NXB Kim Đồng – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con https://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Fri, 26 May 2023 05:42:24 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 Lăng kính thu nhỏ Thế giới (Đọc “Nếu như… Một cách nhìn mới mẻ và bất ngờ về những con số và ý tưởng lớn”, David J.Smith – Steve Adams, Minh Hà dịch, NXB Kim Đồng, 2018) https://docsachcungcon.com/lang-kinh-thu-nho-gioi-doc-neu-nhu-mot-cach-nhin-moi-va-bat-ngo-ve-nhung-con-va-y-tuong-lon-david-j-smith-steve-adams-minh-ha-dich-nxb-kim-dong-2018/ Fri, 26 May 2023 05:42:24 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23310 Thế giới xung quanh trong mắt các bạn nhỏ thật to lớn, mênh mông. Từ các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, cho đến các nguồn tài nguyên trên Trái Đất, có biết bao con số khổng lồ có thể khiến các bạn nhỏ choáng ngợp. Để những kiến thức thú vị tiếp cận gần ...

The post Lăng kính thu nhỏ Thế giới (Đọc “Nếu như… Một cách nhìn mới mẻ và bất ngờ về những con số và ý tưởng lớn”, David J.Smith – Steve Adams, Minh Hà dịch, NXB Kim Đồng, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>

Ảnh: CLB Đọc sách cùng con

Thế giới xung quanh trong mắt các bạn nhỏ thật to lớn, mênh mông. Từ các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, cho đến các nguồn tài nguyên trên Trái Đất, có biết bao con số khổng lồ có thể khiến các bạn nhỏ choáng ngợp. Để những kiến thức thú vị tiếp cận gần gũi, dễ hiểu hơn với các độc giả nhí, tác giả David J.Smith đã có cách trình bày rất mới lạ và ấn tượng. Những con số vĩ đại được thu nhỏ về một số lượng mà các bạn nhỏ có thể đếm được, một đồ vật mà các bạn có thể cầm trong tay. Lời diễn giải của David J.Smith kết hợp cùng tranh minh hoạ sinh động của Steve Adams đã biến các khái niệm khó hiểu trở nên thân thuộc.

Nếu toàn bộ nước trên Trái Đất được đựng trong 100 li nước thì số nước ngọt mà con người có thể sử dụng là bao nhiêu li? Nếu lịch sử Trái Đất được nén thành một năm thì khủng long xuất hiện vào tháng mấy? Nếu một ổ bánh mì 25 lát đại diện cho toàn bộ lương thực một năm của Trái Đất thì mỗi châu lục sản xuất được mấy lát bánh mì? Nếu Trái Đất to bằng quả bóng chày thì Sao Hoả sẽ to bằng quả gì?… Còn rất nhiều sự thật thú vị có thể khiến các bạn nhỏ “bật ngửa” vì ngạc nhiên và khúc khích thích thú.

Ảnh: CLB Đọc sách cùng con

Cuốn sách còn giới thiệu một cách nhẹ nhàng các khái niệm trong kinh tế, xã hội. Độc giả nhí có thể hình dung được về sự phân bổ của cải, tài nguyên, cơ cấu dân số, tuổi thọ thông qua những con số được thu nhỏ, những hình tượng gần gũi như đồng xu, bóng đèn, bánh pizza, bước chân.

Cuốn sách cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên và phụ huynh khi giải thích cho trẻ những khái niệm phức tạp, gây cảm hứng và dẫn dắt vào chủ đề bài học. Tác giả David J.Smith đã dành hai trang cuối sách để chia sẻ thêm phương pháp “thu nhỏ” các khái niệm, gợi ý các hoạt động cụ thể làm cùng trẻ để giúp các em hiểu về tỉ lệ.

“Nếu như… Một cách nhìn mới mẻ và bất ngờ về những con số và ý tưởng lớn” là một cuốn sách giá trị dành cho người lớn và trẻ nhỏ, chứa đựng những kiến thức hay và minh hoạ sinh động, chia sẻ chi tiết về phương pháp áp dụng. Độc giả ở mọi lứa tuổi đều có thể sử dụng cuốn sách này trong rất nhiều hoạt động học và chơi.

Hương Trang (Viết cho CLB Đọc sách cùng con)

The post Lăng kính thu nhỏ Thế giới (Đọc “Nếu như… Một cách nhìn mới mẻ và bất ngờ về những con số và ý tưởng lớn”, David J.Smith – Steve Adams, Minh Hà dịch, NXB Kim Đồng, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Câu chuyện của Bông và Lu (Chú chó lạc vào chuồng gà, Palbong, minh họa Lee Suk Gu, Kim Dung dịch) https://docsachcungcon.com/cau-chuyen-cua-bong-va-lu-chu-cho-lac-vao-chuong-ga-palbong-minh-hoa-lee-suk-gu-kim-dung-dich/ Thu, 25 May 2023 08:53:22 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23299 “ Trong căn nhà lẻ loi nằm dưới chân núi có hai chú chó. Con có bộ lông trắng muốt tên là Bông còn con có lông vàng ươm tên la Lu.” (Chú chó lạc vào chuồng gà, tác giả Palbong, minh họa Lee Suk Gu, Kim Dung dịch) Cuốn sách xinh xắn đáng yêu ...

The post Câu chuyện của Bông và Lu (Chú chó lạc vào chuồng gà, Palbong, minh họa Lee Suk Gu, Kim Dung dịch) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Trong căn nhà lẻ loi nằm dưới chân núi có hai chú chó. Con có bộ lông trắng muốt tên là Bông còn con có lông vàng ươm tên la Lu.” (Chú chó lạc vào chuồng gà, tác giả Palbong, minh họa Lee Suk Gu, Kim Dung dịch)

Cuốn sách xinh xắn đáng yêu từ trang bìa …

Mở đầu cuốn sách “Chú chó lạc vào chuồng gà” là hình ảnh hai nhân vật cún Bông và Lu vô cùng sinh động, thú vị, cùng minh họa Bông với khuôn mặt cáu kỉnh và Lu tươi cười, đáng yêu, khiến cho những độc giả nhỏ tò mò hơn về hai người bạn này. Câu chuyện bắt đầu từ sự trái ngược về tính cách của hai chú cún: Bông mạnh mẽ, ham chơi và Lu hiền lành, nhút nhát nhưng lại rất quý Bông, ấy thế mà Bông lại chẳng ưa gì cô bạn lông vàng.  Vì thế cậu chủ quyết định tách hai chú chó ra hai nơi. 

Đó là khởi đầu cho những ngày quậy phá của Bông. Nó hớn hở, vui sướng với sự vắng mặt của Lu. Chú cún trổ tài bắt chuột để được thưởng một bát cơm tú ụ. Chán bắt chuột rồi, Bông lẻn ra khỏi vườn nhà, phi vào rừng, thể hiện sức mạnh bằng việc bắt hết các con vật từ chồn, chim trĩ, đến thỏ, rồi lao vào chuồng gà. 

Tại đây,  chú chó lông trắng dữ dằn đã gặp một biến cố khiến chú phải thay đổi hoàn toàn. Bông bị gà mái và chủ chuồng gà dạy cho bài học nhớ đời.

“Chủ chuồng gà tay cầm cây gậy đùng đùng chạy bổ tới.

“Cắn gà này!”

Bông lùi lại toan bỏ chạy. Nhưng cây gậy của chủ chuồng gà còn nhanh hơn nó.

“Oẳng!””

Những ngày sau đó, nó chỉ nằm im, không làm gì cả, cho đến khi đàn chuột kéo nhau đến ăn bát cơm nó để thừa. Bông nhận ra rằng, nó cũng muốn có bạn để chơi cùng. Sự cô đơn khiến cuộc sống trở nên u ám, đó là động lực khiến Bông quyết tâm thay đổi tính nết. Nó thân thiện với những con vật khác hơn, hòa đồng hơn. 

Điều tuyệt vời hơn,  Lu cũng được đón về, và hai chú chó trở thành đôi bạn thân, quấn quýt như hình với bóng. 

 

“Chú chó lạc vào chuồng gà” là một câu chuyện nhỏ nhẹ nhàng, mềm mại, nhưng mang đến một bài học sâu sắc về tình bạn, về cách sửa chữa những lỗi lầm cho những độc giả nhỏ tuổi, đặc biệt phù hợp với các bạn . Cùng những câu từ giản đơn và hình ảnh minh họa sống động, đầy màu sắc, đây chắc chắn sẽ là cuốn sách thật ý nghĩa với các bạn đọc nhỏ tuổi. Hãy cùng bước vào thế giới đầy màu sắc của Bông và Lu nhé!

Phạm Huyền Minh Ngọc (Viết cho CLB Đọc sách cùng con)

The post Câu chuyện của Bông và Lu (Chú chó lạc vào chuồng gà, Palbong, minh họa Lee Suk Gu, Kim Dung dịch) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Bất-ngờ-kiểu-Thụy-Anh https://docsachcungcon.com/bat-ngo-kieu-thuy-anh/ Wed, 22 Feb 2023 08:26:40 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23157 Trẻ con nào mà chẳng sợ ma. Nhưng phù thủy mà sợ ma thì lạ quá. “Phù thủy sợ ma. Vừa đi vừa khóc!” Phù thủy có pháp thuật, có năng lực trấn áp tà ma, việc gì phải sợ nó? À, chắc đây là một bé phù thủy – đã là trẻ con thì ...

The post Bất-ngờ-kiểu-Thụy-Anh appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Trẻ con nào mà chẳng sợ ma.

Nhưng phù thủy mà sợ ma thì lạ quá. Phù thủy sợ ma. Vừa đi vừa khóc!” Phù thủy có pháp thuật, có năng lực trấn áp tà ma, việc gì phải sợ nó? À, chắc đây là một bé phù thủy – đã là trẻ con thì mới “vừa đi vừa khóc”, và dù có là phù thủy vẫn sợ ma như thường. Ôi, tội nghiệp bé phù thủy này quá! Thế là bao nhiêu kẻ xúm vào mách nước: “Mèo đen khuyên học. Sử dụng đũa thần. Dơi bay rợp sân. Nhắc làm bùa chú. Gặp thầy giáo Cú. Thông minh có thừa. Lần chuyện xa xưa. Bày cho mua tỏi.” Hết Mèo đến Dơi. Hết Dơi đến Cú. Toàn là “bậc thầy” trong thế giới pháp thuật.

Cuốn sách “Phù thủy sợ ma” (Thụy Anh, Kim Duẩn minh họa, NXB Kim Đồng, 2022) 

Nhưng phù thủy bé con có lẽ vẫn chưa hết sợ, và chắc là bé vẫn còn nức nở. Người đưa ra lời khuyên cuối cùng tôi ngờ rằng là cô Thụy Anh giả dạng “Xong xuôi thì gọi: Mẹ ơi! Mẹ ơi!” Thế là tức thời. Hết luôn cả sợ!” Cô Thụy Anh chắc chắn không phải là “bậc thầy pháp thuật” nhưng nhất định là “bậc thầy tâm lý”. Chỉ có bậc thầy tâm lý mới hiểu rõ đối với trẻ con, Mẹ là nơi trú ngụ an toàn nhất, là một quyền năng màu nhiệm hơn bất cứ một bùa chú nào. Tôi thích bài thơ này quá, đến mức không cưỡng được ước muốn trích dẫn toàn bài. Đây có lẽ là bài thơ tiêu biểu nhất cho phong cách Thụy Anh: Gần gũi, đáng yêu, ngộ nghĩnh và đặc biệt cái kết bao giờ cũng đem lại bất ngờ thú vị cho người đọc. “Bất-ngờ-kiểu-Thụy-Anh” không chỉ đơn thuần ở khía cạnh kỹ thuật, mà đó còn là bất ngờ về phương diện tâm tình. Ai ngờ sau một loạt bùa phép tầm cỡ thì điều làm nhóc phù thủy hết sợ rốt lại chỉ là hai tiếng “Mẹ ơi!” giản dị. Sự giản dị của chân lý muôn đời làm người đọc bắt gặp một thoáng rưng rưng và gật gù “Đúng quá!”

Bài thơ ” Đồng dao tình yêu” (Thụy Anh) 

Thụy Anh còn “đúng quá” khi quan sát lũ ếch “đếm hoa”, khi dạy trẻ con hát “đồng dao tình yêu” – là bài thơ không chỉ cắt nghĩa tình yêu mà còn định nghĩa cả tâm hồn của một nhà thơ viết cho thiếu nhi được nhiều người yêu mến…

Nhà văn NGUYỄN NHẬT ÁNH

The post Bất-ngờ-kiểu-Thụy-Anh appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Phù thủy sợ ma (Thụy Anh, NXB Kim Đồng, 2022), người bạn của độc giả nhỏ https://docsachcungcon.com/phu-thuy-ma-thuy-anh-nxb-kim-dong-2022-nguoi-ban-cua-doc-gia-nho/ Tue, 31 Jan 2023 10:43:25 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23067 Ra mắt bạn đọc vào cuối tháng 12 năm 2022, cuốn sách “Phù thủy sợ ma” (Thụy Anh, Kim Duẩn minh họa, NXB Kim Đồng, 2022) đã nhanh chóng trở thành món quà mừng tuổi đáng yêu mà bố mẹ dành tặng các bạn nhỏ dịp Tết Nguyên đán vừa qua. “Phù thủy sợ ma”, ...

The post Phù thủy sợ ma (Thụy Anh, NXB Kim Đồng, 2022), người bạn của độc giả nhỏ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Ra mắt bạn đọc vào cuối tháng 12 năm 2022, cuốn sách “Phù thủy sợ ma” (Thụy Anh, Kim Duẩn minh họa, NXB Kim Đồng, 2022) đã nhanh chóng trở thành món quà mừng tuổi đáng yêu mà bố mẹ dành tặng các bạn nhỏ dịp Tết Nguyên đán vừa qua.

“Phù thủy sợ ma”, nghe tên thôi đã tò mò rồi phải không ạ? Sự “ngược đời” vô cùng thú vị, đáng yêu ấy đã lôi cuốn các bạn bước vào thế giới đầy màu sắc. Bạn nào cũng vui, cũng bất ngờ khi gặp một bạn nhỏ có gì đó thật giống mình. Đó là khi loay hoay tập viết, tập đi, tập tính,…rồi đến khi phải chia tay bạn răng “đi công tác”. Những dấu mốc quan trọng trên bước đường trưởng thành mỗi bạn nhỏ đều được nhà thơ ghi lại thật đáng yêu.

Mẹ ơi, con tập viết,

Chữ nó chẳng nghe lời,

Đuổi theo hết cả hơi,

Cứ bay trên dòng kẻ

                            (Tập viết)

Cả bầu trời tuổi thơ mở ra với bao khám phá mới mẻ từ nhà ra phố, từ thành thị đến nông thôn, từ những thân quen đến những mới lạ…Và tình yêu cuộc sống như đóa hoa nhỏ hé nở khiến lòng ấm lại, gạt đi những nỗi buồn, những bực dọc, lo âu, nhường chỗ cho hạnh phúc.

 “…Tình yêu là thứ

Cần nói rất nhiều

Không bao giờ hết,

Về một từ Yêu!

Thế nên tất cả

Không đủ thời gian

Để mà giải thích

Cả ngày miên man…

– Có gì mà khó!

Con đã hiểu rồi

Hình như con đã

 Yêu mẹ nhất đời”.

                      (Đồng dao tình yêu…)

Nhà thơ Thụy Anh từng chia sẻ: “Trẻ con đến với thơ thật tự nhiên. Từ nhịp nhịp bước đi êm ái của mẹ khi mang bé trong lòng, trẻ đã có thơ. Từ cái nhìn cuộc sống đầy lạ lẫm, trẻ đã nghĩ thơ, sống thơ. Từ những cố gắng diễn đạt những khái niệm mới, tứ thơ đã hình thành… Và nói thơ là việc mà trẻ gần gũi hơn tất thảy!”. Có lẽ vì điều này mà chị chọn sáng tác thơ như một sợi dây kết nối với các “người bạn” nhỏ xíu của mình.

Những vần thơ xinh xắn càng yêu hơn khi được đặt giữa không gian đầy sắc màu với nét vẽ sinh động của họa sĩ Kim Duẩn, người họa sĩ luôn thấu hiểu và đồng điệu sáng tạo với nhà thơ, tác giả Thụy Anh.

Mong rằng cuốn sách với 36 bài thơ bé bỏng này sẽ đến với nhiều bạn đọc nhỏ, cùng các bạn chạm đến những điều thân thương nơi cuộc sống quanh mình.

Hương Liên (Viết cho CLB Đọc sách cùng con)

 

The post Phù thủy sợ ma (Thụy Anh, NXB Kim Đồng, 2022), người bạn của độc giả nhỏ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
James và quả đào khổng lồ (Roald Dahl, Nguyễn Thị Bích Nga dịch, NXB Kim Đồng, 2021) https://docsachcungcon.com/james-va-qua-dao-khong-lo-roald-dahl-nguyen-thi-bich-nga-dich-nxb-kim-dong-2021/ Thu, 24 Nov 2022 05:56:05 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23057 Ngay từ cái tên “James và quả đào khổng lồ”, cuốn sách đã khơi gợi sự tò mò, thích thú từ các độc giả nhí. Có bạn sẽ nhớ đến những câu chuyện cổ tích nhắc đến các loại quả ngoại cỡ như củ cải khổng lồ, hay cỗ xe bí ngô to lớn của ...

The post James và quả đào khổng lồ (Roald Dahl, Nguyễn Thị Bích Nga dịch, NXB Kim Đồng, 2021) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>

Ngay từ cái tên “James và quả đào khổng lồ”, cuốn sách đã khơi gợi sự tò mò, thích thú từ các độc giả nhí. Có bạn sẽ nhớ đến những câu chuyện cổ tích nhắc đến các loại quả ngoại cỡ như củ cải khổng lồ, hay cỗ xe bí ngô to lớn của nàng Lọ Lem. Còn trong câu chuyện này của nhà văn Roald Dahl, quả đào khổng lồ là khởi đầu cho một chuyến phiêu lưu tuyệt vời đã thay đổi cuộc đời của cậu bé James.

Câu chuyện bắt đầu với những bất hạnh mà James gặp phải. Trong bốn năm đầu đời, James được sống hạnh phúc trong ngôi nhà bên bờ biển cùng bố mẹ, nhưng cuộc sống ấy bị tước đi khi bố mẹ cậu ấy qua đời. James chuyển đến sống ở ngôi nhà trên đồi với hai bà cô vừa xấu người lại xấu nết. Dù còn nhỏ tuổi, James đã bị hai bà cô bắt làm lụng vất vả và luôn phải nghe mắng mỏ, chì chiết. À, đọc đến đây các bạn nhỏ sẽ thấy thật giống truyện cổ tích. Vậy khi cậu bé gặp bất hạnh, ai sẽ xuất hiện để giúp James đây? Không phải ông bụt, cũng không phải bà tiên! James đã gặp một ông lão nhỏ thó, mặc bộ complê xanh lá trông khá buồn cười. Ông ta không có đũa thần, cũng không làm phép, mà chỉ đưa cho cậu bé một cái bao chứa những hạt nhỏ kỳ lạ có thể mang phép thuật đến cho ai uống nó. Cậu bé James hậu đậu chưa kịp mang về uống đã làm đổ tất cả hạt phép ra đất. Các bạn đoán đúng rồi đấy! Hạt phép rơi trúng vào gốc cây đào, và một quả đào mọc ra từ cái cây khô cằn, bao năm chưa từng ra quả đó. Quả đào cứ lớn mãi, lớn mãi cho đến khi to bằng cả ngôi nhà.

Bạn hãy tưởng tượng xem, nếu ở vườn nhà mình có một quả đào khổng lồ thì mọi người sẽ làm gì? Các bạn nhỏ ở CLB Đọc sách cùng con cho rằng James nên ăn luôn cho đỡ đói. Bạn lại gợi ý rằng nên xẻ ra nhiều phần để tích trữ lương thực. Và có bạn đã nghĩ giống như ý tưởng của hai bà cô của James rồi đấy: đưa tin lên TV, báo đài để nổi tiếng và thu tiền những người muốn đến tham quan, chụp ảnh. Tuy nhiên, câu chuyện sẽ chỉ dừng lại ở đây nếu đó đơn giản chỉ là một quả đào bị phóng to. Quả đào, hay đúng hơn là những hạt phép đã mang đến những vị khách đặc biệt, và những vị khách ấy đã trở thành những người bạn tốt của James và giúp cậu bé thoát khỏi sự bất hạnh của mình.

Vẫn là cách kể chuyện hóm hỉnh, lôi cuốn như trong các tác phẩm khác, Roald Dahl, người kể chuyện số một Thế giới, đã mang đến một câu chuyện hấp dẫn, hồi hộp, đầy nhiệm màu. Mặc dù mở đầu câu chuyện bằng hoàn cảnh không may của James, nhà văn đã không để cuốn sách chìm trong không khí buồn thương mà sử dụng cách nói hài hước, chi tiết kỳ quặc gây bất ngờ, cuốn độc giả vào chuyến phiêu lưu cùng James.

Bản dịch tiếng Việt của cuốn sách đã được NXB Kim Đồng xuất bản cùng với nhiều tựa sách khác của nhà văn Roald Dahl. Bản tiếng Anh cũng đang có mặt tại tủ sách nước ngoài của CLB Đọc sách cùng con, sẵn sàng cho các thành viên đọc hoặc mượn về nhà. Xin mời các bạn tìm đọc và hoà mình vào chuyến phiêu lưu kỳ thú này với James và quả đào khổng lồ nhé!

Hương Trang (Viết cho CLB Đọc sách cùng con)

———————

THÔNG TIN SÁCH

– Tên sách: James và quả đào khổng lồ

– Tác giả: Roald Dahl, Strawberry Phan minh hoạ, Nguyễn Thị Bích Nga dịch

– Nhà xuất bản: NXB Kim Đồng

– Năm xuất bản: 2021

The post James và quả đào khổng lồ (Roald Dahl, Nguyễn Thị Bích Nga dịch, NXB Kim Đồng, 2021) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
ĐỌC XUÂN QUỲNH ĐỂ “THẤY THƯƠNG YÊU” (Đọc “Trời xanh của mỗi người”, Xuân Quỳnh, Vũ Xuân Hoàn minh họa, NXB Kim Đồng, 2022) https://docsachcungcon.com/doc-xuan-quynh-de-thay-thuong-yeu-doc-troi-xanh-cua-moi-nguoi-xuan-quynh-vu-xuan-hoan-minh-hoa-nxb-kim-dong-2022/ Thu, 13 Oct 2022 08:26:50 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23011 Cầm tập bản thảo các sáng tác cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh, tôi lật vội để tìm đến trước nhất là những truyện, những thơ mà tôi từng đọc thời còn là một cô bé đen đúa gầy gò có đôi mắt to muốn ôm trọn thế giới. Và thế giới đầy gió, nắng, ...

The post ĐỌC XUÂN QUỲNH ĐỂ “THẤY THƯƠNG YÊU” (Đọc “Trời xanh của mỗi người”, Xuân Quỳnh, Vũ Xuân Hoàn minh họa, NXB Kim Đồng, 2022) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Cầm tập bản thảo các sáng tác cho thiếu nhi của Xuân Quỳnh, tôi lật vội để tìm đến trước nhất là những truyện, những thơ mà tôi từng đọc thời còn là một cô bé đen đúa gầy gò có đôi mắt to muốn ôm trọn thế giới. Và thế giới đầy gió, nắng, yêu thương bên người thân, Xuân Quỳnh đã giữ lại cả cho tôi. Bây giờ, gặp lại những chi tiết thân quen đã được khắc chạm vào trí nhớ, cứ muốn trào nước mắt trong cuộc hội ngộ cùng Tuổi thơ:

                                      “… Bỗng thấy nhiều gió lộng

                                             Bỗng thấy nhiều nắng reo

                                             Bỗng tôi thấy thương yêu

                                             Tôi biết là có mẹ…”

                                                                     (Bầu trời trong quả trứng

Phải chăng, cái sự “thấy thương yêu” chính là sự khởi đầu, đồng thời cũng là đích đến cho cả một đời người?

Cô-bé-tôi xưa nhắc cho tôi-bây-giờ những hồi hộp, bâng khuâng êm đềm từng có khi đọc Xuân Quỳnh. Dẫu là khi đọc “Ông nội, ông ngoại” trên chiếc võng ngoài vườn với tiếng ve trưa inh ỏi hay bên nồi cơm đang sôi lục bục, vừa đọc “Ngày mai con sẽ ngoan” vừa lơ đãng dùng khúc củi gõ nhẹ nhẹ thân bếp trấu. Cũng có lúc là một buổi tối mùa đông gió rít ngoài vườn chuối, sờ sợ đọc truyện “Con đen đen” đầy li kì.

Kỳ lạ thay, bao rung động đến giờ vẫn như vẹn nguyên, sống động, tươi mới. Hay có thể, tôi chưa từng rời khỏi Tuổi thơ?

Thơ Xuân Quỳnh, là mẹ, là con…

Xuân Quỳnh mất mẹ từ sớm. Và Xuân Quỳnh cũng sớm biết lo toan cho những đứa con. Có lẽ vì vậy mà thơ của bà viết cho thiếu nhi được bật lên tự nhiên, xáo trộn giữa nỗi niềm của một đứa trẻ và tấm lòng người mẹ. Đứa trẻ trong thơ Xuân Quỳnh lúc tha thẩn nghĩ ngợi, lúc dí dủm chuyện trò, khi lại chân đất nhảy dây, lang bang trên mặt đất vô tư lự. Người mẹ trong thơ Xuân Quỳnh lại muốn bao bọc yêu thương từ khi con còn trong bụng mẹ và muốn con biết được tình yêu mà cả thế giới dành cho con. Người mẹ ghi lại chuyện này, cắt nghĩa điều kia, đồng hành trong từng chặng lớn của con.

Chất đồng dao trong thơ thiếu nhi của Xuân Quỳnh khá đậm nét. Với “Bầu trời trong quả trứng”, “Chuyện cổ tích về loài người”, “Con chả biết được đâu”, nhịp bằng trắc luân chuyển giữa vần chân vần lưng và nghệ thuật láy ý khiến bài thơ có thể kéo dài mãi không dừng, theo bước nhún nhảy thơ ngây của trẻ. Thế nên đọc lên nó cứ miên man, chuyện nọ xọ chuyện kia, như thể nghĩ gì nói nấy, y hệt câu chuyện của trẻ con:

                                              “Không có diều có cắt

                                                Không có bão có mưa

                                               Không biết đói biết no

                                               Không bao giờ biết sợ…

                                                                                              (Bầu trời trong quả trứng)

                                                hoặc:

                                         “… Từ cái bống cái bang

                                                Từ cái hoa rất thơm

                                                Từ cánh cò rất trắng

                                               Từ vị gừng rất đắng

                                              Từ vết lấm chưa khô

                                              Từ đầu nguồn cơn mưa

                                             Từ bãi sông cát vắng…

                                                                                                 (Chuyện cổ tích về loài người)

Xuân Quỳnh có nhạy cảm đặc biệt về ngôn ngữ: từ lớp vỏ ngữ âm đến tầng ngữ nghĩa bên trong. Nhạy cảm này không phải là kiến thức về tiếng Việt, không học mà có được. Cái trực giác của người sáng tác là phụ nữ và nỗi khát khao yêu thương như người mẹ, như đứa con luôn thường trực đã mách bảo nhà thơ phải dùng từ này chứ không phải từ kia. Chính vì thế, kỹ thuật dụng từ của bà thật linh hoạt, giữa những từ loại luôn hoán đổi vị trí và chức năng cho nhau. Trong thơ, Xuân Quỳnh thường dùng thủ pháp khá độc đáo so với thơ thiếu nhi cùng thời: danh từ hoá, sự vật hoá các tính từ: “Quả ớt làm bằng cay”, “Sông lại cần mênh mông”… Và những danh từ thì lại ôm vào biết bao cảm xúc mơ hồ, choáng ngợp: những “vệt dài tít tắp”, “lao về ban mai”, rồi: “Ban ngày làm bằng nắng/ Màu xanh làm bằng cây”…

Tôi trộm nghĩ, chất thi sĩ trong con người nữ sĩ Xuân Quỳnh tồn tại mạnh mẽ bên cạnh bản năng người mẹ làm nên chất thơ bay bổng, tài hoa, thấm đẫm yêu thương mà không nôm na đơn giản, không thật thà minh hoạ cuộc sống. Trẻ cần lăng kính ấy để ngắm nhìn thế giới. Để dám tìm cách lý giải niềm vui, nỗi buồn theo tư duy riêng mình. Để tìm thấy ý nghĩa của yêu thương từ những điều tưởng chừng tất yếu, bình thường nhất:

                                        “… Mẹ nghĩ đến bàn chân

                                              Và con đường tít tắp

                                              Bỗng như lên tiếng hát

                                             Từ màu mạ dưới đồng

                                             Từ hạt cây trong rừng

                                             Từ cánh buồm trên biển…

                                                                                                     (Con chả biết được đâu)

Bên cạnh đó, trong thơ Xuân Quỳnh còn thấp thoáng hình ảnh đứa trẻ lanh lợi, biết quan sát, thoắt cái lại là một người lớn biết bắt nhịp đùa cùng trẻ, nói cười tinh nghịch, so sánh ngộ nghĩnh trong cả những bối cảnh vất vả, khó khăn:

                                             Trời xanh của bố em

                                             Hình răng cưa nham nhở

                                             Trời xanh giữa đạn bom

                                             Rách, còn chưa kịp vá…”

                                                        Trời xanh của mỗi người)

                                            hay:

                                             “Quả tim như cái đồng hồ

                                        Nằm trong lồng ngực giục giờ hành quân,

                                              Dế con cũng biết đào hầm

                                        Con cua chả ngủ, canh phòng đạn bom,

                                              Trong trăng chú Cuội tắt đèn

                                        Để cho mắt giặc mây đen kéo về,

                                               Cái hoa cái lá biết đi

                                        Theo người qua suối, qua khe, qua làng…”

                                                                                               (Tuổi thơ của con)

… để rồi cười xoà cùng nhau trong những ẩn dụ yêu thương: “Con yêu mẹ bằng con dế” hay “Cả nhà yêu con thế/ Con chả biết được đâu!”, “Vì tất cả của con/ Mà con là của mẹ!”. Cái nhìn thương yêu – thương nhau, thương vạn vật – là cội nguồn của lòng can đảm, kiên cường và lạc quan.

 

Truyện ngắn Xuân Quỳnh – vũ trụ rối bời mà êm ái

Trẻ con thời nào cũng lớn dần lên với những băn khoăn, dè dặt, lo âu rối bời trước nhiều vấn đề của cuộc sống. Mỗi lần thấu hiểu được một điều, gỡ bỏ được hoang mang, chúng lớn lên thêm một chút. Truyện ngắn Xuân Quỳnh, mỗi câu chuyện là một mảnh ghép, vẽ lại cái vũ trụ rối bời đầy cảm động ấy để người lớn và trẻ con đến gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Đó là tâm sự của bé Minh khi dần khám phá ra tình thương của ông ngoại, khi không còn thấy sợ, thấy khó chịu vì những điều “kì quặc” của người ông khắc khổ, sống tận ở miền Nam với lối sống và ngôn ngữ khác biệt. Rồi cậu cũng phát hiện ra, ông nội hay ông ngoại thật giống nhau ở tình thương yêu dành cho đứa cháu. Ngày đọc truyện này, ông tôi vừa qua đời. Tôi nhớ chi tiết giờ chia tay, ông ngoại của Minh giương cái ô đen lên đứng lẫn giữa bao nhiêu người và xe cộ, rồi chỉ còn thấy chiếc ô đen giơ lên cao rồi khuất hẳn. Đọc đến đó, nước mắt đã đẫm đẫm má. Tôi mới dừng lại để gọi thầm: “Ông ơi!”… Đó lại là nỗi ấm ức của cô bé Hương trong từng chuyện nho nhỏ mỗi ngày em kể cho người cô chưa từng gặp mặt. Em thì nghĩ thế này, mẹ lại hiểu sang thế khác. Đọc những lá thư ấy, người lớn thì coi là “vớ vẩn”, nhưng đúng là cả một vũ trụ rối bời của trẻ con. May thay, truyện của người mẹ-nhà văn Xuân Quỳnh lại nhìn thấu mọi điều, kết thúc thường có hậu. Nhân vật nào cũng “hiểu ra”, “nhìn ra” những điều đáng yêu, những nỗi niềm của người khác. Còn nhiều nhiều những câu chuyện rối bời được kể âu yếm như thế, truyện nào cũng có những chi tiết – những nét chấm phá gợi lại một cảm xúc khó quên. Và trên hết, đọc xong, cả người lớn và trẻ con đều cảm nhận được rằng, hiểu, tôn trọng và thương nhau – đó chính là những chất kết nối quan trọng để những con người lớn lên cùng nhau.

Ở CLB Đọc sách cùng con, chúng tôi thường cùng các em đọc Xuân Quỳnh. Tôi thuộc lòng nhiều đoạn văn trích từ truyện ngắn của bà. Những câu văn trong sáng, giàu chi tiết, hình ảnh và âm nhạc. Tôi thường thích đọc to từng đoạn, lắng nghe âm thanh giọng đọc của mình đang gấp gáp hay dàn trải cùng nhịp văn Xuân Quỳnh. Đọng lại sau tất cả là cảm giác êm ái. Êm ái, khoan hoà và bình ổn trong tâm… Để sẵn sàng “thấy thương yêu”!

TSGD. Nguyễn Thụy Anh (Chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con

The post ĐỌC XUÂN QUỲNH ĐỂ “THẤY THƯƠNG YÊU” (Đọc “Trời xanh của mỗi người”, Xuân Quỳnh, Vũ Xuân Hoàn minh họa, NXB Kim Đồng, 2022) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Buổi đọc sách “Ong Béo và Ong Gầy” (Uông Triều, NXB Kim Đồng, 2022) https://docsachcungcon.com/buoi-doc-sach-ong-beo-va-ong-gay-uong-trieu-nxb-kim-dong-2022/ Sun, 31 Jul 2022 09:12:00 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22910 Sáng chủ nhật, các bạn nhỏ đã tới CLB Đọc sách cùng con từ sớm để cùng nhau chơi thật vui, đọc sách và chờ đón câu chuyện của tuần này. “Ong Béo và Ong Gầy” (Uông Triều, NXB Kim Đồng, 2022) là cuốn sách các cô chọn đọc tuần này. Câu chuyện bắt đầu ...

The post Buổi đọc sách “Ong Béo và Ong Gầy” (Uông Triều, NXB Kim Đồng, 2022) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Sáng chủ nhật, các bạn nhỏ đã tới CLB Đọc sách cùng con từ sớm để cùng nhau chơi thật vui, đọc sách và chờ đón câu chuyện của tuần này.

Ong Béo và Ong Gầy” (Uông Triều, NXB Kim Đồng, 2022) là cuốn sách các cô chọn đọc tuần này. Câu chuyện bắt đầu với hành trình bị lạc của hai anh em nhà ong, một anh Ong Béo phàm ăn, dễ ngủ và một em Ong Gầy khảnh ăn, luôn thấp thỏm với thật nhiều nỗi lo.

Trên hành trình gian truân ấy, anh em nhà ong vàng đã cùng nhau đối mặt với nhiều đối thủ nguy hiểm: cá Sộp, lão Chuột, Cua Kềnh, ả Nhện,…Nhưng chính trong những giây phút đáng sợ ấy, họ nhận ra được những điều vô giá trong cuộc sống này. Đó là tình anh em đoàn kết, tình bạn, và mỗi người luôn có điều đáng quý riêng. Ong Béo tuy ham ăn, ham ngủ, đôi lúc vô tâm, vẫn nghĩ đến em của mình. Ong Gầy là một em ong yếu đuối nhưng trái lại rất dũng cảm, tinh nhạy và tính lo xa của cậu đã giúp hai anh em thoát khỏi nhiều tình huống nguy hiểm.

Với ngôn ngữ dung dị, hình ảnh gần gũi với cuộc sống, nhà văn Uông Triều đã giúp các bạn nhỏ khám phá nhiều điều thú vị về bầy ong, về cuộc sống quanh mình.

Cùng hóa thân thành những chú ong chăm chỉ, các bạn đã trổ tài chuyển mật. Nhờ sự đoàn kết, nhanh nhẹn, đội 2 đã giành chiến thắng. Khép lại buổi sinh hoạt, cô My đã hướng dẫn các bạn làm một tấm thiệp thật đẹp mang dấu ấn của những ngón tay xinh.

Xin gửi bố mẹ và các bạn một số khoảnh khắc vui của buổi đọc sách hôm nay.

 

 

The post Buổi đọc sách “Ong Béo và Ong Gầy” (Uông Triều, NXB Kim Đồng, 2022) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Bé hỏi mẹ – Những vần thơ xinh cùng con khám phá cuộc sống (Thơ: Phạm Thanh Vân, Tranh: Quyên Thái, NXB Kim Đồng, 2021) https://docsachcungcon.com/hoi-nhung-van-tho-xinh-cung-con-kham-pha-cuoc-song-tho-pham-thanh-van-tranh-quyen-thai-nxb-kim-dong-2021/ Wed, 23 Mar 2022 10:32:03 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22719 Ra mắt độc giả vào đúng dịp Tết Nhâm Dần vừa qua, bộ thơ “Bé hỏi mẹ” (Nhiều tác giả, NXB Kim Đồng, 2021) đã nhận được thật nhiều yêu thương từ các độc giả, đặc biệt là các bạn đọc nhí. Mỗi cuốn sách là một bài thơ nhỏ giúp bé khám phá những ...

The post Bé hỏi mẹ – Những vần thơ xinh cùng con khám phá cuộc sống (Thơ: Phạm Thanh Vân, Tranh: Quyên Thái, NXB Kim Đồng, 2021) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Ra mắt độc giả vào đúng dịp Tết Nhâm Dần vừa qua, bộ thơ “Bé hỏi mẹ” (Nhiều tác giả, NXB Kim Đồng, 2021) đã nhận được thật nhiều yêu thương từ các độc giả, đặc biệt là các bạn đọc nhí. Mỗi cuốn sách là một bài thơ nhỏ giúp bé khám phá những mảnh ghép sắc màu trong cuộc sống quanh mình với lí giải đáng yêu cho thắc mắc của con. Đó là  “Mẹ ơi, Tết màu gì?”, “Tiếng gì là hay nhất?”, “Cái gì là sáng nhất?”,  “Mùi gì là thơm nhất?”,  “Điều gì mềm nhất đời?”,  “Mẹ ơi, nhà là gì?”.  

Hôm nay bé hỏi mẹ

Điều gì mềm nhất đời?

 

Đám mây trắng trên trời?

Bộ lông chú mèo nhỏ?

Chiếc kẹo bông đầu ngõ?

Hay những cánh hoa lan?

(Điều gì mềm nhất)

Bạn nhỏ của bố mẹ cũng có thể đưa ra phỏng đoán của mình để trả lời câu hỏi đáng yêu này. Đây là giây phút con tưởng tưởng về những điều mềm mại, êm ái quanh con, là lúc các giác quan được thức dậy và tha hồ khám phá. Nào thính giác, khứu giác, xúc giác, cảm giác, … con sẽ hào hứng, tò mò, vui thích với những gì rất gần gũi với con, không còn quá đắm chìm với tivi, ipad hay trò chơi điện tử.

 Mỗi cuốn sách với một bài thơ nhỏ xinh, bình dị của tác giả Phạm Thanh Vân cùng nét vẽ minh họa đáng yêu, hồn nhiên của họa sĩ Quyên Thái mở ra cánh cửa chào đón bé cùng với thông điệp ý nghĩa về tình yêu thương gia đình, cuộc sống.

Cuộc đời bao bến đỗ

Nhà – nơi ta trở về

Con sẽ luôn tìm thấy

Nhà trong tim mẹ đây!

(Mẹ ơi, nhà là gì?)

Hương Liên (Viết cho CLB Đọc sách cùng con)

The post Bé hỏi mẹ – Những vần thơ xinh cùng con khám phá cuộc sống (Thơ: Phạm Thanh Vân, Tranh: Quyên Thái, NXB Kim Đồng, 2021) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Trở về hoang dã cùng Trang Nguyễn ( Đọc “Chang hoang dã – gấu”, NXB Kim Đồng, 2020 và “Trở về nơi hoang dã”, Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn, 2018) https://docsachcungcon.com/tro-ve-hoang-da-cung-trang-nguyen-doc-chang-hoang-da-gau-nxb-kim-dong-2020-va-tro-ve-noi-hoang-da-nha-nam-nxb-hoi-nha-van-2018/ Sun, 14 Nov 2021 05:41:32 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22575 Tôi chú ý đến Trang Nguyễn không chỉ bây giờ, khi tác phẩm của cô được đề cử và rồi đoạt giải A giải thưởng sách Quốc gia. Trước đó, tôi biết về cô qua vài cuốn sách và thông tin báo chí, thầm cảm phục một người trẻ sống có lý tưởng, say mê ...

The post Trở về hoang dã cùng Trang Nguyễn ( Đọc “Chang hoang dã – gấu”, NXB Kim Đồng, 2020 và “Trở về nơi hoang dã”, Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tôi chú ý đến Trang Nguyễn không chỉ bây giờ, khi tác phẩm của cô được đề cử và rồi đoạt giải A giải thưởng sách Quốc gia. Trước đó, tôi biết về cô qua vài cuốn sách và thông tin báo chí, thầm cảm phục một người trẻ sống có lý tưởng, say mê cống hiến cho những công việc làm thế giới này tốt đẹp, lành mạnh, trong trẻo, tử tế hơn.

Trang là một TS chuyên ngành quản lý đa dạng sinh học, hiện là nhà sáng lập và giám đốc tổ chức bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam WidAct, một trong 30 gương mặt xuất sắc dưới 30 tuổi do tạp chí Forbes Châu Á bình chọn năm 2020. Cô đã có nhiều tác phẩm về bảo vệ môi trường và bảo vệ động vật hoang dã. Giới thiệu một chút về hai cuốn sách của Trang Nguyễn:

Chang hoang dã- Gấu (Trang Nguyễn – Jeet Zdung, NXB Kim Đồng, 2020)

Sách phù hợp với lứa tuổi từ 8 trở lên. Đây là một cuốn trong loạt truyện tranh về chủ đề bảo vệ động vật hoang dã sẽ được xuất bản tiếp trong tương lai. Tên nhân vật rất đáng yêu – Chang.

Cô bé Chang, người tự nhận mình bảo vệ động vật hoang dã, kể lại câu chuyện giải cứu cô gấu chó Sorya, đưa cô bé trở lại cánh rừng hoang dã – quê hương của cô. Trong cuốn sách có những hiểu biết về loài gấu; những tổn thương loài gấu phải chịu đựng khi bị nuôi nhốt và khi bị mất những thói quen, tập tính hoang dã của loài gấu trong tự nhiên. Cuốn sách cung cấp cho người đọc cả những hiểu biết về rừng rậm nhiệt đới Việt Nam; những kỹ năng cần thiết để làm việc trong rừng. Tác giả còn chu đáo chia sẻ những bước cần làm để trở thành một nhà bảo tồn động vật hoang dã.

Qua các ghi chép và ký họa trong suốt chuyến đi, Chang chia sẻ những ước mơ nho nhỏ và hoài bão của mình, muốn tìm hiểu thêm về thế giới mình đang sống, sống hài hòa với vạn vật, trân trọng tự nhiên. Rất nhiều tình tiết hấp dẫn, thông tin thú vị, chi tiết đáng yêu về rừng già Việt Nam và loài gấu được thể hiện bằng tranh và những ghi chú bằng chữ in, đặc trưng của thể loại sách tranh truyện, có thể tạo được sự quan tâm ở các độc giả nhỏ tuổi.

Vì là những ký họa nên các bức tranh nhiều chi tiết, có màu sắc trầm, không sặc sỡ. Tuy nhiên, tranh không tạo cảm giác u ám mà tạo được cảm xúc cho các bạn trẻ, khiến các em có thể suy nghĩ nghiêm túc về thái độ sống của mình đối với môi trường, con người, loài vật, đặc biệt là khái niệm “tôn trọng” và “tự do”.

Cuốn sách “Chang hoang dã Gấu” đã nhận giải A, giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 4 ngày 12/11/2021

Trở về nơi hoang dã (Trang Nguyễn, Nhã Nam và NXB Hội nhà văn, 2018) là cuốn sách mà theo lời Trang, kể về hành trình của cô trong vòng 5 năm, “từ lúc bắt đầu là một cô bé sinh viên thạc sĩ mới 21 tuổi đến khi cuốn sách kết thúc là một “người lớn” trưởng thành hơn và chững chạc hơn ở tuổi 26.

Trong cuốn sách, Trang kể về ước mơ của mình và quá trình ước mơ thành hình, vạch ra một lộ trình rõ ràng cho tương lai. Chuyến đi của cô không chỉ là cuộc quan sát, nghiên cứu các loài động vật để phục vụ cho ngành bảo tồn mà cô đã chọn. Đây còn là cơ hội cho những suy ngẫm đồng hành cùng bước chân một người trẻ, cảm nhận của cô về cuộc sống, con người, về mình trong vòng tay vâm váp và hoang dã của rừng già. Những ghi chép không tô vẽ, không khoe khoang, chân thật đến từng chi tiết lặt vặt trong sinh hoạt, va chạm trong các mối quan hệ khiến cho người đọc rung động mà cũng nghĩ về mình. Mình đã và đang sống thế nào? Mình có hoài bão gì chăng? Mình có dám làm điều gì đó mạnh mẽ để tận hiến cho công việc và thế giới này? Như Trang và nhiều người khác…

Đương nhiên, giữa những dòng lan man của Trang có cả nỗi sợ. Trang đã nói về nó rất chân thành: Cô sợ cuốn sách được đọc để giải trí rồi bị bỏ rơi vào quên lãng. Cô còn sợ hơn nếu cuốn sách trở nên phổ biến và tạo thành một phong trào để người trẻ vào rừng thử cảm giác mạnh nhưng lại không chuẩn bị đủ kiến thức sinh tồn để bảo vệ mình cũng như sự hiểu biết để không làm tổn hại đến môi trường hoang dã.

Có tiếng hay có miếng?

Tôi vừa bật cười rồi lại rưng rưng khi đọc về giải thưởng Quốc tế (có tiếng) không được người trong nước công nhận để được cộng thêm nửa điểm một điểm gì đó khi thi đại học (có miếng) của Trang thời cô học lớp 10 chuyên Sinh trường Hà Nội – Amsterdam. Người thân, bạn bè lắc đầu, trách cô sao không tập trung học để thi học sinh giỏi mà lại làm “những thứ linh tinh”… Nhưng rồi Trang đã hiểu, điều thôi thúc cô trong những việc cô làm không phải vì “tiếng” hay vì “miếng” – mà là hoài bão, ước mơ, sự kiên định lựa chọn một nghề mà vì nó, cô sẵn sàng dấn thân, không bỏ cuộc. Chỉ cần mình muốn, biết chắc mình rất muốn làm một việc và bắt đầu tìm hiểu, trang bị kiến thức hướng tới việc ấy, những người xung quanh mình sẽ cảm nhận được quyết tâm ấy và ủng hộ.

Tôi đặc biệt tâm đắc với cuốn sách của Trang Nguyễn ở giá trị kêu gọi giới trẻ ấp ủ, xây dựng, bồi đắp cho ước mơ của mình. Ước mơ bắt đầu từ những mơ mộng thời thơ ấu và được hình thành rõ nét qua những hoạt động sống, trải nghiệm. Một cuốn sách về thực vật mẹ mua cho thời nhỏ, ấn tượng về cây mít, cây bao báp… Trang viết: “Tôi tưởng tượng ra mình đang đứng trước cây bao báp, sờ vào vỏ cây thô cứng, áp tay vào thân cây mát rượi và ngước mắt lên nhìn ánh mặt trời chói chang của đất nước châu Phi…”

Và rồi sau này, Trang đã đi, đã đến, đã ngắm nhìn, đã cảm nhận, đã nghiên cứu, đã lên tiếng bảo vệ… đã làm được thật nhiều việc vì ước mơ, cho ước mơ ngày nào của mình. Và còn tiếp tục làm thật nhiều điều nhờ nó.

Tôi thầm mong con trai tôi cũng đọc hết cuốn sách này và nhận được lời chia sẻ của tác giả để con đường phía trước được con dấn bước ít phân vân hơn, không sợ ổ gà, không la cà hoa lá, hạnh phúc với những gì mình chọn.

TSGD . Nguyễn Thụy  Anh (Chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con)

 

Vào ngày 12 tháng 11 năm 2021 vừa qua, cuốn sách tranh “Chang hoang dã – Gấu” (NXB Kim Đồng, 2020) của tác giả Trang Nguyễn, tranh: Jeet Zdung đã được nhận giải A, giải thưởng sách Quốc gia  lần thứ 4.

The post Trở về hoang dã cùng Trang Nguyễn ( Đọc “Chang hoang dã – gấu”, NXB Kim Đồng, 2020 và “Trở về nơi hoang dã”, Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn, 2018) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
“Cao thủ viết lách” – Món quà dành cho niềm đam mê và cả nỗi sợ Viết https://docsachcungcon.com/cao-thu-viet-lach-mon-qua-danh-cho-niem-dam-va-ca-noi-viet/ Thu, 16 Sep 2021 05:45:08 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22478 Bộ sách “Cao thủ viết lách” (Cecilia & Kate Roth, Ngọc Thư & Quỳnh Liên dịch, NXB Kim Đồng, 2021) là món quà dành cho niềm đam mê và cả nỗi sợ Viết. Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng nếu bạn thửu khám phá, bạn sẽ hiểu vì sao bộ sách này phù hợp với ...

The post “Cao thủ viết lách” – Món quà dành cho niềm đam mê và cả nỗi sợ Viết appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Bộ sách “Cao thủ viết lách” (Cecilia & Kate Roth, Ngọc Thư & Quỳnh Liên dịch, NXB Kim Đồng, 2021) là món quà dành cho niềm đam mê và cả nỗi sợ Viết. Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng nếu bạn thửu khám phá, bạn sẽ hiểu vì sao bộ sách này phù hợp với các bạn đã yêu việc viết lách và cả những bạn đang gặp vấn đề trong việc viết văn.

Tình yêu viết lớn dần nhờ cơ hội được thử sức sáng tạo.

Với các bạn đã thích viết, đây là cơ hội để các bạn khám phá thêm nhiều thể loại và thử sức mình. Mười hai cuốn trong bộ sách sẽ đưa các cây bút nhí tới mười hai mảnh đất mới mẻ, ẩn chứa bao điều thú vị có thể các bạn chưa từng biết đến.

Đó là những mảnh đất thật quen thuộc như cổ tích, nhưng ở đây, bạn sẽ không đọc truyện có sẵn nhé, mà chính bạn sẽ “Sáng tác cổ tích”, rồi “Cải biên cổ tích”. Những hoạt động thường ngày như viết nhật kí, viết lại kỉ niệm của những chuyến là cảm hứng được khai thác trong “Tâm sự cùng nhật kí”, “Tạo nhật kí đọc sách” và “Chinh phục thể loại du kí”. Bạn sẽ được thử thách mình với vai trò của một phóng viên nhí khi “Trổ tài viết phỏng vấn” , “Luyện viết bản tin”, “Múa bút với tiểu sử”. Hay trở thành một người tạo ra bất ngờ khi “Tung chiêu quảng cáo” hay “Trổ tài viết đánh giá”. Đặc biệt, cuốn “Xuất khẩu thành thơ” và “Thử sức viết truyện tranh” sẽ thu hút bạn vì đây là nơi các bạn có thể tha hồ tưởng tượng, bay bổng, sáng tạo bằng cả ngôn ngữ và tranh vẽ của mình.

Với cuốn sách này, chắc bạn sẽ thấy viết nhật kí mỗi ngày thật tuyệt vời 

Tạm biệt nỗi sợ vì …có một người dẫn đường.

Tất nhiên là không có cô tiên hay ông Bụt nào giúp bạn vượt qua nỗi sợ Viết ngoài chính bạn. Và ở đây, trong mười hai cuốn sách này, bạn sẽ thấy việc viết lách cũng không quá khó, bởi lẽ, suy cho cùng, những gì ta viết cũng chính là cuộc sống mà thôi. Sự phong phú của các thể loại  két hợp với cách viết khoa học, dễ hiểu, gần gũi khiến các bạn thấy dễ dàng hơn khi thử sức mình.

Hằng ngày bạn hay xem những quảng cáo trên tivi, vậy hãy thử sức mình với một sản phẩm bạn yêu thích nào! Viết quảng cáo cũng là học cách Viết

Bước vào từng cuốn sách, từng mảnh đất mới ấy, bạn nhỏ sẽ không bị ngợp trong các khái niệm phức tạp, hàn lâm. Trái lại, các tác giả như một hướng dẫn viên thân thiện đưa bạn đến với từng cuốn sách, từng chương rất dễ chịu, hào hứng qua từng bước tỉ mỉ kết hợp với ví dụ minh họa gần gũi trong cuộc sống thường nhật. Bộ sách đáng yêu dành cho các bạn tiểu học nhưng nếu các bạn cấp hai đang “bí” ở thể loại nào cũng có thể tham khảo để tìm cách gỡ rối nhé.

Còn chần chừ gì nữa, bạn hãy chọn một thể loại để chinh phục thôi!

Hương Liên (Viết cho CLB Đọc sách cùng con)

The post “Cao thủ viết lách” – Món quà dành cho niềm đam mê và cả nỗi sợ Viết appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>