Tư vấn Tuổi hồng – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con https://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Tue, 25 May 2021 10:58:06 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 An toàn khi sử dụng mạng xã hội https://docsachcungcon.com/an-toan-khi-su-dung-mang-xa-hoi/ Mon, 24 May 2021 09:56:55 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22316 Cô Thuỵ Anh thân mến, cháu muốn hỏi cô làm sao để dùng mạng xã hội an toàn ạ. Theo cô, cháu nên sử dụng mạng xã hội như thế nào để không bị ảnh hưởng bởi các nguồn thông tin không tốt và không bị “bắt nạt” trên mạng xã hội ạ? Bàn Thị ...

The post An toàn khi sử dụng mạng xã hội appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>

Ảnh: internet

Cô Thuỵ Anh thân mến, cháu muốn hỏi cô làm sao để dùng mạng xã hội an toàn ạ. Theo cô, cháu nên sử dụng mạng xã hội như thế nào để không bị ảnh hưởng bởi các nguồn thông tin không tốt và không bị “bắt nạt” trên mạng xã hội ạ?

Bàn Thị Dương (bangduong2512@gmail.com)

———————————————————

Em Dương thân mến,

Một người bắt đầu tham gia mạng xã hội mà có sự băn khoăn như em thì người ấy thật sự chín chắn đấy. Thậm chí, không phải người lớn nào cũng có sự chín chắn như vậy.

Có người bảo: “Ôi dào! Nghĩ mà làm gì nhiều! Đến đâu hay đến đó!”… Thế nhưng, công nghệ thay đổi chóng mặt, thói quen và những mối quan tâm của chúng ta cũng thay đổi, nhanh hơn cả sự chuẩn bị về tâm lý nữa! Vì thế mới có nhiều chuyện đau lòng đáng tiếc xảy ra như có bạn trẻ bị comment không thiện chí, hạ nhục trên mạng xã hội… đến mức bị trầm cảm hoặc những bạn trẻ bị những người bạn-mạng dụ dỗ, xúi bẩy làm điều xấu..v…v

Cô xin chia sẻ với em một số kinh nghiệm nhỏ của cô về vấn đề này qua hình thức đặt câu hỏi nhé!

  1. Trang cá nhân của mình trên mạng xã hội là thế giới riêng của mình, mình muốn nói gì, post gì cũng được phải không? Cứ nói thoải mái, đưa tin gì thật “hot” để “câu view” – nhiều người like càng tốt, sai thì xoá, chẳng sao cả – có đúng không?
  2. Mình có nên luôn luôn cập nhật địa điểm mình đang có mặt trên mạng xã hội?
  3. Có phải bất kỳ thông tin gì thú vị, giật gân đọc được ở trang khác, ở tường người khác, mình cũng nên chia sẻ lên trang của mình?
  4. Khi tranh luận trên mạng xã hội, mình dùng ngôn ngữ càng ấn tượng mạnh mẽ càng tốt, “nói bậy”, “đệm” một chút mới ngầu. Nó chẳng ảnh hưởng gì đến hình ảnh của mình ngoài đời, đúng không?
  5. Trên mạng xã hội, năm châu bốn bể là anh em. Cứ add và chat thoải mái, khoe ảnh thoải mái, có gì mà phải sợ. Đằng nào thì cũng có gặp nhau thật đâu mà lo. Nghĩ vậy có đúng không?
  6. Nếu có ai đó nhắn tin riêng tâm sự với mình qua mạng thì mình có nên nhận lời và tâm tình với họ không? Vui mà!
  7. Nếu có người bạn trên mạng xã hội hẹn gặp mặt mình ở đâu đó thì mình nên nhận lời chứ?
  8. Khi hai người tranh cãi trên mạng xã hội, đó là việc của hai người, không ảnh hưởng đến ai khác cả. Có đúng vậy không?
  9. Có những người mình thấy khó chịu, không thích họ, gặp mặt thì mình lại không nói ra hay “mắng mỏ” gì họ được. May quá, có mạng xã hội để trút. Mình có nên kể xấu họ, nặng lời mạt sát hoặc thêu dệt đôi chút để bõ ghét không?
  10. Có nên chia sẻ mọi cảm xúc của mình trên trang mạng xã hội không? Trang cá nhân giống như nhật ký của mình mà, có gì mà ngại, đúng không?
  11. Có nên đặt một nick name lạ để tha hồ nói năng, tung tin thất thiệt trên mạng không? Ai mà tìm ra mình chứ!
  12. Đôi khi, mình post ảnh xấu xí kỳ dị của người khác lên mà cười cợt cho vui cũng có sao?! Ảnh chụp ngoài đường, có gì hài hước cứ tung lên để cư dân mạng bàn tán chơi, chẳng ảnh hưởng đến ai. Có đúng vậy không?
  13. Một ngày nên vào mạng xã hội bao nhiêu thời gian?
  14. Có rất nhiều trang mạng nhạy cảm ghi +18, nhưng ai cấm mình vào xem! Mình có thể ngó vào một chút được không? Ai biết được mình đã xem những hình ảnh đó, sợ gì! Có phải làm vậy mới là “cool”, người lớn, không bị chê là trẻ con không?

Bây giờ, em hãy thử cùng các bạn mình trả lời những câu hỏi trên. Nghĩ kỹ và nghĩ trước về những điều có thể xảy ra từ một lời nói, hành động của mình trên mạng xã hội – đó cũng là cách tự bảo vệ mình rồi đó!

Để em có lời giải đáp đúng nhất cho mình, cô chỉ lưu ý em một vài điểm thế này:

  • Khi chúng ta tham gia mạng xã hội, cho dù không ai nhìn thấy mình, mình cũng không thể hoàn toàn “giấu mặt”. Mọi lời nói, hành động của mình đều vẫn thể hiện con người mình và mình vẫn phải chịu trách nhiệm về tất cả những gì mình post. Khi cần, người ta vẫn dễ dàng tìm ra mình ở ngoài đời với mọi thông tin đầy đủ về mình. Vì thế, hãy thận trọng. Đưa tin sai, tin giả, tin tự tạo dựng, tin vu khống, tin khiến cộng đồng hoang mang – đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
  • Trên mạng, không phải tin nào cũng… đáng tin. Rất nhiều “fake news” được tạo dựng vì nhiều mục đích. Chính vì thế, phải tỉnh táo. Chúng ta “share” lại tin giả là chúng ta tiếp tay cho người xấu đấy!
  • Sức lan toả của mạng xã hội rất kinh khủng. Sau một vài phút, vài giờ, thông tin có thể được “share” chóng mặt, mình không thể kiểm soát được. Kể cả khi em để chế độ chỉ bạn bè mình mới đọc được thì bạn bè cũng có thể chia sẻ ra bên ngoài. Những tin bài, hình ảnh em đưa lên mạng trong lúc nóng giận, vội vàng hoặc chỉ là đưa lên “thử phản ứng” của bạn bè, nếu sau đó em ân hận rút lại, xoá đi, thì chúng vẫn tồn tại ở đâu đó nếu có người nhanh chóng lưu lại, chụp lại màn hình.
  • Mỗi lời nói xấu của em trên mạng về một người khác, cho dù là bông đùa, đều có thể ảnh hưởng tiêu cực sâu sắc đến người khác. Đã có trường hợp bạn trẻ phải chuyển trường, phải đau khổ hoặc thậm chí, có ý định tự tử vì những bàn tán thiếu thiện chí trên mạng xã hội.
  • Những thông tin cụ thể về mình như hình ảnh, cập nhật địa điểm mình đến, mọi ngõ ngách trong nhà mình … đều có thể bị bọn xấu lợi dụng. Vì thế, hãy tiết chế và thận trọng trong việc chia sẻ với cả thế giới những gì riêng tư của em.
  • Không phải nhẫu nhiên mà nhiều nội dung trên mạng người ta để +16 hoặc +18. Chắc chắn, đó là vì chúng có thể ảnh hưởng không tốt đến các em ở độ tuổi nhỏ hơn mà chính các em cũng không biết được. Những thay đổi về tâm lý, hooc-môn, những kích thích về sinh lý… từ đó tạo nên những ám ảnh hoặc hành vi lệch chuẩn. Thậm chí, nhiều thanh thiếu niên phạm tội chỉ từ những khuyến khích trên mạng. Nếu chúng ta tỉnh táo nghĩ đến tương lai của mình, nếu chúng ta muốn sống lành mạnh, hồ hởi với cuộc đời, thì hãy dừng lại, tìm một hoạt động thể thao, bạn bè bên ngoài chứ không đắm mình vào không gian ảo. Nhiều điều chỉ cần tặc lưỡi “thử” – thử xem, thử làm theo, “thử một lần mất gì!” – nhưng sau đó ân hận, rút lại đã không kịp nữa.
  • Việc ai đó nhắn tin riêng hoặc hẹn gặp mặt, cho dù có thể là người bạn đơn thuần thấy những điều gần gũi giữa em và bạn mà muốn tiếp cận gần hơn, cô vẫn khuyên phải thận trọng. Ta vẫn tôn trọng bạn nhưng cũng hãy có các động tác đề phòng cần thiết. Chẳng hạn, kể cho một người bạn thân nghe về người bạn trên mạng. Giả sử có gặp gỡ, cũng nên gặp cùng nhóm bạn của mình. Đừng làm gì hoàn toàn “một mình” – đó là nguyên tắc. Trong khi trò chuyện, nếu có dấu hiệu của sự “moi thông tin”, thiếu đứng đắn, nhất định phải kể ngay với một người lớn mà em tin cậy. Điều này ngăn chặn những sự việc đáng tiếc xảy ra. Em hãy lưu ý là, những gì mình nói trong các chat room, inbox không hoàn toàn riêng tư. Nội dung đó có thể bị chụp lại, copy và lợi dụng khi cần thiết.
  • Việc kiểm soát thời gian vào mạng của mình cũng là việc nên làm để tự bảo vệ mình! Bảo vệ sức khoẻ, tinh thần cho mình! Việc này cả người lớn cũng cần lưu ý chứ không chỉ các em đâu! Đôi khi, xem lại lịch sử vào mạng và tham gia mạng xã hội của mình, ta mới giật mình thấy, ta tốn quá nhiều thời gian cho những thứ bên trong màn hình! Thế cũng có nghĩa là, ta tự giảm bớt thời gian đi dạo, trò chuyện với người thân, bạn bè, chơi thể thao, đọc sách, học bài, và… ngủ! Vì thế, cả cô và em, ai cũng nên tỉnh táo. Và trong lúc còn ở trạng thái tỉnh táo, chưa nghiện mạng xã hội, rất nên đặt ra luật cho chính mình: Nên vào mạng những giờ nào? Vào bằng thiết bị nào? Nên đặt chuông nhắc thời gian hay không? Nếu mình mềm yếu, không mạnh mẽ mà dứt ra được, có nên nhờ người bên ngoài (bố mẹ, bạn) nhắc không? Khi thoát ra khỏi mạng mà vẫn bứt rứt khó chịu, có nên cất điện thoại, máy tính vào nơi nào đó, khoá lại hoặc nhờ bố mẹ giữ để mình khỏi … tặc lưỡi ngó vào thêm? Những việc này thoạt nghe thì buồn cười, tưởng là vớ vẩn nhưng thực ra sẽ giúp ta chiến thắng được bản thân, tiết kiệm được thời gian, giúp ta được sống cân đối giữa thời gian bên ngoài và trong mạng. Suy cho cùng, cuộc sống trên mạng đầy màu sắc thú vị nhưng vẫn là công nghệ dẫn dắt chúng ta. Khí trời, ánh sáng tự nhiên, vạn vật cựa mình thay đổi quanh ta, mùi hương của cuộc sống, những âm thanh rộn ràng hoặc êm ái của gió, cây, chim chóc… đó là điều ta có thể bỏ lỡ. Ta cũng bỏ lỡ cả hơi ấm có được khi người thân bạn bè ngồi bên nhau, chạm vai nhau, những cảm xúc không lời nhiều khi phải cảm nhận chứ không nói ra được. Đằng này, ngồi cạnh nhau mà tay vẫn bấm điện thoại, tâm trí còn ở những miền xa khác mà các trang mạng mở ra cho chúng ta. Sống bên nhau, ở cạnh nhau mà thời gian dành cho nhau ngày càng ít đi! Dành thời gian nhiều cho công nghệ, máy móc, ta hoàn toàn có thể biến thành một người máy luôn ngồi một chỗ với những… ngón tay hoạt động, đầu óc hoạt động, nhưng các giác quan mòn dần… Hãy bảo vệ mình trước cả điều này nữa, em nhé! Đáy cũng là điều cô phải tự nhắc mình nữa đấy.

Cảm ơn em về một câu hỏi hay.

Và chúc mừng em đã có ý thức bảo vệ mình trước khi tham gia thế giới mạng đầy lôi cuốn, nhiều ích lợi và cũng có những mặt trái của nó!

Thân mến,

Cô Thuỵ Anh.

The post An toàn khi sử dụng mạng xã hội appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Vào phòng thi mất bình tĩnh và quên kiến thức, làm thế nào để khắc phục?… https://docsachcungcon.com/vao-phong-thi/ Tue, 27 Apr 2021 08:08:27 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22122 Ảnh: internet Cô Thuỵ Anh thân mến! Em không biết phải làm sao nữa, cứ ngồi vào phòng thi là em hay bị mất bình tĩnh và quên kiến thức, cô có thể tư vấn giúp em làm cách nào để khắc phục điều này không ạ? Mong được cô tư vấn. Phạm Kiều Loan ...

The post Vào phòng thi mất bình tĩnh và quên kiến thức, làm thế nào để khắc phục?… appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>

Ảnh: internet

Cô Thuỵ Anh thân mến! Em không biết phải làm sao nữa, cứ ngồi vào phòng thi là em hay bị mất bình tĩnh và quên kiến thức, cô có thể tư vấn giúp em làm cách nào để khắc phục điều này không ạ? Mong được cô tư vấn.

Phạm Kiều Loan (kieuloann2005@gmail.com)

——————————-

Kiều Loan thân mến!

Vấn đề của em có lẽ cũng là vấn đề chung của mọi người thôi. Bất kỳ ai, khi căng thẳng, mất bình tĩnh, đều có thể quên rất nhiều điều, nghĩ một đằng nói một nẻo, tay chân lóng ngóng, tim đập mạnh, bàn tay toát mồ hôi, ăn nói lắp bắp.

Có nghĩa là, vấn đề tâm lý ảnh hưởng đến trí nhớ của chúng ta, khiến hoạt động não bộ bị trì trệ. Vậy thì, chỉ có 2 cách để giải quyết việc này:

Một là: rèn luyện tinh thần rắn rỏi, bản lĩnh thi cử nói riêng và bản lĩnh ứng phó mọi tình huống bất ngờ, rèn sức chịu đựng sức ép, áp lực trong mọi hoàn cảnh;

Hoặc, cách thứ hai: làm sao cho kiến thức trong đầu được sắp xếp ngăn nắp chứ không nhồi nhét; học theo cách bền vững chứ không cấp tốc học gạo để đối phó với thi cử, để đến lúc “lâm trận”, trừ hao mọi cảm xúc hồi hộp, lo lắng, chúng ta vẫn còn lại những kiến thức đã trở thành của mình, không phải cố nhớ, nó sẽ tuôn ra tự nhiên.

Kiều Loan ạ,

Với cách thứ nhất, không phải lúc nào chúng ta cũng thành công. Cơ chế tâm lý của con người khá bí ẩn và chúng ta chỉ cải thiện phần nào những vấn đề liên quan đến việc chế ngự sự lo lắng, kiểm soát cảm xúc trước những tình huống căng thẳng. Khi gặp chuyện, đôi khi chúng ta có thể tưởng tượng mình như một người bên ngoài đứng sang một bên để nhìn vào vấn đề của mình, phân tích khách quan để tự trấn tĩnh. Ví dụ: Hít vào thở ra đều, sâu rồi tự nhủ: “Ta sợ hãi, căng thẳng. Nhưng ta đã bình tĩnh lại. Bài đã học, không có lý do gì phải sợ. Thả lỏng người, lần lượt nhớ lại từng mục như xem một cuộn phim trong đầu…Chỉ là một kỳ thi thôi mà”.

Để vững vàng hơn về mặt tâm lý, em nên ngủ sớm, để mình thảnh thơi 2 ngày trước khi thi. Một ngày trước khi thi, em xem lướt qua lại bài vở, đề cương, để “chụp ảnh” kiến thức – điều này có tác dụng trấn an rất tôt. Lúc này, chỉ xem chứ không phải nhồi vào đầu bằng mọi giá. Những hình ảnh rời rạc não mình chụp được sẽ loé lên trong đầu khi cần thiết.

Với cách thứ hai, em hãy chú ý đến phương pháp học. Mỗi con người đều có cách học riêng, cách ghi nhớ và ứng dụng kiến thức rất khác nhau. Những gì cô nói với em đây vừa là lý thuyết, đồng thời là những trải nghiệm cá nhân của cô, nhưng em mới là người quyết định con đường riêng của mình. Có người nhạy cảm với âm thanh, có người tiếp thu hình ảnh nhanh hơn. Có người trí nhớ lại phát triển cùng sự vận động cơ thể.

+ Em hãy lựa chọn cách học của mình, sao cho dễ nhập tâm nhất có thể. Đọc to lên; Vẽ sơ đồ tư duy; Đi đi lại lại để suy nghĩ; Viết lên những tờ bìa và dán lên khoảng tường trước bàn học… Những điều này em có thể bình tĩnh thực hiện ngay trong ngày chứ không đợi nhận đề cương thi cử và học thuộc đề. Càng “nạp vào” chậm rãi, kiến thức càng ăn sâu, khó quên.

+ Các con số, từ khoá quan trọng hãy viết vào tấm bìa và “chơi” với chúng. Hình ảnh của chúng sẽ giúp ích cho em trong khi thi. Ví dụ, nhặt con số 1945, em hãy nói ra tất cả các sự kiện liên quan mà em biết. Các từ khoá như “cách mạng”; “độc lập”, “nạn đói” có thể là gợi ý.

+ Đừng ngại sắm những chiếc bút màu để khi ghi chép, dùng bút màu khác nhau để nhấn mạnh những chi tiết cần nhớ, phân loại theo chủ đề. Em có thể vẽ sơ đồ tư duy đơn giản để khuyến khích não hoạt động có logic theo phương pháp diễn dịch hoặc quy nạp…

Cách làm này có thể giúp em tiếp thu kiến thức bền vững chứ không đối phó.

+ Em có thể học nhóm bằng cách phân công mỗi người tìm hiểu một chủ đề rồi chia sẻ lại, lắng nghe nhau, đặt câu hỏi chất vấn. Cách này vừa tiết kiệm thời gian lại tạo cảm xúc mạnh. Cảm xúc cũng là một yếu tố giúp ta nhớ kiến thức rất hiệu quả.

+ Đừng bao giờ ngại đặt câu hỏi cho thầy cô hoặc bày tỏ ý kiến của mình trong những buổi thảo luận chung. Những buổi hỏi chuyện, tranh luận sẽ “bắt” em phải nhớ kiến thức một cách tự nhiên , bền vững.

+ Em có thể cùng bạn sáng tác thơ, nhạc Rap hoặc kịch, điệu nhảy, tiểu phẩm ngắn về chủ đề mình đang học.

+ Học cái gì cũng nhìn xem, nó nằm ở mục nào trên sơ đồ tư duy, nằm trong những chuỗi sự kiện rộng hơn nào. Điều này giúp em nhớ kiến thức có hệ thống hơn.

Kiều Loan thân mến,

Khi đã cảm thấy vững vàng với kiến thức của mình, khi kiến thức hoàn toàn ngấm vào em, là của em thì có run mấy em cũng không thể quên.

Cô chúc em thành công trong mọi kỳ thi, vì thi cử cũng chỉ là một cách khuyến khích em thể hiện mình hiệu quả hơn mà thôi.

Thân mến,

Cô Thụy Anh.

The post Vào phòng thi mất bình tĩnh và quên kiến thức, làm thế nào để khắc phục?… appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tính ghen tị https://docsachcungcon.com/tinh-ghen-ti/ Wed, 24 Mar 2021 11:14:13 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22020 Em có một người bạn thân từ nhỏ, chúng em có nhiều sở thích giống nhau. Vì thế em thường hay tự so sánh mình với bạn ấy và cảm thấy ghen tị mỗi khi bạn ấy hơn em ở bất kì một phương diện nào đó. Em biết đây là một tính rất xấu ...

The post Tính ghen tị appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Em có một người bạn thân từ nhỏ, chúng em có nhiều sở thích giống nhau. Vì thế em thường hay tự so sánh mình với bạn ấy và cảm thấy ghen tị mỗi khi bạn ấy hơn em ở bất kì một phương diện nào đó. Em biết đây là một tính rất xấu và muốn cải thiện nó. Cô có thể giúp em khắc phục tính xấu này được không? Em nên làm như thế nào ạ?

Bế Anh Thư (Lớp 8B, Trường THCS Đề Thám, Cao Bằng)

Ảnh: internet

—————————–

Anh Thư thân mến!

Thư của em cho cô thấy một sự chân thật đầy dũng cảm vì không phải ai cũng đủ can đảm nhìn nhận góc bé nhỏ, ghen tị, có chút xấu xí… của mình như vậy cho dù, sâu xa, đó là góc mà ai cũng có – cô có thể đảm bảo với em- kể cả những người tuyệt vời, nhân hậu, vị tha, tốt bụng nhất trên đời! Một con người mà không có những lúc nghĩ ngợi, muốn hơn người ta một chút, chạnh lòng so sánh mình với người… thì chỉ có thể là người máy thôi!

Anh Thư à, đọc thư em chia sẻ, cô phải ngồi nhớ lại chính mình, “tự thú” với lòng mình rằng có lúc nào mình đã từng tị nạnh, từng không vui khi bạn mình nhận được thứ tốt đẹp hơn, được giải cao hơn trong một cuộc thi hay đơn giản là đáng yêu, được nhiều người quý mến hơn mình… Cô cũng lại cố gắng nhớ xem, minhg có từng vì ghen tị mà nói một lời không phải, làm một việc chưa hay đối với người ta không, mình có từng thấy khó nói lời chia vui hay khen tặng khi người ta giỏi giang hơn mình không… Hoá ra, cũng từng có cả! Chỉ là, sau nhiều năm sống, cô đã biết cách rèn luyện mình để… thật sự hiểu mình. Khi mình hiểu mình có khả năng gì, mình giỏi ở đâu, mình đáng quý chỗ nào, mình tin vào giá trị của mình thì cũng là lúc mình công nhận và chấp nhận được những gì người khác giỏi hơn mình, may mắn hơn mình mà điều chỉnh cảm xúc. Khi mình biết mình thì mình sẽ thôi không bon chen, không lo lắng, nghĩ ngợi gì nữa. Là lúc mình hiểu: mỗi người có mặt mạnh riêng, mỗi người sẽ toả sáng theo cách riêng!

Anh Thư đã dũng cảm gọi sự “so sánh, ghen tị” của mình là tính xấu và muốn khắc phục nó. Em ạ, ngay cả những người lớn cũng không phải ai cũng ý thức được điều này đâu! Nhiều người che giấu lòng đố kỵ bằng những lời vòng vo, gièm pha người khác mà cho rằng mình đang góp ý để tốt cho người ta mà thôi!

Cô nhớ câu chuyện về một viên tướng giỏi, khi ông ta lập công, đứng trên đỉnh vinh quang thì cũng là lúc ông ta cô độc nhất. Bạn bè có thể chia sẻ, giúp đỡ khi khó khăn, nhưng lúc chứng kiến hạnh phúc và thành công của một người, để bày tỏ sự tán thưởng, để chia vui – không phải việc dễ dàng.

Nói vậy để thấy, trong bản chất sâu xa của con người luôn tồn tại những tính xấu. Ta có thể rèn luyện để kiểm soát nó, để mở lòng với mọi người xung quanh và những đức tính tốt đẹp sẽ có điều kiện phát triển mạnh mẽ hơn, lấn át đi góc ích kỷ, nhỏ bé của mình.

Cô có một bài tập nhỏ này, cô rất hay dùng nó để rèn mình. Thật ra, nó cũng giống như một trò chơi mỗi sáng thôi. Sáng dậy, đứng trước gương, cô sẽ sửa soạn tóc tai, quần áo mình sao cho ổn nhất… để cô có thể nói với mình một lời khen!

✍ Và, bước 1 của bài tập: mỉm cười và thầm khen mình. Hãy khen thật lòng! Chính vì thế, để xứng đáng với lời khen ấy, em sẽ phải có chút nỗ lực. Hôm nay, em chải đầu xinh hơn, mặc trang phục cá tính hơn. Ngày mai, em làm một việc thú vị và chính nhờ thế, em thấy phấn chấn, rạng rỡ. Hôm sau, em có một thành tích mới hoặc thực hiện được một việc tốt. Hôm sau nữa, em học được một kỹ năng – ví dụ, đơn giản là biết… đồ xôi, làm một món đồ handmade… Mỗi ngày, cần có một điều để khen mình!

✍ Bước 2: Em hãy tập nói lời khen chân thành với một số người – bất kỳ người nào em lựa chọn. Chẳng hạn, mẹ của mình. Một người hàng xóm. Người bạn thân. Ban đầu, lời khen đến từ sự quan sát vẻ bề ngoài: gương mặt tươi tắn, một chiếc áo mới, một “thần thái” sáng sủa, nụ cười tươi… Sau đó, khi ta quan tâm hơn đến đối tượng, ta sẽ biết được một điều đáng khen của người ấy: vẻ hài hước, sự thông minh, một thành tích mới… Lưu ý: mình chỉ khen khi thực sự thấy khâm phục, thấy họ đáng khen. Không ép mình nói lời xã giao giả dối! Quá trình em quan sát, tìm hiểu, phân tích điểm đáng khen của người ta chính là em đang từng bước gọt giũa cho nhỏ bớt góc ghen tị khó chịu của mình đấy.

✍ Song song với bài tập 2 bước nói trên, em có thể làm một bài tập nâng cao, trực tiếp liên quan đến người bạn của em. Em hãy chia tờ giấy ra làm đôi, một nửa ghi dấu -, một nửa là dấu +.

Hãy bắt đầu từ điểm [-], những gì ở người bạn ấy em thấy không phục, hãy ghi ra bằng hết.

Sau đó là điểm [+].

Cô tin, em sẽ công tâm khi thực hiện việc này với riêng cá nhân mình, không ai biết.

Và em có thể tiến hành phân tích mặt [+] và [-] của chính mình. Lần này, hãy bắt đầu từ mặt ưu điểm. Thường chúng ta nhìn thấy điểm xấu của người khác và điểm tốt đẹp của mình dễ dàng hơn là ngược lại. OK, vậy cứ “thuận theo tự nhiên”, ta cứ thế mà làm. Thật lòng. Trung thực…

Chỉ vài ba lần làm việc này, em đã thấy được rõ hơn mình mạnh điểm nào, bạn mạnh điểm nào, từ đó, ta không còn gì phải ganh tị, khó chịu nữa. Ta chấp nhận mình, chấp nhận bạn. Chỉ một lần khen ngợi bạn, chúc mừng bạn trong lòng, nói thầm thôi – đã là một lần em vượt lên trên thói xấu thuộc về bản năng của con người rồi!

✍ Và cuối cùng, hãy khám phá mình: thử nhiều hoạt động mới để tìm ra những khả năng tiềm ẩn trong mình. Khi em bận rộn với bản thân, em sẽ quan tâm hơn đến những điều mới mẻ em muốn biết, muốn thử, những đỉnh cao mới em phải chinh phục. Không còn thời gian để phí phạm vào việc xét nét, tị hiềm với người khác nữa. Hoặc suy nghĩ và trái tim em đã mở rộng hơn với cuộc đời này, em đã trưởng thành hơn….

Cô chúc em cảm thấy tự tin, tìm ra nhiều khả năng của bản thân, rèn luyện thêm được nhiều năng lực mới để cuộc sống phong phú, hạnh phúc hơn.

Một người tự tin, hạnh phúc sẽ chỉ luôn muốn mỉm cười với mọi người, và nhất là người bạn thân của mình. Lúc ấy, em sẽ chỉ thấy, bạn cũng là một giá trị của chính mình: mình tự hào vì có một người bạn như vậy!

Cô chân thành chúc em thành công!

Cô Thuỵ Anh.

The post Tính ghen tị appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Để bố mẹ có thể hiểu và tin tưởng mình https://docsachcungcon.com/de-bo-me-co-the-hieu-va-tin-tuong-minh/ Wed, 17 Mar 2021 11:49:06 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22002 Từ khi em còn nhỏ, bố mẹ rất hay can thiệp vào không gian riêng tư của em. Cho đến bây giờ bố mẹ vẫn hay vào máy tính, điện thoại và các tài khoản mạng xã hội của em để đọc các chuyện riêng tư. Em đã cố gắng thuyết phục bố mẹ không ...

The post Để bố mẹ có thể hiểu và tin tưởng mình appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Từ khi em còn nhỏ, bố mẹ rất hay can thiệp vào không gian riêng tư của em. Cho đến bây giờ bố mẹ vẫn hay vào máy tính, điện thoại và các tài khoản mạng xã hội của em để đọc các chuyện riêng tư. Em đã cố gắng thuyết phục bố mẹ không can thiệp quá nhiều vào đời sống riêng tư của em, cũng như cài đặt mật khẩu cho điện thoại, máy tính. Những vô tình lại càng kiến bố mẹ em thêm nghi ngờ em đang lén lút làm gì đó. Vậy bây giờ em phải làm sao để bố mẹ có thể hiểu và tin vào em? Mong được cô tư vấn ạ.

Dương Hà My (Lớp 9C, THCS Tam Dương, Tam Dương, Vĩnh Phúc)

——————————-

Hà My thân mến,

Cô rất chia sẻ nỗi băn khoăn của em. Ở tuổi em, việc muốn có một không gian riêng tư của mình là điều hợp lý, không có gì sai cả. Đôi khi, chúng ta cũng cần giữ những “bí mật” dù chỉ đơn giản là mẩu tâm sự, một bài thơ, một vài thứ lặt vặt giữ cho riêng mình…

Câu chuyện của em ở đây là vấn đề lòng tin và sự lo lắng có vẻ như thái quá bố mẹ dành cho em.

Bố mẹ lo cho con thật sự không giới hạn. Khi cô là mẹ rồi, cô càng hiểu điều đó. Thậm chí mẹ của cô bây giờ vẫn cứ tiếp tục lo cho cô, muốn biết mọi “động thái” của cô trong đời sống sinh hoạt và nghề nghiệp để đưa ra lời khuyên, để lo trước cho cô. Đấy, cho nên em hãy hiểu, thông cảm cho những người làm cha mẹ. Đặc biệt, khi con mình ở tuổi mới lớn, bố mẹ muốn kiểm soát, hỗ trợ, muốn em không va vấp, không gặp nguy hiểm là điều rất nên hiểu. Cho dù mình khó chịu đến mấy mình cũng phải tự nhủ: tất cả là vì bố mẹ yêu mình!

Chúng ta sẽ thử cùng đưa ra phương án giải quyết trường hợp của em – nhưng cũng là nỗi niềm chung của nhiều bạn trẻ! Làm sao để cân đối tình yêu, sự lo lắng và lòng tin giữa bố mẹ và con cái?

Ta đặt mình vào vị trí bố mẹ để xem họ lo lắng điều gì nhé!

Bố mẹ sợ con có vấn đề gì đó trong việc học mà không dám nói ra với bố mẹ, chỉ tâm sự với bạn bè;

Bố mẹ lo con đã lớn, có thể thích thích bạn trai nào đó và nhỡ bạn ấy làm điều gì tổn thương đến con mình thì sao?!;

Bố mẹ lo con bị người xấu bên ngoài tiếp cận qua mạng, rủ rê làm những điều không tốt;

Bố mẹ lo con truy cập vào những trang thông tin lệch chuẩn, không có lợi cho tâm sinh lý của con;

Bố mẹ lo lắng về cách ứng xử, nói năng của con, liệu có vấn đề gì cần uốn nắn không;

Đơn giản là bố mẹ cứ lo lo vì đối với bố mẹ, con là điều tốt đẹp mà mong manh nhất trên đời bố mẹ có nghĩa vụ phải bảo vệ để con được vào đời trọn vẹn, hạnh phúc…

Em có thể nghĩ thêm để bổ sung danh sách “nỗi lo” trên nhé vì mỗi đứa trẻ lại khiến bố mẹ lo lắng một cách riêng, không ai giống ai. Cô chỉ đưa ra những điểm chung thường gặp thôi. Khi ta hiểu nỗi lòng bố mẹ rồi, ta mới thấy cần trấn an bố mẹ và mới biết nên làm gì để bố mẹ tin mình!

Trấn an bố mẹ bằng việc “cung cấp thông tin”

Bố mẹ thiếu thông tin nên mới đi tìm thông tin bằng cách xem điện thoại, ngó vào chat, can thiệp không gian riêng tư của em. Vậy mình hãy cung cấp thông tin về mình cho bố mẹ thường xuyên hơn. Chẳng hạn, nên tham gia nấu cơm tối cùng mẹ để tranh thủ kể chuyện trên lớp, thầy cô, bạn bè. Những câu chuyện tưởng chừng vô thưởng vô phạt như “Hôm nay cô Địa lý bất ngờ bắt cả lớp kiểm tra mười lăm phút, lớp con “rụng” quá nửa!” hoặc “Lớp con cãi nhau về vụ đi chơi cuối học kỳ, năm người mười ý!”… cũng sẽ giúp bố mẹ hình dung được con làm gì ở trường, yêu quý ai, chơi với bạn nào, quan điểm về một số vấn đề thế nào…

Em hãy xem lại xem mình thường có thái độ thế nào trong giao tiếp với bố mẹ: vui vẻ hay hỏi hay kể, lầm lì không nói, cau có khó chịu hay không khó chịu nhưng không chia sẻ gì… Nếu cần điều chỉnh để bố mẹ đỡ lo hơn, em hãy điều chỉnh đôi chút nhé!

Đôi khi, em hãy cho bố mẹ được tham gia vào các vấn đề của mình bằng cách hỏi ý kiến, đề nghị giúp… Ví dụ, đề nghị mẹ hỗ trợ việc tổ chức hội chợ từ thiện của lớp; hỏi bố về cách xử lý hiểu lầm với một bạn trai trong lớp; nhờ bố mẹ cho mượn phục trang diễn kịch… Được con tin tưởng nhờ vả, hỏi ý kiến – bố mẹ sẽ hạnh phúc lắm. Lòng tin cũng phải xây dựng từ hai phía. Em bày tỏ lòng tin với bố mẹ thì bố mẹ có cơ sở để tin em nhiều hơn!

Thảo luận và thoả thuận

Đây là việc khó nhưng cần làm! Em có thể nói chuyện với bố hoặc mẹ (một trong hai người) về cảm xúc của mình khi bố mẹ cứ đọc nhật ký, xem điện thoại… của em. Hãy cùng bố mẹ đưa ra một cam kết từ hai phía:

Bố mẹ tôn trọng góc học tập, phòng riêng của con, không soạn, dọn dẹp, mở tủ, thay đổi “nội dung” không gian của con. Ngược lại, con sẽ không khoá trái cửa phòng, sẽ treo tờ giấy bên ngoài “ám hiệu” khi nào con đang bận, khi nào bố mẹ có thể vào. Không nên và không được “cấm” bố mẹ hoàn toàn bước vào không gian của em vì em vẫn trong độ tuổi cần bố mẹ bảo hộ.

Điện thoại, máy tính – bố mẹ không tự tiện vào xem nhưng phải thống nhất thời gian dùng điện thoại, máy tính. Thống nhất: từ mấy giờ trở đi con sẽ để điện thoại ra bên ngoài để bố mẹ yên tâm rằng không phải lúc nào con cũng “ôm lấy” cái điện thoại. Ngay cả việc dùng máy tính cũng vậy. Về nguyên tắc, khi em dùng máy tính, em có thể để hé cửa hoặc dùng máy tính ở phòng sinh hoạt chung. Với tuổi các em, điều này giúp các em hạn chế việc sử dụng máy tính tràn lan, mất kiểm soát. Còn ngược lại, bố mẹ sẽ không quá lo lắng, không đặt câu hỏi: có gì quá bí mật đến mức con khoá trái cửa hay lục xục cả đêm chat chit nhỉ?!

Nếu em thực hiện được những việc khiến bố mẹ hiểu “em không giấu giếm gì cả, em đàng hoàng” thì việc em đề nghị bố mẹ “không đọc nhật ký, không vào tài khoản mạng xã hội của em, không sờ vào điện thoại của em” – cô tin bố mẹ sẽ tôn trọng và đồng tình.

Em và bố mẹ rất nên thảo luận về những nguy hiểm tiềm ẩn khi mình tham gia mạng xã hội. Mình cần kiểm soát được ứng xử của mình trên đó để tự bảo vệ mình. Em lắng nghe bố mẹ và chia sẻ càng nhiều thì lòng tin giữa bố mẹ và em càng vững chắc.

Hãy mời một vài người bạn thân của mình về nhà làm quen với bố mẹ. Bố mẹ sẽ an tâm hơn khi biết bạn bè của con, biết họ có thể hỏi ai về con khi lo lắng.

Năm nay em đã 14, 15 tuổi, em có thể nghĩ, mình đủ lớn để lường trước mọi điều trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Ngày cô 15 tuổi, cô cũng thấy thế. Tuy nhiên, về sau, cô hiểu rằng, cuộc đời có những tình huống mình chưa từng trải qua thì chưa biết được. Và mỗi khi có vấn đề, chỉ có bố mẹ, người thân là nơi mình có thể dựa vào cô điều kiện. Vì thế, em cũng hãy tin tưởng bố mẹ mình, hãy cố gắng trò chuyện với họ nhiều hơn, hỏi họ về kỷ niệm thơ ấu, về cả những vấn đề hiện nay họ đang gặp phải (Bố mẹ cũng nhiều mối lo và đôi khi cũng bối rối chứ em tưởng!!!) . Sự giao tiếp, tương tác sẽ giải toả mọi bức xúc, hiểu nhầm và sẽ khiến cho việc sống bên nhau mỗi ngày, lớn lên cùng nhau thật là hạnh phúc.

Chúc em thành công!

Cô Thuỵ Anh

The post Để bố mẹ có thể hiểu và tin tưởng mình appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Hiện tượng “thả thính” https://docsachcungcon.com/hien-tuong-tha-thinh/ Wed, 03 Mar 2021 11:09:33 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=21986 Cô Thuỵ Anh thân mến, Hiện nay, hiện tượng “thả thính” trên mạng xã hội ngày càng nhiều, nhà nhà thả “thính”, người người thả “thính” và đặc biệt hơn cả ở các bạn trẻ. Em nghĩ “thả thính” không chỉ để thu hút bạn bạn khác giới, hay đơn giản là thu hút người ...

The post Hiện tượng “thả thính” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Cô Thuỵ Anh thân mến,

Hiện nay, hiện tượng “thả thính” trên mạng xã hội ngày càng nhiều, nhà nhà thả “thính”, người người thả “thính” và đặc biệt hơn cả ở các bạn trẻ. Em nghĩ “thả thính” không chỉ để thu hút bạn bạn khác giới, hay đơn giản là thu hút người xem, người theo dõi, mà nó còn là sở thích của cá nhân chỉ nhằm thể hiện cá tính của bản thân mình. Tuy nhiên một số bộ phận mọi người lại kêu gọi “Ngừng thả thính”, bởi nó có những ảnh hưởng không hay. Vậy giới trẻ chúng em cầm làm gì để việc “thả thính” vừa thể hiện được sở thích của bản thân mà vẫn an toàn và lành mạnh ạ? Mong được cô tư vấn.

Đỗ Thị Minh Hằng (Lớp 10D3, THPT Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội)

*******************

Minh Hằng thân mến,

Cô bật cười khi đọc thư em, với một “thuật ngữ” thú vị của thời đại Facebook: “Thả thính”! Không chỉ trong giới trẻ các em mà ở mọi lứa tuổi, người ta đều có thể sử dụng “thuật ngữ” này mà cười với nhau: cười vui và cả cười nhạo!

Đưa ảnh xinh đẹp, được sửa sang qua app lên để mọi người khen mình, để “câu like”, các cô gái mong các “giai đẹp” hay “soái ca” để ý – là thả thính.

Viết những điều hay, khoe khéo hoặc… không khéo lắm về các phẩm chất tốt đẹp của mình như tốt bụng, tử tế, giỏi giang, khéo léo… – cũng là thả thính!

Khoe của, khoe áo quần phụ kiện, khoe nhà khoe xe… – cũng là “thả thính”.

Chung quy là nói về mình, khoe hình ảnh của mình lung linh đẹp đẽ – chính là thả thính. Thế thì, thả thính là tốt hay không tốt? Nên hay không nên? Kể về mình có gì sai?

Vừa đủ. Không phô trương quá đáng. Không bịa đặt thêu dệt…

Đó là bí quyết của việc “thả thính hợp lý”, khiến người ta cười vui chứ không cười nhạo, người ta cổ vũ thật lòng chứ không khen vờ bên ngoài mà cười chê trong bụng.

“Thả thính” khéo là biết xây dựng hình ảnh của mình trên mạng xã hội đúng là mình như ngoài đời, chân thành, không “diễn”. Những tấm ảnh rạng rỡ, hồn nhiên. Những câu chuyện dí dỏm, lôi cuốn. Những “tài lẻ” có thật như làm đồ “handmade” sáng tạo, biết vẽ, biết đàn, làm thơ, làm bánh… Và việc “thả thính” không còn là mục tiêu cao nhất mà là nhu cầu được chia sẻ với mọi người, nhu cầu được phát biểu chính kiến của mình về một sự kiện mới xảy ra, nhu cầu cống hiến những kiến thức hay kỹ năng của mình với cộng đồng mạng. Thả thính như thế, “câu like” như thế chính là cách lôi cuốn lành mạnh một lượng “fan” yêu thích những gì mình thể hiện.

Và từ đó, ta rút ra được các nguyên tắc của việc “xây dựng hình ảnh cá nhân” hiệu quả, hợp lý, bằng cách sau:

Tôn trọng sự thật, không tạo dựng “hiện trường giả” để làm nổi bật tính cách độc đáo của mình.

Không chỉnh sửa ảnh quá mức, đến độ không ai nhận ra;

Chia sẻ những trải nghiệm của mình bằng văn phong hấp dẫn, giản dị, hóm hỉnh.

Trình bày các thu hoạch của sở thích cá nhân, kể về những đam mê của mình.

Những bài viết giới thiệu sách, đoạn status kể về một nhân vật lịch sử mà hiếm thông tin được cập nhật.

Chỉ dẫn mọi người một kỹ năng mới mẻ nào đó, xử lý môn học nào đó…

Đó là lành mạnh.

Còn muốn giữ được an toàn cho bản thân trong thế giới mạng, các em lưu ý không đưa quá nhiều ảnh cá nhân hoặc các ngóc ngách nhà mình lên, khiến kẻ xấu có thể nảy lòng tham mà tìm cách tiếp cận. Các em cũng không nên nói rõ địa chỉ nhà, không nên khoe mình đang đi du lịch hoặc nói rõ địa điểm mình đến.

“Thả thính” thành công là biết thể hiện mình hiệu quả, vui tươi, tạo được cảm tình với cộng đồng.

Cô cũng chúc em biết lựa chọn hoạt động cho việc “thả thính” lành mạnh, giới thiệu được một góc tâm hồn mình để lan toả các cảm xúc tích cực trong thế giới mạng, Minh Hằng nhé!

Cô Thụy Anh.

The post Hiện tượng “thả thính” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Làm thế nào để không bị bắt nạt, tẩy chay? https://docsachcungcon.com/lam-nao-de-khong-bi-bat-nat-tay-chay/ Sat, 09 Jan 2021 10:38:15 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=21760 Em bị một số bạn trong lớp bắt nạt, tẩy chay. Em đã báo với cô giáo chủ nhiệm để mong được giải quyết mâu thuẫn với các bạn. Tuy nhiên, các bạn ấy chỉ giả vờ làm lành với em trước mặt cô nhưng sau đấy, việc bắt nạt vẫn tiếp tục diễn ra. ...

The post Làm thế nào để không bị bắt nạt, tẩy chay? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Em bị một số bạn trong lớp bắt nạt, tẩy chay. Em đã báo với cô giáo chủ nhiệm để mong được giải quyết mâu thuẫn với các bạn. Tuy nhiên, các bạn ấy chỉ giả vờ làm lành với em trước mặt cô nhưng sau đấy, việc bắt nạt vẫn tiếp tục diễn ra. Vậy bây giờ em phải làm sao?

Nguyễn Ngọc Anh (Lớp 6A7, THCS Mỹ Đình 2, Hà Nội)

***************************

Ngọc Anh thân mến,

Ngày cô học lớp 5, cô đã từng bị xáo trộn việc học vì chuyển lớp, sang một tập thể mới, và… bị bắt nạt. Một nhóm bạn học giỏi và có tiếng là ngoan ở lớp đã tẩy chay cô và khi chơi trò chơi thì “hầm” cho toát mồ hôi. Cô đã cắn răng chịu, kiêu hãnh ngẩng cao đầu như không hề có chút cảm xúc tiêu cực nào dù trong lòng rất cay đắng và ấm ức. Cô chỉ quyết tâm học giỏi, lên đứng thứ nhất để “bọn chúng” phải nể mặt và dần lại còn kết thân với cô nữa!

Cô kể câu chuyện này không phải để khuyên em làm giống thế. Cô chỉ kể để em thấy, ở thời nào, trong kiểu trường học nào cũng có những chuyện tương tự. Những người bắt nạt thường có “động lực” riêng mình:

– dằn mặt người mới kiểu như “ma cũ bắt nạt ma mới” để cho thấy các nguyên tắc ứng xử được quy định trong tập thể;

– tạo áp lực để thể hiện quyền lực của mình;

– chính họ không tự tin nên bắt nạt để… tự tin hơn!;

– người bị bắt nạt có điều khác biệt đối với đám đông (học giỏi hơn, ăn mặc khác biệt, giọng nói khác biệt…) khiến họ khó chịu vì người đó không giống họ;

– họ sống một cuộc sống buồn chán nên việc bắt nạt người khác đơn giản là một “trò vui”.

Đương nhiên, em không có lỗi trong việc này! Em hoàn toàn có thể báo cáo với cô giáo hoặc bố mẹ để người lớn hỗ trợ mình. Tuy nhiên, để xử lý hiệu quả mâu thuẫn của em với nhóm bạn, chúng ta nên phân tích các tình huống bị bắt nạt của em để hiểu động cơ của hành động bắt nạt, tẩy chay ấy. Vì em không kể ví dụ cụ thể nên cô sẽ thử cùng em liệt kê các phương án suy nghĩ nhé?!

  1. Em là một người mới. Vậy, trước khi có thể kết nối được với các bạn, em hãy thể hiện mình kín đáo hơn để mình không quá nổi bật trong đám đông. Em quan sát tập thể lớp để cảm nhận ai đó có cảm tình với mình hoặc chỉ là dễ chịu với mình để chủ động bắt chuyện, hỏi han, kết bạn. Em có thể xin phép cô được tự giới thiệu trước lớp, kể về mình và những lo lắng, e ngại của mình trong tập thể mới, mong muốn được hoà nhập và mong các bạn hướng dẫn, hỗ trợ.
  2. Nếu em không phải là người mới mà tình trạng bị bắt nạt xảy ra liên tục, em hãy xem lại tác phong, ứng xử của mình:

+ Mình có thể hiện mất kiểm soát cảm xúc, nổi cáu, bực bội không? Kẻ bắt nạt luôn thích thú khi “nạn nhân” căng thẳng, sợ hãi, bấn loạn…Nếu có, em hãy thử thể hiện bản lĩnh bằng cách suy nghĩ trước về phản ứng của mình. Mình bình thản, tránh tạo cho kẻ bắt nạt lý do để trêu chọc, gây chuyện tiếp, không nói qua nói lại, không tranh cãi, không tỏ ra hoảng sợ. Cho dù trong lòng mình rất khó chịu, em hãy sử dụng phương pháp “tai lắng mà không nghe, mắt nhìn mà không thấy” – nghĩ về một điều khác đi, hoặc tỏ ra mệt mỏi, không muốn tham gia câu chuyện. Vài lần như vậy, kẻ gây sự dần sẽ chán.

+ Mình có thể hiện chút nào khiến các bạn hiểu lầm là mình không coi trọng tập thể, đặt mình ở… đẳng cấp khác so với các bạn không? Việc nghĩ rằng một người “chảnh”, “kiêu ngạo” cũng là lý do để một nhóm người thấy “ngứa mắt”. Trong trường hợp này, em hãy tìm một vài người bạn để chia sẻ. Cách em ứng xử với một cá nhân, một bạn nào đó trong tập thể với sự chân thành, cách trò chuyện thân thiện, tìm đến bạn khi cần hỗ trợ, sốt sắng giúp bạn khi bạn gặp khó … sẽ thuyết phục được tập thể. Khi em bị “xử ép”, hẳn sẽ có những người bạn bênh vực em.

+ Nhìn lại thói quen lắng nghe của mình: Ngày cô còn nhỏ, cô nhớ, có người bạn bị hơi… ghét chỉ vì không biết lắng nghe. Cứ ai kể chuyện gì, bạn ấy cũng vội vã nói: “Tớ biết rồi!” và cướp lời người khác.

Đôi khi có những câu nói, những hành động chỉ là thói quen của mình mà tạo cho người khác cảm giác mình không tôn trọng họ. Mình chỉ cần nghĩ lại, hoặc hỏi ý kiến người bạn thân của mình – là mình sẽ phát hiện ra thôi.

  1. Việc tâm sự với thầy cô giáo là điều nên làm, nhưng để tìm lời khuyên trước khi nhờ thầy cô can thiệp, phân xử. Em cũng thấy rồi đó, cách “báo với cô” không giúp em xử lý thành công việc khó chịu này. Vậy em hãy tự giải quyết vấn đề của mình trước, hãy thể hiện sự thiện chí, chân thành của mình trong việc giải quyết mâu thuẫn với bạn bè, đồng thời cũng thể hiện bản lĩnh vững vàng của mình: mình quý bạn nhưng không hạ mình, mình có nguyên tắc mà không kiêu căng, lạnh nhạt. Em có thể gặp riêng “thủ lĩnh” của nhóm cầm đầu bắt nạt em, bày tỏ muốn trò chuyện riêng với bạn một cách tôn trọng. Cô tin, dù là người ghê gớm nhất cũng phải nể trước sự đàng hoàng, nghiêm túc của em. Em hãy nói về cảm xúc của em khi bị bắt nạt, hỏi xem thực tế, em đã làm gì khiến các bạn không hài lòng để có những hành động khiến mình bị tổn thương như vậy. Nếu không đủ can đảm gặp mặt, em hãy viết thư. Lá thư có cân nhắc câu chữ, không lên án họ mà chỉ bày tỏ mong muốn được hoà hợp với bạn bè, chắc chắn sẽ khiến người đọc phải nghĩ ngợi.
  2. Trong trường hợp xấu nhất: không thể kết nối với bạn bè trong lớp, em hãy tìm cảm giác tin cậy ở các bạn lớp khác, trò chuyện vào giờ chơi, cùng tham gia các hoạt động CLB của trường. Nhiệt tình góp sức cho các công việc tập thể cũng là cách để em khẳng định sự thiện chí của mình với mọi người xung quanh và giá trị của mình. Em giỏi và thành thục việc gì, đừng ngần ngại, hãy dùng chính hoạt động ấy cống hiến cho mọi người. Em nhảy đẹp, hát hay, ve. giỏi, biết cắm hoa hay chơi thể thao, giả giọng nói, biết đóng kịch… hoặc đơn giản là khéo chọn hoa quả, tỉa rau củ… Giống như câu chuyện ngày bé của cô, khi khẳng định được một mặt mạnh của mình, ta sẽ tự tin và trở nên bản lĩnh hơn, khiến những người muốn bắt nạt ta cũng phải dè chừng.

Hãy mạnh mẽ lên nhé! Cô tin là em sẽ tìm ra chiếc chìa khoá mở cánh cửa đến với bạn bè trong lớp, đồng thời sẽ vững vàng hơn khi khám phá năng lực của bản thân, sống hồ hởi, lạc quan và biết cách tự bảo vệ mình.

Thân mến,

Cô Thuỵ Anh

The post Làm thế nào để không bị bắt nạt, tẩy chay? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Có phải cha mẹ luôn đúng? https://docsachcungcon.com/co-phai-cha-me-luon-dung/ Wed, 14 Oct 2020 05:12:18 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=21308 Cháu chào cô Nguyễn Thuỵ Anh Thưa cô, nhân dân ta từ xưa đến nay vẫn có câu: “Cá không ăn muối cá ươn/ Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Nghe lời cha mẹ là điều tốt, là ngoan. Nhưng đâu phải cha mẹ lúc nào cũng đúng đâu. Cô cũng là môt ...

The post Có phải cha mẹ luôn đúng? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Cháu chào cô Nguyễn Thuỵ Anh

Thưa cô, nhân dân ta từ xưa đến nay vẫn có câu: “Cá không ăn muối cá ươn/ Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”. Nghe lời cha mẹ là điều tốt, là ngoan. Nhưng đâu phải cha mẹ lúc nào cũng đúng đâu. Cô cũng là môt bậc phụ huynh, cô nghĩ sao về vấn đề này ạ? Cháu cảm ơn cô.

Nguyễn Văn Quang (Trì Hào – Kiến Thiết – Tiên Lãng – Hải Phòng)

**********

Quang thân mến,

Nếu chỉ để luận đúng sai một câu thành ngữ, tục ngữ thì câu “Cá không ăn muối cá ươn…” cũng như câu “Yêu cho roi cho vọt” hẳn sẽ không “được lòng” những bạn trẻ ngày nay. Các bạn sẽ cho rằng, bố mẹ đã phải là chuẩn mực đâu mà bắt con theo, và sẽ kết luận rằng ông bà ta đã lỗi thời, cổ hủ quá rồi!

Vậy những câu đúc kết về luân lý như thế có còn phù hợp với thời đại bây giờ và các mối quan hệ cha mẹ-con cái hôm nay nữa không?

Quang ơi,

Cô rất đồng ý với em về việc, bố mẹ mình không phải lúc nào cũng đúng, cũng chuẩn. Bố mẹ cũng là người bình thường, cũng có khuyết điểm, cũng có thể không hoàn hảo trong cuộc sống. Thậm chí, theo thời gian, bố mẹ lớn tuổi còn không kịp cập nhật thông tin, sẽ lạc hậu và có nhiều thứ đơn giản trong cuộc sống hiện đại bố mẹ thấy ngơ ngác, lạ lẫm . Vậy tại sao con cái phải nhất nhất tuân theo?

Câu tục ngữ Quang nhắc đến, cũng như nhiều câu tục ngữ khác, chúng ta cần phải có cách hiểu rộng hơn, mở hơn, nhất là khi chúng ta đang ở thời đại công nghệ, các khái niệm bình thường cũng phát triển và có nhiều biến đổi ngữ nghĩa. Nếu không có cách tiếp cận hợp lý, lúc nào cũng áp dụng cách suy nghĩ hẹp, cụ thể, thiếu tưởng tượng thì … cái gì cũng khiến ta thấy kỳ quặc, không chấp nhận được. Chẳng hạn, thời buổi này, “cá không ăn muối” mà để tủ lạnh mát cũng không ươn được, đúng không em?

anh bo me luon dung (2)

Có phải cha mẹ luôn đúng? (ảnh:internet)

Khi cô sinh con, được làm mẹ, cô cảm thấy những đúc kết của ông bà ta về tình mẫu tử bỗng dễ hiểu hơn, là bởi, góc nhìn của cô đã là góc nhìn của một người mẹ. Mẹ nào cũng xót thương, bao bọc con. Từ bước đầu con tập đi, mẹ đã phải nhìn quanh xem con có thể vấp vào đâu, cộc đầu chỗ nào, có góc nào tiềm ẩn nguy cơ làm con ngã, con đau hay không. Nhỡ mà bé ngã đau, chảy máu, sưng trán, là mẹ xót ruột vô cùng. Khi còn bé, còn non nớt, các em bé tin mẹ, nghe mẹ. Khi lớn dần, có nhiều điều lại thấy bố mẹ không hiểu biết bằng, hoặc những gì bố mẹ biết đã cũ quá rồi. Vì thế mà trong nhiều việc, ta nghĩ ta tự giải quyết được, không cần nghe bố mẹ. Đứa trẻ mới lớn nhiều khi chưa hiểu một điều: bố mẹ muốn con lắng nghe kinh nghiệm của người đi trước để tránh được những vấp váp, những tổn thương lớn hơn. Nếu có lúc nào con không nghe lời, con muốn làm khác đi, và gặp những thất bại đầu tiên, là khi bố mẹ thường chép miệng: “Đấy, cá không ăn muối cá ươn!”

Từ góc nhìn ấy, cô cho rằng, câu tục ngữ ta đang bàn với nhau trong thời đại này, đừng nên hiểu là sự áp đặt, bắt con nhất nhất nghe lời, nếu không, con là đứa con hư, bất hiếu. Nó cần được nhìn theo góc độ thế này:

Câu tục ngữ cho dù câu từ gay gắt nhưng thể hiện sự xót thương, bảo vệ con bằng kinh nghiệm từng trải của bậc sinh thành. Lời cha mẹ nói với con là lời chân thật nhất, xuất phát từ tình yêu thương vô bờ. Không ai lo cho con, hết lòng vì con bằng cha mẹ nên nếu con không tin theo, không làm theo, con có thể gặp khó khăn, cay đắng hoặc đi chệch đường – rời bỏ đường ngay mà rơi vào con đường xấu. Cái ý “con hư” có thể hiểu như vậy, Quang ạ.

Quang thân mến,

Cô là một người mẹ, nhưng là người mẹ ở thế kỳ XXI rồi, nên cô chọn hiểu câu nói của ông bà ta theo cách ấy. Còn cách hiểu “phải nhất nhất nghe lời” đã không còn phù hợp. Nếu hiểu theo cách cũ kỹ, cực đoan, rằng con trẻ không có quyền phản biện, không được giãi bày suy nghĩ của mình, nhất nhất nghe lời cha mẹ mới là con ngoan thì rõ ràng là sai với những chuẩn mực giao tiếp, ứng xử trong gia đình và xã hội hiện đại. Tuy nhiên, câu tục ngữ này cũng nhắc chúng ta về lòng hiếu đễ, kính trọng đối với các bậc sinh thành mà con cái cần giữ gìn trong mỗi gia đình. Nhiều bạn trẻ nghĩ mình hiểu biết vì được học nhiều hơn mà phủ nhận kinh nghiệm của người đi trước bằng thái độ cao ngạo, khó chịu, thậm chí còn nói hỗn, to tiếng với cha mẹ. Thái độ phản ứng như thế, nói “con hư” là còn quá sớm. Nhưng con cũng nên tự điều chỉnh mình theo một chuẩn mực chung của đạo đức xã hội: với người trên phải thưa gửi lễ phép, trình bày phản biện cũng có trước có sau, thái độ đúng mực, không cao giọng, không vùng vằng… Quyền được nói là quyền của con, nhưng nói sao cho vẫn đủ kính trọng, vẫn đủ yêu thương – đấy là vấn đề cần nghĩ tới.

anh bo me luon dung (1)

Cha mẹ và con cái sẽ tìm được tiếng nói chung (ảnh: internet)

Khi nào Quang lớn, được làm cha, hẳn Quang sẽ thấu hiểu lòng bố mẹ hơn, hiểu vì sao bố mẹ cứ muốn con nghe lời! Trong xã hội hiện đại, các thành viên trong gia đình nên có những buổi ngồi bên nhau, thảo luận với nhau mọi vấn đề trong không khí yêu thương, bình tĩnh, chia sẻ. Việc đó sẽ tránh được khó chịu của đôi bên: người lớn cứ muốn con nghe theo mình, người nhỏ không phục lại bực bội, cho rằng mình không được tôn trọng, từ đó mà “cãi” và bị chụp mũ là “hư” đến trăm đường!

Cô chúc Quang và bố mẹ em có được những cuộc thảo luận, trò chuyện chân tình, cởi mở để bố mẹ không bao giờ phải viện đến câu tục ngữ này như một lời trách giận nhé!

Chúc em lưu giữ thật nhiều kỷ niệm gia đình yêu thương!

Cô Thuỵ Anh.

The post Có phải cha mẹ luôn đúng? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Cải thiện mối quan hệ với bạn https://docsachcungcon.com/cai-thien-moi-quan-voi-ban/ Mon, 05 Oct 2020 04:33:49 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=21221 Cô Thuỵ Anh thân mến! Trong lễ khai giảng năm ngoái, cháu có được đoàn trường phân công biểu diễn một tiết mục song ca cho phần văn nghệ mở đầu. Đáng ra chúng cháu đã biểu diễn rất ăn ý nhưng chỉ vì một vài xích mích nhỏ mà hai đứa giận dỗi nhau ...

The post Cải thiện mối quan hệ với bạn appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Cô Thuỵ Anh thân mến!

Trong lễ khai giảng năm ngoái, cháu có được đoàn trường phân công biểu diễn một tiết mục song ca cho phần văn nghệ mở đầu. Đáng ra chúng cháu đã biểu diễn rất ăn ý nhưng chỉ vì một vài xích mích nhỏ mà hai đứa giận dỗi nhau tới tận bây giờ. Hiện tại, đoàn trường lại đang yêu cầu chúng cháu diễn lại tiết mục năm ngoái. Cháu đang thấy rất khó xử và bối rối, mãi không tìm được cách mở lời hẹn gặp bạn ấy tập lại tiết mục đó. Thực lòng cháu cũng đã nguôi giận và muốn cải thiện mối quan hệ với bạn ấy từ lâu nhưng phần vì tự ái cá nhân, phần vì ngại nên đã không chủ động trước. Bây giờ cháu nên làm như thế nào ạ? Cháu rất mong nhận được sự tư vấn của cô, cháu cảm ơn cô nhiều!

Nguyễn Hoàng (Lớp 12A4, THPT Kiến Thuỵ, Hải Phòng)

**********

Hoàng thân mến,

Câu chuyện giận hờn trong tình bạn là chuyện muôn thuở, phải không? Thời nào cũng vậy, dẫu khác nhau về điều kiện sống, không khí thời đại… Em làm cô nhớ lại những ấm ức thân thương giữa những người bạn thời thơ ấu, cả gái cả trai. Những điều cản trở mình lại gần và nói giản dị: “Xí xoá nhé!” đôi khi lại rất vớ vẩn… Sau này nghĩ đến chỉ có thể bật cười, không hiểu sao những điều bé nhỏ lại từng khiến mình băn khoăn lâu đến thế!

Trong câu chuyện của Hoàng, nếu cô có thể khuyên Hoàng thì lời khuyên ấy cũng đơn giản thôi: Đã nguôi giận và đã nhận ra mình “đang tự ái cá nhân”, vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy gặp bạn và nói giản dị: “Xí xoá nhé!”. Thường người ta hay nói, con trai, đàn ông nên là người chủ động, mạnh mẽ dẫn dắt mối quan hệ. Nhưng cô thì cho rằng, ai cũng được, nam hay nữ đều có thể là người dẹp bỏ tự ái để mở lời đầu tiên. Cô nghĩ, không ai hẹp hòi với người bạn mình từng có nhiều kỷ niệm thân mến mà không đáp lại sự thiện chí của bạn mình đâu. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từng viết trong cuốn sách Tôi là Bê-tô: “Đôi khi bạn yêu mến một ai đó đơn giản chỉ vì người đó thật lòng yêu mến bạn. Tâm hồn chúng ta được sinh ra là để chờ đáp lại niềm yêu mến đến từ một tâm hồn khác. Nó giống như chiếc ống sáo, sẵn sàng reo lên khi ngọn gió mùa hè thổi qua.” Vậy hãy là ngọn gió mùa hè mát lành, thân thiện, đến bên người bạn của mình, Hoàng nhé!

anh cai thien moi quan he voi ban

Hoàng thân mến,

Lời khuyên ngắn ngủi cho cô thêm cơ hội để lan man cùng em đôi chút về tình bạn. Ở tuổi cô, gần 50 tuổi rồi nhìn lại, cô mới thấy, làm bạn được với nhau từ thời thơ ấu thật là hạnh phúc lớn. Sau này, mỗi lần mệt mỏi, vấp váp, chán nản, những người bạn thân của thuở học trò luôn là những người ở bên mình vô tư nhất, cho mình sự an ủi lớn lao nhất. Có lẽ, lý do là sự trong trẻo của tuổi thơ – khi mà con người chưa có những toan tính phức tạp, khi một mối quan hệ được nâng niu chỉ vì tình cảm, sự yêu mến chân thành, thấy hợp nhau trong những chia sẻ của cuộc sống mà không chút vụ lợi. Vì thế, sự chân thành là điều quan trọng nhất trong tình bạn. Khi chính em tin vào sự chân thành của mình, mọi sự rắc rối, hiểu nhầm đều sẽ được hoá giải…

Quay lại tâm sự của em, em đang muốn hàn gắn mối quan hệ chỉ vì mục đích duy nhất – Tình Bạn, chứ không phải vì “Đoàn trường muốn lặp lại tiết mục văn nghệ năm ngoái”. Đây chỉ là cú hích thúc đẩy em mạnh dạn đến gần và giãi bày – điều em muốn làm mà không dám làm suốt thời gian vừa qua. Em tin vào sự chân thành của mình chứ? Vậy hãy chọn cách giãi bày phù hợp nhất với mình: viết một lá thư, gửi một cuốn sách, hẹn gặp trò chuyện, đi uống trà sữa…, miễn sao bạn thấy được Tình Bạn bền bỉ từ phía mình. Hãy nói lời xin lỗi không phải vì những gì xảy ra năm ngoái, mà vì mình đã để thời gian trôi đi lâu quá, đã không dũng cảm đến gặp bạn, nhưng vẫn luôn nghĩ đến, luôn quan tâm… Tình Bạn đích thực kỳ diệu, tuyệt vời: nó có thể vượt qua mọi sự ích kỷ, hẹp hòi, cố chấp để tha thứ cho nhau. Nó thậm chí vẫn luôn tồn tại dù vẫn còn khoảng cách giữa những người bạn.

“…
Khi tôi vui cũng nghe tiếng bạn cười

Khi đau đớn, tôi nhìn ra cửa sổ

Những tin nhắn bay qua khung cửa

Chạm vào tôi âu yếm, vỗ về

Trái tim tôi vui sướng lắng nghe

Lời lặng lẽ bạn gửi bằng ý nghĩ…”

Đây là bài thơ cũ cô viết tặng Tình Bạn như thế, cô thường nhớ đến nó và trích dẫn mỗi khi nói về chủ đề Tình bạn để chia sẻ với các em…

Cô lại nhớ thêm đến một cuốn sách – “Chó hoang Đin-gô hay câu chuyện mối tình đầu” của nhà văn Nga R.I. Fraerman. Trong truyện cũng có những khoảng lặng của tình bạn, khi mọi hiểu nhầm không được giải toả, mọi giận hờn dồn nén khiến những người bạn xa nhau, nhưng kỳ thực, chỉ chờ một cái cớ là tình bạn hiện lên lung linh, đẹp đẽ và chung thuỷ… như lúc cậu bạn Phin-ca phải chia tay với cô bạn Tanhia, cậu đã thể hiện cảm xúc không nói ra được của mình bằng cách nằm dài trên bãi cát để nắng hun bờ vai của mình, trên đó hiện lên chữ Tanhia được cắt bằng bìa. Và họ nói với nhau: “ – Một cái gì đó sẽ phải còn lại. Không thể nào tất cả đều đi mất. Nếu không thì sẽ biến đi đâu, sẽ biến đi đâu tình bạn chung thủy mãi mãi của chúng mình?…”

Đó là trong truyện. Còn ngoài đời thật, câu chuyện tình bạn sẽ sinh động hơn nhiều, phải không em.

Cô thật hồi hộp và hạnh phúc khi nghĩ đến lúc, tình bạn đẹp đẽ của các em được làm ấm lại, tiếp tục đồng hành cùng em trên con đường dài phía trước!

Thân mến,

Cô Thuỵ Anh. (Bài đã đăng trên tạp chí Văn học & Tuổi trẻ)

The post Cải thiện mối quan hệ với bạn appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Làm thế nào để ngăn chặn việc dùng teencode? https://docsachcungcon.com/lam-the-nao-de-ngan-chan-viec-dung-teencode/ Thu, 25 Jun 2020 04:55:19 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20717 Cô Thụy Anh thân mến! Trong thời gian vừa qua, cháu nhận thấy mọi người đang dùng mạng xã hội quá nhiều. Trong đó, giới trẻ chiếm một tỷ lệ lớn. Vì vậy nên cũng có không ít từ ngữ được viết bằng cách khác, một cách riêng biệt. trong số đó có một kiểu ...

The post Làm thế nào để ngăn chặn việc dùng teencode? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Cô Thụy Anh thân mến!

Trong thời gian vừa qua, cháu nhận thấy mọi người đang dùng mạng xã hội quá nhiều. Trong đó, giới trẻ chiếm một tỷ lệ lớn. Vì vậy nên cũng có không ít từ ngữ được viết bằng cách khác, một cách riêng biệt. trong số đó có một kiểu chữ thông dụng thường được gọi bằng cái tên “Teencode” – một thuật ngữ chỉ kiểu chữ viết tắt tiếng Việt của giới trẻ tại Việt Nam. Cô ơi, cháu muốn hỏi rằng sử dụng thường xuyên và phổ biến những loại ngôn ngữ như thế này thì có gây ảnh hưởng đến từ gốc không ạ? Và làm thế nào để ngăn chặn việc dùng teencode ạ?

Mong được nhận câu trả lời từ cô ạ!

Cháu cảm ơn nhiều ạ!

Nguyễn Thị Quỳnh Nga

(Lớp 8A, trường THCS Bình Thịnh, xã Thanh Bình Thịnh – huyện Đức Thọ – tỉnh Hà Tĩnh)

——————-

Quỳnh Nga thân mến,

Hiện tượng em nói đúng là đang rất phổ biến trong giới trẻ, và thực ra đỉnh điểm của trào lưu này đã qua, từ những năm 2000, đầu thập niên 2010 cơ. “Choáng váng” vì những có nhiều cơ hội sáng tạo thú vị trong môi trường Internet, các bạn trẻ đã say sưa tạo teencode để trò chuyện và giao lưu. Thậm chí, mỗi nhóm lại có hệ thống teencode riêng của mình khiến tiếng Việt trên mạng trở nên méo mó, kỳ cục, khó hiểu với những người lớn, gây khó chịu, phản cảm trong suy nghĩ nhiều người.

Bản thân cô cũng từng trầy trật đi tìm code để giải mã những đoạn văn được post trên mạng và thấy… điên cái đầu – nói theo kiểu bây giờ là thấy bị “hack não”!!! Nào là: “hem” là “không; các chữ cái bị chuyển thành chữ số; một số chữ cái dùng thay thế cho nhau; các ký tự đặc biệt có trên bàn phím được tích cực sáng tạo để thay thế các chữ cái; rồi chữ hoa chữ thường lẫn lộn, không biết đường nào mà lần…

Tuy nhiên, ta có thể nhìn hiện tượng “kỳ quái” này dưới nhiều góc độ:

  • Teencode là một trò chơi?

Nếu nhìn teeancode như một trò chơi sáng tạo ngôn ngữ – một dạng mật mã được quy định rõ ràng, có hệ thống thì trò này cũng thú vị và thông minh đấy chứ?!

Thậm chí, đã có người tạo bộ công cụ chuyển đổi ngôn ngữ bình thường thành ngôn ngữ teencode, như một dạng “dịch thuật”.

Ngôn ngữ chính là một dạng ký hiệu có hệ thống, được nhiều người chấp nhận và sử dụng để giao tiếp, trao đổi thông tin. Các ký hiệu mật mã được thay đổi chìa khoá để đánh tin mà người ngoài không đọc được, bảng ký hiệu moóc-xơ… chẳng được sử dụng tích cực, hiệu quả trong nhiều trường hợp đó sao? Sự sáng tạo teencode trong tiếng Việt cũng được biến hoá khôn lường, cho thấy trí tưởng tượng không giới hạn của con người, nhất là giới trẻ.

Ngày cô học lớp 10, cô từng lập một cuốn từ điển ngôn ngữ riêng của lớp với… 300 từ, dùng những khái niệm vừa được học trong các môn Hoá, Lý, Sinh… để quy định nội dung khác, thậm chí đổi vị trí các âm tiết. Đọc lên, cả lớp cười bò, nhưng lại hiểu nhau mà người ngoài có nhăn trán nhíu mày mấy cũng không hiểu được! Thế mới vui! Giờ gặp lại, các bạn lớp cô vẫn nhắc như nhắc một kỷ niệm đẹp.

anh teencode (2)

Một cách tạo mật mã riêng (ảnh:internet)

Lại nữa, một dạo, thời cô còn trẻ, người ta hay nói lái theo nhiều cách để trao đổi những câu chuyện bình thường trong sinh hoạt hàng ngày. Một ví dụ khá phổ biến thời đó: “Hảo sư cù- lăng lủng trẻo- gian trền”- nghĩa là “Củ su hào treo lủng lẳng trên giàn” (Dù su hào có mọc trên giàn đâu!!!). Hay: “Sàu đăng – tồi nha- có mịt cây mốt…” – nghĩa là “Đằng sau nhà tôi có một cây mít…”. Đố em nhìn ra quy luật của “mật ngữ” này đấy!

Đó, nếu coi là là một trò chơi thì nó là trò sáng tạo, rất vui, mang lại sự thích thú cho một nhóm người. Và hoá ra, kiểu chơi tự đặt ra quy luật nói, viết để tạo mật mã đâu có phải là “đặc quyền” riêng của thế hệ nào. Em mà thử phỏng vấn ông bà, bố mẹ, có khi em còn ngạc nhiên vì những sáng tạo phong phú, hài hước của thế hệ đi trước ấy chứ! (Đương nhiên là nếu họ còn… nhớ!).

Teencode bây giờ cũng có thể là một trò chơi xả stress, tạo một bí mật, một niềm vui riêng cho một nhóm người.

  • Một số chữ “NHƯNG”

Rồi đây, dạng têncode này qua đi lại có dạng teencode khác đến. Nhưng em cũng lớn dần và nói theo cách trẻ trung, nghịch ngợm, hài hài như thế sẽ không còn là mối quan tâm của em nữa. Em nghĩ đến việc học, việc làm, xây dựng cuộc sống của một con người trưởng thành. Teencode sẽ chỉ còn là kỷ niệm.

Cũng vì thế mà chúng ta có những cái “NHƯNG”…

1. Teencode à? Hay đấy. Nhưng phải đúng chỗ. Ngôn ngữ đặt ra là để mọi người hiểu mình. Phải lưu ý đối tượng và hoàn cảnh sử dụng teencode. Nếu em viết cho người lớn tuổi không biết đến mật mã của các em – em bị cho là vô lễ. Nếu em dùng trong bài thi, bài kiểm tra – em đối mặt với điểm kém…v.v… Thế nào thì cũng sẽ gây bất lợi cho mình.

2. Teencode được sử dụng song song với ngôn ngữ tiếng Việt bình thường – thứ ngôn ngữ phong phú được xây dựng ký hiệu từ lâu, dùng để ghi lại âm thanh ta nói. Nếu say sưa với những “code” khác, em có thể bỏ lỡ dịp thu thập, mở mang từ vựng tiếng Việt – điều giúp cho em diễn đạt gãy gọn, tinh tế, linh hoạt những suy nghĩ của mình… khi em còn đang tuổi tiếp nhận mọi điều với tốc độ cao.

3. Teencode có ảnh hưởng đến từ gốc không? Cũng có thể – NHƯNG chỉ là ảnh hưởng đến cách nghĩ, tư duy của người dùng teencode trong việc sử dụng tiếng Việt. Nếu dùng có liều lượng không sao, nhưng đắm chìm trong cách viết đó, đôi khi không bật tắt kịp các “công tắc” chuyển đổi ngôn ngữ, khiến ta bị rối, mất gãy gọn, thanh thoát trong một số trường hợp diễn đạt… Để thay đổi được một từ gốc, cần rất rất nhiều năm cả cộng đồng thống nhất sử dụng cho thuận tiện. Vì thế, có những từ được coi là “từ cổ”, đã không còn được dùng mà bị thay thế bằng một từ khác. Ở ngôn ngữ quốc gia nào cũng có hiện tượng đó.

anh teencode (1)

Hãy sử dụng đúng chỗ, đúng cách (ảnh: internet)

Tuy nhiên, em đừng lo! Một cách viết bé nhỏ nào đó của teencode mà thay đổi được từ gốc tiếng Việt thì phải cần nhiều điều kiện và thời gian – nếu có xảy ra điều đó thì có nghĩa nó được cộng đồng tiếp nhận, và bấy giờ nó không còn là ngôn ngữ teen nữa, mà là của cộng đồng rồi. Chắc là nó phải rất tuyệt, hợp lý, được nghiên cáu kỹ lưỡng, làm phong phú hơn tiếng Việt của chúng ta!

Còn hiện tại, nó mới dừng ở những sáng tạo nhất thời, cho vui, để giải trí cho giới trẻ – gây khó hiểu cho các bạc phụ huynh- , thì rồi nó cũng sẽ qua đi, trở thành kỷ niệm… khi những bạn trẻ lớn dần.

Riêng em, với những lo lắng đáng yêu, chính đáng cho tiếng Việt của chúng ta, cô tin em sẽ là người biết giữ gìn, trân trọng vẻ đẹp của tiếng Việt. Đọc nhiều để nhận ra những “code” thú vị của từng nhà văn, và để sử dụng từ vựng thật linh hoạt trong từng ngữ cảnh, em nhé!

Cảm ơn em về một câu hỏi hay!

Thân mến,

Cô Thuỵ Anh.

The post Làm thế nào để ngăn chặn việc dùng teencode? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tránh xa sống ảo…? https://docsachcungcon.com/tranh-xa-song-ao/ Tue, 09 Jun 2020 04:04:52 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20687 Cháu chào cô Thuỵ Anh. Trong thời gian qua, cháu thấy hiện tượng sống ảo đang dần tăng lên. Giới trẻ thì suốt ngày nằm trên bàn phím máy tính để lướt facebook. Nhiều người lớn cũng thế. Zalo, facebook bây giờ đã chiếm gần hết cuộc sống của họ khiến cho không ít mâu ...

The post Tránh xa sống ảo…? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Cháu chào cô Thuỵ Anh.

Trong thời gian qua, cháu thấy hiện tượng sống ảo đang dần tăng lên. Giới trẻ thì suốt ngày nằm trên bàn phím máy tính để lướt facebook. Nhiều người lớn cũng thế. Zalo, facebook bây giờ đã chiếm gần hết cuộc sống của họ khiến cho không ít mâu thuẫn hoặc những rạn nứt gia đình… Cô ơi, cháu phải làm gì để tránh được thế giới sống ảo này đây ạ? Cháu rất mong nhận được lời tư vấn từ cô.

Lê Hữu Mạnh Cường (Lớp 6B, THCS Lý Nhật Quang, Đô Lương, Nghệ An)

 ——————–

Mạnh Cường thân mến,

Câu hỏi của em làm cô giật mình nhìn lại chính mình, nhìn ra xung quanh… xem có những ai đang đắm chìm vào “thế giới ảo” như em nói!

Nếu một ngày mình giao tiếp với người bên cạnh, người bạn cùng bàn, người cùng sống dưới một mái nhà ít hơn thời gian mình dành cho mạng xã hội, thì đúng là mình đang “sống ảo”.

Nếu ngồi vào quán ăn, thay vì thưởng thức món ăn, ngắm nghía cách trình bày, hít hà hương vị, chia sẻ những cảm xúc hoặc ký ức về món ăn đó, mình lại rút điện thoại thông minh ra chụp loạch xoạch để up lên đâu đó, thì đúng là mình có nguy cơ sống ảo rất cao.

Nếu cả nhà uống trà buổi tối sau bữa cơm, cả nhà quá nửa thành viên trong gia đình ôm điện thoại, không kể chuyện cho nhau nghe, không hỏi han nhau, không dí dỏm đùa vui để cả nhà bật cười mà lại tủm tỉm một mình khi nhìn vào bàn phím, nước rót chả buồn uống, chẳng ai tâm tình, chẳng ai lắng nghe ai – cả nhà chúng ta đều mắc bệnh “sống ảo” mất rồi!

Rồi sinh nhật bố, sinh nhật mẹ, sinh nhật con – tưng bừng chúc tụng trên “phây” mà chạm mặt nhau thì không chút nhiệt tình – ta đã sống cho một cuộc đời không có thật trê. mạng ảo. Thế là “bệnh đã nặng” lắm rồi!

Cường ạ,

Em cũng nói đúng rằng cả người lớn lẫn trẻ con đều có thể nhiễm căn bệnh này! Ngày trước, cô cũng từng “mắc bệnh” nhưng may quá, đã khỏi! Cô dùng Facebook để làm việc thôi, nhưng đã từng làm cháy cá cháy thịt khi đang kho trên bếp chỉ vì ôm điện thoại! Và cô thấy, rõ ràng, cô đang phụ thuộc vào công nghệ, thích thú khi xây dựng cho mình những mối quan hệ xã hội qua mạng. Khi bị ốm, lẽ ra phải đi bác sĩ ngay thì cô lên mạng hỏi ý kiến mọi người… Ảo quá, phải không?

tranh xa song ao

Ảnh: cafeF

Thế nhưng, chỉ cần mình nhận ra được mình đang-sống-ảo là mình có thể có nhiều cách xử lý theo hướng tích cực, em ạ. Ta phải làm gì? Với một bạn nhỏ lớp 6 như em, câu hỏi này thật đặc biệt. Nó cho thấy em còn chín chắn hơn rất nhiều người lớn đấy! Thời đại công nghệ, muốn hay không muốn em vẫn là một con người hiện đại thuộc về thế giới hiện đại, rồi sẽ đến lúc em cũng tham gia mạng xã hội hoặc phải tiếp cận thế giới mạng. Em cần nghĩ trước mọi “kịch bản” để sẵn sàng đối mặt với nguy cơ sống ảo. Cô đưa ra một vài tưởng tượng dưới dạng câu hỏi tình huống nhé:

  • Em đã 13 tuổi. Em quyết định tham gia mạng xã hội, có tài khoản FB… đã nên chưa?

Trả lời: Có thể nhưng không nhất thiết. Em chỉ nên lập FB hoặc vào Zalo nếu em thực sự muốn và biết mục đích của việc này. Em cần đọc kỹ các hướng dẫn, điều khoản thoả thuận của FB trước khi tham gia.

  • Nếu có một ai đó muốn kết bạn với em trên mạng xã hội, em có nên nhận lời không?

Trả lời: Có thể nhưng hãy cảnh giác! Với tuổi của các em, tốt nhất là nên kết bạn với những người em biết ngoài đời, hạn chế những nguy hiểm tiềm ẩn (lừa đảo, dụ dỗ…) của các mối quan hệ trên mạng.

  • Làm thế nào để kiểm soát thời gian ngồi mạng của mình?

Trả lời: Thực ra, kiểm soát mình là việc khá khó. Với tuổi trung học cơ sở, các em nên nhờ một người lớn trong nhà hỗ trợ việc này. Em đưa ra thoả thuận với bản thân, mỗi ngày vào mạng từ giờ này đến giờ này – nhưng cần nhờ người lớn đó (người mà em tin tưởng, yêu quý) giúp em thực hiện đúng thời gian biểu. Người ấy sẽ nhắc em khi sắp hết giờ, sẽ kiên quyết dứt em ra khỏi trò chơi, câu chuyện… nếu em không dừng lại được. Điều này chỉ có lợi cho em – em cũng biết vậy mà. Nhờ người khác nhưng vẫn là em đang chủ động kiểm soát mình! Em có thể dán tờ giấy ghi thời lượng vào mạng hằng ngày của em lên tường, nhìn vào đó, em tự đếm được những giờ sống ảo của mình mà điều chỉnh!

  • Nếu cầm điện thoại hay vào mạng là một thói quen rồi, thì làm sao để hạn chế việc luôn luôn nhìn vào màn hình, lơ đãng với những gì đang xảy ra xung quanh?

Trả lời: Theo thời gian biểu đã lập ra, khi nào cần bỏ điện thoại xuống, em hãy thực hiện nghiêm túc bằng cách… để điện thoại vào một chiếc hộp, bỏ hẳn vào căn phòng khác, tắt điện thoại đi hoặc chí ít là tắt chuông. Để khuất mắt là một cách đề phòng bị “nghiện” hoặc “cai nghiện tốt nhất. Nếu em sợ mình ý chí chưa kiên định, em có thể gửi bố mẹ hoặc cho vào tủ khoá lại.

  • Phải làm gì khi… cả nhà nghiện sống ảo?

Trả lời: Phải đấu tranh. Em có thể chủ động họp cả nhà để đưa ra “luật”: “Ngồi ăn cơm không điện thoại!”. Hoặc đặt ra “một ngày không điện thoại”trong tháng, trong tuần để các thành viên trong gia đình làm theo. Lên kế hoạch đi chơi, dã ngoại cùng bố mẹ, chỉ dùng diện thoại để chụp ảnh chứ không để giao tiếp bên ngoài

Và cuối cùng, việc quan trọng nhất là em nên để tâm đến những hoạt động thể dục thể thao, những hoạt động thể chất khiến em suy nghĩ sáng suốt hơn, con người khoẻ khoắn hơn, tự em sẽ ngán việc ngồi mãi một chỗ và đắm chìm vào mạng hảo.

Chúc em lạc quan lên vì với tâm thế chuẩn bị như em khi tiếp cận với mạng xã hội, cô tin, em sẽ không sống trên mạng nhiều hơn ngoài đời, em sẽ không bỏ qua những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống thực xung quanh.

Chúc em vui vẻ!

Cô Thuỵ Anh

The post Tránh xa sống ảo…? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>