các em.

* Chị nghĩ điều quan trọng để một tác giả có thể đi được đường dài với trẻ thơ là gì?

– Người viết cho các em là người mong muốn sống cùng nhịp với các em, qua nhịp điệu ấy mà chia sẻ tâm tình về cuộc sống. Thêm nữa, chính tố chất – bản chất con người họ “thiên bẩm” đã giữ được đứa trẻ ngày xưa ở lại lâu hơn trong ký ức, tư duy và cách ứng xử của mình. Tôi cho rằng, những tác giả như thế có cơ hội trở thành người viết chuyên nghiệp hướng đến trẻ thơ. Họ luôn nghĩ đến trẻ em, hạnh phúc khi ở bên các em, tìm thấy ý nghĩa và giá trị của mình khi được chia sẻ cùng các em, chứ không viết vì bất kỳ mục đích vụ lợi nào khác như để tham gia một cuộc thi lấy giải thưởng chẳng hạn.

“Ai mở lòng, thơ đến, ai tìm, sẽ thấy thơ”

Hình ảnh: Những cuốn sách thơ thiếu nhi mới nhất của TSGD Nguyễn Thụy Anh dịp đầu năm 2023 .

 

* Ngoài vai trò tác giả, chị cũng là người truyền cảm hứng đọc sách cho các bạn nhỏ. Những năm qua, Câu lạc bộ (CLB) Đọc sách cùng con có những buổi đọc thơ thiếu nhi không?

– Thơ luôn vang lên ở CLB Đọc sách cùng con trong mọi trường hợp. Để mở đầu cho một buổi học vẽ/tạo hình, để chia sẻ cảm xúc hoặc để biết thêm một tác giả; để khám phá một chủ đề, cảm nhận sức mạnh của ngôn từ, tạo động lực tham gia hoạt động, gắn kết với nhau hơn…

Vào dịp tết, chúng tôi thường cùng đọc thơ, đố thơ, chơi thơ và bói thơ nữa. Bằng cách đó, các tác phẩm thơ kinh điển và hiện đại đã và đang đến với bạn đọc nhỏ tuổi. Thơ cũng xuất hiện trong các buổi đọc sách online và các buổi đọc/học của lớp “Nghĩ và Viết” (khóa học thường niên cho trẻ em của CLB). Chúng tôi còn xây dựng các vở kịch thơ cho các em, trong đó có thể kết nối nhiều bài thơ của nhiều tác giả. Với các em, thơ là sự chia sẻ, sáng tạo, cho các em suy ngẫm về những điều bé nhỏ và lớn lao…

* Theo chị, chúng ta cần/nên làm gì để các tác phẩm thơ thiếu nhi lan tỏa nhiều hơn?

– Mấy năm trở lại đây, các đơn vị xuất bản khá chú trọng đến thơ cho tuổi nhỏ. Nhiều ấn phẩm thơ được in, minh họa cực đẹp. Tuy nhiên, để thơ đến được với bạn đọc nhỏ tuổi thì vai trò của người lớn vô cùng quan trọng. Các bậc cha mẹ trẻ đừng ngại mua thơ về đọc cho con, đừng coi thường ảnh hưởng kỳ diệu của thơ đến sự hình thành ngôn ngữ và tư duy của trẻ, đến sự gắn kết cảm xúc giữa cha mẹ và con cái. Với người lớn trong ngành giáo dục, xin hãy lưu ý phương pháp gợi mở cảm xúc cho học sinh khi đến với các tác phẩm thơ trong nhà trường. Đừng chỉ tập trung vào tìm hiểu xuất xứ, phân tích thơ theo ba-rem có sẵn để đi thi. Điều đó sẽ triệt tiêu cảm xúc thơ ngay khi mới bắt đầu. Việc hướng dẫn các em đọc, lắng nghe sự rung động nho nhỏ bên trong mình là điều cần làm trước nhất.

Tôi hy vọng thơ thiếu nhi rồi sẽ có chỗ đứng thực sự. Dòng thơ vẫn róc rách chảy trong đời sống văn học, hãy cổ vũ cho sự tiếp nối thế hệ và cho những tìm tòi mới mẻ, những phong cách mới đáp ứng nhu cầu đọc của độc giả thế hệ mới. Hãy nâng niu, khơi mạch cho dòng chảy rộng mở. Ai mở lòng, thơ đến. Ai tìm sẽ thấy thơ.

* Xin cảm ơn chị. 

Lục Diệp (thực hiện)

 

Tôi ước có những giờ học mà một bài thơ được đọc lên, không nhất thiết phải mổ xẻ nó. Thầy cô giáo chia sẻ cảm nhận riêng của mình về bài thơ. Học sinh được nói những gì mình nghĩ và những liên tưởng về cuộc sống. Với cách tiếp cận ấy, ta giữ lại được cảm tình với thơ ở các em. Đó là cơ hội để tâm hồn các em trở nên phong phú và tinh tế hơn. Đó cũng là cơ hội của thơ.

Tiến sĩ Nguyễn Thuỵ Anh

The post Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh: “Thơ cho các em suy ngẫm về những điều bé nhỏ và lớn lao…” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
ĐỌC XUÂN QUỲNH ĐỂ “THẤY THƯƠNG YÊU” (Đọc “Trời xanh của mỗi người”, Xuân Quỳnh, Vũ Xuân Hoàn minh họa, NXB Kim Đồng, 2022) https://docsachcungcon.com/doc-xuan-quynh-de-thay-thuong-yeu-doc-troi-xanh-cua-moi-nguoi-xuan-quynh-vu-xuan-hoan-minh-hoa-nxb-kim-dong-2022/ Thu, 13 Oct 2022 08:26:50 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23011 Cầm tập bản thảo các sáng tác cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh, tôi lật vội để tìm đến trước nhất là những truyện, những thơ mà tôi từng đọc thời còn là một cô bé đen đúa gầy gò có đôi mắt to muốn ôm trọn thế giới. Và thế giới đầy gió, nắng, ...

The post ĐỌC XUÂN QUỲNH ĐỂ “THẤY THƯƠNG YÊU” (Đọc “Trời xanh của mỗi người”, Xuân Quỳnh, Vũ Xuân Hoàn minh họa, NXB Kim Đồng, 2022) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Cầm tập bản thảo các sáng tác cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh, tôi lật vội để tìm đến trước nhất là những truyện, những thơ mà tôi từng đọc thời còn là một cô bé đen đúa gầy gò có đôi mắt to muốn ôm trọn thế giới. Và thế giới đầy gió, nắng, yêu thương bên người thân, Xuân Quỳnh đã giữ lại cả cho tôi. Bây giờ, gặp lại những chi tiết thân quen đã được khắc chạm vào trí nhớ, cứ muốn trào nước mắt trong cuộc hội ngộ cùng Tuổi thơ:

                                      “… Bỗng thấy nhiều gió lộng

                                             Bỗng thấy nhiều nắng reo

                                             Bỗng tôi thấy thương yêu

                                             Tôi biết là có mẹ…”

                                                                     (Bầu trời trong quả trứng

Phải chăng, cái sự “thấy thương yêu” chính là sự khởi đầu, đồng thời cũng là đích đến cho cả một đời người?

Cô-bé-tôi xưa nhắc cho tôi-bây-giờ những hồi hộp, bâng khuâng êm đềm từng có khi đọc Xuân Quỳnh. Dẫu là khi đọc “Ông nội, ông ngoại” trên chiếc võng ngoài vườn với tiếng ve trưa inh ỏi hay bên nồi cơm đang sôi lục bục, vừa đọc “Ngày mai con sẽ ngoan” vừa lơ đãng dùng khúc củi gõ nhẹ nhẹ thân bếp trấu. Cũng có lúc là một buổi tối mùa đông gió rít ngoài vườn chuối, sờ sợ đọc truyện “Con đen đen” đầy li kì.

Kỳ lạ thay, bao rung động đến giờ vẫn như vẹn nguyên, sống động, tươi mới. Hay có thể, tôi chưa từng rời khỏi Tuổi thơ?

Thơ Xuân Quỳnh, là mẹ, là con…

Xuân Quỳnh mất mẹ từ sớm. Và Xuân Quỳnh cũng sớm biết lo toan cho những đứa con. Có lẽ vì vậy mà thơ của bà viết cho thiếu nhi được bật lên tự nhiên, xáo trộn giữa nỗi niềm của một đứa trẻ và tấm lòng người mẹ. Đứa trẻ trong thơ Xuân Quỳnh lúc tha thẩn nghĩ ngợi, lúc dí dủm chuyện trò, khi lại chân đất nhảy dây, lang bang trên mặt đất vô tư lự. Người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh lại muốn bao bọc yêu thương từ khi con còn trong bụng mẹ và muốn con biết được tình yêu mà cả thế giới dành cho con. Người mẹ ghi lại chuyện này, cắt nghĩa điều kia, đồng hành trong từng chặng lớn của con.

Chất đồng dao trong thơ thiếu nhi của Xuân Quỳnh khá đậm nét. Với “Bầu trời trong quả trứng”, “Chuyện cổ tích về loài người”, “Con chả biết được đâu”, nhịp bằng trắc luân chuyển giữa vần chân vần lưng và nghệ thuật láy ý khiến bài thơ có thể kéo dài mãi không dừng, theo bước nhún nhảy thơ ngây của trẻ. Thế nên đọc lên nó cứ miên man, chuyện nọ xọ chuyện kia, như thể nghĩ gì nói nấy, y hệt câu chuyện của trẻ con:

                                              “Không có diều có cắt

                                                Không có bão có mưa

                                               Không biết đói biết no

                                               Không bao giờ biết sợ…

                                                                                              (Bầu trời trong quả trứng)

                                                hoặc:

                                         “… Từ cái bống cái bang

                                                Từ cái hoa rất thơm

                                                Từ cánh cò rất trắng

                                               Từ vị gừng rất đắng

                                              Từ vết lấm chưa khô

                                              Từ đầu nguồn cơn mưa

                                             Từ bãi sông cát vắng…

                                                                                                 (Chuyện cổ tích về loài người)

Xuân Quỳnh có nhạy cảm đặc biệt về ngôn ngữ: từ lớp vỏ ngữ âm đến tầng ngữ nghĩa bên trong. Nhạy cảm này không phải là kiến thức về tiếng Việt, không học mà có được. Cái trực giác của người sáng tác là phụ nữ và nỗi khát khao yêu thương như người mẹ, như đứa con luôn thường trực đã mách bảo nhà thơ phải dùng từ này chứ không phải từ kia. Chính vì thế, kỹ thuật dụng từ của bà thật linh hoạt, giữa những từ loại luôn hoán đổi vị trí và chức năng cho nhau. Trong thơ, Xuân Quỳnh thường dùng thủ pháp khá độc đáo so với thơ thiếu nhi cùng thời: danh từ hoá, sự vật hoá các tính từ: “Quả ớt làm bằng cay”, “Sông lại cần mênh mông”… Và những danh từ thì lại ôm vào biết bao cảm xúc mơ hồ, choáng ngợp: những “vệt dài tít tắp”, “lao về ban mai”, rồi: “Ban ngày làm bằng nắng/ Màu xanh làm bằng cây”…

Tôi trộm nghĩ, chất thi sĩ trong con người nữ sĩ Xuân Quỳnh tồn tại mạnh mẽ bên cạnh bản năng người mẹ làm nên chất thơ bay bổng, tài hoa, thấm đẫm yêu thương mà không nôm na đơn giản, không thật thà minh hoạ cuộc sống. Trẻ cần lăng kính ấy để ngắm nhìn thế giới. Để dám tìm cách lý giải niềm vui, nỗi buồn theo tư duy riêng mình. Để tìm thấy ý nghĩa của yêu thương từ những điều tưởng chừng tất yếu, bình thường nhất:

                                        “… Mẹ nghĩ đến bàn chân

                                              Và con đường tít tắp

                                              Bỗng như lên tiếng hát

                                             Từ màu mạ dưới đồng

                                             Từ hạt cây trong rừng

                                             Từ cánh buồm trên biển…

                                                                                                     (Con chả biết được đâu)

Bên cạnh đó, trong thơ Xuân Quỳnh còn thấp thoáng hình ảnh đứa trẻ lanh lợi, biết quan sát, thoắt cái lại là một người lớn biết bắt nhịp đùa cùng trẻ, nói cười tinh nghịch, so sánh ngộ nghĩnh trong cả những bối cảnh vất vả, khó khăn:

                                             Trời xanh của bố em

                                             Hình răng cưa nham nhở

                                             Trời xanh giữa đạn bom

                                             Rách, còn chưa kịp vá…”

                                                        Trời xanh của mỗi người)

                                            hay:

                                             “Quả tim như cái đồng hồ

                                        Nằm trong lồng ngực giục giờ hành quân,

                                              Dế con cũng biết đào hầm

                                        Con cua chả ngủ, canh phòng đạn bom,

                                              Trong trăng chú Cuội tắt đèn

                                        Để cho mắt giặc mây đen kéo về,

                                               Cái hoa cái lá biết đi

                                        Theo người qua suối, qua khe, qua làng…”

                                                                                               (Tuổi thơ của con)

… để rồi cười xoà cùng nhau trong những ẩn dụ yêu thương: “Con yêu mẹ bằng con dế” hay “Cả nhà yêu con thế/ Con chả biết được đâu!”, “Vì tất cả của con/ Mà con là của mẹ!”. Cái nhìn thương yêu – thương nhau, thương vạn vật – là cội nguồn của lòng can đảm, kiên cường và lạc quan.

 

Truyện ngắn Xuân Quỳnh – vũ trụ rối bời mà êm ái

Trẻ con thời nào cũng lớn dần lên với những băn khoăn, dè dặt, lo âu rối bời trước nhiều vấn đề của cuộc sống. Mỗi lần thấu hiểu được một điều, gỡ bỏ được hoang mang, chúng lớn lên thêm một chút. Truyện ngắn Xuân Quỳnh, mỗi câu chuyện là một mảnh ghép, vẽ lại cái vũ trụ rối bời đầy cảm động ấy để người lớn và trẻ con đến gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Đó là tâm sự của bé Minh khi dần khám phá ra tình thương của ông ngoại, khi không còn thấy sợ, thấy khó chịu vì những điều “kì quặc” của người ông khắc khổ, sống tận ở miền Nam với lối sống và ngôn ngữ khác biệt. Rồi cậu cũng phát hiện ra, ông nội hay ông ngoại thật giống nhau ở tình thương yêu dành cho đứa cháu. Ngày đọc truyện này, ông tôi vừa qua đời. Tôi nhớ chi tiết giờ chia tay, ông ngoại của Minh giương cái ô đen lên đứng lẫn giữa bao nhiêu người và xe cộ, rồi chỉ còn thấy chiếc ô đen giơ lên cao rồi khuất hẳn. Đọc đến đó, nước mắt đã đẫm đẫm má. Tôi mới dừng lại để gọi thầm: “Ông ơi!”… Đó lại là nỗi ấm ức của cô bé Hương trong từng chuyện nho nhỏ mỗi ngày em kể cho người cô chưa từng gặp mặt. Em thì nghĩ thế này, mẹ lại hiểu sang thế khác. Đọc những lá thư ấy, người lớn thì coi là “vớ vẩn”, nhưng đúng là cả một vũ trụ rối bời của trẻ con. May thay, truyện của người mẹ-nhà văn Xuân Quỳnh lại nhìn thấu mọi điều, kết thúc thường có hậu. Nhân vật nào cũng “hiểu ra”, “nhìn ra” những điều đáng yêu, những nỗi niềm của người khác. Còn nhiều nhiều những câu chuyện rối bời được kể âu yếm như thế, truyện nào cũng có những chi tiết – những nét chấm phá gợi lại một cảm xúc khó quên. Và trên hết, đọc xong, cả người lớn và trẻ con đều cảm nhận được rằng, hiểu, tôn trọng và thương nhau – đó chính là những chất kết nối quan trọng để những con người lớn lên cùng nhau.

Ở CLB Đọc sách cùng con, chúng tôi thường cùng các em đọc Xuân Quỳnh. Tôi thuộc lòng nhiều đoạn văn trích từ truyện ngắn của bà. Những câu văn trong sáng, giàu chi tiết, hình ảnh và âm nhạc. Tôi thường thích đọc to từng đoạn, lắng nghe âm thanh giọng đọc của mình đang gấp gáp hay dàn trải cùng nhịp văn Xuân Quỳnh. Đọng lại sau tất cả là cảm giác êm ái. Êm ái, khoan hoà và bình ổn trong tâm… Để sẵn sàng “thấy thương yêu”!

TSGD. Nguyễn Thụy Anh (Chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con

The post ĐỌC XUÂN QUỲNH ĐỂ “THẤY THƯƠNG YÊU” (Đọc “Trời xanh của mỗi người”, Xuân Quỳnh, Vũ Xuân Hoàn minh họa, NXB Kim Đồng, 2022) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Trở về hoang dã cùng Trang Nguyễn ( Đọc “Chang hoang dã – gấu”, NXB Kim Đồng, 2020 và “Trở về nơi hoang dã”, Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn, 2018) https://docsachcungcon.com/tro-ve-hoang-da-cung-trang-nguyen-doc-chang-hoang-da-gau-nxb-kim-dong-2020-va-tro-ve-noi-hoang-da-nha-nam-nxb-hoi-nha-van-2018/ Sun, 14 Nov 2021 05:41:32 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22575 Tôi chú ý đến Trang Nguyễn không chỉ bây giờ, khi tác phẩm của cô được đề cử và rồi đoạt giải A giải thưởng sách Quốc gia. Trước đó, tôi biết về cô qua vài cuốn sách và thông tin báo chí, thầm cảm phục một người trẻ sống có lý tưởng, say mê ...

The post Trở về hoang dã cùng Trang Nguyễn ( Đọc “Chang hoang dã – gấu”, NXB Kim Đồng, 2020 và “Trở về nơi hoang dã”, Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tôi chú ý đến Trang Nguyễn không chỉ bây giờ, khi tác phẩm của cô được đề cử và rồi đoạt giải A giải thưởng sách Quốc gia. Trước đó, tôi biết về cô qua vài cuốn sách và thông tin báo chí, thầm cảm phục một người trẻ sống có lý tưởng, say mê cống hiến cho những công việc làm thế giới này tốt đẹp, lành mạnh, trong trẻo, tử tế hơn.

Trang là một TS chuyên ngành quản lý đa dạng sinh học, hiện là nhà sáng lập và giám đốc tổ chức bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam WidAct, một trong 30 gương mặt xuất sắc dưới 30 tuổi do tạp chí Forbes Châu Á bình chọn năm 2020. Cô đã có nhiều tác phẩm về bảo vệ môi trường và bảo vệ động vật hoang dã. Giới thiệu một chút về hai cuốn sách của Trang Nguyễn:

Chang hoang dã- Gấu (Trang Nguyễn – Jeet Zdung, NXB Kim Đồng, 2020)

Sách phù hợp với lứa tuổi từ 8 trở lên. Đây là một cuốn trong loạt truyện tranh về chủ đề bảo vệ động vật hoang dã sẽ được xuất bản tiếp trong tương lai. Tên nhân vật rất đáng yêu – Chang.

Cô bé Chang, người tự nhận mình bảo vệ động vật hoang dã, kể lại câu chuyện giải cứu cô gấu chó Sorya, đưa cô bé trở lại cánh rừng hoang dã – quê hương của cô. Trong cuốn sách có những hiểu biết về loài gấu; những tổn thương loài gấu phải chịu đựng khi bị nuôi nhốt và khi bị mất những thói quen, tập tính hoang dã của loài gấu trong tự nhiên. Cuốn sách cung cấp cho người đọc cả những hiểu biết về rừng rậm nhiệt đới Việt Nam; những kỹ năng cần thiết để làm việc trong rừng. Tác giả còn chu đáo chia sẻ những bước cần làm để trở thành một nhà bảo tồn động vật hoang dã.

Qua các ghi chép và ký họa trong suốt chuyến đi, Chang chia sẻ những ước mơ nho nhỏ và hoài bão của mình, muốn tìm hiểu thêm về thế giới mình đang sống, sống hài hòa với vạn vật, trân trọng tự nhiên. Rất nhiều tình tiết hấp dẫn, thông tin thú vị, chi tiết đáng yêu về rừng già Việt Nam và loài gấu được thể hiện bằng tranh và những ghi chú bằng chữ in, đặc trưng của thể loại sách tranh truyện, có thể tạo được sự quan tâm ở các độc giả nhỏ tuổi.

Vì là những ký họa nên các bức tranh nhiều chi tiết, có màu sắc trầm, không sặc sỡ. Tuy nhiên, tranh không tạo cảm giác u ám mà tạo được cảm xúc cho các bạn trẻ, khiến các em có thể suy nghĩ nghiêm túc về thái độ sống của mình đối với môi trường, con người, loài vật, đặc biệt là khái niệm “tôn trọng” và “tự do”.

Cuốn sách “Chang hoang dã Gấu” đã nhận giải A, giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 4 ngày 12/11/2021

Trở về nơi hoang dã (Trang Nguyễn, Nhã Nam và NXB Hội nhà văn, 2018) là cuốn sách mà theo lời Trang, kể về hành trình của cô trong vòng 5 năm, “từ lúc bắt đầu là một cô bé sinh viên thạc sĩ mới 21 tuổi đến khi cuốn sách kết thúc là một “người lớn” trưởng thành hơn và chững chạc hơn ở tuổi 26.

Trong cuốn sách, Trang kể về ước mơ của mình và quá trình ước mơ thành hình, vạch ra một lộ trình rõ ràng cho tương lai. Chuyến đi của cô không chỉ là cuộc quan sát, nghiên cứu các loài động vật để phục vụ cho ngành bảo tồn mà cô đã chọn. Đây còn là cơ hội cho những suy ngẫm đồng hành cùng bước chân một người trẻ, cảm nhận của cô về cuộc sống, con người, về mình trong vòng tay vâm váp và hoang dã của rừng già. Những ghi chép không tô vẽ, không khoe khoang, chân thật đến từng chi tiết lặt vặt trong sinh hoạt, va chạm trong các mối quan hệ khiến cho người đọc rung động mà cũng nghĩ về mình. Mình đã và đang sống thế nào? Mình có hoài bão gì chăng? Mình có dám làm điều gì đó mạnh mẽ để tận hiến cho công việc và thế giới này? Như Trang và nhiều người khác…

Đương nhiên, giữa những dòng lan man của Trang có cả nỗi sợ. Trang đã nói về nó rất chân thành: Cô sợ cuốn sách được đọc để giải trí rồi bị bỏ rơi vào quên lãng. Cô còn sợ hơn nếu cuốn sách trở nên phổ biến và tạo thành một phong trào để người trẻ vào rừng thử cảm giác mạnh nhưng lại không chuẩn bị đủ kiến thức sinh tồn để bảo vệ mình cũng như sự hiểu biết để không làm tổn hại đến môi trường hoang dã.

Có tiếng hay có miếng?

Tôi vừa bật cười rồi lại rưng rưng khi đọc về giải thưởng Quốc tế (có tiếng) không được người trong nước công nhận để được cộng thêm nửa điểm một điểm gì đó khi thi đại học (có miếng) của Trang thời cô học lớp 10 chuyên Sinh trường Hà Nội – Amsterdam. Người thân, bạn bè lắc đầu, trách cô sao không tập trung học để thi học sinh giỏi mà lại làm “những thứ linh tinh”… Nhưng rồi Trang đã hiểu, điều thôi thúc cô trong những việc cô làm không phải vì “tiếng” hay vì “miếng” – mà là hoài bão, ước mơ, sự kiên định lựa chọn một nghề mà vì nó, cô sẵn sàng dấn thân, không bỏ cuộc. Chỉ cần mình muốn, biết chắc mình rất muốn làm một việc và bắt đầu tìm hiểu, trang bị kiến thức hướng tới việc ấy, những người xung quanh mình sẽ cảm nhận được quyết tâm ấy và ủng hộ.

Tôi đặc biệt tâm đắc với cuốn sách của Trang Nguyễn ở giá trị kêu gọi giới trẻ ấp ủ, xây dựng, bồi đắp cho ước mơ của mình. Ước mơ bắt đầu từ những mơ mộng thời thơ ấu và được hình thành rõ nét qua những hoạt động sống, trải nghiệm. Một cuốn sách về thực vật mẹ mua cho thời nhỏ, ấn tượng về cây mít, cây bao báp… Trang viết: “Tôi tưởng tượng ra mình đang đứng trước cây bao báp, sờ vào vỏ cây thô cứng, áp tay vào thân cây mát rượi và ngước mắt lên nhìn ánh mặt trời chói chang của đất nước châu Phi…”

Và rồi sau này, Trang đã đi, đã đến, đã ngắm nhìn, đã cảm nhận, đã nghiên cứu, đã lên tiếng bảo vệ… đã làm được thật nhiều việc vì ước mơ, cho ước mơ ngày nào của mình. Và còn tiếp tục làm thật nhiều điều nhờ nó.

Tôi thầm mong con trai tôi cũng đọc hết cuốn sách này và nhận được lời chia sẻ của tác giả để con đường phía trước được con dấn bước ít phân vân hơn, không sợ ổ gà, không la cà hoa lá, hạnh phúc với những gì mình chọn.

TSGD . Nguyễn Thụy  Anh (Chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con)

 

Vào ngày 12 tháng 11 năm 2021 vừa qua, cuốn sách tranh “Chang hoang dã – Gấu” (NXB Kim Đồng, 2020) của tác giả Trang Nguyễn, tranh: Jeet Zdung đã được nhận giải A, giải thưởng sách Quốc gia  lần thứ 4.

The post Trở về hoang dã cùng Trang Nguyễn ( Đọc “Chang hoang dã – gấu”, NXB Kim Đồng, 2020 và “Trở về nơi hoang dã”, Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Căn phòng của những điều kỳ diệu (Julien Sandrel, dịch giả Kiều Anh, NXB Kim Đồng, 2019) https://docsachcungcon.com/can-phong-cua-nhung-dieu-ky-dieu-julien-sandrel-dich-gia-kieu-anh-nxb-kim-dong-2019/ Mon, 30 Dec 2019 04:36:14 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20222 Tôi đọc cuốn sách nhỏ này một cách tình cờ, trên máy bay di chuyển giữa một chuyến đi nghỉ gia đình. Chuyến đi bộc lộ mọi mâu thuẫn không thể sửa chữa giữa các mối quan hệ khiến tôi bối rối. Nhưng rồi, giữa những trống rỗng mệt mỏi, đến với tôi là câu ...

The post Căn phòng của những điều kỳ diệu (Julien Sandrel, dịch giả Kiều Anh, NXB Kim Đồng, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tôi đọc cuốn sách nhỏ này một cách tình cờ, trên máy bay di chuyển giữa một chuyến đi nghỉ gia đình. Chuyến đi bộc lộ mọi mâu thuẫn không thể sửa chữa giữa các mối quan hệ khiến tôi bối rối. Nhưng rồi, giữa những trống rỗng mệt mỏi, đến với tôi là câu chuyện kỳ lạ về một người mẹ gắng thực hiện từng điều mơ ước điên rồ hoặc lãng mạn của đứa con trai hơn 12 tuổi đang hôn mê sâu sau một tai nạn kinh hoàng. Cậu bé Louis có một cuốn sổ tay có tên “Cuốn sổ của những điều kỳ diệu”, trong đó ghi “danh sách những giấc mơ”, những điều cậu muốn làm một lần trong đời. Bà mẹ tìm thấy cuốn sổ được giấu dưới tấm đệm. Với niềm mong muốn tột cùng và hy vọng mãnh liệt là con trai sẽ tỉnh lại, với lòng tin vững chắc từ trực giác của người mẹ, cô Thelma quyết định lần theo từng ước mơ, hành động và quay phim lại cả quá trình thực hiện từng “thử thách” để về thủ thỉ bên giường bệnh Louis. Cô tin, chuyến phiêu lưu của mẹ sẽ phá vỡ được lớp cửa im lìm cầm tù mọi tư duy, cảm xúc của đứa con mà cô cho rằng vẫn đang suy nghĩ, lo lắng, vui buồn cùng cô.

Thelma chỉ có vỏn vẹn một tháng để đấu tranh với thần Chết đang lảng vảng quanh Louis. Và thế là, vừa đếm ngược từ số 30, cô dũng cảm, kiên cường vượt qua mọi nguyên tắc sống của mình, tính cách của mình, nỗi sợ của mình để… đến Tokyo, quậy trong quán bar, song ca cùng ngôi sao, nhảy lên một chiếc xe taxi giả làm cảnh sát bắt tài xế đuổi theo một chiếc xe bất kỳ (để cho “ngầu”), tham gia học đá bóng, chạy marathon… và nhiều điều mà trước đó có nằm mơ cô cũng không ngờ đến. Những giấc mơ của cậu bé tuổi teen đôi khi xấc xược và hài hước, bộc lộ đúng lứa tuổi của mình – nhưng Thelma đã “chịu đựng” chúng mà không phán xét, cuối cùng, nhờ chúng, cô lấy lại được sinh khí cho chính mình, cảm nhận được sự thay đổi tích cực, ấm lại trong mọi mối quan hệ; thậm chí, đến giọng nói của cô cũng khác đi, trẻ trung hơn. Điều thay đổi ấy ở mẹ, cậu bé Louis đang hôn mê cũng nhận thấy, trong thẳm sâu mối liên hệ không lời giữa mẹ và con. Và Thelma hiểu rằng, những gì cô làm không chỉ là nỗ lực để giành lại con mà còn hồi sinh chính bản thân cô vốn đang sống cằn cỗi đi, dập khuôn mỗi ngày vì mục đích kiếm tiền hoặc làm hài lòng ai đó.

bia can phong cua nhung dieu ky dieu

Mọi mối quan hệ đã được suy ngẫm lại, tình thương yêu được nhận ra, mọi người đều mở lòng và rộng lượng với nhau hơn…

Cuốn sách được ghi chú là sách thiếu nhi, dành cho lứa tuổi +10. Nhưng tôi nghĩ, những suy tư mới mẻ, trong trẻo này về một cách sống bên nhau, đồng hành với nhau giữa những người ruột thịt, lại không chỉ dành cho các bạn đọc trẻ tuổi. Cuốn sách có ích cho những ông bố, bà mẹ trong cuộc đi tìm một con đường để đến với đứa con. Nó có thể là sự chấp nhận, sự cổ vũ, và trên hết là đặt mình ngang hàng với đứa trẻ để chia sẻ những ước mơ.

Có lẽ, chớ nên chỉ chăm chăm đọc “cách dạy con”, “cách giáo dục”… mà xin hãy lắng nghe những câu chuyện. Trong đó, ta nhận ra mình đang ở đâu, hoặc đôi khi hoàn toàn không thấy bóng dáng của mình, là lúc mình cần nghĩ ngợi nhiều nhất, xới xáo mọi điều đang bằng phẳng tiện lợi cho mình, khiến chúng ngổn ngang hơn, nhưng chân thật và hạnh phúc hơn. Có lẽ đây cũng là một gợi ý cho tôi để “xử lý” những bối rối của mình!

🐞Vài lời ngắn ngủi về tác giả Julien Sandrel không nói rõ được điều gì (sinh năm 1980, ở miền Nam nước Pháp, hiện sống ở Paris), cũng như tấm bìa màu hồng không mấy ấn tượng – có thể khiến các bố mẹ bỏ qua cuốn sách, cũng không chắc đã lôi kéo được bước chân của các bạn trẻ tốc độ. Vì thế, tôi thử viết vài lời cảm nhận, biết đâu mọi người có thể thử đọc theo… cặp đôi – mẹ và con – để rồi mỗi người im lặng nghĩ về nhau theo cách khác đi!

TSGD Nguyễn Thuỵ Anh

The post Căn phòng của những điều kỳ diệu (Julien Sandrel, dịch giả Kiều Anh, NXB Kim Đồng, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Nhà văn Trần Quốc Toàn – “Một người lớn khác” https://docsachcungcon.com/nha-van-tran-quoc-toan-mot-nguoi-lon-khac/ Thu, 01 Aug 2019 09:39:13 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=19641 Cuốn sách mới nhất của nhà văn Trần Quốc Toàn Lâu nay, nhiều người đã quen với hình ảnh nhà văn Trần Quốc Toàn sốt sắng đến dự những cuộc giao lưu trò chuyện với tuổi nhỏ, đố vui bằng thơ được sắp xếp chuẩn bị công phu, tóc bạc hân hoan bên tóc xanh, ...

The post Nhà văn Trần Quốc Toàn – “Một người lớn khác” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
anh nha van trang quoc toan (5)

Cuốn sách mới nhất của nhà văn Trần Quốc Toàn

Lâu nay, nhiều người đã quen với hình ảnh nhà văn Trần Quốc Toàn sốt sắng đến dự những cuộc giao lưu trò chuyện với tuổi nhỏ, đố vui bằng thơ được sắp xếp chuẩn bị công phu, tóc bạc hân hoan bên tóc xanh, người như hoà vào tuổi thơ làm một!

Trong nhiều sáng tác của mình, và trong cả tập thơ truyện – món quà mới tinh còn thơm mùi mực và “hương cuộc sống” này, Trần Quốc Toàn dường như “biến hình” thành nhân vật “ba trong một”: nhà văn, nhà giáo, phụ huynh – một người ông. Ông thủ thỉ tâm tình, kể chuyện mà cứ không quên cắt nghĩa chuyện nọ chuyện kia, đem cả “rừng và biển”, cả xưa và nay, cả đùa vui và nghiêm túc, cả tưởng tượng và hiện thực… vào thế giới của riêng mình mà chia sẻ với riêng người đọc nhí.

Phải rồi, đây là câu chuyện chỉ riêng họ với nhau: ông và cháu, một người lớn đã đi qua, nếm trải mọi buồn vui cuộc đời đang trải lòng hồn nhiên với những đứa trẻ ngây thơ chưa bắt đầu cuộc đi thực sự. Ấy vậy mà họ gần như hiểu nhau, và chỉ họ mới hiểu nhau! “Những người lớn bình thường” đã quên tuổi mơ màng, quên cách nghĩ mông lung kiểu trẻ con, sẽ chẳng hiểu được vì sao lũ chuột lại nhăm nhe tổ chức một nhạc viện trong hộp đàn dương cầm, vì sao trâu đêm nằm lại đập đuôi áy náy, vì sao cá linh bay tận lên tầng 4 khách sạn nhăm nhe đòi “hoá rồng”, vì sao gà cũng có nhà hộ sanh, vì sao trong nhà cũng có một dàn xiếc thú tức cười – đứa thì biến hoá đùa giỡn với cái đuôi mình, đứa lại ngất ngây say trong cái hũ đặc biệt… vì sao và vì sao…

anh nha van trang quoc toan (2)

Nhà văn Trần Quốc Toàn

Chỉ những người viết cho trẻ mới nhìn thấy những thứ mà những người lớn bình thường chẳng nhìn thấy được như vậy, để rồi lại loay hoay tìm cách lý giải khiến các bạn nhỏ bụm miệng cười khúc khích. Trần Quốc Toàn nhìn được tất cả những điều kỳ lạ và kỳ diệu ấy, vì ông là “một-người-lớn-khác”. Không giống những người lớn bình thường, ông muốn và học được cách nhìn thế giới như Hoàng tử Bé, không bằng mắt mà bằng trái tim, và lại phải là trái tim non biết ngỡ ngàng, biết thán phục, biết xót thương và ủ ấm…

Tuy vậy, trong ba nhân vật mình hoá thân, trước nhất ông vẫn luôn là một nhà giáo. Phân tách chữ, giải nghĩa, chơi chữ, hoán dụ – đó là “sở trường” của thày giáo dạy văn, vì thế, các bài thơ đều có bóng dáng của những trò chơi đáng yêu ấy. Trẻ con là phải chơi mà! Chơi mới hiểu, chơi mới vỡ lẽ nhiều điều! Mọi thao tác quan sát, so sánh, tưởng tượng, liên tưởng và tư duy logic đều được tác giả dẫn dắt người đọc nhỏ theo trò chơi của mình. Có lúc, những liên tưởng rộng mở, tạo cho các em một không gian lung linh thế này của sách, của chữ, của sự học sự hành:

“… Mênh mông đất mở rộng trang
Trời làm bảng viết hàng hàng mây bay…” (Học trong vườn)

Đó lại là liên tưởng bất ngờ trẻ thơ trong một hình ảnh lung linh tuyệt đẹp, hình ảnh nâng cao mỹ cảm của người đọc nhỏ tuổi:
“Kìa ong đang hút
Giọt mặt trời hồng!”
(Ong mật rừng U Minh)

Hoặc ví von thú vị rất… ngon ngọt thế này, đúng góc nhìn thân thuộc của trẻ với những sự vật xung quanh:
“Trăng tròn đã treo
Miếng đường thốt nốt…”
(Trung thu bảy núi)

Rồi suy diễn dí dủm “không thể tin được” về chị mèo xinh đẹp “Răng trắng tinh/ Mắt xanh trong/ Lông mịn mượt/ Đến lão chuột/ Cũng ham nhìn!” (Chị mèo đỏm dáng).

Với thơ, tác giả Trần Quốc Toàn dường như muốn kéo gần thiên nhiên và thế giới loài vật đến gần các bạn nhỏ vốn đang bắt đầu lơ đãng với cảnh vật, con vật, sự vật mà khư khư các thiết bị công nghệ thông minh mà ngắm cảnh ảo, con vật ảo, trò chơi ảo – ông muốn khều khều tay mấy đứa nhỏ, nhắc chúng ngẩng lên nhìn trời, nghe cây, ngắm thạch sùng, tắc kè, chăm gà đùa với mèo… Ông nhắc chúng nhìn xuống, ngồi xuống mà nghịch đất, nặn đất, những “đất hồng đất hào, đất mịn đất màng, đất ngọt đất ngào, đất dẻo đất dai…” (Những con gà đất).

Ông muốn các cháu ông, học trò ông, bạn nhỏ của ông, bạn đọc của ông được sống hết mình với cuộc sống này, dang tay nhận những gì đất trời hoa lá sẵn sàng trao cho các em như đã từng trao cho tuổi thơ ông. Trong những câu thơ thấp thoáng nét đồng dao có thể nhìn thấy một “cậu bé” Trần Quốc Toàn với thiên nhiên mênh mông phóng khoáng là chỗ dựa tinh thần, là bạn tâm giao, là trường học để rèn luyện, là cả thế giới mà bây giờ ông đem tặng các em.

anh nha van trang quoc toan (3)

Chơi chữ cùng nhà văn

Có lẽ, người đã viết cho trẻ em, vì trẻ em, đã gắn bó với tuổi thơ như Trần Quốc Toàn luôn mãi ở lại cùng tuổi thơ. Cũng vì thế mà ông “theo” đứa trẻ đi chơi, ông được tuổi thơ dẫn dắt, để rồi mỗi ước mơ của đứa trẻ – bạn đọc của ông bây giờ – ông đều muốn được tham gia khơi gợi, xây đắp, đôi khi bắt đầu từ những câu chuyện mà nhà văn tự nhận là “viển vông”:

“Ba theo con đi chơi với sông
Phơi lưng úp mặt thả theo dòng
Đua cùng thuyền giấy tay con xếp
Bằng tờ cha viết truyện viển vông…”
(Đi chơi với con)

Cũng vì thế mà ông không ngừng viết, không ngừng chơi, không ngừng đến với bọn trẻ!

Cũng vì thế mà ông là một trong số không nhiều những “người-lớn-khác” giữa muôn vàn những người lớn bình thường chúng ta…

Thuỵ Anh

The post Nhà văn Trần Quốc Toàn – “Một người lớn khác” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tuổi thơ hạnh phúc trong thế giới thơ Hoài Khánh (đọc “Địu chữ qua Cổng Trời”, Hoài Khánh, NXB Kim Đồng, 2019)) https://docsachcungcon.com/tuoi-tho-hanh-phuc-trong-the-gioi-tho-hoai-khanh-doc-diu-chu-qua-cong-troi-hoai-khanh-nxb-kim-dong-2019/ Thu, 01 Aug 2019 09:10:58 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=19624 (Về tập thơ thứ 5 của Hoài Khánh – “Địu chữ qua Cổng Trời”, NXB Kim Đồng, 2019) Ấn tượng đầu tiên và xuyên suốt mà tập thơ đem đến cho độc giả là âm thanh – âm thanh của cuộc sống nơi rừng núi. Ngay từ khi giở trang đầu tiên, ta đã nghe ...

The post Tuổi thơ hạnh phúc trong thế giới thơ Hoài Khánh (đọc “Địu chữ qua Cổng Trời”, Hoài Khánh, NXB Kim Đồng, 2019)) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
(Về tập thơ thứ 5 của Hoài Khánh – “Địu chữ qua Cổng Trời”, NXB Kim Đồng, 2019)

Ấn tượng đầu tiên và xuyên suốt mà tập thơ đem đến cho độc giả là âm thanh – âm thanh của cuộc sống nơi rừng núi. Ngay từ khi giở trang đầu tiên, ta đã nghe thấy thật nhiều những âm thanh đủ mọi trạng thái, cấp độ. Khi rộn rã, lúc êm êm. Khi là tiếng chim muông hoa lá, lúc lại là âm thanh vang lên trong tưởng tượng của những đứa trẻ . Từ “te te chấp chới tiếng gà”, “chim muông ríu rít” đến “khu vườn lao xao”, tiếng lá reo “mềm như lụa”, “sấm ì ùng”, “tiếng chim như mật”, tiếng dàn kèn tưởng tượng “thổi toe toe giữa trời”, tiếng sáo réo rắt, tiếng núi “nhẩm hát lời lá xanh”, tiếng thác đổ “ầm ì ngân nga”, tiếng “cánh sóng reo ca…”, kèn môi “réo rắt”, tiếng ngựa “hí vang một góc chợ phiên”, tiếng “trống chiêng mở hội”, tiếng mõ trâu “lốc cốc” … Thậm chí, âm thanh có mùi hương, âm thanh có màu sắc (tiếng ó o rất hồng; tiếng sáo thơm vào ánh trăng…).

anh bia diu chu qua cong troi

Tập thơ “Địa chữ qua Cổng Trời”

Âm thanh khiến cuộc sống trở nên sống động, tuổi thơ trở nên tươi vui, hạnh phúc!

Hoài Khánh không kể câu chuyện xa xôi, vất vả của các bạn nhỏ miền núi mà lại cho người đọc thấy niềm hạnh phúc lớn lao của họ khi có thiên nhiên bên mình. Thiên nhiên ngập tràn khắp nơi, nhờ các hình ảnh nhân hoá mà biến thành một người thân của các em bé. Tuổi thơ vì thế mà không thiếu thốn. Tuổi thơ vì thế mà hạnh phúc!

Nhà thơ Hoài Khánh có thể là nhà thơ viết cho thiếu nhi vì ông nhìn cái gì cũng đầy liên tưởng, y như cái nhìn của trẻ nhỏ trong tư duy hình tượng: “Núi duỗi chân ra biển nghịch” (Đèo Ngang), “Ông mặt trời khó nhọc/ Đang leo dốc đằng xa” (Qua ô cửa đá), ông mặt trời có mặt ở khắp nơi, “ham chơi như trẻ lên mười” (Ông mặt trời mùa Thu), em đi gánh nước là “dắt buổi chiều xuống bến/ gánh dòng sông về nhà” (Chiều bến sông), buổi chiều nắng quái, em bé gái thêu thùa thì “tay hứng đầy nắng đỏ”, đàn em thơ ở núi đi học thì như “gùi chữ” trên đường mòn (Ở bản Giang Mỗ), những bông hoa như “đèn lồng” giăng giăng, “nối bờ giậu với mênh mông đất trời” (Hoa râm bụt), con chim “nhỏ nhoi như một hòn than/ Hót lên, cời lửa nhen ban mai hồng” (Chim chìa vôi), chồi non là mùa xuân “ríu rít/ Sum vầy bên cây bàng” (Cây bàng mùa xuân)… Những câu thơ như thế cho thấy lòng yêu thương, ưu ái của tác giả dành cho trẻ em. Với Hoài Khánh, thế giới này là của các em. Vì thế, vạn vật lá hoa mây gió, đến cả núi và mặt trời cũng là trẻ nhỏ.

ecocamp 2019 dot 3 - giao luu voi nha tho hoai khanh (4)

ecocamp 2019 dot 3 - giao luu voi nha tho hoai khanh (1)

Chương trình ra mắt tập thơ “Địu chữ qua cổng trời” do CLB Đọc sách cùng cùng con tổ chức. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ “EcoCamp 2019 – Ngày mai bắt đầu từ hôm nay” tại Đồ Sơn, Hải Phòng (07/2019).

Cũng giống như ba chiếc kim có tính cách khác nhau trong “Đồng hồ báo thức” hay que diêm đánh lửa lên trời chính là “cây đèn biển”… trong các tập thơ trước, Hoài Khánh vẫn giữ thế mạnh quan sát và liên tưởng hóm hỉnh trong tập thơ mới này. Nhà thơ nhìn kiểu trẻ con, nói kiểu trẻ con, học trẻ con mà sống cùng thế giới. Cách nói của anh, ngược lại, cũng sẽ ảnh hưởng đến người đọc nhỏ tuổi, khuyến khích các em nói ra những suy nghĩ táo bạo, thú vị, lạ lùng của mình.

Cuốn sách rất thích hợp và cần thiết cho các bạn nhỏ tiểu học, sẽ giúp các em học cách tiếp thu, cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống quanh mình, học cách diễn đạt ý mình một cách đầy hình tượng.

 Thụy Anh (viết cho CLB Đọc sách cùng con)

The post Tuổi thơ hạnh phúc trong thế giới thơ Hoài Khánh (đọc “Địu chữ qua Cổng Trời”, Hoài Khánh, NXB Kim Đồng, 2019)) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Ba mẹ ơi, con bị bắt nạt (Barbara Coloroso, dịch giả Đỗ Liên Hương, Nhã Nam & NXB Thế Giới, 2017) https://docsachcungcon.com/ba-me-oi-con-bi-bat-nat-barbara-coloroso-dich-gia-do-lien-huong-nha-nam-nxb-the-gioi-2017/ Sat, 13 Apr 2019 03:54:20 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=17794 Sống cho đến tuổi này mới biết, người bị bắt nạt có thể là một đứa trẻ ngây ngô chân ướt chân ráo bước vào trường học, cũng có thể là lũ trẻ choai choai mới lớn với thế giới phức tạp của chúng, lại hoàn toàn có thể là một người trưởng thành, trung ...

The post Ba mẹ ơi, con bị bắt nạt (Barbara Coloroso, dịch giả Đỗ Liên Hương, Nhã Nam & NXB Thế Giới, 2017) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Sống cho đến tuổi này mới biết, người bị bắt nạt có thể là một đứa trẻ ngây ngô chân ướt chân ráo bước vào trường học, cũng có thể là lũ trẻ choai choai mới lớn với thế giới phức tạp của chúng, lại hoàn toàn có thể là một người trưởng thành, trung niên, hoặc nhiều tuổi hơn nữa.

Và kẻ bắt nạt người cũng có thể là bất kỳ ai, kể cả chúng ta!

Cuốn sách này hay ở chỗ, tác giả phân tích kỹ lưỡng các hành vi bắt nạt, phân loại những kẻ bắt nạt – bởi có rất nhiều người bị bắt nạt mà không hiểu người ta đang làm gì mình, muốn gì ở mình. Rồi tệ thay, có vô cùng nhiều người bắt nạt, ức hiếp người khác một cách vô tình, không ý thức được hành vi của mình!

Tác giả có cái nhìn bao quát, khái quát “bức tranh toàn cảnh” của hiện tượng bắt nạt nhau ở các lứa tuổi, đồng thời cũng mô tả nhiều tình huống, đưa ra nhiều lý giải để đưa đến các giải pháp, kết hợp trích dẫn nhiều nguồn nghiên cứu khác. Tác giả khiến người bị bắt nạt bình tĩnh lại, biết được phải tự bảo vệ mình như thế nào, còn những kẻ bắt nạt cũng chùn tay nhìn lại mình, bắt đầu từ việc tìm hiểu luật pháp.

Tác giả cũng giúp bố mẹ một hướng nghĩ sáng sủa, logic, để sáng tạo ra nhiều cách trò chuyện, câu chuyện kể, trò chơi hướng dẫn các con nhận biết hiện tượng bắt nạt và cách ứng xử hợp lý, tự tin, không sợ hãi, biết mình nên dựa vào ai, nên nói điều gì khi gặp những tình huống cụ thể trong tương lai…

Cuốn sách “Ba mẹ ơi, con bị bắt nạt” (Barbara Coloroso, dịch giả Đỗ Liên Hương, Nhã Nam & NXB Thế Giới, 2017)

Những người bị bắt nạt hôm nay có thể trở thành kẻ bắt nạt người khác ngay ngày mai!

Và cả những người thờ ơ đứng ngoài, những người xem video clip với nội dung làm nhục người khác để mà bàn tán đưa chuyện – kể chuyện khốn khổ của người “như kể chuyện vui”, những người có thể can thiệp mà lại im lặng – họ cũng được nhắc đến ở đây!

Tôi muốn giới thiệu để bạn bè tôi lưu ý đến cuốn sách này của Nhã Nam, không chỉ những ai là thày cô giáo, là bố mẹ, như lời nhắc trên bìa sách. Bởi lẽ, đấu tranh với hiện tượng bắt nạt, từ đó dẫn đến bạo lực học đường, bạo lực xã hội, xâm hại tình dục… là trách nhiệm không chỉ riêng ai!

Đừng cứ thấy có một vụ việc xảy ra là cả xã hội vội vàng đổ lỗi cho nhau, đình chỉ công tác dăm ba người liên quan, cho thêm vài tiêu chí vào việc thanh tra giám sát – siết chặt cái nọ cái kia (khiến người ta có thêm cái cớ để hành nhau chứ thực chất có giải quyết gì được đâu?!!!)! Đọc cuốn này để điều chỉnh tư duy của mình, thái độ và hành vi của mình khi đối mặt với những nguy cơ “bắt nạt”, bạo lực tiềm ẩn trong mỗi nhóm người, cộng đồng, và chính bản thân mình nữa!

TSGD Nguyễn Thụy Anh  (Chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con)

The post Ba mẹ ơi, con bị bắt nạt (Barbara Coloroso, dịch giả Đỗ Liên Hương, Nhã Nam & NXB Thế Giới, 2017) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>