Lê Phương Liên – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con https://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Wed, 24 Jun 2020 06:40:46 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 Cùng con khám phá những điều bình dị (Đọc “Chú Tễu kể chuyện Tết Đoan ngọ”, Lê Phương Liên sưu tầm và biên soạn, NXB Kim Đồng, 2019) https://docsachcungcon.com/cung-con-kham-pha-nhung-dieu-binh-di-doc-chu-teu-ke-chuyen-tet-doan-ngo-le-phuong-lien/ Wed, 24 Jun 2020 05:18:01 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20752 Tôi nhớ ngày nhỏ vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, mẹ tôi thường gọi cả nhà dậy sớm trước khi mặt trời mọc để tắm, mẹ nói “Lúc ấy nước mới quý, mới thực sự giúp giảm rôm sảy trong mùa hè”. Sau đó, gia đình tôi sẽ ăn lót dạ hoa ...

The post Cùng con khám phá những điều bình dị (Đọc “Chú Tễu kể chuyện Tết Đoan ngọ”, Lê Phương Liên sưu tầm và biên soạn, NXB Kim Đồng, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tôi nhớ ngày nhỏ vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hàng năm, mẹ tôi thường gọi cả nhà dậy sớm trước khi mặt trời mọc để tắm, mẹ nói “Lúc ấy nước mới quý, mới thực sự giúp giảm rôm sảy trong mùa hè”. Sau đó, gia đình tôi sẽ ăn lót dạ hoa quả và chè đỗ đen, rượu nếp, một bữa sáng rất đặc biệt trong năm…Cho đến giờ khi xa nhà, cảm giác đặc biệt về ngày ấy vẫn vẹn nguyên trong tôi. Cảm giác chạy đua với mặt trời, phải dậy thật nhanh để tranh thủ tắm thứ nước diệu kì, cảm giác ấm cúng khi cả nhà quây quần bên nhau chuẩn bị đồ thắp hương sớm rồi ăn sáng…Ngày Tết Đoan ngọ hay “Tết giết sâu bọ” với tôi luôn đặc biệt vì kí ức êm đềm ấy.

tet doan ngo

Những thức quà của ngày Tết Đoan ngọ (Ảnh: internet)

Đến với cuốn sách “Chú Tễu kể chuyện Tết Đoan Ngọ” do nhà văn Lê Phương Liên sưu tầm và biên soạn (NXB Kim Đồng, 2019), tôi được khám phá nhiều hơn những thông tin về ngày này, một cái Tết đặc biệt của mùa hè. Vì sao dân ta lại gọi đây là Tết Đoan Ngọ hay Tết “Giết sâu bọ”? Món ăn nào được lựa chọn trong ngày này ? Hay những câu chuyện liên quan đến lịch sử ra đời của ngày Tết Đoan Ngọ. Đặc biệt, các bạn nhỏ có thể làm gì giúp bố mẹ vào Tết Đoan Ngọ?…Các bạn chắc sẽ ngạc nhiên trước nhiều tục như “Hái lá mùng năm” hay “khảo cây”,…rất nhiều những điều thú vị đang chờ bạn khám phá.

chu teu ke chuyen 2

“…Vẻ đẹp của những ngày Tết dân gian thường lung linh, vô hình mà đôi khi chúng ta chỉ cảm thấy bằng trí tưởng tượng. Vẻ đẹp ấy được thể hiện ở niềm tin thiêng liêng ta gửi gắm trong từng cử chỉ, động tác khi ta thắp nén hương, khi ta bái chiếc lá, khi ta làm món ăn và cả khi ta ngồi thụ hưởng món ăn ngày Tết nữa...” (Trích “Chú Tễu kể chuyện Tết Đoan Ngọ”, Lê Phương Liên sưu tầm và biên soạn, NXB Kim Đồng, 2019).

Ngày nay, trong cuộc sống hối hả, bố mẹ thường chỉ tự mình lo chuẩn bị cho những ngày Tết như thế vì nghĩ con mình còn nhỏ, bận bài vở mà quên rằng đây là dịp bố mẹ có thể cùng con sắp xếp đồ thắp hương, làm các món ăn và chia sẻ câu chuyện, tục truyền thống của nhân dân ta. Đó là cơ hội để các con được trải nghiệm và  khám phá thêm cuộc sống quanh mình từ những điều bình dị nhất,là cơ hội để những câu chuyện lịch sử không chỉ ngủ vùi trong sách vở mà được nhắc lại, được “sống” trong chính hiện tại.

Hương Liên (Viết cho CLB Đọc sách cùng con)

The post Cùng con khám phá những điều bình dị (Đọc “Chú Tễu kể chuyện Tết Đoan ngọ”, Lê Phương Liên sưu tầm và biên soạn, NXB Kim Đồng, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Trần Hoài Dương – Người của “Miền xanh thẳm” (Lê Phương Liên) https://docsachcungcon.com/tran-hoai-duong-nguoi-cua-mien-xanh-tham-le-phuong-lien/ Fri, 20 Mar 2020 11:15:09 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20495 Thế là đã 9 năm qua rồi, kể từ một ngày hè nhà văn Trần Hoài Dương đã đột ngột ra đi. Dường như với những người bạn văn đã không còn thể nào gặp gỡ trên trần gian, ta có thể được gặp lâu hơn trên những trang chữ để lại, không phải gặp ...

The post Trần Hoài Dương – Người của “Miền xanh thẳm” (Lê Phương Liên) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
tranhoaiduong

Thế là đã 9 năm qua rồi, kể từ một ngày hè nhà văn Trần Hoài Dương đã đột ngột ra đi. Dường như với những người bạn văn đã không còn thể nào gặp gỡ trên trần gian, ta có thể được gặp lâu hơn trên những trang chữ để lại, không phải gặp một lần mà là nhiều lần bởi được đọc kỹ hơn nghĩ ngẫm nhiều hơn để thấy ra những gì mà khi người ấy còn tại thế mình đã chưa kịp hiểu.

Trần Hoài Dương có tập truyện Con đường nhỏ (NXB Kim Đồng,1976) với những lời đề từ bằng thơ:

Yêu sao con đường nhỏ

Nguồn của mọi con đường

Hãy giữ cho đường đó

Không bao giờ rác vương

(Trần Hoài Dương con người tác phẩm, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 413)

Tôi được đọc những câu ấy từ lúc thủa đầu xanh tuổi trẻ và nhận ra một giọng nói nhẹ nhàng, nhũn nhặn, không có gì “đao to búa lớn”. Giờ đây tôi lại càng thấu hiểu việc lựa chọn một “con đường nhỏ” của Trần Hoài Dương mới thực là một thử thách không hề Nhỏ. Lời tâm nguyện “ không bao giờ rác vương” của nhà văn Trần Hoài Dương là một tâm nguyện kiên nhẫn chịu đựng thăng trầm trong đời dâu bể để đến khi tác giả đã “sạch bụi trần”, người ta mới nhận ra rằng người lựa chọn con đường nhỏ chính là người có Tâm Hồn Lớn.

Kể từ cuốn sách đầu tiên Em bé và bông hồng (NXB Kim Đồng, 1963) đến tác phẩm cuối cùng Nàng công chúa biển (NXB Kim Đồng, 2009), nhà văn Trần Hoài Dương chỉ sáng tác cho thiếu nhi bằng con đường riêng của mình. Tôi đã được nghe nhiều anh chị biên tập lớn tuổi hơn tôi kể lại chuyện anh đã không nhận nhuận bút cuốn sách nhỏ đầu tiên ấy. Sau này khi có dịp làm biên tập, tôi đã chọn tên Em bé và bông hồng (kỷ niệm cuốn sách đầu đời) để đặt tên cho tuyển tập truyện ngắn dành cho lứa tuổi nhỏ của tác giả Trần Hoài Dương. Nhớ lại dạo ấy anh rất vui và hài lòng lắm.

Đúng là nhà văn Trần Hoài Dương hầu như không bao giờ viết những chuyện “bom tấn” (từ của ngành điện ảnh hiện đại), mà anh viết về Chiếc lá, Nụ tầm xuân, Cây lá đỏ, Quà tặng của chim non, Lá non… (Tên các truyện ngắn của Trần Hoài Dương). Nhà văn là người yêu tuổi thơ và yêu mùa xuân, yêu cảnh cây cối đâm chồi nảy lộc, yêu những nụ non bé bỏng. Dường như khi nhìn thấy cảnh chồi, nụ nảy mầm xanh, anh cảm thấy niềm hi vọng của cuộc đời:

“Lộc bàng khi mới nhú mầu hung nâu.Chỉ vài ba ngày sau nó chuyển sang mầu xanh nõn, mập mạp chúm chím như những búp hoa. Thoáng nhìn một cành bàng vừa nảy lộc, cứ ngỡ vừa có một đàn bướm xanh ở đâu bay về đậu khắp cành. Chúng có thể sẵn sàng bay tung lên bất cứ lúc nào.” (Trích “Lá non”, Trần Hoài Dương con người – tác phẩm, NXB Hội Nhà văn, 2015, tr. 352)

Ánh mắt quan sát thiên nhiên của nhà văn không chỉ là ánh mắt của nhà khoa học, anh quan sát không chỉ bằng mắt, mà bằng “cái tâm” của mình. Sự quan sát nhìn ngắm của anh không chỉ là nhìn thấy “cái thật” trước mắt, mà là “cái nhìn ảo” của người biết tưởng tượng với tâm hồn khát khao bay bổng. Bởi thế những cái “lộc bàng” mới biến thành “đàn bướm xanh” và “sẵn sàng bay tung” khi có gió thổi! Cái nhìn ấy của nhà văn Trần Hoài Dương lại chính là cái nhìn của tuổi thơ. Nếu đứa trẻ không còn cái nhìn tưởng tượng bay bổng đó thì tuổi thơ đã không còn, đã bị mất. Và, một đứa trẻ bị mất tuổi thơ là một đứa trẻ có tâm hồn cằn cỗi. Nhà văn Trần Hoài Dương ước muồn rằng khi đọc những trang văn đẹp và có tâm, trí tuệ và tâm hồn trẻ thơ như cây non được uống một loại nước trong lành nuôi dưỡng cho tâm ý của trẻ nhỏ được lớn lên hòa ái với thiên nhiên đúng như triết lý của phương đông: hòa hợp thiên, địa, nhân. Tôi nghĩ là anh chưa chắc đã ý thức triết lý này, nhưng anh đã sống tự nhiên như thế.

Trần Hoài Dương đã từng đi thâm nhập thực tế ở một trường học của trẻ em hư, mắt thấy những chuyện ăn cắp, ăn trộm, tai nghe những lời nói thô tục. Trí tuệ của Trần Hoài Dương đủ khả năng “đọc ra” trên mặt người những suy nghĩ không lương thiện… Nhưng anh đã viết về “cái hư” của trẻ em như một “cái hư tạm bợ”, dường như anh vẫn nghĩ rằng trong thẳm sâu con người vẫn là phần lương thiện, cần phải đánh thức phần lương thiện đó nuôi dưỡng phần lương thiện đó bằng những trang văn trong trẻo.

Truyện của Trần Hoài Dương có những nhân vật tưởng tượng như Bé Rơm, các Con chữ (Cuộc phiêu lưu của các con chữ, NXB Kim Đồng, 1975). Và, có cả hình bóng những người thân yêu của anh có nhân vật tên Quỳnh (tên con trai của anh). Nhưng không hiểu sao tôi có cảm giác tất cả các nhân vật đó thể hiện “cái tôi trữ tình” của Trần Hoài Dương. Văn của anh gần với thơ, đó là cách viết “giăng mình” lên trang giấy để thể hiện tất cả mọi cung bậc cảm xúc vui sướng và đau khổ trong cuộc giao cảm với mọi biến động xã hội. Cách viết ấy thể hiện đầy đủ và tiêu biểu nhất trong tác phẩm Miền xanh thẳm (NXB Kim Đồng, 2000).

Nhà văn Trần Hoài Dương đã tự bạch: “Tôi gắng chọn lọc từ cuộc sống ngổn ngang bề bộn những gì tinh túy nhất, trong ngần nhất để viết cho các em. Tôi đến với văn học thiếu nhi như đến với một thứ Đạo. Viết là để đem lại lòng yêu thương và vẻ đẹp tuyệt vời của văn chương cho trẻ nhỏ. Tôi cũng hi vọng những trang viết của tôi không chỉ dành riêng cho trẻ em đọc mà còn cho tất cả những ai muốn tìm lại tuổi thơ đã mất của mình, những ai muốn có những giây phút sống yên bình trong thế giới trắng trong của cái Đẹp và cái Thiện…” (Nhà văn hiện đại Việt Nam, NXB Hội Nhà văn, 2010, tr. 1015).

Với một tâm nguyện như vậy, Trần Hoài Dương giữ nguyên trong mình một lý tưởng thẩm mỹ về “vẻ đẹp trong sáng”, để rồi anh đã không chấp nhận cho cái “không đẹp”, “không trong sáng” tồn tại trong nhãn quan của mình. Trong tác phẩm cuối cùng của anh, Nàng công chúa biển, anh đã thể hiện sự dằn vặt nội tâm về cái thiện và cái ác. Tác phẩm được thể hiện như một câu chuyện cổ tích, một thể loại văn học giầu chất tưởng tượng là sở trường của Trần Hoài Dương. Câu chuyện về một ông lão ở xóm chài ven biển gặp một mụ phù thủy tàn ác có những “phép thuật”, “lời nguyền”. Người đọc bị cuốn theo những suy nghĩ của tác giả, không phải vì tin rằng những gì tác giả viết là hoàn toàn có thật, mà là vì sự lôi cuốn nhiệt tình trong cảm xúc của người kể chuyện. Cái ác đến thế sao? Người ta có thể ác như vậy sao? Người đọc sẽ lo lắng hồi hộp và mong ước nhân vật ông lão được hoàn nguyên lại là một người lương thiện. Chính vì vậy, đoạn văn gây xúc động nhất chính là đoạn văn tả lại sự thay đổi tâm tính của ông lão khi sống bên một cô bé ngây thơ trên đảo vắng. Nhiều người có thể nhận ra tác phẩm Nàng công chúa biển của Trần Hoài Dương chịu ảnh hưởng của truyện cổ tích Andersen. Chính nhà văn đã nói rằng mình rất say mê Hans Christian Andersen và Antoine de Saint Exupéri (tác giả Hoàng tử bé).

Cả đời viết cho thiếu nhi, cả trăm truyện ngắn, cả chục đầu sách, nhà văn Trần Hoài Dương đều hướng theo nghệ thuật “thế giới kỳ diệu của trí tưởng tượng”, văn phong của tác giả luôn luôn vừa tinh tế hiện thực ,vừa trong sáng lãng mạn. Có lẽ cuộc sống của nhà văn Trần Hoài Dương cũng lãng đãng vẻ huyền ảo lãng mạn như văn của anh vậy. Tác phẩm cũng như cuộc đời và sự ra đi đột ngột của nhà văn Trần Hoài Dương đã để lại cho chúng ta một lời nhắn nhủ: Sự tồn tại trần thế của một con người là hữu hạn, nhưng sức sống của những khát vọng văn học là vô hạn. Mỗi lần đọc lại những trang văn của Trần Hoài Dương tôi không thể thoát khỏi một nỗi buồn thương tiếc người đã đi xa. Nhưng rồi tâm hồn tôi bỗng bừng thức như đọc truyện Nàng tiên cá của H.C.Andersen. Tôi biết rằng Nàng tiên cá đã biến thành những cô tiên trên không trung chứ không bị biến thành bọt biển.

Nếu nghĩ đến cả tiến trình lịch sử văn học đồ sộ của nước nhà thì cuộc đời và những tác phẩm của Trần Hoài Dương cũng chỉ như tiếng hạc bay qua, nhưng tiếng hạc ấy không biến mất hoàn toàn. Bởi tiếng hạc ấy vẫn bay từ Miền xanh thẳm trở về trong những trang sách trẻ thơ đang cầm trên tay. Những nỗ lực tâm huyết của cả cuộc đời nhà văn Trần Hoài Dương đã không biến thành bọt biển. Những khát vọng nhân văn mà tác giả Trần Hoài Dương gửi lại sẽ còn xanh mãi như bầu trời, như ánh nắng ấm áp tỏa sáng trên đất nước với trẻ thơ Việt Nam.

 Hà Nội tháng 3/2020

Lê Phương Liên

The post Trần Hoài Dương – Người của “Miền xanh thẳm” (Lê Phương Liên) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Thơ Võ Quảng https://docsachcungcon.com/tho-vo-quang/ Thu, 29 Aug 2019 08:41:56 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=19714 Võ Quảng ( 1920-2007) bước vào Thi đàn Việt Nam khác hẳn nhiều nhà thơ đồng trang lứa cùng là học sinh trường Quốc học Huế nổi tiếng như Huy Cận, Xuân Diệu, Tố Hữu…Tập thơ đầu tiên của Võ Quảng là Gà mái hoa (1957), khi ấy ông đã ở tuổi ba bẩy đã ...

The post Thơ Võ Quảng appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Võ Quảng ( 1920-2007) bước vào Thi đàn Việt Nam khác hẳn nhiều nhà thơ đồng trang lứa cùng là học sinh trường Quốc học Huế nổi tiếng như Huy Cận, Xuân Diệu, Tố Hữu…Tập thơ đầu tiên của Võ QuảngGà mái hoa (1957), khi ấy ông đã ở tuổi ba bẩy đã là một trí thức chững chạc và từng trải. Ông đã sống qua thử thách sinh tử của chiến tranh cách mạng, vượt qua mọi trăn trở danh lợi “một mất một còn”của cõi đời để đắm say một cõi riêng: Cõi thơ cho trẻ em. Với ý chí cao Võ Quảng không rơi vào bị kịch “lực bất tòng tâm”, ông có tâm và lại có tài để thể hiện tâm tình của mình . Nhà văn Tô Hoài đã nhận xét khi đọc thơ Võ Quảng: “Tôi không còn tuổi nhỏ đọc thơ anh. Nhưng trong tôi nguyên vẹn cái háo hức trẻ thơ. Tôi không phải ngỡ mình là em bé để vào thơ anh mà tôi được tỏa hết sức vào thơ- câu thơ, chữ thơ, ý thơ…” (1)

Ngay từ tập thơ đầu tiên xuất hiện năm 1957, Võ Quảng đã tạo ra đặc trưng của thơ thiếu nhi. Bài Gà mái hoa miêu tả con gà mái nhảy ổ đẻ trứng bằng một cái nhìn trẻ thơ bình dị gợi lên âm điệu ca dao miền Trung:

Bỗng Mái hoa đổi nết

Cái đầu nó nghênh nghếch.

Cái cổ nó thon thót

Nó kêu: Tốt, tốt, tốt!

Nó nhảy lên bàn

Nó đạp ngã bát

Bát rơi đánh đốp…! (2)

Đúng là bài thơ không có liên tưởng mới mẻ bay bổng, nhưng ngay lập tức người đọc nhận ra đó là thơ trẻ em, là “ nguyên vẹn cái háo hức trẻ thơ” dù cho người làm thơ “không phải ngỡ mình là em bé”. Tài năng của Võ Quảng chính là ở chỗ ông đã vượt qua được khoảng cách tuổi tác để làm trẻ thơ! Tài năng đặc biệt này về sau có một người đồng hương Quảng Nam với ông đã kế tục rất thành công trong các tác phẩm văn xuôi đó là nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.

Thơ Võ Quảng đạt tới nghệ thuật linh diệu như thơ Đường (Trung Quốc), thơ Haiku ( Nhật Bản) mở ra ba chiều của vũ trụ và chiều thứ tư dành cho người đọc:

Một chú chẫu chàng

Ngồi trên lá sen

Mải nhìn hồ nước

Thấy trời lộn ngược

Mây trắng rung rinh

Chú ngồi lặng thinh

Như đang mơ tưởng.

 Thơ Võ Quảng lấy tĩnh tâm là chủ đạo, khi biến động lại rất nhanh không chần chừ rất quyết đoán:

Chợt: cạc, cạc, cạc!

Có tiếng đàn vịt…

Chú Chẫu Chàng

Nhanh như chớp,

Đánh một phóc

Vụt biến mất! (3)

Thơ Võ Quảng là thơ cho trẻ em! Cả mấy chục năm qua, các nhà lý luận phê bình và các nhà giáo dục đã phát biểu và chứng mình đầy đủ rõ ràng rồi. Thơ Võ Quảng hàm chứa những thông điệp mà đến thế kỷ 21 này được gọi là “giáo dục kỹ năng sống”. Thơ của ông được đưa vào sách giáo khoa và phổ biến rất rộng rãi với chức năng giáo dục như ca dao, đồng dao. Riêng tôi muốn được nói thêm rằng triết lý sống mà Võ Quảng đã gửi gắm trong từng câu thơ xinh xinh, hồn nhiên như trẻ lên ba ấy lại thấm đẫm triết học phương Đông. Tôi tin rằng nhà văn Võ Quảng chịu ảnh thưởng sâu sắc Phật học và Nho học cùng tư tưởng Lão Trang.

Bài thơ AI DẬY SỚM của ông đã được đưa vào chương trình tiểu học trong nhiều năm qua và không ít người hiểu bài thơ đó đơn giản là: Đánh thức các bé dậy tập thể dục.  Đó là bài Thơ ba chữ:

Ai dậy sớm

Bước ra nhà,

Cau ra hoa

Đang chờ đón!

Toàn bài thơ có ba khổ, cảnh thứ nhất: “Bước ra nhà/ Cau ra hoa…”, cảnh thứ hai: “Đi ra đồng/Cả vừng đông…”, cảnh thứ ba: “Chạy lên đồi/ Cả đất trời…”. Điệp khúc: “Ai dậy sớm ” được nhắc đi nhắc lại ba lần, mỗi lần nhân vật em bé trong bài thơ được hoạt động mạnh hơn : khổ thứ nhất là “Bước”, khổ thứ hai là “ Đi”, khổ thứ ba là “Chạy”

Cảm xúc của bài thơ được nâng dần từ cảm nhận hương hoa cau thơm, đến khi nhận ra ông mặt trời mọc ở đàng đông…Đến khổ thơ cuối cùng:

Ai dậy sớm

Chạy lên đồi

Cả đất trời

Đang chờ đón!(4)

“Cả đất, trời đang chờ đón!”. Câu kết đã nâng tư thế em bé giữa TRỜI và ĐẤT. Đứa trẻ bước ra đời là phải sống với trời, đất. Trời đất đón nhận em như là một vật tự nhiên do chính trời đất sinh ra vậy. Nhà thơ đã nói đến mối quan hệ NHÂN (con người) với THIÊN (trời) và ĐỊA (đất). Con người là do tự nhiên sinh ra. Con người tôn trọng tự nhiên thì tự nhiên sẽ tôn trọng con người.

Thông qua việc tìm hiểu thơ Võ Quảng, tôi mong muốn bày tỏ suy nghĩ của mình về tính giáo dục trong văn học thiếu nhi. Thơ, văn cho trẻ em cần đặt tính giáo dục là căn bản. Tuy nhiên cần hiểu tính giáo dục không chỉ là giáo dục “kỹ năng sống”, giáo dục trẻ thành những con người chỉ biết hành động như những công cụ. Thơ, văn cho trẻ em cần giúp các em “ngộ ra” ý thức làm người, biết nhận thức rõ sự tồn tại và mọi hành động của bản thân, nghĩa là văn học thiếu nhi có một thiên chức trọng yếu nhất là bồi dưỡng tâm hồn cho các em thành những CON NGƯỜI NHÂN VĂN.

Trong hơn trăm bài thơ thiếu nhi của Võ Quảng không thể không nhắc đến bài thơ tiêu biểu Anh đom đóm (1970). Đó là bài thơ đã được ông Pierre Gamarra (nhà thơ, nhà tiểu thuyết , tổng biên tập tạp chí Europe) dịch giới thiệu Võ Quảng với trẻ em Pháp và thế giới. Dịch giả Vũ Ngọc Bình (cựu biên tập NXB Kim Đồng) đã giới thiệu lời phát biểu của Pierre Gamarra như sau:

Đọc một bài không phải là đọc ấp úng, nhấm nháp nó như một cốc nước đường mà là thâm nhập vào nó, tìm thấy tinh lực và vẻ óng ả của nó. Có thể ta không nhận ra gì cả, thậm chí không nhìn rõ sắc mầu của nó. Bởi vậy một lần đọc sẽ không đủ để thu nhận mọi hương vị của nó. Có bài thơ của nhà thơ cần trăm nghìn lượt đọc. Người đọc là người cộng tác, khám phá, sáng tạo.”(5)

Ai-day-som

Tập thơ “Ai dậy sớm” (Võ Quảng, NXB Kim Đồng, 2015)

Bài thơ Anh Đom Đóm có thể hiểu đơn giản là câu chuyện một anh Đom Đóm đêm đêm lên đèn đi gác cho các chim non ngủ ngon giấc, đến hừng đông thì tắt đèn về nghỉ. Nhà thơ, dịch giả Vũ Ngọc Bình (người bạn đồng nghiệp thân thiết của nhà thơ Võ Quảng) đã có nhận xét rất sâu sắc rằng: Đó là sự phát hiện của nhà thơ Võ Quảng với một hình ảnh một sinh vật nhỏ nhoi, lặng lẽ phát sáng, chuyên cần, tự nguyện giúp ích cho đời. Kẻ hậu sinh (LPL) học trò của các ông đọc lại đoạn suy tư này chợt cho rằng anh Đom Đóm phần nào đã gửi gắm tâm sự của Võ Quảng. Hình ảnh một sinh thể nhỏ nhoi, chỉ phát sáng vào ban đêm le lói với một tâm nguyện nhân văn tạo nên một đêm tối bình yên, giấc mơ an lành đẹp đẽ cho trẻ em. Chúng ta nhớ rằng bài thơ được viết năm 1970, một năm mà cuộc chiến tranh Việt Nam còn vô cùng ác liệt thì đây chính là mơ ước hòa bình của các gia đình sống gian nan trong chiến tranh ngày ấy. Anh Đom Đóm sau một cuộc hành trình khắp bờ tre, ao chuôm, lau lách, ra sông, về vườn cam, vườn xoan, vườn mít…gửi tình yêu thương đến Cò con, chim Khuyên, cò Bợ, thím Vạc… đoạn thơ cuối cùng tâm trạng anh sao mà vô cùng thanh thản:

Gà đâu rộn rịp

Gáy sáng đằng đông,

Tắt ngọn đèn lồng

Đóm lui về nghỉ. (6)

Tôi nghĩ rằng tâm trạng của anh Đom Đóm chính là tâm trạng của nhà văn Võ Quảng khi đã làm việc, đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp mà mình yêu thích nhất, ông đã rất thanh thản

lui về nghỉ”  và tạm biệt tất cả.

Trong bài viết về Anh Đom Đóm, ông Vũ Ngọc Bình còn nói thêm: “…Con người vẫn là bí ẩn với con người. Dù cho con người đó là anh Đom đóm đã tận tình phát sáng, tỏa sáng thì anh vẫn còn bí ẩn với ta, huống chi nếu anh không là anh Đom đóm mà cứ lặng im không phát quang, phát âm gì thì cái bí ẩn kia còn lớn đến đâu. Vậy thì phải chăng chức năng thiêng liêng của văn thơ là đánh thức khả năng, mọi năng lực trong con người vì lẽ gì đó còn nằm trong thế tiềm năng, tiềm lực”.(5)

Tôi muốn được trích câu này của ông Vũ Ngọc Bình để gửi lại các bạn đọc thế hệ sau, để các bạn hiểu thêm một thế hệ trí thức đầy nhiệt huyết và mơ ước đã từng cả đời yêu quý sự nghiệp văn học thiếu nhi Việt Nam.

Tháng 8/2019.

Nhà văn Lê Phương Liên (Viết cho Đọc sách cùng con)

Chú thích:

(1) Tô Hoài- Thơ của Võ Quảng cho các em– Trang 208-Võ Quảng con người, tác phẩm-NXB Đà Nẵng 2008.

(2) Trích theo Sáng tác cho thiếu nhi của Võ Quảng, trang 272,  Sách đã dẫn ở trên.

(3) Trích “Chú Chẫu Chàng” – Tập thơ “Ai dậy sớm”, Võ Quảng, NXB Kim Đồng, 2016

(5) Trích theo Vũ Ngọc Bình- Vài cảm nghĩ về thơ văn Võ Quảng, trang 259, Sách đã dẫn ở trên.

(4), (6) Trích theo Anh Đom đóm- Tập thơ Võ Quảng, NXB Kim Đồng, 2000.

 

The post Thơ Võ Quảng appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Lễ trao giải thưởng Festival Sáng tác văn học https://docsachcungcon.com/le-trao-giai-thuong-festival-sang-tac-van-hoc/ Sat, 11 May 2019 15:41:16 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=18209 Trong hai ngày 19-20/4 vừa qua, Hội nhà văn Nga chi nhánh Saint-Petersburg, đã tổ chức Festival Sáng tác văn học. Trong khuôn khổ chương trình, BTC trao giải cho những tác phẩm do thiếu nhi sáng tác, trong đó hai tác giả nhí của CLB Đọc sách cùng con là bạn Nguyễn Hà Vi ...

The post Lễ trao giải thưởng Festival Sáng tác văn học appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Trong hai ngày 19-20/4 vừa qua, Hội nhà văn Nga chi nhánh Saint-Petersburg, đã tổ chức Festival Sáng tác văn học. Trong khuôn khổ chương trình, BTC trao giải cho những tác phẩm do thiếu nhi sáng tác, trong đó hai tác giả nhí của CLB Đọc sách cùng con là bạn Nguyễn Hà Vi và bạn Nguyễn Linh Nga đã vinh dự nhận được giải thưởng của chương trình.

anh le trao giai thuong festival sang tac van hoc nga (1)

Buổi chiều ngày thứ Bảy (11/5/2019), CLB Đọc sách cùng con đã tổ chức Lễ trao giải thưởng và buổi tiệc nhỏ ấm cúng để chúc mừng hai tác giả tại Trụ sở chính CLB. Hai nhà văn thiếu nhi Việt Nam là Nhà văn Lê Phương Liên và nhà văn Thuỵ Anh đã thay mặt Ban giám khảo chương trình trao giải cho các tác giả nhí. Tác giả Nguyễn Hà Vi cùng bài thơ “Niềm khát khao bình dị” được lấy cảm xúc từ hành trình trại hè EcoCamp 2017 đã mang tới cho người đọc những băn khoăn, trăn trở của một bạn nhỏ về câu chuyện hoà bình. Nhà thơ nhí Nguyễn Linh Nga bằng ngôn ngữ hồn nhiên, đáng yêu đã viết nên chùm thơ gồm hai bài “Chiếc bồn tắm” và “Khi em đi biển”.

anh le trao giai thuong festival sang tac van hoc nga (6)

anh le trao giai thuong festival sang tac van hoc nga (4)

anh le trao giai thuong festival sang tac van hoc nga (7)

anh le trao giai thuong festival sang tac van hoc nga (8)

Cũng trong chương trình, TSGD Nguyễn Thuỵ Anh cũng gửi lời cảm ơn của mình tới dịch giả Nguyễn Quỳnh Hương, dịch giả Irina Vinskovskaya và dịch giả trẻ tuổi Dương Thanh Vân. Các dịch giả đã nhiệt tình hỗ trợ giới thiệu các tác phẩm và truyền tải thông điệp của những bạn nhỏ với phần phiên dịch rất uyển chuyển bằng tiếng Nga, gửi tới BTC Festival Sáng tác văn học.

anh le trao giai thuong festival sang tac van hoc nga (5)

anh le trao giai thuong festival sang tac van hoc nga (2)

Dịch giả Quỳnh Hương đã hỗ trợ rất nhiều trong việc chuyển ngữ sang tiếng Nga

Trong những năm vừa qua, CLB Đọc sách cùng con luôn khuyến khích các bạn nhỏ viết lại những câu chuyện của mình dù chỉ bằng một vài từ, một vài câu hay một đoạn văn nhỏ. Chính những điều nhỏ bé đó, sẽ giúp các bạn tự tin để tưởng tượng, để sáng tạo và sẵn sàng viết. Nhiều bạn nhỏ tham gia lớp Nghĩ và Viết của CLB rất vui và tự hào khi được đăng tải những đoạn viết ngắn của mình trên Website và facebook của CLB. Nhìn gương mặt rạng rỡ của những cô bé, cậu bé lớp Nghĩ và Viết lớp 2-3 mới thấy các bạn đã sẵn sàng trở thành những “thám tử” biết quan sát, ghi nhớ và rồi những cây viết sẽ ghi lại những cảm xúc theo cách của riêng mình.

anh le trao giai thuong festival sang tac van hoc nga (3)

Chúc mừng các thành viên lớp Nghĩ và Viết đã hoàn thanh một chặng đường

Xin trân trọng cảm ơn Nhà nghiên cứu văn học Ida Andreeva đã kết nối và giới thiệu mô hình hoạt động CLB Đọc sách cùng con tới các hoạt động của Festival Sáng tác văn học. Xin cảm ơn các thành viên BGK Festival đã trân trọng sự tham gia của trẻ em Việt Nam.

Một lần nữa xin chúc mừng hai tác giả nhí Nguyễn Hà Vi và Nguyễn Linh Nga. Xin chân thành cảm ơn dịch giả Nguyễn Quỳnh Hương, dịch giả Irina Vinskovskaya và dịch giả trẻ tuổi Dương Thanh Vân. Vô cùng cảm ơn nhà văn Lê Phương Liên vì những đồng hành và tin tưởng mà cô dành cho các thành viên CLB Đọc sách cùng con.

Xin chúc các cây viết sẽ cho ra nhiều hơn nữa những tác phẩm thú vị từ mắt nhìn của chính các bạn! Và đừng ngại ngần gửi cho CLB Đọc sách cùng con những tác phẩm của các bạn nhé! CLB sẵn sàng chia sẻ những cảm xúc của các tác giả nhí thông qua tác phẩm đáng yêu!

Bài viết: Dương My, Ảnh: Cò Trắng

The post Lễ trao giải thưởng Festival Sáng tác văn học appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Một cuốn sách hiếm – “Thư gửi con” (Giáo sư triết học Thái Kim Lan, NXB Phụ nữ, 2012) https://docsachcungcon.com/mot-cuon-sach-hiem-thu-gui-con-giao-su-triet-hoc-thai-kim-lan-nxb-phu-nu-2012/ Wed, 30 Aug 2017 20:09:06 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=13234 Những chuyện của người đàn bà mang thai, sinh nở, cho con bú, ru con, nựng con, nhớ con, rồi con yêu mẹ, mẹ yêu con… tưởng chừng như là chuyện “xưa như trái đất”. Ngày xưa những năm tháng gian nan, người mẹ Việt dù có phải ăn độn khoai độn ngô vẫn ôm ...

The post Một cuốn sách hiếm – “Thư gửi con” (Giáo sư triết học Thái Kim Lan, NXB Phụ nữ, 2012) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Những chuyện của người đàn bà mang thai, sinh nở, cho con bú, ru con, nựng con, nhớ con, rồi con yêu mẹ, mẹ yêu con… tưởng chừng như là chuyện “xưa như trái đất”. Ngày xưa những năm tháng gian nan, người mẹ Việt dù có phải ăn độn khoai độn ngô vẫn ôm ấp ru rín con và dòng sữa mẹ vẫn tuôn trào nuôi con khôn lớn, dù có phải che chở cho con dưới tầm oanh kích của máy bay B52 trong những ngày rét mướt năm 1972,trẻ con nước Việt vẫn lớn lên và đi khắp thế giới, rồi những năm hậu chiến gian nan, người mẹ đã phải chắt chiu từng giọt sữa, từng thìa nước thịt, từng miếng tóp mỡ để nuôi con vượt qua những ngày sài đẹn để rồi đứa con mình lớn bồng lên, xa mình đi, hoàn toàn trở thành “kẻ khác”, đứa con còi cọc ngày nào bước đến bục vinh quang (ví dụ như là nhận… huy chương vàng trong kỳ thi olympic Vật lý quốc tế chẳng hạn)… Vâng những chuyện như thế dường như giờ đây vẫn  chìm nghỉm, khuất mờ trong cõi u minh, phủ bụi thời gian, chưa bao giờ được hiển hiện lên trang sách bằng những dòng văn chương, chưa bao giờ giới văn bút nước nhà coi đấy là một đề tài lớn có thể viết lên những tác phẩm lớn.

Thời gian cứ gấp gáp trôi qua, giờ đây người mẹ Việt lại phải đối diện với những gian nan khác khi đường phố tràn ngập sữa ngoại, khi tiếng nhạc vang lên từ những máy móc truyền thông đang át dần tiếng ru con nhỏ nhẹ êm đềm, rồi…những bà mẹ trẻ hối hả tham gia vào công việc xã hội, những chuyến đi công tác dài ngày, những tham vọng thăng tiến giằng co với nỗi nhớ con, với nỗi lo lắng, với nỗi đau lòng khi nghĩ đến đứa con đang thiếu tình mẹ để rồi tình mẹ lạnh đi, nguội đi và làm ngơ đi để đứa con “núm ruột của mình, máu thịt của mình” phó mặc “trăm sự” cho những người “dưng”… Tất cả những chuyện ấy cũng chẳng ai chú ý, cũng coi như “chuyện thường ngày” nhỏ nhặt… và giới văn bút vẫn hì hục tranh luận… đi tìm ở đâu cho ra… “tác phẩm lớn”.

Bỗng đâu, một ngày đầu hè năm 2012, tôi lững thững đến Cà phê Trung Nguyên phố Hai Bà Trưng để dự cuộc ra mắt cuốn sách “Thư gửi con” của giáo sư Thái Kim Lan. Tôi biết được thông tin này nhờ trang web “Đọc sách cùng con” của tiến sĩ Thụy Anh. Tôi cũng đã được đọc một số bài viết của giáo sư Thái Kim Lan trên tạp chí Tia Sáng và đặc biệt là lời giới thiệu của bà về cuốn sách Con yêu bánh nậm của nhà văn Trần Kiêm Đoàn đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc về một tình yêu xứ Huế.

kph_ts-thai-kim-lan

Giáo sư triết học Thái Kim Lan

Cầm cuốn Thư gửi con nhẹ bỗng trên tay, tưởng đâu là chỉ có gió nhẹ thổi qua một chút xúc cảm không có gì lạ. Ấy thế mà rồi cuốn sách đã hút hồn tôi, ám ảnh tôi , lãng đãng theo tôi như suơng khói…

Nếu những bức thư này mãi mãi nằm kín trong ngăn kéo thư cũ… Những lá thư là “ của riêng”… thì …mây vẫn bay, gió vẫn thổi và chúng ta, những người đọc “không có gì” . Nhưng khi những bức thư này đã hiển hiện trong một cuốn sách để dâng hiến cho đời thì nó đã thật sự ngân lên một tiếng chuông. Một tiếng chuông đang ngân nga vọng đi vọng lại trong lòng ai đã đọc cuốn sách này.

Thư gửi con của tác giả Thái Kim Lan gồm có ba phần ( theo tôi không phải chỉ có hai phần).

Phần thứ nhất là LỜI NÓI ĐẦU (và còn nối tiếp trong Thay lời bạt), trong phần này tác giả đã thể hiện một quan niệm triết học về ý thức được  làm mẹ, từ lúc hoài thai, niềm hạnh phúc khi cơ thể mình thay đổi, đến việc lựa chọn cho mình một hướng suy nghĩ và thực hành nuôi dạy con.

Chúng ta cần biết thêm về tác giả, chị Thái Kim Lan, từ một nữ sinh phật tử yêu nứớc chị đã lựa chọn việc dấn thân đi học nước ngoài vào một ngành khoa học. Phụ nữ làm khoa học đã khó, làm khoa học xã hội càng khó, mà lại đi vào nghiên cứu triết học thì… ôi chao ơi là khó! Nơi chị du học là nước Đức một trung tâm triết học của châu Âu. Thế mà khi đã thành đạt, đã đứng vững trên giảng đừờng đại học nước Đức, tâm hồn chị vẫn nguyên lành chất dịu ngọt của truyền thống Á đông quê hương. Để rồi chị dấn thân vào một việc đời, như mọi phụ nữ bình thuờng nơi quê nhà, làm vợ, làm mẹ. Đối với rất nhiều ngừời phụ nữ việc lấy chồng, làm vợ, làm mẹ hình như toàn đem lại sự đau khổ, một số ít hơn thì vừa hạnh phúc vừa đau khổ, số nguời tự thoả mãn cho mình là hoàn toàn hạnh phúc vô cùng ít . Nhưng hạnh phúc hay đau khổ thì nguời phụ nữ đều chấp nhận cả, vui vẻ cả để nhẫn nại trải qua vô số thăng trầm khổ nạn cho đến hết cuộc đời rồi lại đến con gái mình vẫn thế…vẫn thế…

Thư gửi con đem lại cho chúng ta một cảm giác không như thế. Một ý thức làm nguời, “làm đàn bà”có bản ngã đầy cảm hứng trong câu chữ lấp lánh trí tuệ và rung động tâm hồn, ta như được thức tỉnh một tình cảm cao đẹp về lẽ  yêu đời về sự sinh thành tạo tác ra một con nguời là một hạnh phúc lớn nhất của đời phụ nữ .

Phần thứ hai của cuốn sách là THƯ GỦI CON đó là những bức thư gửi cho con gái tác giả.

Phần lớn những bức thư đều được viết khi tác giả ra sân bay, hoặc khi đang bay trên mây, hoặc là đang ở một nơi rất xa con… nói lên tâm trạng nhớ con, yêu con… Nguời mẹ nào rồi cũng xa con, dù lên máy bay hay phóng xe máy vù đi trên đường bụi bậm…Cái quyết liệt ,cái day dứt. cái dùng dằng, nỗi đau xé lòng khi tửởng ra tiếng khóc của con lúc mình dứt áo ra đi của nguời mẹ nào cũng như nhau cả, nhất là nguời mẹ Việt Nam chúng ta, hình như cái tình mẹ con của nguời Việt ta nó còn nặng trĩu hơn cả lịch sử bốn nghìn năm nòi giống Tiên Rồng…

Thế mà tiếc thay, còn ít lắm những áng văn về cái tình mẹ con Việt. Nữ sĩ Xuân Quỳnh còn để lại cho chúng ta chút ít bài thơ về “Con yêu mẹ bằng ông trời, rộng lắm không bao giờ hết/ Thế thì làm sao con biết là trời ở những đâu đâu…” Những câu thơ như thế đã bị lẫn đi chìm ngập trong những bài thơ về “em yêu anh” , “ anh yêu em” từ  thắm thiết, mộng mơ, dữ dội đến sáo… sến…

Những bức thư của tác giả Thái Kim Lan đem lại cho chúng ta những rung động như thơ, vâng chị cũng là một nhà thơ, những cung bậc của tình mẹ con, giống như tiếng tơ lòng được ngân lên, được thốt lên vô cùng giản dị mà thốn thoáy vào tâm can “mẹ rất rất rất rất rất rất rất…yêu con”. Đọc những bức thư ấy ta phải hình dung nỗi niềm của tác giả, một nguời phải lìa xa quê hương xứ sở, một nguời phải sống trong bầu không khí không tiếng Việt, sự cô đơn khiến lòng mẹ càng muốn níu lấy tình con, như níu lấy một hoài bão tương lai đoàn tụ đuợc trở về với “hơi nguời” xứ sở quê mình. Những cung bậc tình cảm ấy lại đuợc ngân lên bởi một tay đàn ngôn ngữ điêu luyện ngọt ngào xứ Huế, nên những bức thư riêng này đã vuợt ra ngoài “cái riêng” để đem lại cho nguời đọc đuợc thửởng thức thật “ đã” cái tình mẹ con thời hiện đại, thời toàn cầu hoá.

Phần thứ ba của cuốn sách là phần TÙY BÚT CHO CON.

Nếu như ở phần Thư nguời đọc đuợc cảm cái tình chan chứa thì ở phần Văn, nguời đọc lại được say với chất mỹ cảm với giọng văn hấp dẫn và duyên dáng. Sự phong phú sâu sắc trong cảm nhận thiên nhiên ngoại cảnh hoà với những sắc thái nội tâm được diễn đạt chân thực của một nguời có trí thức văn hoá giao hoà đông tây khiến cho từng dòng chữ câu văn trở nên có giá trị thẩm mỹ và khai mở cho trí tuệ nguời đọc. Hình như đã có bậc thầy nói rằng biển mặn vì có muối, văn hay vì có tư tuởng, bằng không sẽ nhạt “không có gì” cả, dù người viết có trổ khéo biết bao biện pháp tu từ, kỹ xảo tân kỳ thì “không có gì” vẫn là “không có gì”.

Người có tâm có văn thì chẳng phải cầu kỳ viết là… “ra liền” dạt dào tuôn chảy khóc cười nức nở. Có thể nói rằng riêng phần Tùy bút cho con thôi đã là một cuốn sách hay rồi nhưng đứng cùng với phần Lời nói đầu, và phần Thư gửi con mới “tập đại thành” toàn bộ ý tuởng của tác giả gửi gắm vào cuốn sách này. Mỗi người đọc có thể sẽ tìm thấy những cảm hứng thú vị với nhiều cung bậc khác ở từng bài tùy bút, riêng tôi, có một tùy bút khiến mình vừa đọc vừa khóc vừa cuời, vừa hả hê vừa nuối tiếc đó là “Nửa (1/2) chuyến về Tết”. Ở đây nguời đọc không còn bị ngợp với nhân vật mẹ mà nhân vật con đã hiện ra, thật trong sáng cất tiếng nói trào dâng tình yêu mẹ… Chị Kim Lan đã nói : “Tôi nuôi con như sáng tạo một tác phẩm”.

Vâng, đúng như ước vọng của chị, con gái chị một nguời thụ hửởng toàn vẹn nền giáo dục văn hoá phương tây, lại du học văn hóa Trung Hoa để rồi  nói tiếng Việt giọng Huế nguyên lành chất Huế.

Nguời Việt Nam thành đạt ở nuớc ngoài không ít, những câu chuyện mẹ con ở ngoài đời của nguời Việt ta cũng không thiếu chuyện hay, nhưng trình bày ra, kiến tạo nên  một cuốn sách độc đáo như cuốn Thư gửi con của giáo sư Thái Kim Lan thì thật là một hành động dấn thân mạnh bạo, một cống hiến hết mình.

Thư gửi con của tác giả Thái Kim Lan không phải là một tập truyện ngắn, không phải là một tiểu thuyết, không phải là một tập thơ, cũng không phải là một công  trình khảo cứu, lý luận phê bình… nhưng đó đích thực là một tác phẩm văn học độc đáo hiếm có xuất hiện trong làng sách Việt năm 2012. Thiết nghĩ rằng chúng ta hãy ôm tác phẩm ấy vào lòng như ôm lấy một người bạn thân thiết tri kỷ mà không bao giờ muốn rời xa nữa.

Tôi viết bài này không chỉ để gửi đến chị Thái Kim Lan, một tác giả mà tôi vô cùng ngưỡng mộ, hơn thế tôi muốn gửi đến các bà mẹ trẻ, các cô thiếu nữ và cả các em bé gái mới mười hai, mười ba còn đang “hồng hồng tuyết tuyết”, các em ạ hãy đọc cuốn sách này rồi đủng đỉnh khoan thai bước vào đời , ta sẽ tự mình tìm thấy hạnh phúc.

Hà Nội vào thu 19/9/2012.

Nhà văn Lê Phương Liên

The post Một cuốn sách hiếm – “Thư gửi con” (Giáo sư triết học Thái Kim Lan, NXB Phụ nữ, 2012) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
“Truyện một cái thuyền đất” (Nguyễn Tuân, NXB Kim Đồng, 2017) https://docsachcungcon.com/truyen-mot-cai-thuyen-dat-nguyen-tuan-nxb-kim-dong-2017/ Wed, 30 Aug 2017 20:03:19 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=13230 Nhà văn Nguyễn Tuân  xuất hiện trong nền văn học hiện đại Việt Nam với một phong cách văn học độc đáo từ tác phẩm Vang bóng một thời. Đi theo cách mạng và kháng chiến, tới những năm 1957, 1958 cùng các nhà văn xây nền đắp móng cho văn học thiếu nhi Việt Nam, ...

The post “Truyện một cái thuyền đất” (Nguyễn Tuân, NXB Kim Đồng, 2017) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Nhà văn Nguyễn Tuân  xuất hiện trong nền văn học hiện đại Việt Nam với một phong cách văn học độc đáo từ tác phẩm Vang bóng một thời. Đi theo cách mạng và kháng chiến, tới những năm 1957, 1958 cùng các nhà văn xây nền đắp móng cho văn học thiếu nhi Việt Nam, Nguyễn Tuân đã để lại cho bạn đọc thiếu nhi tác phẩm Truyện một cái thuyền đất.

Tác phẩm đã đưa bạn đọc trở về một bến sông ngàn năm xưa… mà vẫn như hôm nay, vẫn như ngày mai… có khói bay nhè nhẹ, có tiếng sóng vỗ vào bờ, có cây đa, cây bàng, có quán nước và… chuyện tình yêu.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã từng nổi tiếng với truyện ngắn Những chiếc ấm đất(Vang bóng một thời), ông đã từng nhâm nhi từng câu chữ, nâng niu thưởng thức chậm rãi vẻ đẹp của những chiếc ấm đất dùng để pha trà… Từ đấy, ông đã đi đến tận nơi sản xuất ra những chiếc ấm đất, đó là làng Bát Tràng bên bờ sông Hồng, nơi đối diện nhìn sang đất Thăng Long – Hà Nội.

Có lẽ chúng ta đều đã từng dùng những cái bát, cái đĩa được sản xuất từ làng Bát Tràng… Nhưng không phải ai cũng đã có dịp đến Bát Tràng và cũng không phải ai cũng có thể biết được đời sống của những con người đã làm ra cái bát cái đĩa như thế nào?

Truyen_mot_cai_thuyen_dat

Truyện một cái thuyền đất giản dị như một truyện dân gian cổ tích, truyện kể về cô Sao một cô thợ vẽ hoa trên bát đĩa trước khi đưa vào lò nung để thành bát sứ. Cô thương nhớ mong đợi anh Tạ, người chở thuyền đất nguyên liệu đến bán cho làng Bát Tràng để làm bát đĩa.

Nói chuyện về tình cảm nam nữ với trẻ em, nhà văn Nguyễn Tuân đã có một cách viết rất trong sáng. Khi kể về nỗi nhớ nhung, về cách hẹn hò của người thợ gốm sứ, nhà văn cho cô Sao đã nặn ra những cái hình khi thì gốc đa, khi thì cổng đình, khi thì giếng nước… Thật là giống như đồ chơi con trẻ.

Bạn đọc cũng sẽ được gặp gỡ với cụ Một, người thợ làng Bát Tràng, một nhân vật như người ông gần gũi nhân hậu, cảm thông chia sẻ với cô Sao và anh Tạ cứ như một ông Bụt hiển hiện giữa đời lam lũ… Chẳng hiểu sao khi đọc đến đoạn cô Sao vì nhớ anh Tạ mà vẽ ra cả cái thuyền vào bát sứ, tôi bỗng nhận ra một tình cảm lãng mạn chan chứa như là cảm giác của thiên truyện nổi tiếng Cánh buồm đỏ thắm (Aleksandr Grin).

Nhà văn Nguyễn Tuân quả là một bậc thầy văn chương khi ông đã viết nên một thiên truyện vừa lãng mạn lại vừa cổ điển về tình cảm lứa đôi nam nữ dẫn đến hôn nhân vợ chồng rất mộc mạc. Nhà văn đã nêu một chứng minh rõ ràng cho câu nói: “Không phải là viết về cái gì mà lại viết như thế nào cho trẻ em”.

Quả là giống như những truyện cổ tích viết về “người đẹp” và “quái vật” vẫn là văn học cho thiếu nhi. Truyện một cái thuyền đất là một thiên truyện quý giá, tìm đọc và hiểu được cái hay của câu chuyện đó giống như bạn đã hiểu được sự tinh túy của nghề gốm sứ Bát Tràng.

Các bạn thân mến, Truyện một chiếc thuyền đất của nhà văn Nguyễn Tuân được chọn lọc in lại cùng những cuốn sách quý trong dịp kỷ niệm 60 năm NXB Kim Đồng thành lập, chính là một dịp đưa bạn đọc  đến một viện bảo tàng, bạn sẽ được mở một kho tàng văn học, bạn sẽ được những viên ngọc quý. Những “viên ngọc quý” ấy bạn không dễ dàng có ngay, hãy đọc và cảm nhận câu chữ trong nhịp đập của trái tim mình. Chúc các bạn có niềm vui khai sáng khi đọc sách.

Nhà văn Lê Phương Liên (bài đã đăng trên trang zing.vn)

The post “Truyện một cái thuyền đất” (Nguyễn Tuân, NXB Kim Đồng, 2017) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
“Hai làng Tà Pình và Động Hía” (Bắc Thôn, NXB Kim Đồng, 2017 https://docsachcungcon.com/hai-lang-ta-pinh-va-dong-hia-bac-thon-nxb-kim-dong-2017/ Wed, 30 Aug 2017 19:50:09 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=13227 Trong nhiều năm trước đây, có một nhà thơ trẻ (anh Nguyễn Đức Quang nay là Tổng biên tập báo Thiếu niên Tiền phong) đã đi tìm mãi không biết ông Bắc Thôn tác giả Hai làng Tà Pình và Động Hía là ai? Bắc Thôn không phải là một nhà văn chuyên nghiệp, ông đã tham ...

The post “Hai làng Tà Pình và Động Hía” (Bắc Thôn, NXB Kim Đồng, 2017 appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Trong nhiều năm trước đây, có một nhà thơ trẻ (anh Nguyễn Đức Quang nay là Tổng biên tập báo Thiếu niên Tiền phong) đã đi tìm mãi không biết ông Bắc Thôn tác giả Hai làng Tà Pình và Động Hía là ai?

Bắc Thôn không phải là một nhà văn chuyên nghiệp, ông đã tham gia quân đội từ năm 1946, ông đã từng là chính trị viên đại đội thuộc sư đoàn 312, tham gia các chiến dịch Mộc Châu, Sơn La, Tây Tiến, Điện Biên Phủ… Sau này ông là một nhà báo và mất lặng lẽ ở Hà Nội vì bệnh nặng từ năm 1967…

Hai làng Tà Pình và Động Hía được tác giả Bắc Thôn kể từ một câu chuyện có thật ông được biết trong thời gian bị lạc đơn vị, sống với đồng bào miền núi. Truyện về tình bạn của em bé Vừ A Sình người Mèo (Tà Pình) và em bé Triệu Đại Mã người Mán (Động Hía) ra đời từ năm 1958 đã được bạn đọc rất mến mộ và được tái bản nhiều lần.

Năm 1992, cuộc tìm kiếm của những người trẻ hâm mộ tác giả Bắc Thôn đã đi đến đích! Biết được tên thật của ông là Nguyễn Tuấn San, em ruột nhà thơ Thâm Tâm (tên thật là Nguyễn Tuấn Trình) tác giả bài thơ Tống biệt hành nổi tiếng, thế là câu hỏi về thành công đột xuất của ông trong tác phẩm Hai làng Tà Pình và Động Hía phần nào đã được “giải mã” từ truyền thống văn học của gia đình ông.

Hai_lang_Ta_Pinh_va_Dong_Hia

Đưa bạn đọc lên “tận mây xanh”, rồi kể lại cho chúng ta những truyện xưa cũ mâu thuẫn truyền đời giữa hai làng từ chuyện một con ngựa quý của ông Thống lý người Mèo bị ông vua người Mán chém chết mà thành một mối thù hằn hết đời này sang đời khác, đến cả trẻ con làng Mèo không chơi với trẻ con làng Mán. Thế rồi đến một ngày kia hai cậu bé Mán và Mèo đã phá lệ làng chơi với nhau và rồi một ngày quân Pháp kéo đến, cậu bé người Mán Động Hía Triệu Đại Mã đã bỏ mình để cứu làng Mèo Tà Pình.Mở đầu câu chuyện, tác giả Bắc Thôn đã đưa bạn đọc đến hai làng Tà Pình và Động Hía: “Trên các miền rừng núi, người Mèo và người Mán thường ở rất cao. Mãi tận đỉnh núi, hay mãi tận mây xanh cũng được. Người ta thường gọi đó là những rẻo cao hẻo lánh của tổ quốc chúng ta…”

Thuở ấu thơ, hễ đọc đến những trang cuối của cuốn sách, nước mắt tôi cứ trào ra xót thương, xúc động… Ôi, mong sao hai làng đừng bao giờ thù hằn nhau nữa!

Ngày ấy, chuyện mâu thuẫn giữa hai làng ở bên cạnh nhau như hàng xóm láng giềng hình như không phải chỉ có ở trên núi cao. Ở dưới đồng bằng cũng có không ít những đôi làng như vậy. Tôi nhớ ngày tôi đi dạy học về vùng nông thôn có dịp đã được nghe giới thiệu về hai làng A và B ở bên nhau: “Cô giáo ơi, hai cái làng này cứ như là “Hai làng Tà Pình và Động Hía” ấy!” Thế đấy các bạn ạ, đã có một thời cụm từ “Hai làng Tà Pình và Động Hía” là để chỉ hai làng bên cạnh nhau và có mâu thuẫn truyền đời!

Ngày nay những đỉnh núi cao, đến cả nơi cao nhất như đỉnh Phan-xi-păng cũng không còn cao và xa nữa, hình như ai cũng có thể đến được. Người Mèo và người Mán cũng không còn xa lạ với những thành phố lớn hiện đại…

Thế nhưng câu chuyện “Hai làng Tà Pình và Động Hía” thù ghét nhau truyền đời dường như vẫn còn lẩn quất đâu đây. Câu chuyện của tác giả Bắc Thôn kể dường như vẫn là những lời nhắc nhở chúng ta hôm nay, hãy vì trẻ thơ mà xóa đi những làn ngăn cách vô hình vẫn còn là rào cản tình người thương mến nhau…

Nhà văn Lê Phương Liên (bài đã đăng trên trang zing.vn)

The post “Hai làng Tà Pình và Động Hía” (Bắc Thôn, NXB Kim Đồng, 2017 appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
“Anh chàng hiệp sĩ gỗ” của Kim Lân (NXB Kim Đồng, 2017) https://docsachcungcon.com/anh-chang-hiep-si-go-cua-kim-lan-nxb-kim-dong-2017/ Wed, 30 Aug 2017 19:20:13 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=13223 Tôi còn nhớ vào khoảng năm 1996, khi làm biên tập Tủ sách vàng cho nhi đồng, tôi có đến gặp nhà văn Kim Lân để xin ông bản thảo làm tái bản truyện Ông Cản Ngũ. Trong căn nhà cổ kính ở Ngõ Hạ Hồi, vừa pha ấm trà mời tôi uống, nhà văn Kim ...

The post “Anh chàng hiệp sĩ gỗ” của Kim Lân (NXB Kim Đồng, 2017) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tôi còn nhớ vào khoảng năm 1996, khi làm biên tập Tủ sách vàng cho nhi đồng, tôi có đến gặp nhà văn Kim Lân để xin ông bản thảo làm tái bản truyện Ông Cản Ngũ.

Trong căn nhà cổ kính ở Ngõ Hạ Hồi, vừa pha ấm trà mời tôi uống, nhà văn Kim Lân vừa chậm rãi nói: “Này cô ạ, tôi có một truyện mà tôi thích hơn truyện Ông Cản Ngũ!”. Tôi háo hức hỏi: “Dạ, truyện gì ạ?”. Ông cười: “Truyện Anh chàng hiệp sĩ gỗ, dạo năm 1957, 1958 in lần đầu tiên, sau rồi lại bị phê phán, người ta hiểu nhầm tôi đấy, thực ra truyện đó có ý nghĩa với thiếu nhi còn hơn Ông Cản Ngũ!”

Thế là dịp tái bản lại năm ấy, cuốn sách của nhà văn Kim Lân trong bộ Tủ sách vàng cho nhi đồng đã có hai truyện: Ông Cản Ngũ và Anh chàng hiệp sĩ gỗ.

Khi đọc Anh chàng hiệp sĩ gỗ, ta như bước vào một thế giới vừa quen vừa lạ. Thật là quen thuộc khi mở truyện tác giả đưa ta về một bến sông quê, một cái chợ bên sông với những tiếng rao mời, với âm thanh xôn xao mua bán quen thuộc.

Ta lại được trở về với một cảnh xưa khi những ông cụ làm nghề múa rối rong còn đi biểu diễn khắp chợ cùng quê… Có lẽ rạp múa rối rong là rất lạ với trẻ em hôm nay, lạ hơn nữa khi các em được làm quen với một  nhân vật “hiệp sĩ”! Tuy lạ mà là quen!

Giờ đây trẻ em hàng ngày chơi những đồ chơi “siêu nhân” xuất phát từ loạt các phim hoạt hình của điện ảnh Mỹ, Nhật… miêu tả các nhân vật có những khả năng đặc biệt chuyên làm những việc diệt gian trừ bạo. “Anh chàng hiệp sĩ gỗ” của nhà văn Kim Lân ra đời trước các “siêu nhân” hình dáng tuy khác nhau, nhưng đời sống tâm tư hình như cùng một dòng tráng sĩ nghĩa cử hành hiệp.

Câu chuyện đưa chúng ta vào một thế giới tưởng tượng trong một đêm giao thừa tại bến chợ bên sông. Nào chúng ta hãy cùng tưởng tượng, cùng hòa nhập vào vai anh chàng hiệp sĩ gỗ, đang muốn biến thành người thật để ra tay làm việc nghĩa.

Đọc sách là một việc mở trí tưởng tượng của mình như mở một kênh truyền hình, để ta nhập vào vai nhân vật. Từng câu chữ sẽ hòa vào từng nhịp tim nhịp thở của chúng ta, để chúng ta hiểu ra vì sao anh chàng hiệp sĩ gỗ đã từ chối giết cô gái nhỏ, trong đêm giao thừa hành động cuối cùng của anh là ra tay với mụ phù thủy…

Thế là chàng hiệp sĩ muốn đi diệt ác trừ bạo để cứu người yếu đuối, hóa ra anh đã phải dùng đến võ thuật cao cường nhất để giải thoát chính mình ra khỏi kiếp người gỗ.

Nhà văn Kim Lân – người con của làng quê Bắc Ninh cổ truyền đã để lại cho người đọc chúng ta một truyện ngắn lưu giữ những câu chữ như một bộ sưu tập đồ cổ mà vẫn đủ sức gợi mở những cảnh tượng sống động, giúp cho trẻ em hiện đại được hiểu sâu sắc hơn văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập, NXB Kim Đồng đã in lại một số tác phẩm quý trong đó có Anh chàng hiệp sĩ gỗ của nhà văn Kim Lân, thiết nghĩ rằng đây không chỉ là một dịp tri ân các nhà văn tiền bối mà còn là một dịp giúp bạn đọc tìm về cội nguồn  bẳn sắc của văn học thiếu nhi Việt Nam.

Mùa xuân 2017

Nhà văn Lê Phương Liên (bài đã đăng trên trang zing.vn)

The post “Anh chàng hiệp sĩ gỗ” của Kim Lân (NXB Kim Đồng, 2017) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tọa đàm “Những cánh thư nối vòng tay lớn” https://docsachcungcon.com/toa-dam-nhung-canh-thu-noi-vong-tay-lon/ Wed, 23 Aug 2017 15:40:31 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=13176 Sáng thứ Tư ngày 23/08/2017 đã diễn ra buổi tọa đàm “Những cánh thư nối vòng tay lớn” trong khuôn khổ Hội chợ sách Quốc tế Việt Nam tại công viên Thống Nhất. Cũng nhân dịp này và kỷ niệm 30 năm Việt Nam tham gia Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU (1987-2017), Nhà ...

The post Tọa đàm “Những cánh thư nối vòng tay lớn” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Sáng thứ Tư ngày 23/08/2017 đã diễn ra buổi tọa đàm “Những cánh thư nối vòng tay lớn” trong khuôn khổ Hội chợ sách Quốc tế Việt Nam tại công viên Thống Nhất.

Cũng nhân dịp này và kỷ niệm 30 năm Việt Nam tham gia Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU (1987-2017), Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông giới thiệu 2 cuốn sách: Các bức thư giải Nhất Thế giới (1972 – 2016), Những bức thư đoạt giải Nhất Quốc gia (Dấu ấn 30 năm Việt Nam tham gia Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU).

Buổi tọa đàm có sự tham dự của đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo Quốc gia Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 46. Nhà thơ Lê Phương Liên, nhà báo Nguyễn Đức Quang, TSGD Nguyễn Thụy Anh, cô giáo Dương Hồng Hạnh và em Nguyễn Thị Thu Trang – giải Nhất Quốc tế và Nhất Quốc gia Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 45 đã giao lưu với độc giả và chia sẻ những câu chuyện xung quanh cuộc thi.

Nhà báo Nguyễn Đức Quang

Nhà văn Lê Phương Liên

Hai diễn giải đã có những chia sẻ chân tình về cuộc thi

Hàng triệu bài dự thi gửi đến từ khắp mọi miền của tổ quốc, ban giám khảo đã phải làm việc nghiêm túc để có thể tìm ra chủ nhân của giải nhất quốc gia, phải đáp ứng được các tiêu chí của cuộc thi.Với cương vị là giám khảo, nhà văn Lê Phương Liên và nhà báo Nguyễn Đức Quang đã rất bất ngờ với những gì mà các bạn đã thể hiện trong các bức thư. Ban giám khảo không cần phải gợi ý, dẫn dắt chi tiết mà trong đầu các bạn đã có đầy những ý tưởng, họ chỉ hướng dẫn thêm cho các bạn kỹ thuật viết để bức thư được hoàn thiện hơn.

Với câu trả lời là từ khóa “bất ngờ” thì bạn Trương Quốc Triệu lớp 7H trường Lê Ngọc Hân đã được chính tay cô Thụy Anh trao tặng một món quà chính là một chiếc hộp bí mật. Với sự háo hức, tò mò, Triệu đã cùng với các bạn khám ngay món quà và tất cả òa lên vì bất ngờ. Đó chính là thông điệp mà diễn giả muốn gửi đến các bạn khi viết thư. Vậy làm thế nào để có thể tìm được cảm hứng, không chỉ là viết thư UPU? là câu hỏi mà bạn Dương Trà My (lớp 9 trường Lê Ngọc Hân) đã hỏi cô Thụy Anh. Đáp án vừa khó nhưng cũng rất đơn giản, chúng ta cần phải “sống” thực sự, quan sát thế giới xung quanh và hãy tự đặt câu hỏi cho chính bản thân mình.

Chủ nhân của món quà do cô Thụy Anh mang tới

Bất ngờ chưa?

Nguyễn Thị Thu Trang – giải Nhất Quốc tế và Nhất Quốc gia Cuộc thi Viết thư Quốc tế UPU lần thứ 45

Cô giáo Dương Hồng Hạnh

MC Hoàng Anh

Cũng trong chương trình ngày hôm nay, chị Hoàng Hương Thủy (8A, PTCS Tam Khương, Đống Đa, Hà Nội), giải Nhất Quốc gia – giải Khuyến Khích Quốc tế với đề tài: “Bức thư của một thủy thủ trên tàu Christopher Columbus khi tìm ra châu Mỹ gửi cho một em bé ở thế kỷ 20” năm 1992 đã đến và chia sẻ với các em học sinh về câu chuyện UPU của chị.

Chị Hoàng Hương Thủy (8A, PTCS Tam Khương, Đống Đa, Hà Nội), giải Nhất Quốc gia – giải Khuyến Khích Quốc tế

Thu Trang và cô Thụy Anh

Một mùa UPU mới lại đến, xin chúc cuộc thi thành công, mong các bạn hãy cứ thỏa sức thể hiện ý tưởng của mình để gửi đến Ban giám khảo nhé!

The post Tọa đàm “Những cánh thư nối vòng tay lớn” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Nhớ thầy Đoàn Giỏi https://docsachcungcon.com/nho-thay-doan-gioi/ Thu, 04 May 2017 22:33:13 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=12336 Tôi còn nhớ vào một ngày cuối mùa xuân, đầu tháng 4 năm 1989, nhà thơ Phạm Hổ gọi điện thoại tới Ban biên tập NXB Kim Đồng, giọng ông xúc động nghẹn ngào : “Anh Đoàn Giỏi mất…”. Thật là quá đột ngột với chúng tôi, tưởng như hình ảnh nhà văn Đoàn Giỏi ...

The post Nhớ thầy Đoàn Giỏi appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tôi còn nhớ vào một ngày cuối mùa xuân, đầu tháng 4 năm 1989, nhà thơ Phạm Hổ gọi điện thoại tới Ban biên tập NXB Kim Đồng, giọng ông xúc động nghẹn ngào : “Anh Đoàn Giỏi mất…”. Thật là quá đột ngột với chúng tôi, tưởng như hình ảnh nhà văn Đoàn Giỏi với tẩu thuốc ngậm trên môi, thoáng một nụ cười ngạo nghễ, giơ tay chào tạm biệt mọi người để lên đường vào Thành phố Hồ Chí Minh, như còn hiển hiện… thế mà chuyến đi của ông về thăm lại quê hương Nam bộ đã là chuyến đi xa mãi mãi…

Nhà văn Đoàn Giỏi

…Tôi được đọc Đoàn Giỏi từ bản in đầu tiên 1957, từ những ngày mới biết chữ. Văn của Ông hoàn toàn mới lạ với người Hà Nội ngày ấy. Nhờ Đoàn Giỏi mà người đọc được thả hồn vào tận nơi xa xôi mờ mịt đằng sau Vĩ tuyến 17… Để biết cây đước Cà Mau, những dòng kênh rạch dọc ngang, tiếng chèo động nước rổn rảng… Để rồi trí tưởng tượng đưa mình đến con sông Tiền, sông Hậu mêng mang… Thấp thoáng xanh biếc lá dừa nước bay trong gió, văng vẳng tiếng đàn kìm và giọng ca vọng cổ đâu đây… Ngày ấy chưa có ti vi, chưa có phim ảnh gì nhiều… Cuốn Đất rừng phương Nam với cuộc phiêu lưu hấp dẫn hồi hộp của chú bé An đã đến với học trò miền Bắc thập kỷ 60, 70… như một món quà kỳ diệu thỏa lòng mơ ước bay cao bay xa… Khi đất nước còn bị chia cắt Bắc Nam, Đất rừng phương Nam là một lời vẫy gọi nóng bỏng, thôi thúc hàng triệu trái tim thanh thiếu niên muốn ra đi, muốn được đặt chân đến tận mũi Cà Mau, đến rừng U Minh để mà biết được những chuyện kỳ lạ của một vùng rừng ngập mặn, để được gặp gỡ với những con người nhân hậu hào phóng. Không phải chỉ có Đất rừng phương Nam, nhà văn Đoàn Giỏi còn có một loạt các truyện ký, tùy bút như Ngọn tầm vông, Cây đước Cà Mau, Cá bống mú, Chim bay trên trời HàNội, Tiếng gọi ngàn… Những cuốn sách đã được viết trong nỗi nhớ da diết vời vợi của người Nam Bộ xa quê. Tình cảm đó đã được chia sẻ, được nhân lên trong trái tim người đọc: người miền Nam tập kết và cả người miền bắc chưa từng biết vùng châu thổ sông Cửu Long… Sẽ có bạn thắc mắc rằng vì sao một nhà văn Nam Bộ lại sớm chiếm được cảm tình với người dân Hà Nội vốn đã quen với văn phong lịch lãm của Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan… Chúng ta hãy cùng nhớ lại rằng nhà văn Đoàn Giỏi tập kết ra Bắc, sống ở Hà Nội và bước vào con đường văn học lúc ông mới ngoài 30 tuổi (Nhà văn Đoàn Giỏi sinh năm 1925), trong bài viết “Nguyễn Huy Tưởng – một người thầy – một người bạn – một người anh“, Đoàn Giỏi đã bộc bạch cảm xúc: “Điều anh (Nguyễn Huy Tưởng) luôn nhắc nhở tôi là chú trọng sắc thái địa phương nhưng đừng có abusé (lạm dụng) ngôn ngữ…

anh sach dat rung phuong nam

Tác phẩm “Đất rừng phương Nam” do NXB Kim Đồng phát hành các năm

Với lời khuyên chí tình như thế nhà văn Đoàn Giỏi đã sáng tạo ra một lối văn riêng, văn chương trong Đất rừng phương Nam thật đậm đà phong vị Nam bộ, nhưng hoàn toàn hòa nhập cùng một dòng chảy chung của ngôn ngữ Việt Nam. Đoạn mở đầu Đất rừng phương Nam: “Có lẽ từ hôm trước bước lên xóm chợ này, mình đã bắt đầu cuộc sống lưu lạc rồi chăng? Những đêm giật mình thức giấc nằm nghe tiếng gió rít thê lương từ các cánh đồng xa mông quạnh và lắng nghe tiếng nước chảy ào ào dưới chân cầu nước… bắc ra con kênh thẳng tắp chạy dài vô tận trước ngôi chợ này, tôi vẫn thường vơ vẩn nghĩ vậy…

Theo tôi, cái tài tình của đoạn văn này là người đọc thẩm thấu được dòng cảm xúc “tiếng nước”, “tiếng gió” trong một câu văn dài rộng miên man gợi tả miền sông nước Nam Bộ mà không hề có một tiếng địa phương nào xuất hiện. Tiếng nói Nam Bộ trong Đất rừng phương Nam chỉ xuất hiện ở những dòng đối thoại, trong lời của nhân vật. Trong những đoạn dẫn chuyện, miêu tả, lời tác giả hoàn toàn viết bằng một ngôn ngữ chuẩn mực tiếng Việt. Nếu đọc kỹ hơn nữa Đất rừng phương Nam ngoài những cảm xúc “vùng miền” ta bỗng nhận ra một chiều sâu trong tâm trạng của chú bé An (nhân vật chính) và vì thế ta mới cảm nhận được tầm vóc nhân văn của tác phẩm. Từ thủa ấu thơ trong tâm trí tôi vẫn văng vẳng câu văn tâm sự của An trong cuộc phiêu dạt: “Mình như chiếc lá rơi xuống dòng sông, nước trôi tới đâu mình đi tới đó…”. Phải chăng đó chính là nỗi niềm thương cảm của tác giả trước số phận của những đứa trẻ ngây thơ non nớt bị lâm vào cảnh bơ vơ trong cuộc chiến tranh. Chiến tranh thực sự là đau khổ, những đứa trẻ bị lạc khỏi bàn tay ôm ấp của mẹ cha, phải rời xa tổ ấm gia đình, đột nhiên phải đối mặt với những thử thách vượt quá sức chịu đựng của một tâm hồn non dại… Chiến tranh đâu phải là một cuộc đi chơi thú vị, một chuyến du lịch sang trọng… Chú bé An trong Đất rừng phương Nam thực sự bị lâm nạn, rơi vào cuộc phiêu bạt giang hồ… Tuy nhiên tác giả đã không đẩy nhân vật An đến bi kịch, đến thảm cảnh hay cái chết đau đớn, An đã tìm được hơi ấm của tình người trong miền rừng sâu thẳm ngập nước đó là tình mộc mạc nguyên sơ biết chia sẻ đùm bọc đứa trẻ trong loạn ly… Đó là tình nảy nở giữa cảnh ngộ bất thường trong cuộc kháng chiến vô cùng ác liệt…Đó cũng chính là cái Tâm của người viết- nhà văn Đoàn Giỏi.

anh sach doan gioi

Một số tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi đã xuất bản

… Là một người may mắn được gặp gỡ và được là học trò của nhà văn Đoàn Giỏi khi ông còn tại thế nên tôi cũng đã được trò chuyện với ông nhiều lần. Ông có một giọng nói Nam Bộ giầu âm sắc, nhưng rất dễ nghe. Khi học ở Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ – Quảng Bá ( 1974-1975) tôi là học viên được đưa tác phẩm thực tập của mình để ông góp ý… Mỗi khi đến ngôi nhà ở phố Cổ Tân, hai thầy trò ngồi đàm đạo bên ấm trà ông thường hay nhắc đến việc quan sát các con vật, đến các loài cá, những con rùa, những con chim bay di cư theo mùa… Giọng nói của ông đượm một nỗi niềm như muốn chia sẻ tình thương với cả những con vật, những cỏ cây không biết nói tiếng người… Ông bảo rằng : “Mình phải học tự nhiên, hiểu tự nhiên, theo tự nhiên…” Ông không nói nhiều về câu chữ, về cái “Vỏ” của chữ . Ông nói về “Hồn” của chữ, nhà văn Đoàn Giỏi cũng như nhà văn Võ Quảng đều nói rằng : ” Người có Tâm mới là người có Văn”.

Nghĩ đến văn Đoàn Giỏi, tôi thật tâm đắc với nhà văn Ma Văn Kháng trong bài viết có tựa đề “Đoàn Giỏi- Những trang văn nặng tình đất nước” đã có nhận xét : “…Ông (nhà văn Đoàn Giỏi) viết về thổ sản miền Nam hay như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng viết về thổ sản đất Bắc. Không phải là không có lý khi nhà thơ Hoài Anh gọi ông là cái gạch nối văn hóa thông minh giữa hai miền Nam- Bắc.”

Vào những ngày cuối Xuân sang Hạ khi những tiếng mưa rào đầu tiên vỡ òa trên phố phường Hà Nội, tôi chợt nhớ về mùa mưa phương Nam, nhớ về những trang văn đầu tiên đưa hồn tôi về Đất rừng phương Nam… Tôi bỗng nhớ về nhà văn Đoàn Giỏi.

Nhà văn Lê Phương Liên (Cuối mùa xuân 2017)

Theo báo Người Hà Nội

The post Nhớ thầy Đoàn Giỏi appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>