Nguyễn Thụy Anh – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con https://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Fri, 05 Jan 2024 10:44:14 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 “Chào tiếng Việt” khơi dậy tình yêu đất nước https://docsachcungcon.com/chao-tieng-viet-khoi-day-tinh-yeu-dat-nuoc/ Fri, 05 Jan 2024 10:43:54 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23471 Bộ sách “Chào tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Thụy Anh với hai cuốn đầu là “Cấp độ 1: Ra khơi”, “Cấp độ 2: Khám phá”, do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, vừa đoạt giải A – Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ sáu năm 2023. Thể hiện thú vị, ...

The post “Chào tiếng Việt” khơi dậy tình yêu đất nước appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Bộ sách “Chào tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Thụy Anh với hai cuốn đầu là “Cấp độ 1: Ra khơi”, “Cấp độ 2: Khám phá”, do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, vừa đoạt giải A – Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ sáu năm 2023.

Thể hiện thú vị, khoa học với nhiều cấp độ, bộ sách giúp trẻ em, đặc biệt là cộng đồng người Việt ở nước ngoài thêm yêu và có động lực học tiếng Việt, tìm hiểu văn hóa Việt.

Tác giả Nguyễn Thụy Anh đã có 30 năm tham gia vào lĩnh vực giáo dục, 17 năm học tập, trải nghiệm ở Nga về chuyên ngành ngôn ngữ và giáo dục học, là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học Nga cũng như có nhiều sáng tác văn học.

Sống và tham gia các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển tiếng Việt ở nước ngoài, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh thấy rằng, những gia đình người Việt ở nước ngoài có ý thức về việc dạy tiếng Việt cho con em nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Tài liệu về giảng dạy tiếng Việt không hẳn thiếu nhưng tài liệu thực sự phù hợp tâm lý trẻ em thì hiếm. Mong muốn viết một bộ tài liệu về dạy tiếng Việt cho trẻ em dễ học, dễ hiểu cũng là điều chị nung nấu nhiều năm.

Không dừng ở đó, sau hơn 10 năm trở về nước, nhà giáo dục học Nguyễn Thụy Anh vẫn tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động gắn bó với trẻ em thông qua hoạt động của Câu lạc bộ “Đọc sách cùng con” ở nhiều địa phương, với mục đích kích thích việc đọc sách trong trẻ nhỏ và tạo cho các em có hoạt động trải nghiệm thú vị với sách. Chị đã ghi nhớ và trao lại những tổng kết mình tích lũy trong suốt quá trình đó qua bộ sách “Chào tiếng Việt”.

Bộ sách hướng đến đối tượng trẻ em từ 6 đến 15 tuổi, đưa những kiến thức về tiếng Việt nhẹ nhàng, sinh động với nhiều hình thức để các em luôn vui vẻ, hứng thú với môn học; thông qua đó, trẻ em sẽ biết vận dụng những điều đã học vào thực tế.

”Chào tiếng Việt” dự kiến gồm 6 cấp độ tương đương với 6 chặng đường của các nhân vật trong quá trình trải nghiệm, khám phá tiếng Việt với yêu cầu ngày càng nâng cao sau mỗi cấp độ. Trong đó, 2 cuốn “Cấp độ 1: Ra khơi” và “Cấp độ 2: Khám phá” đã được Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành. Ở “Ra khơi”, các em chủ yếu được làm quen với tiếng Việt, với các chữ cái, hệ thống phụ âm, nguyên âm, thanh điệu… Còn đến “Khám phá”, các em sẽ bắt đầu chặng đường khám phá tiếng Việt qua các câu chuyện, tình tiết lôi cuốn. Cuốn này tập trung phát triển về khẩu ngữ cũng như các kỹ năng giao tiếp…

Bộ sách được biên soạn theo định hướng hoạt động, hướng dẫn phương pháp khai thác ngữ liệu bằng các hoạt động học. Các câu chuyện, đoạn hội thoại, trò chơi, câu đố, thơ ca, đồng dao, âm nhạc, phim hoạt hình, phim tư liệu, đoạn audio… giúp các em có động lực học tiếng Việt trong môi trường không có tiếng Việt và giữ được nhu cầu học lâu dài. Các bài tập, nhiệm vụ có sự kết nối, giao lưu với văn hóa và ngôn ngữ nơi các em sinh ra, lớn lên và gắn bó.

Tác giả Nguyễn Thụy Anh chia sẻ: “Đây là món quà mà tôi đã ấp ủ rất lâu, để tặng cho đồng bào xa Tổ quốc với việc đồng hành cùng các gia đình nhằm gìn giữ tiếng Việt. Với bộ sách này, tiếng Việt đầu tiên và ít nhất phải trở thành cảm xúc rất tự hào, tích cực, hạnh phúc trong tim của những đứa trẻ, giúp các em có được gợi ý nào đó hay cảm xúc, hứng thú đối với tiếng Việt; đồng thời hỗ trợ thầy cô giáo, bố mẹ trong việc đưa tiếng Việt đến các em, là cơ hội cho những người Việt trò chuyện với nhau”.

Về bộ sách được trao giải A – Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ sáu, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Ủy viên Thường trực Hội đồng giải thưởng sách quốc gia Đỗ Quang Dũng nhận định, bộ sách “Chào tiếng Việt” nhận được sự đồng thuận cao. Bộ sách khiến người đọc cảm thấy xúc động, vì người viết không lấy một mô típ nào của nước ngoài mà bằng trải nghiệm của bản thân, chọn các vấn đề, sự kiện, câu chuyện, hoạt động thuần Việt để tạo nên.

“Chào tiếng Việt” đã có mặt ở nhiều quốc gia, như Đức, Bỉ, Ba Lan, Áo, Pháp, Czech, Nhật Bản, Malaysia… và được cộng đồng người Việt đón nhận tích cực. Bộ sách dự kiến hoàn thành cả 6 cấp độ vào năm 2025, đáp ứng nhu cầu dạy và học tiếng Việt cho trẻ em ở nước ngoài, góp phần khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, quảng bá tiếng Việt và văn hóa Việt ra thế giới.

 

Nhi An – Bài viết đăng tải trên Hà Nội mới số ngày 02/01/2024.

The post “Chào tiếng Việt” khơi dậy tình yêu đất nước appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Chào tiếng Việt giải A sách quốc gia và khi nhà thơ làm khoa học https://docsachcungcon.com/chao-tieng-viet-giai-sach-quoc-gia-va-khi-nha-tho-lam-khoa-hoc/ Fri, 05 Jan 2024 10:36:00 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23464 Trao giải cao nhất cho bộ sách Chào tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, Hội đồng giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 6 năm 2023 nhận xét ‘tác giả Nguyễn Thụy Anh đã một mình làm nên một kỳ công đáng ngưỡng mộ’. Tác giả Nguyễn Thụy Anh vừa nhận ...

The post Chào tiếng Việt giải A sách quốc gia và khi nhà thơ làm khoa học appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Trao giải cao nhất cho bộ sách Chào tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, Hội đồng giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 6 năm 2023 nhận xét ‘tác giả Nguyễn Thụy Anh đã một mình làm nên một kỳ công đáng ngưỡng mộ’.

Tác giả Nguyễn Thụy Anh vừa nhận giải A Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 6 cho bộ sách dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài, vào tối 29-12.

Bộ sách thuộc lĩnh vực khoa học sư phạm của nữ nhà thơ là một trong hai bộ sách được trao giải A.

Tác giả Nguyễn Thụy Anh (thứ hai từ phải sang) nhận giải A Giải thưởng Sách quốc gia – Ảnh: NVCC

 

Chào tiếng Việt – bộ sách từ khối óc của một nhà khoa học và trái tim một nhà thơ

Đây là bộ sách được tác giả biên soạn theo Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài tương ứng với trình độ sơ cấp; dành cho học sinh thuộc hai nhóm tuổi: từ 6 – 10 và 10 – 15 tuổi.

Bộ sách là công cụ giúp học sinh phát triển, nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt, đồng thời là tài liệu dạy học tiếng Việt của các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh.

Bộ sách rất sinh động, hấp dẫn và đặc biệt là rất… vui, khiến cho việc học tiếng Việt trở nên thật hứng khởi với trẻ em.

Là một nhà thơ nên tập sách của Nguyễn Thụy Anh sử dụng nhiều vần thơ thiếu nhi, những câu văn vần trong trẻo, vui nhộn.

Chỉ nguyên tên của những bài học trong sách đã rất kích thích trẻ nhỏ nhảy vào khám phá, từ Lời nhắn của bầu trời, Quần đảo tiếng Việt, Hòn đảo bí ẩn, Lạc lối trong rừng, cho tới Kho báu tiếng Việt, Ông già thời gian, Hiệp sĩ xà phòng, Phố cổ Hà Nội, Chợ hoa xuân, Mưa ngâu, Giải cứu chị Hằng, Làng quan họ

Cho nên tập sách dạy tiếng Việt của một nhà khoa học sư phạm giàu kinh nghiệm mà ngỡ như một tác phẩm văn chương vô cùng hấp dẫn trẻ em vì những mới lạ lẫn ấm áp vì tình cảm gia đình, quê hương, và vì… đẹp.

Nguyễn Thụy Anh mang khối óc của người làm khoa học và trái tim của một nhà thơ vào trong bộ sách chị đã ấp ủ hơn 10 năm.

Nên ở góc nào trong bộ sách, người ta cũng như nhìn thấy bóng dáng một nhà thơ đang hớn hở dẫn một bầy trẻ nhỏ đi khám phá thế giới diệu kỳ.

Một hình ảnh khá giống với Nguyễn Thụy Anh ngoài đời thực nhiều năm qua chăm chút tâm hồn cho trẻ thơ ở CLB Đọc sách cùng con do chị sáng lập.

Bộ sách Chào tiếng Việt của Nguyễn Thụy Anh – Ảnh: T.ĐIỂU

 

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, nữ tác giả cho biết thành công của chị trong bộ sách này chính là tìm ra điểm trung dung giữa hai phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ Việt ở Việt Nam và tiếng Việt cho trẻ em nước ngoài, tạo được động lực cho các em đến với tiếng Việt một cách tự nhiên.

Chị tìm được điều này nhờ vào kinh nghiệm làm việc lâu ở nước ngoài, một người mẹ Việt sinh con ở nước ngoài, nhiều năm dạy tiếng Việt ở Nga khi chị còn là sinh viên sư phạm ở đây cũng như nhiều năm tổ chức các Trại tiếng Việt cùng với bà con Việt kiều ở Đức, Pháp, Ba Lan…

“Có phải đứa trẻ nào cũng có nhu cầu học tiếng Việt đâu. Phải cho các em một lý do để yêu thích việc học tiếng Việt và lý do tốt nhất là vui. Các em thấy tiếng Việt lạ quá, rất khác với thứ tiếng các em đang sử dụng”, tác giả Nguyễn Thụy Anh nói.

 

“Một kỳ công đáng ngưỡng mộ”

Nhà thơ Cao Xuân Sơn – thành viên Hội đồng giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 6 năm 2023 – đã đánh giá rất cao bộ sách của đồng nghiệp – nhà văn, nhà thơ Nguyễn Thụy Anh.

“Là một nhà khoa học khả tín, trải qua nhiều hoạt động thực tiễn với trẻ em Việt ở nước ngoài, người sáng lập và duy trì hoạt động Câu lạc bộ Đọc sách cùng con, đồng thời là một nhà văn, nhà thơ có nhiều sáng tác gắn bó với thiếu nhi, tác giả Nguyễn Thụy Anh đã một mình làm nên một kỳ công đáng ngưỡng mộ”, nhà thơ Cao Xuân Sơn đánh giá.

Một bài học tiếng Việt ấm áp tình gia đình trong bộ sách Chào tiếng Việt – Ảnh: T.ĐIỂU

 

Ông phân tích, bộ sách vừa đạt chuẩn về kiến thức ngữ âm, vừa hấp dẫn, lý thú về hình thức thể hiện. Trẻ được vừa học vừa chơi, học mà chơi, chơi mà học, lý thuyết kết hợp với thực hành ôn luyện.

Sách không chỉ dạy tiếng Việt mà còn bồi bổ kiến thức ứng xử, phong tục, tập quán, cảnh sắc quê hương… Người đọc, người học nhờ sách mà giữ được tiếng nói cội nguồn.

Các bậc cha mẹ nhờ có bộ Chào tiếng Việt này mà có thêm một điểm tựa tin cậy, thêm một người bạn đồng hành đáng yêu để cùng con mình nuôi dưỡng tình yêu nước Việt.

Theo Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, sau hơn một năm ra mắt, Chào tiếng Việt đã đến được với cộng đồng ở nhiều nước trên thế giới, trở thành món quà nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi tặng cộng đồng người Việt tại một số quốc gia và đưa vào hệ thống thư viện công tại nhiều nước.

Ngoài ra, chương trình truyền hình Chào tiếng Việt cũng được Nhà xuất bản Giáo Dục phối hợp với VTV4 làm dựa trên bộ sách của tác giả Nguyễn Thụy Anh.

 

Thiên Điểu – Bài viết đăng tải trên http://tuoitre.vn ngày 31/12/2023

The post Chào tiếng Việt giải A sách quốc gia và khi nhà thơ làm khoa học appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Hai tác phẩm đoạt giải A Giải thưởng Sách quốc gia https://docsachcungcon.com/hai-tac-pham-doat-giai-giai-thuong-sach-quoc-gia/ Fri, 05 Jan 2024 10:22:53 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23455 Tại Lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 6 được tổ chức tối 29/12, Ban Tổ chức đã trao 2 giải A cho tác phẩm “Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1982 về Luật Biển và bộ sách “Chào ...

The post Hai tác phẩm đoạt giải A Giải thưởng Sách quốc gia appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
CÔNG THƯƠNG: Vì sao hai cuốn sách “Chào tiếng Việt” và “Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam” lại nhận giải A Giải thưởng Sách quốc gia?

Tại Lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 6 được tổ chức tối 29/12, Ban Tổ chức đã trao 2 giải A cho tác phẩm “Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1982 về Luật Biển và bộ sách “Chào tiếng Việt”.

Theo đó, “Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1982 về Luật Biển” của tác giả: Bùi Công Quế (Chủ biên), Phùng Văn Phách, Đỗ Huy Cường, Trần Tuấn Dũng, Lê Đức Anh, được Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ ấn hành. Đây là sách chuyên khảo, tổng hợp kết quả của cụm công trình điều tra nghiên cứu về vùng biển Việt Nam trong hơn 20 năm qua về chủ đề quản lý biển và xác định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Tác phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn cao vì lần đầu tiên xây dựng cơ sở khoa học cập nhật và hiện đại, phù hợp các quy chuẩn quốc tế được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận để xác định ranh giới thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982. Do đó, tác phẩm được sử dụng chính thức trong quản lý biển đảo, phục vụ khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường đảm bảo an ninh và quốc phòng trên vùng biển Việt Nam.

Hình ảnh: Ông Đỗ Văn Chiến – Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và

ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải A cho các tác giả.

 

Trong khi đó, bộ sách “Chào tiếng Việt” (Cấp độ 1: Ra khơi, Cấp độ 2: Khám phá) của tác giả Nguyễn Thụy Anh là tác phẩm xuất sắc trong danh mục sách thiếu nhi đoạt giải A, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

“Chào tiếng Việt” được tác giả biên soạn theo Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài tương ứng với trình độ sơ cấp, dành cho học sinh thuộc hai nhóm tuổi là từ 6-10 và 10-15 tuổi. Bộ sách là công cụ giúp học sinh phát triển, nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt, đồng thời là tài liệu dạy học tiếng Việt của các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh.

Sau hơn một năm ra mắt, “Chào tiếng Việt” đã đến được với cộng đồng ở nhiều nước trên thế giới. Bộ sách cũng đã vinh dự được trở thành món quà của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi tặng cộng đồng người Việt tại một số quốc gia (Nhật, Luxembourg, Vương quốc Bỉ, Na Uy,…) và đưa vào hệ thống thư viện công tại nhiều nước sở tại để bà con người Việt có thể tới mượn và sử dụng linh hoạt theo nhu cầu của mình.

Với kinh nghiệm sau 30 năm theo đuổi công việc dạy học, trải qua những hoạt động thực tế cùng cộng đồng người Việt ở một số nước trong hơn 10 năm trở lại đây, tác giả Thụy Anh muốn ghi lại và trao lại những tổng kết của mình trong việc dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt kiều để hỗ trợ các thầy cô giáo, các phụ huynh vẫn ngày đêm tâm huyết với câu chuyện tiếng Việt cho con qua bộ sách, hướng đến nhóm tuổi 6 đến 15.

Trong bộ sách, các hoạt động học được thiết kế vui nhộn, thú vị, kết hợp với hình minh họa dẫn dắt người học một cách tự nhiên vào câu chuyện của các nhân vật Miu Nguyễn, Dế và Bé.

Hình ảnh: Hai tác phẩm đoạt giải A Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 6

“Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1982 về Luật Biển”

và bộ sách “Chào tiếng Việt”

 

Phát biểu tại lễ trao giải, ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhận xét trải qua các mùa giải, Giải thưởng sách quốc gia đã tác động mạnh mẽ đến cộng đồng, đóng góp sâu rộng về chuyên môn và được công chúng đón nhận, đánh giá cao.

“Chúng ta tôn vinh các tác giả, dịch giả, người làm công tác xuất bản, cũng chính là tôn vinh văn hóa đọc. Ở Giải thưởng lần thứ sáu này, với nhiều đổi mới, từ quy chế đến công tác chấm giải, tổ chức Lễ trao giải, Giải thưởng đã có bước phát triển mới, có sự tương tác với người đọc, xứng tầm là giải thưởng cấp quốc gia” – Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh.

Ông Đỗ Văn Chiến cũng đề nghị Ban tổ chức giải thưởng phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục hạn chế, để giải thưởng thật sự là một trong những giải thưởng uy tín, hàng đầu, góp phần thúc đẩy lĩnh vực xuất bản không ngừng phát triển. Bên cạnh đó, các cơ quan thông tấn, báo chí – truyền thông tích cực hỗ trợ để lan toả sâu rộng hơn nữa giá trị sách, nhất là sách được giải thưởng quốc gia.

Cũng tại lễ trao giải, Ban tổ chức đã trao giải B cho 10 tác phẩm và giải C cho 11 tên sách, bộ sách. 8 giải khuyến khích cũng được trao cho các tác giả, dịch giả, nhà xuất bản và công ty sách.

 

10 tác phẩm giành giải B:

1. Hồ Chí Minh – Cơ hội cuối cùng (Tác giả: Henri Azeau, người dịch: Trần Xuân Trí, Ninh Xuân Thao, hiệu đính: Nguyễn Thị Hạnh, Dương Văn Quảng; NXB Đại học Sư phạm).

2. Bách khoa thư làng Việt cổ truyền (Tác giả: Bùi Xuân Đính; NXB Chính trị Quốc gia Sự thật).

3. Đông Dương: Một nền thuộc địa nhập nhằng giai đoạn 1858-1954 (Tác giả: Pierre Brocheux, Daniel Hémery, người dịch: Phạm Văn Tuân, hiệu đính: Thư Nguyễn; NXB Thế giới liên kết Công ty CP sách Omega Việt Nam)

4. Thơ Nôm Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm (Tác giả: Kiều Thu Hoạch; NXB Khoa học xã hội liên kết Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam).

5. Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ da đầu (Tác giả: Trần Thiết Sơn – chủ biên; NXB Y học).

6. Chuyển đổi số thế nào? (Tác giả: Hồ Tú Bảo, Nguyễn Nhật Quang; NXB Thông tin và Truyền thông).

7. Mỹ thuật Việt soi từ phía khác (Tác giả: Trần Hậu Yên Thế; NXB Mỹ thuật).

8. Nghệ thuật dessin (Tác giả: Nguyễn Đình Đăng; Nhà xuất bản: Dân trí liên kết Công ty CP Văn hóa Đông A).

9. Bộ sách: Hít hà mùi đất nước (6 cuốn) (Tác giả: Mình là Hũ – viết, Trúc Nhi Hoàng – vẽ); NXB Hà Nội liên kết Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam).

10. Joni mặt tịt và đồng bọn tinh nghịch (Tác giả: Nguyễn Khắc Cường; NXB Trẻ).

 

11 tên sách, bộ sách đoạt giải C:

1. Kỷ nguyên chủ nghĩa tư bản giám sát – Cuộc chiến vì tương lai loài người ở biên giới mới của quyền lực (Tác giả: Shoshana Zuboff, biên dịch: Mai Chí Trung; NXB Chính trị Quốc gia Sự thật).

2. Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam (Tác giả: Dương Thanh Mừng; NXB Đà Nẵng).

3. Bảo vật quốc gia – Lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Tác giả: Bảo tàng Lịch sử quốc gia; NXB: Văn hóa dân tộc).

4. Bệnh học nội khoa (2 tập) (Tập 1 – chủ biên: PGS.TS. Đỗ Gia Tuyển, GS.TS. Ngô Quý Châu, PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng, TS. Nguyễn Trung Anh, Tập 2 – chủ biên: PGS.TS. Đỗ Gia Tuyển, PGS.TS. Trần Ngọc Ánh, PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh, PGS.TS. Nguyễn Khoa Diệu Vân, PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng; NXB Y học).

5. Cây thuốc của dân tộc Vân Kiều và dân tộc Pa Kô ở Quảng Trị (Tác giả: Ninh Khắc Bản – chủ biên, Phan Văn Kiệm, Ninh Khắc Thanh Tùng; NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ).

6. Cơ cấu trí khôn (Tác giả: Howard Gardner, người dịch: Phạm Toàn, hiệu đính: Nguyễn Dương Khuê, Phạm Anh Tuấn; Nhà xuất bản: Tri thức).

7. Chơi Jazz ở Việt Nam (Tác giả: Stan BH Tan – Tangbau, Quyền Văn Minh; NXB Hội Nhà văn liên kết Công ty CP Sách Omega Việt Nam).

8. Linh ứng: Hành trình của kẻ siêu vô thần đến thế giới tâm linh (Tác giả: Nguyễn Mạnh Tuấn; NXB Dân trí liên kết Công ty TNHH Văn hóa sáng tạo Trí Việt – First News).

9. Kể chuyện trên mặt nước (Tác giả: Lương Linh; NXB Hà Nội liên kết Công ty TNHH Doanh nghiệp Xã hội SUNBOX). 10. Mùa hè đáng nhớ của Vàng A Lềnh và Vừ Mí Lùng (Tác giả: Dương Đình Lộc; NXB Dân trí).

11. Bộ sách: 15 bí kíp giúp tớ an toàn (7 cuốn) (Tác giả: Nguyễn Hương Linh, Hoàng Anh, Dương Thùy Ly, Nguyễn Trọng An, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Hồng Ánh, Thu Thủy; NXB Kim Đồng).

 

18 sách, bộ sách đoạt giải Khuyến khích:

1. FPT bí lục – Khám phá văn hóa doanh nghiệp tại FPT (Tác giả: Nguyễn Thành Nam, Phan Phương Đạt, Lê Đình Lộc, Nông Thị Bích Vân, Nguyễn Thu Huệ; NXB Hà Nội liên kết Công ty CP Sách Thái Hà).

2. Chủ nghĩa tư bản không có tư bản – Sự trỗi dậy của nền kinh tế vô hình (Tác giả: Jonathan Haskel, Stian Westlake, biên dịch: Nguyễn Thanh Sơn, hiệu đính: Phùng Đức Tường; NXB Chính trị Quốc gia Sự thật).

3. Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc: Biến đổi kinh tế và xung đột quân sự từ năm 1500 đến năm 2000 (Tác giả: Paul Kennedy, người dịch: Nguyễn Thanh Xuân; NXB Thế giới liên kết Công ty CP Sách Omega Việt Nam).

4. Phi châu thịnh vượng – Lịch sử 5000 năm của sự giàu có, tham vọng và nỗ lực (Tác giả: Martin Meredith, người dịch: Nguyễn Sinh Viện, Nguyễn Hoàng Minh, Đỗ Hoàng; NXB Thế giới liên kết Công ty CP Sách Omega Việt Nam).

5. Bí mật của thung lũng Silicon và những bài học từ thần kỳ kinh tế Hi -Tech (Tác giả: Deborah Perry Piscione, người dịch: Đỗ Thị Thu Trà, Lê Tùng Quân, chủ trương và hiệu đính: Nguyễn Xuân Xanh; NXB Tổng hợp TP. HCM).

6. Khái niệm then chốt trong nghiên cứu giới (Tác giả: Jane Pilcher, Imelda Whelehan, Người dịch: Nguyễn Thị Minh; NXB Phụ nữ Việt Nam).

7. Giá trị văn hóa của Đạo Cao Đài (Đinh Quang Tiến – chủ biên); NXB Tôn giáo.

8. Hai nhà máy thủy điện ngầm của Việt Nam (Tác giả: A.V. Sklyarenko, O.D. Zvyagin, Người dịch: Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Xuân Hòa, Lê Đức Mẫn, Trần Quốc Tiến, Bùi Sỹ Hùng, Phạm Hồng Hải. NXB Khoa học và Kỹ thuật)

9. Nghệ thuật tư duy dựa trên dữ liệu – Để ra quyết định thông minh hơn trong một thế giới không chắc chắn (Tác giả: Hoàng Hữu Đà; NXB Trẻ).

10. Nguyên lý và cấu trúc các cơ cấu máy (Tác giả: PGS. Hà Văn Vui, PGS.TS. Nguyễn Chỉ Sáng, TS. Phan Đăng Phong; NXB Bách khoa Hà Nội).

11. Kiến trúc nhà cổ Hội An qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích (Tác giả: Viện Bảo tồn di tích, Chủ biên: Ths. Đặng Khánh Ngọc; NXB Văn hóa dân tộc).

12. Trang phục và nét văn hóa của các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam (tác giả: Đỗ Đức; NXB Mỹ thuật).

13. Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn – Ký ức rực rỡ (Tác giả: Tranh: Lâm Nguyễn Kha Liên, Bài: Phạm Công Luận; NXB Văn hóa dân tộc liên kết Công ty CP Văn hóa Phương Nam).

14. Nam Kỳ kiến trúc khảo lược (Tác giả: Tử Yếng Lương Hoài Trọng Tính; NXB Thuận Hóa)

15. EGO – NGƯỜI (EGO – Bản thể – EGO cộng đồng – Không gian nghệ thuật đại đô thị cộng đồng (03 tập) (Tác giả: Ngô Xuân Bính; NXB Thế giới).

16. Bộ sách: Những đứa trẻ hạnh phúc (10 cuốn) (Tác giả: Lê Anh Vinh – chủ biên), Bùi Thị Diển – nội dung, Bùi Việt Duy – minh họa; NXB Kim Đồng).

17. Bộ sách: Em yêu Việt Nam mình (1. Mái nhà trên cao nguyên, 2. Tiếng rừng, 3. Trở về); (Tác giả: Chiều Xuân, họa sĩ Heg; NXB Hà Nội liên kết Công ty TNHH Truyền thông LionBooks Việt Nam).

18. Chuồn chuồn ớt tìm mẹ (Tác giả: Nguyễn Hồng Chiến; NXB Kim Đồng).

 

Ngân Thường – Bài viết trên https://congthuong.vn/ ngày 31/12/2024.

The post Hai tác phẩm đoạt giải A Giải thưởng Sách quốc gia appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
“Phù thủy sợ ma”: Đường xa vạn dặm, thương nhau bằng gì…? https://docsachcungcon.com/phu-thuy-ma-duong-xa-van-dam-thuong-nhau-bang-gi-2/ Sat, 13 May 2023 05:00:01 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23261 Là một nhà nghiên cứu và thực hành về giáo dục trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Thuỵ Anh (hiện là chủ nhiệm Câu lạc bộ Đọc sách cùng con) có lợi thế tâm lý, hiểu trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bản thân tác giả cũng mang tâm hồn thơ trẻ và mỗi bài ...

The post “Phù thủy sợ ma”: Đường xa vạn dặm, thương nhau bằng gì…? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
NDO – Những bài thơ lấp lánh sự quan sát và một cái nhìn trẻ thơ dí dỏm, bất ngờ của nhà thơ, dịch giả, Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh được in trong tập “Phù thủy sợ ma”, Nhà xuất bản Kim Đồng. Thêm những hình minh hoạ sinh động của họa sĩ Kim Duẩn, “Phù thủy sợ ma” là tập thơ thiếu nhi rất phù hợp cho trẻ tiểu học. Đây cũng có thể là tác phẩm để cha mẹ đọc cho trẻ nghe hằng đêm hoặc trên một hành trình nghỉ dưỡng cuối tuần nào đó.

Là một nhà nghiên cứu và thực hành về giáo dục trẻ, Tiến sĩ Nguyễn Thuỵ Anh (hiện là chủ nhiệm Câu lạc bộ Đọc sách cùng con) có lợi thế tâm lý, hiểu trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bản thân tác giả cũng mang tâm hồn thơ trẻ và mỗi bài thơ chị viết ra trước hết là sự gửi gắm điều trong trẻo ấy của tâm hồn mình về thế giới trẻ thơ.

Những vần thơ trong “Phù thủy sợ ma” cũng như những bài đồng dao giản dị, dễ thuộc, dễ thấm. Bởi vì, với Thụy Anh “Đồng dao là những người bạn thân dễ hiểu dễ chơi nhất với trẻ. Những bài thơ bé bỏng này, tôi ước chúng được vang lên như chuỗi cười khúc khích tự nhiên, kể cho bé về thế giới, nói với bé những lời hiền hậu, thân mến.”

Giản dị vậy thôi, nhưng làm thơ cho thiếu nhi chưa bao giờ là một việc dễ dàng và không phải là việc mà nhiều nhà thơ theo đuổi.

 

THỨC DẬY LÒNG YÊU CUỘC SỐNG

Mèo con ôm nắng/Giấc trưa dịu hiền/Nắng ôm mèo nhỏ/Dụi đầu bình yên/Nằm lâu nắng mỏi/Cựa mình rung rinh/Mèo vội hé mắt/Vỗ về: “Im im” (Giấc trưa).

Tập thơ có nhiều khoảnh khoắc cuộc sống đáng yêu như thế. Thơ lúc ấy như một bảo tàng lưu giữ những rung cảm đời sống qua ánh nhìn, tư duy trẻ thơ. Một ánh nhìn trong veo, sinh động mà mỗi người lớn đều từng mang và đều từng thương nhớ.

Những bài thơ như “Giấc ngủ đông”, “Đếm hoa”, “Cá sấu”, “Tia nắng đi đâu”… là những quan sát về thiên nhiên quanh trẻ như vậy: “Tối, đến giờ ngủ/Sực nhớ, bé tìm…/Tìm tia nắng nhỏ/Ngủ rồi. Lặng im…/Bé nằm ngẫm nghĩ/-Nắng ngủ ở đâu/-Nắng ngủ nhà nắng/Mai lại gặp nhau”.

Thế giới mà ta sống hằng ngày được các tác giả tái hiện trong thơ cho trẻ với một màu sắc mới vừa gần gũi vừa mới mẻ đến bất ngờ, thú vị.

Cũng giống như nhiều nhà thơ viết cho thiếu nhi khác, thế giới mà ta sống hằng ngày được các tác giả tái hiện trong thơ cho trẻ với một màu sắc mới vừa gần gũi vừa mới mẻ đến bất ngờ, thú vị. Như là bài “Đếm hoa” kể chuyện hai chú ếch rảnh rỗi ngồi đếm hoa súng tím trên mặt đầm: “Một bông… Ếch đếm “Ộp”/Hai bông…-Hai chú gào/Ba bông…Ộp ộp ộp/Bốn bông?-Đếm thế nào?”. Thế rồi hoa súng nghe ếch gọi bèn nở bung tím mặt đầm, thế là “Phải rủ thêm ếch nữa/Không thì đếm chẳng xong” và cuối cùng thì “Cả họ hàng nhà ếch/Ngồi đếm hoa rất chăm”.

Trẻ nghe xong bài thơ này hẳn là mỗi lần bước qua những đầm hoa, hoặc nghe tiếng ếch kêu sẽ hình dung ra câu chuyện sinh động, mới mẻ về họ hàng nhà ếch, về cuộc sống thiên nhiên luôn ẩn chứa một lý giải hồn nhiên nào đó.

 

NHỮNG VẦN THƠ CÓ NẮNG

Viết cho trẻ khó là bởi những bài học cuộc sống phải đến cùng với tình yêu. Khi lòng yêu cuộc sống tràn đầy thì trái tim mới rộng mở để đón nhận điều hay, tai mới thấy dễ chịu để nghe điều tốt. Và với trẻ, đầu tiên là phải vui.

Những bài thơ của nhà thơ Thuỵ Anh gửi những niềm thương mến, bài học cuộc sống nhẹ nhàng qua những phát hiện dí dỏm, những cái kết bất ngờ “Theo kiểu Thụy Anh” (chữ dùng của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh”. Như bài “Đi công tác” : “Cô giáo giải thích/Mình đã lớn rồi/Nên phải đến thời/Răng đi công tác/Răng sữa trắng muốt/Chia tay vội vàng/Cả lớp cười vang:/Răng đi công tác!”.

Bài thơ “Đoán xem… mẹ tớ?” lại như một hình dung ban đầu cho trẻ về nghề nghiệp của những bà mẹ. Hay bài “Phù thuỷ sợ ma” vui vui đấy mà lý giải một điều cội rễ thẳm sâu là trong những khoảnh khoắc quan trọng của cuộc đời, tiếng gọi bật lên trong ta là tiếng gọi “Mẹ!”.

Nhiều bài thơ nhẹ nhàng, lan toả yêu thương như một vòng tay ôm ấm áp dành cho trẻ. Như bài “Món quà”, ta nghĩ về bàn tay trao và nhận niềm vui sướng, hồi hộp, mến thương bất ngờ: “Bàn tay trao hơi ấm/Bàn tay nhận tình thân, Bàn tay đưa ý nghĩ/Gọi xa xôi lại gần…”.

“Phù thủy sợ ma” gửi gắm một lòng yêu mến, say mê với trẻ và hành trình dài làm bạn với trẻ của nhà thơ Thụy Anh.

 

Đặc biệt bài thơ “Lời chúc” mang giọng điệu tiêu biểu của nhà thơ Thuỵ Anh. Bạn nhỏ hỏi mẹ: “Mẹ ơi, có điều:/Năm nào cũng viết/Lời chúc cũ hết/Đọc có chán không?”. Người mẹ trả lời: “Giống như dòng sông/Chảy hoài vẫn mới/Giống như thời gian/Đi hoài vẫn đợi…/Như một tiếng gọi/Một lời êm êm/Mỗi năm lại nói/Ngọt lành đầy thêm”. Rồi đọng lại ở đoạn kết một sự dịu dàng, xúc động: “Đường xa vạn dặm/Thương nhau bằng gì?/Thương bằng kỷ niệm/Mỗi mùa Xuân đi…”.

Có thể nói, “Phù thủy sợ ma” gửi gắm một lòng yêu mến, say mê với trẻ và hành trình dài làm bạn với trẻ của nhà thơ Thụy Anh. Những câu thơ đọc lại đều thấy những “bông nắng” mang nguồn năng lượng trong trẻo tích cực. Như cuộc chuyện trò của đôi bạn “cây” và “bé”: “Hai người bạn nhỏ/Vỗ tay nhau, cười/Tay lá xanh tươi/Tay em xinh xắn…/Rất nhiều bông nắng/Rụng xuống lòng tay/Đậu vào mái tóc/Là quà của cây”.

– Cao Giang – 

Bài viết đăng tải trên https://nhandan.vn thứ Bảy, ngày 25/03/2023.

The post “Phù thủy sợ ma”: Đường xa vạn dặm, thương nhau bằng gì…? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
EcoCamp 2019 đợt 1 – Thuyền trưởng mời trà https://docsachcungcon.com/ecocamp-2019-dot-1-thuyen-truong-moi-tra/ Mon, 03 Jun 2019 18:59:06 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=18159 Các bạn trẻ đăng ký tham gia cuộc thi “Giọng đọc sởn gai ốc” đã trở thành những vị khách đầu tiên được lời mời uống trà của Thuyền trưởng và cùng cô trò chuyện về cách đọc sách sao cho truyền tải được cảm xúc thông qua giọng đọc, giọng kể của mình. Căn ...

The post EcoCamp 2019 đợt 1 – Thuyền trưởng mời trà appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Các bạn trẻ đăng ký tham gia cuộc thi “Giọng đọc sởn gai ốc” đã trở thành những vị khách đầu tiên được lời mời uống trà của Thuyền trưởng và cùng cô trò chuyện về cách đọc sách sao cho truyền tải được cảm xúc thông qua giọng đọc, giọng kể của mình.

ecocamp 2019 - 1 - thuyen truong moi tra (2)

Căn phòng ẩn chứa nhiều điều đặc biệt của trại hè

ecocamp 2019 - 1 - thuyen truong moi tra (1)

ecocamp 2019 - 1 - thuyen truong moi tra (5)

ecocamp 2019 - 1 - thuyen truong moi tra (9)

ecocamp 2019 - 1 - thuyen truong moi tra (4)

ecocamp 2019 - 1 - thuyen truong moi tra (8)

ecocamp 2019 - 1 - thuyen truong moi tra (3)

ecocamp 2019 - 1 - thuyen truong moi tra (6)

ecocamp 2019 - 1 - thuyen truong moi tra (7)

EcoCamp là trại hè kỹ năng, hướng nghiệp thường niên do CLB Đọc sách cùng con từ năm 2013 đến nay. Đối tượng là học sinh Việt Nam và Việt Kiều từ 6 – 15 tuổi.

Năm nay, EcoCamp có 3 đợt”

– Đợt 1: 01/06/2019 – 12/06/2019

– Đợt 2: 20/06/2019 – 01/07/2019

– Đợt 3: 08/07/2019 – 19/07/2019

diễn ra tại Đồ Sơn, Hải Phòng với chủ đề “Ngày mai bắt đầu từ hôm nay”.

The post EcoCamp 2019 đợt 1 – Thuyền trưởng mời trà appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Dịch giả Việt Nam đang đơn độc https://docsachcungcon.com/dich-gia-viet-nam-dang-don-doc/ Mon, 03 Jun 2019 10:25:31 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=18964 Trong các ngày từ 16 đến 18-5, festival “Văn học Nga khu vực Thái Bình Dương 2019” (LiTR – 2019) đã diễn ra tại thành phố Viễn Đông Vladivostok (Nga) với sự tham gia của các nhà văn, nhà thơ, dịch giả, các nhà Nga học đến từ Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam ...

The post Dịch giả Việt Nam đang đơn độc appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Trong các ngày từ 16 đến 18-5, festival “Văn học Nga khu vực Thái Bình Dương 2019” (LiTR – 2019) đã diễn ra tại thành phố Viễn Đông Vladivostok (Nga) với sự tham gia của các nhà văn, nhà thơ, dịch giả, các nhà Nga học đến từ Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Trung Quốc. Dịch giả Nguyễn Thụy Anh, đại diện của Việt Nam đã chia sẻ với Thời Nay về hoạt động ý nghĩa này.

Phóng viên (PV): Chị có thể cho biết cảm nhận của mình về festival “Văn học Nga khu vực Thái Bình Dương 2019”?

Dịch giả Nguyễn Thụy Anh (NTA): Đây là festival thứ hai nhưng trên thực tế, là hoạt động văn chương lần đầu tiên của vùng Viễn Đông nước Nga có quy mô rộng lớn với mục tiêu: tạo ra không gian văn học chung, kết nối văn chương vùng Viễn Đông với vùng trung tâm nước Nga, nâng cao tầm ảnh hưởng của văn học, văn hóa Nga đến văn hóa các nước trong khu vực.

Tham gia festival không chỉ có các nhà văn, nhà thơ, dịch giả, các nhà nghiên cứu văn học mà còn có các đạo diễn kịch nói, nhà biên kịch, các họa sĩ minh họa, các nhà hoạt động nghệ thuật biểu diễn, nhà phê bình văn học, nhà xuất bản, công ty phát hành sách, đại diện các quỹ và khu bảo tồn, bảo tàng… Nhiều nhà văn đương đại có tên tuổi từ Matxcơva đã bay xuống vùng Viễn Đông, tích cực tiếp xúc, giao lưu với độc giả và phát biểu ý kiến sôi nổi ở các hội thảo bàn tròn như: Sergei Lukianenko, Zakhar Prilepin, Andrei Gelasimov, Tachiana Taran, Andrei Rubanov, Iuri Poliakov, Sergei Sargunov, Mikhail Tarkovski…

Đặc biệt, festival rất quan tâm các độc giả trẻ. Nhiều nhà văn viết cho thiếu nhi và tuổi mới lớn được chào đón trọng thị: Anastasia Orlova, Seraphima Orlova, Natasha Dashevskaia… Nhà văn betseller của văn học đương đại Nga trong vòng hơn 10 năm trở lại đây – Sergei Lukianenko, cũng có một buổi giao lưu nồng nhiệt với các bạn trẻ tại thư viện thiếu nhi vùng duyên hải.

Hoạt động festival diễn ra trong các nhà hát, các trung tâm văn hóa, các thư viện lớn nhỏ của thành phố, các nhà sách, bảo tàng, vườn hoa, quảng trường,… giúp cho một festival văn chương mở rộng được tầm ảnh hưởng đến đời sống văn hóa chung của người dân thành phố.

PV: Là đại diện của Việt Nam tham gia festival, chị mong muốn điều gì?

NTA: Đến với festival, tôi đã trình bày một số tham luận, trong đó tập trung ba vấn đề chính:

Thứ nhất, tôi bày tỏ kỳ vọng có được sự tổ chức dịch văn học Nga ở Việt Nam một cách hệ thống. Các dịch giả Việt Nam hiện nay vẫn còn đơn độc làm việc cùng các NXB. Cả họ, cả các NXB, các đơn vị làm sách cần được hỗ trợ về thông tin, về khía cạnh chuyên môn và cả tài chính. Các dịch giả đích thực cần được tham gia các khóa học ngắn hạn tại Nga về dịch thuật hoặc các chuyến đi ngắn đến những nơi các nhà văn Nga đã sống và làm việc để không khí văn học Nga tạo động lực cho họ, giúp họ có nhiệt huyết để dành thời gian, tâm lực của mình cho văn học Nga một cách chuyên nghiệp.

Thứ hai, tôi mong được tiếp xúc nhiều hơn với các nhà văn đương đại để tìm ra tiếng nói chung giữa người dịch và người viết, cảm nhận một phần sự sôi động và sinh động của đời sống văn học Nga mà trong nước chúng ta chưa thật sự hình dung được hết.

Thứ ba, tôi giới thiệu và tìm cách tiếp cận các nhà làm sách Nga, giới thiệu và thuyết phục họ thử đọc và phát hành một số tác phẩm của những cây bút đang sung sức của văn học Việt Nam hiện đại. Tôi cho rằng, các nhà văn Việt Nam phải tích cực tìm thị trường giới thiệu mình với đông đảo bạn đọc chứ không thể trông đợi ở hoạt động in ấn của các Quỹ văn hóa, hạn chế ở số lượng ấn bản và quy mô phát hành, sách cho và tặng! Nhà văn Việt Nam cũng phải được và phải chịu sự đánh giá khách quan từ phía người làm sách, nhà xuất bản Nga, phải tạo được ấn tượng cho họ bằng chính chất lượng tác phẩm của mình. Lần này, tôi mang theo cuốn “Chúa đất” của nhà văn Đỗ Bích Thúy và một số truyện ngắn của các tác giả Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp, Đỗ Bích Thúy, Trương Quý… qua bản dịch và hiệu đính tiếng Nga của dịch giả Quỳnh Hương và Irina Vinskovskaia.

anh dich gia viet nam dang don doc

Dịch giả Nguyễn Thụy Anh cùng các học viên người Việt Trường ĐH Tổng hợp Hàng hải mang tên Đô đốc Nevelsky đến dự Festival.

PV: Ấn tượng sâu đậm nhất của chị đối với festival lần này là gì?

NTA: Tôi đặc biệt ấn tượng với những câu chuyện của giáo sư Kim Hyun Taek, Phó Chủ tịch cơ quan đối ngoại và phát triển, Phó Hiệu trưởng Đại học Ngoại ngữ Hankuk (Seoul), đồng thời là giáo sư Viện Dịch thuật văn học Hàn Quốc. Qua ông, tôi biết được thêm nhiều thông tin về Viện Dịch thuật văn học Hàn Quốc, nơi đào tạo phiên dịch như một đề án lâu dài, hiệu quả nhằm giải quyết đến cùng các vấn đề dịch và quảng bá văn học Hàn Quốc ra nước ngoài.

Cụ thể mỗi năm, Viện mời dự tuyển khoảng sáu – bảy phiên dịch mỗi nước trong số các nước châu Âu (Nga, Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha) và Trung Quốc, Nhật Bản. Học viên được mời sang Hàn Quốc có tiêu chuẩn đài thọ khá tốt: ngoài việc được lo ăn ở, học tập theo chương trình, họ được nhận mỗi tháng 1.500 USD. Với chế độ ấy, họ không phải lo lắng gì về cuộc sống sinh hoạt, tập trung hoàn toàn vào học, cảm nhận văn học Hàn Quốc, vượt qua các kỳ “sát hạch” nghiêm ngặt của viện. Học kỳ đầu tiên, mọi người dịch nghiên cứu lý luận dịch thuật. Học kỳ thứ hai, họ bắt đầu thực hành dịch và học môn Tu từ học và tìm hiểu văn phong, phong cách của các nhà văn. Vừa dịch các phần tác phẩm, họ vừa được thảo luận, phân tích, phản biện cùng các giáo sư, chuyên gia ngôn ngữ và văn học và cùng chính tác giả đương đại. Mỗi học kỳ sau đó, việc thực hành dịch được tiến hành song song việc nghiên cứu đất nước học và gặp gỡ với các nhà văn Hàn Quốc, cuối học kỳ, viện đều ra tuyển tập những bản dịch của học viên.

Về việc xuất bản và giới thiệu văn học Hàn Quốc, chẳng hạn tại Nga, GS Kim cho biết: Viện dịch thuật gửi 20 trang bản thảo cho đối tác, không có bất kỳ bình luận hoặc giới thiệu gì trước. Nếu NXB quan tâm, cảm thấy có sức lôi cuốn với độc giả của họ, cuốn sách sẽ được tiếp tục dịch và được xuất bản tại Nga. Và một điều thú vị là, viện lựa chọn các tác giả hiện đại trước, kinh điển sau! Bằng cách đó, văn học Hàn Quốc thâm nhập thị trường các nước châu Âu và có cơ hội được đón nhận. Tôi cho rằng, đó là cách làm rất chuyên nghiệp và hiệu quả.

PV: Những chia sẻ của chị khiến tôi liên tưởng đến mô hình hoạt động Trung tâm dịch thuật của Hội Nhà văn Việt Nam và các hội nghị quảng bá văn học Việt Nam được tổ chức thời gian qua với kỳ vọng đưa văn học Việt ra với bạn bè thế giới…

NTA: À, ở Hàn Quốc thì hơi khác. Theo GS Kim, các hội nghị quảng bá văn học không tổ chức những hoạt động quá quy mô và tốn tiền. Bởi việc gặp gỡ, giao tiếp giữa nhà văn và dịch giả rất quan trọng, nhưng đó là quy mô của các festival. Theo đó, Hàn Quốc có một festival nhà văn quốc tế, tiền thân là festival Nhà văn trẻ tại Seoul (2006), tạo điều kiện cho nhà văn Hàn Quốc giao lưu cùng các nhà văn thế giới. Ngoài ra, họ gửi nhà văn trong nước đều đặn đi dự các festival văn học ở các nước để có cơ hội lắng nghe và học hỏi. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ đầu tư cho dự án quảng bá văn học Hàn Quốc ra nước ngoài cùng Viện dịch thuật văn học Hàn Quốc, một thư viện được xây dựng đa dạng gồm 19.970 đầu sách, trong đó, các tác giả Hàn Quốc góp mặt đều có đủ trọn bộ tác phẩm đã xuất bản và nhiều ấn phẩm thông tin kèm theo bằng ngôn ngữ gốc và bản chuyển ngữ. Một tạp chí chuyên sâu online có tên “Korean Literature Now” (Văn học Hàn Quốc ngày nay) bằng tiếng Anh được liên tục cập nhật tác phẩm, tác giả, các bài phỏng vấn và chia sẻ.

Thật sự câu chuyện của GS Kim cho tôi nhiều suy ngẫm về công tác dịch thuật hiện nay. Có thể thấy các dịch giả quốc tế dịch văn học Việt Nam và các dịch giả Việt Nam dịch văn học thế giới đang làm việc đơn độc quá dù họ có cả một hội nghị quảng bá văn học quy mô đồ sộ, số lượng người tham gia rất đông. Thế nhưng, họ chưa được hậu thuẫn bằng sự đào tạo chuyên môn bài bản, bằng những buổi thảo luận bàn tròn “tay ba” giữa tác giả, nhà văn, dịch giả, phân tích rốt ráo một tác phẩm dịch nào đó. Họ bị đứt gãy kết nối giữa các dịch giả nhiều thế hệ, không truyền, không trao kinh nghiệm và động lực làm việc được cho nhau…

PV: Mong rằng những kinh nghiệm quý giá này sẽ có ích cho công việc chuyên môn của chị, cũng như sẽ được cơ quan chức năng, hội nghề nghiệp lắng nghe để có những điều chỉnh phù hợp, giúp thúc đẩy công tác quảng bá văn học Việt Nam ra nước ngoài!

Thi Phong (Theo nhandan.com.vn)

The post Dịch giả Việt Nam đang đơn độc appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Đừng trở thành ba mẹ trực thăng! https://docsachcungcon.com/dung-tro-thanh-ba-truc-thang/ Tue, 09 Oct 2018 05:48:53 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=16770 Trong một giai đoạn nhất định bố mẹ không còn là người quan trọng nhất với con cái nữa, thay vào đó là các mối quan hệ bạn bè bên ngoài. Điều này khiến các bậc phụ huynh bị sốc, thậm chí còn gây ra những phản ứng tổn thương đến con cái. Góc khuất ...

The post Đừng trở thành ba mẹ trực thăng! appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Trong một giai đoạn nhất định bố mẹ không còn là người quan trọng nhất với con cái nữa, thay vào đó là các mối quan hệ bạn bè bên ngoài. Điều này khiến các bậc phụ huynh bị sốc, thậm chí còn gây ra những phản ứng tổn thương đến con cái.

Góc khuất tuổi mới lớn

Tuổi mới lớn là lứa tuổi mà trẻ có rất nhiều biến động trong tâm hồn cũng như hình thể. Khi đó trẻ sẽ có những suy nghĩ, phản ứng bất thường khiến cha mẹ không ngờ tới.Nếu không được định hướng và chuẩn bị tâm lí vững vàng, cha mẹ rất dễ sẽ can thiệp sâu vào đời tư của con cái hay quát mắng, bắt ép con phải nghe theo ý của chính mình.
anh cha me thuc thang lao dong

Trong giai đoạn này, trẻ thường có xu hướng tìm đến với bạn bè, thầy cô hay những mối quan hệ ngoài gia đình. Một số phụ huynh không chấp nhận được phản ứng này, vô hình góp phần tạo ra những rào cản giữa cha mẹ và con cái.

Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh đã có những chia sẻ và đưa ra những phương pháp tiếp cận hợp lí để giải quyết vấn đề này.

Bố mẹ nên lùi lại phía sau

Ở độ tuổi nào thì các con có tâm lý đặt mối quan hệ với bạn bè quan trọng hơn mối quan hệ với bố mẹ?

– Theo tôi, bắt đầu vào lớp 6, lớp 7, các em bắt đầu đối mặt với các mối quan hệ mới, và các mối quan hệ trong nhà trường chiếm nhiều thời gian hơn. Các bố mẹ cần ý nhị, lùi xuống một bước để lắng nghe con, hỗ trợ con xử lý các mối quan hệ một cách khéo léo mà không can thiệp.Khi đó, các con sẽ coi bố mẹ như một người bạn lớn để gửi gắm tâm sự. Ví dụ, khi bố mẹ đang cảm thấy không thích một người bạn nào đó của con mình, thì tuyệt đối không nói với con là “không được chơi với bạn này nữa”, mà chỉ kín đáo hỗ trợ con lúc cần thôi. Đừng trở thành ba mẹ trực thăng, luôn muốn lao vào và xử lý mọi vấn đề của con cái.Làm thế nào để bố mẹ có thể chấp nhận rằng hiện tại mình không phải người quan trọng nhất đối với con cái?- Để bố mẹ có thể chấp nhận được thì theo tôi, bố mẹ nên tự nhắc mình ngay từ khi con chưa bước vào tuổi mới lớn, rằng sẽ đến lúc con cần bạn hơn là bố mẹ.

anh thuy anh (4)

TSGD Nguyễn Thụy Anh

Theo tiến sĩ, nếu bố mẹ mà không chấp nhận được khoảng thời gian đó của con sẽ gây ra hậu quả gì?

– Đứa trẻ ở cái tuổi nhạy cảm rất dễ hành động theo cảm xúc nhất thời và không tự điều chỉnh được mình.Lúc đó, nếu bố mẹ không hỗ trợ con mà lại đẩy con đi đến những quyết định căng thẳng hơn thì có thể con sẽ xa lánh bố mẹ, chui vào cái “mai rùa” của mình, và bày tỏ thái độ khó chịu với bố mẹ, cãi lại bố mẹ,..Nặng hơn, đứa trẻ có thể rơi vào trầm cảm, mất hết niềm vui khi về nhà.Hoặc một vài đứa trẻ, như chúng ta đã biết, vì quá căng thẳng đã dẫn đến tự tử.

Cung Huyền – Hoài Anh (Theo laodong.vn)

The post Đừng trở thành ba mẹ trực thăng! appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tọa đàm “Phương pháp đọc sách tương tác với trẻ & Ra mắt CLB Đọc sách cùng con chi nhánh mầm non Khúc Khích” https://docsachcungcon.com/toa-dam-phuong-phap-doc-sach-tuong-tac-voi-tre-ra-mat-clb-doc-sach-cung-con-chi-nhanh-mam-non-khuc-khich/ Thu, 23 Aug 2018 16:54:49 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=16292 THƯ MỜI Trân trọng kính mời Bố mẹ và các em bé cùng tham gia buổi Tọa đàm: PHƯƠNG PHÁP ĐỌC SÁCH TƯƠNG TÁC VỚI TRẺ & RA MẮT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH CÙNG CON CHI NHÁNH MẦM NON KHÚC KHÍCH Thời gian: 14h30, ngày thứ Bảy 25/08/2018 Địa điểm: Mầm non Khúc Khích ...

The post Tọa đàm “Phương pháp đọc sách tương tác với trẻ & Ra mắt CLB Đọc sách cùng con chi nhánh mầm non Khúc Khích” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
THƯ MỜI

Trân trọng kính mời Bố mẹ và các em bé cùng tham gia buổi Tọa đàm:

PHƯƠNG PHÁP ĐỌC SÁCH TƯƠNG TÁC VỚI TRẺ & RA MẮT CÂU LẠC BỘ ĐỌC SÁCH CÙNG CON CHI NHÁNH MẦM NON KHÚC KHÍCH

Thời gian: 14h30, ngày thứ Bảy 25/08/2018
Địa điểm: Mầm non Khúc Khích – Số 29, ngách 10/2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. (Phía sau trường Tiểu học Khương Thượng và trường THCS Khương Thượng)

? Trẻ mầm non có thể đọc được sách? 
? Làm sao để Bố Mẹ cùng con phát triển tư duy ngôn ngữ logic? 
? Các phương tiện nào có thể hỗ trợ Bố Mẹ giao tiếp với con cái tích cực? 

Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thuỵ Anh – Chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con sẽ chia sẻ và cùng cả nhà thảo luận về giải pháp của mình trước vô vàn câu hỏi của những “thám tử” tí hon đang mang trong mình niềm phấn khởi khám phá thế giới xung quanh!

Đồng thời, CLB Đọc sách cùng con cũng xin chính thức ra mắt chi nhánh thứ ba tại Mầm non Khúc Khích – mở rộng mô hình sinh hoạt đã được Bố Mẹ và các bạn nhỏ
yêu mến nhiều năm qua!

Rất mong được đón bố mẹ và các bạn nhỏ cùng đến chia sẻ niềm vui bên trang sách!

thu moi ra mat khuc khich

The post Tọa đàm “Phương pháp đọc sách tương tác với trẻ & Ra mắt CLB Đọc sách cùng con chi nhánh mầm non Khúc Khích” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
EcoCamp 2018 – HỘI NGHỊ BÀN TRÒN: Nghề Nghiệp Và Con Người, Chúng Mình Chọn Nhau https://docsachcungcon.com/ecocamp-2018-hoi-nghi-ban-tron-nghe-nghiep-va-con-nguoi-chung-minh-chon-nhau/ Fri, 06 Jul 2018 15:13:42 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=16169 Một hội nghị do chính các trại viên của Ecocamp tổ chức về Nghề nghiệp và Con người với sự góp mặt của hai vị khách mời là bác hoạ sĩ Lê Thanh Minh và anh Dương Hoàng Nam. Sự chuyên nghiệp đến từ khâu tổ chức, những MC duyên dáng, xử lý câu từ ...

The post EcoCamp 2018 – HỘI NGHỊ BÀN TRÒN: Nghề Nghiệp Và Con Người, Chúng Mình Chọn Nhau appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Một hội nghị do chính các trại viên của Ecocamp tổ chức về Nghề nghiệp và Con người với sự góp mặt của hai vị khách mời là bác hoạ sĩ Lê Thanh Minh và anh Dương Hoàng Nam.

Sự chuyên nghiệp đến từ khâu tổ chức, những MC duyên dáng, xử lý câu từ rất hay, cách dẫn dắt lôi cuốn. Những bài tham luận cũng được các bạn chuẩn bị rất cẩn thận, từ những bức tranh biểu đạt ý kiến cá nhân, những bài power point kỳ công đến những bài luận đầy đủ lý lẽ và dẫn chứng. Mỗi bạn đều có những điểm riêng đầy ấn tượng cho phần trình bày của mình, ban giám khảo quả thật rất khó để đưa ra kết quả cuối cùng.

Những hình ảnh trong hội nghị:

Bàn chủ tịch

Hai khách mời: họa sĩ Lê Thanh Minh và anh Dương Hoàng Nam

Phi đội truyền thông nhí EcoCamp

Nhiều câu hỏi gửi tới các bài tham luận

Hai thành viên bàn chủ tịch hội ý nhanh

Cảm ơn những bài tham luận đã gửi tới hội nghị

The post EcoCamp 2018 – HỘI NGHỊ BÀN TRÒN: Nghề Nghiệp Và Con Người, Chúng Mình Chọn Nhau appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
TSGD Nguyễn Thụy Anh: Đừng nói với con câu “có cái gì mà sợ” https://docsachcungcon.com/tsgd-nguyen-thuy-anh-dung-noi-voi-con-cau-co-cai-gi-ma/ Thu, 26 Apr 2018 03:21:45 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=15573 (Dân Việt) – Dưới góc độ của một nhà giáo dục học và một người mẹ tâm lý, Tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thụy Anh – tác giả bộ sách “Bố ơi vì sao – Nói sao cho con hiểu?” đã có những tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm hữu ích cho các phụ huynh ...

The post TSGD Nguyễn Thụy Anh: Đừng nói với con câu “có cái gì mà sợ” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
(Dân Việt) – Dưới góc độ của một nhà giáo dục học và một người mẹ tâm lý, Tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thụy Anh – tác giả bộ sách “Bố ơi vì sao – Nói sao cho con hiểu?” đã có những tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm hữu ích cho các phụ huynh về cách tiếp nhận và giải đáp muôn vàn câu hỏi vì sao của trẻ và cách đối diện với nỗi sợ của con.

Là tác giả của bộ sách “Bố ơi vì sao – Nói sao cho con hiểu?”, Tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thụy Anh lại vừa tiếp tục gửi tới các độc giả nhỏ tuổi cũng như các phụ huynh 10 cuốn sách tiếp theo sau thành công của 10 cuốn đầu tiên. Mỗi cuốn sách là một cách lý giải thú vị cho những câu hỏi “Vì sao…” của con trẻ.

Nhân dịp ra mắt phần tiếp theo của bộ sách, một chương trình giao lưu mang tên “Bố ơi vì sao? – Những phương án khác” do NXB Trẻ và CLB Đọc sách cùng con phối hợp tổ chức đã diễn ra chiều Chủ nhật vừa qua tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội) dưới sự dẫn dắt của Tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thụy Anh. Điều đặc biệt là sự kiện này đã thu hút được sự tham gia nhiệt tình không chỉ của các độc giả nhí U10 mà cả những bậc phụ huynh, ông bà U80.

Những câu hỏi mà bất cứ đứa trẻ nào cũng có thể thắc mắc với cha mẹ chúng mà để giải thích được cho các bạn nhỏ hiểu và “ngấm” thì không mấy đơn giản: Vì sao phải tiết kiệm? Vì sao phải tắm? Vì sao phải đi ngủ? Vì sao phải ngồi xa tivi? Thế nào là nói bậy? Tình yêu là gì?…

Không giới hạn ở việc giới thiệu những cuốn sách mới, dưới góc độ của một nhà giáo dục học và một người mẹ tâm lý, tác giả Thụy Anh đã có những tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm hữu ích cho các phụ huynh về cách tiếp nhận và giải đáp muôn vàn câu hỏi vì sao của trẻ cho đúng cách, với những “kim chỉ nam” được đưa ra như: Không nên né tránh bất cứ câu hỏi nào của trẻ; Cách giải thích cho trẻ phải dựa trên cơ sở khoa học; Chỉ cho con cách quan sát cuộc sống xung quanh; Kết hợp với một chút tưởng tượng bay bổng…

Thông qua các hoạt động tương tác với các bạn nhỏ trong buổi giao lưu, chúng ta có dịp hiểu hơn câu chuyện của các con mình về nỗi sợ, về tình yêu cũng như khám phá thêm vốn ngôn ngữ diễn đạt phong phú của trẻ.

Chương trình có tính tương tác rất cao khi cả người lớn và trẻ con đều được yêu cầu chia sẻ về tình yêu, về nỗi sợ của mình cả theo cách trực tiếp kể lại, cả theo cách gián tiếp là viết lên những mảnh giấy đủ sắc màu rồi gửi về cho TSGD Thụy Anh đọc lên. Không phải chỉ các em nhỏ mới có nhiều nỗi sợ mà bản thân các bậc phụ huynh cũng có nhiều điều phải lo lắng, sợ hãi. Nhưng chính cách bố mẹ kể với con về cảm nhận của chính mình cũng là cách giúp con cởi mở hơn, dễ dàng tâm sự với bố mẹ hơn về những vấn đề con đang gặp phải.

Lời khuyên của TSGD Thụy Anh là: “Đừng nói với con câu “có cái gì mà sợ”, thay vào đó bố mẹ hãy tôn trọng cảm xúc của trẻ và chia sẻ nỗi sợ cùng con. Cũng không cần tạo áp lực cho con bằng việc bảo con phải dũng cảm lên mà hãy tôn trọng nỗi sợ đó và rồi đến lúc nào đó tự nỗi sợ đó sẽ đi qua”.

Ông Văn Hậu (77 tuổi, Hội viên Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội) có lẽ là bậc phụ huynh lớn tuổi nhất đến tham dự chương trình và cũng nhiệt tình đứng lên nói về nỗi sợ của mình. Hiện đang sống với hai đứa cháu học lớp 4 và lớp 7, nỗi sợ của ông là “sợ cháu mình bị nghiện internet dẫn đến mắt hỏng, tai nghễnh ngãng, bị máy móc “nuốt mất”, kỹ năng sống kém”.

Theo kinh nghiệm của “Mẹ hổ dịu dàng” –  TSGD Nguyễn Thụy Anh, chia sẻ nỗi sợ không có nghĩa là phán xét nhưng việc chia sẻ này là rất cần thiết.

Tình yêu và nỗi sợ không chỉ được mô tả bằng lời mà bằng cả hình vẽ. Nữ họa sĩ người Nga – cô giáo mỹ thuật Olia của CLB Đọc sách cùng con đã gợi mở cho các bạn nhỏ cách thể hiện tâm tư tình cảm của mình qua nét vẽ. Trong bức tranh này, phần trên là cách cô Olia mô tả tình yêu và phần dưới là nỗi sợ.

Các bạn nhỏ hào hứng khi được vẽ nên cảm nhận của chính mình.

Tham gia vào các hoạt động của CLB Đọc sách cùng con, bạn nhỏ nào cũng thích thú khi được vừa học vừa chơi. Trong ảnh: Các bạn nhỏ đang chơi trò tráo đổi dép để tăng tính tương tác.

Là người luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng kiến thức, tâm hồn cho thế hệ trẻ, sư thầy Thích Quảng Khiết – trụ trì chùa An Đức (Hải Dương) cũng đến chúc mừng TSGD Nguyễn Thụy Anh và bày tỏ: “Nhà chùa đi tu nhưng mang mơ ước làm nghề giáo mang tri thức cho các bạn trẻ. Mô hình CLB Đọc sách cùng con là mô hình nhà chùa luôn muốn mang đi các nơi, cho các em có một mô hình sinh hoạt bổ ích. Đây là cơ hội để các em sớm được tiếp xúc với sách, có khả năng đọc để trang bị những kiến thức trong tương lai. Các em là những mầm măng cần được bồi dưỡng.”

Không chỉ có các bạn nhỏ cùng các phụ huynh mà cả những bạn trẻ là Cộng tác viên của CLB Đọc sách cùng con, nhóm tình nguyện From me cũng đã có một khoảng thời gian thú vị khi chung tay với tác giả Nguyễn Thụy Anh tạo nên một chương trình ý nghĩa cùng “Nói sao cho con hiểu?”.

Khánh Thư – Ảnh: V.Q.Tùng, Cò Trắng (Theo danviet.vn)

The post TSGD Nguyễn Thụy Anh: Đừng nói với con câu “có cái gì mà sợ” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>