Thái Kim Lan – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con https://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Thu, 07 Sep 2017 20:05:01 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 Một cuốn sách hiếm – “Thư gửi con” (Giáo sư triết học Thái Kim Lan, NXB Phụ nữ, 2012) https://docsachcungcon.com/mot-cuon-sach-hiem-thu-gui-con-giao-su-triet-hoc-thai-kim-lan-nxb-phu-nu-2012/ Wed, 30 Aug 2017 20:09:06 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=13234 Những chuyện của người đàn bà mang thai, sinh nở, cho con bú, ru con, nựng con, nhớ con, rồi con yêu mẹ, mẹ yêu con… tưởng chừng như là chuyện “xưa như trái đất”. Ngày xưa những năm tháng gian nan, người mẹ Việt dù có phải ăn độn khoai độn ngô vẫn ôm ...

The post Một cuốn sách hiếm – “Thư gửi con” (Giáo sư triết học Thái Kim Lan, NXB Phụ nữ, 2012) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Những chuyện của người đàn bà mang thai, sinh nở, cho con bú, ru con, nựng con, nhớ con, rồi con yêu mẹ, mẹ yêu con… tưởng chừng như là chuyện “xưa như trái đất”. Ngày xưa những năm tháng gian nan, người mẹ Việt dù có phải ăn độn khoai độn ngô vẫn ôm ấp ru rín con và dòng sữa mẹ vẫn tuôn trào nuôi con khôn lớn, dù có phải che chở cho con dưới tầm oanh kích của máy bay B52 trong những ngày rét mướt năm 1972,trẻ con nước Việt vẫn lớn lên và đi khắp thế giới, rồi những năm hậu chiến gian nan, người mẹ đã phải chắt chiu từng giọt sữa, từng thìa nước thịt, từng miếng tóp mỡ để nuôi con vượt qua những ngày sài đẹn để rồi đứa con mình lớn bồng lên, xa mình đi, hoàn toàn trở thành “kẻ khác”, đứa con còi cọc ngày nào bước đến bục vinh quang (ví dụ như là nhận… huy chương vàng trong kỳ thi olympic Vật lý quốc tế chẳng hạn)… Vâng những chuyện như thế dường như giờ đây vẫn  chìm nghỉm, khuất mờ trong cõi u minh, phủ bụi thời gian, chưa bao giờ được hiển hiện lên trang sách bằng những dòng văn chương, chưa bao giờ giới văn bút nước nhà coi đấy là một đề tài lớn có thể viết lên những tác phẩm lớn.

Thời gian cứ gấp gáp trôi qua, giờ đây người mẹ Việt lại phải đối diện với những gian nan khác khi đường phố tràn ngập sữa ngoại, khi tiếng nhạc vang lên từ những máy móc truyền thông đang át dần tiếng ru con nhỏ nhẹ êm đềm, rồi…những bà mẹ trẻ hối hả tham gia vào công việc xã hội, những chuyến đi công tác dài ngày, những tham vọng thăng tiến giằng co với nỗi nhớ con, với nỗi lo lắng, với nỗi đau lòng khi nghĩ đến đứa con đang thiếu tình mẹ để rồi tình mẹ lạnh đi, nguội đi và làm ngơ đi để đứa con “núm ruột của mình, máu thịt của mình” phó mặc “trăm sự” cho những người “dưng”… Tất cả những chuyện ấy cũng chẳng ai chú ý, cũng coi như “chuyện thường ngày” nhỏ nhặt… và giới văn bút vẫn hì hục tranh luận… đi tìm ở đâu cho ra… “tác phẩm lớn”.

Bỗng đâu, một ngày đầu hè năm 2012, tôi lững thững đến Cà phê Trung Nguyên phố Hai Bà Trưng để dự cuộc ra mắt cuốn sách “Thư gửi con” của giáo sư Thái Kim Lan. Tôi biết được thông tin này nhờ trang web “Đọc sách cùng con” của tiến sĩ Thụy Anh. Tôi cũng đã được đọc một số bài viết của giáo sư Thái Kim Lan trên tạp chí Tia Sáng và đặc biệt là lời giới thiệu của bà về cuốn sách Con yêu bánh nậm của nhà văn Trần Kiêm Đoàn đã để lại trong tôi một ấn tượng sâu sắc về một tình yêu xứ Huế.

kph_ts-thai-kim-lan

Giáo sư triết học Thái Kim Lan

Cầm cuốn Thư gửi con nhẹ bỗng trên tay, tưởng đâu là chỉ có gió nhẹ thổi qua một chút xúc cảm không có gì lạ. Ấy thế mà rồi cuốn sách đã hút hồn tôi, ám ảnh tôi , lãng đãng theo tôi như suơng khói…

Nếu những bức thư này mãi mãi nằm kín trong ngăn kéo thư cũ… Những lá thư là “ của riêng”… thì …mây vẫn bay, gió vẫn thổi và chúng ta, những người đọc “không có gì” . Nhưng khi những bức thư này đã hiển hiện trong một cuốn sách để dâng hiến cho đời thì nó đã thật sự ngân lên một tiếng chuông. Một tiếng chuông đang ngân nga vọng đi vọng lại trong lòng ai đã đọc cuốn sách này.

Thư gửi con của tác giả Thái Kim Lan gồm có ba phần ( theo tôi không phải chỉ có hai phần).

Phần thứ nhất là LỜI NÓI ĐẦU (và còn nối tiếp trong Thay lời bạt), trong phần này tác giả đã thể hiện một quan niệm triết học về ý thức được  làm mẹ, từ lúc hoài thai, niềm hạnh phúc khi cơ thể mình thay đổi, đến việc lựa chọn cho mình một hướng suy nghĩ và thực hành nuôi dạy con.

Chúng ta cần biết thêm về tác giả, chị Thái Kim Lan, từ một nữ sinh phật tử yêu nứớc chị đã lựa chọn việc dấn thân đi học nước ngoài vào một ngành khoa học. Phụ nữ làm khoa học đã khó, làm khoa học xã hội càng khó, mà lại đi vào nghiên cứu triết học thì… ôi chao ơi là khó! Nơi chị du học là nước Đức một trung tâm triết học của châu Âu. Thế mà khi đã thành đạt, đã đứng vững trên giảng đừờng đại học nước Đức, tâm hồn chị vẫn nguyên lành chất dịu ngọt của truyền thống Á đông quê hương. Để rồi chị dấn thân vào một việc đời, như mọi phụ nữ bình thuờng nơi quê nhà, làm vợ, làm mẹ. Đối với rất nhiều ngừời phụ nữ việc lấy chồng, làm vợ, làm mẹ hình như toàn đem lại sự đau khổ, một số ít hơn thì vừa hạnh phúc vừa đau khổ, số nguời tự thoả mãn cho mình là hoàn toàn hạnh phúc vô cùng ít . Nhưng hạnh phúc hay đau khổ thì nguời phụ nữ đều chấp nhận cả, vui vẻ cả để nhẫn nại trải qua vô số thăng trầm khổ nạn cho đến hết cuộc đời rồi lại đến con gái mình vẫn thế…vẫn thế…

Thư gửi con đem lại cho chúng ta một cảm giác không như thế. Một ý thức làm nguời, “làm đàn bà”có bản ngã đầy cảm hứng trong câu chữ lấp lánh trí tuệ và rung động tâm hồn, ta như được thức tỉnh một tình cảm cao đẹp về lẽ  yêu đời về sự sinh thành tạo tác ra một con nguời là một hạnh phúc lớn nhất của đời phụ nữ .

Phần thứ hai của cuốn sách là THƯ GỦI CON đó là những bức thư gửi cho con gái tác giả.

Phần lớn những bức thư đều được viết khi tác giả ra sân bay, hoặc khi đang bay trên mây, hoặc là đang ở một nơi rất xa con… nói lên tâm trạng nhớ con, yêu con… Nguời mẹ nào rồi cũng xa con, dù lên máy bay hay phóng xe máy vù đi trên đường bụi bậm…Cái quyết liệt ,cái day dứt. cái dùng dằng, nỗi đau xé lòng khi tửởng ra tiếng khóc của con lúc mình dứt áo ra đi của nguời mẹ nào cũng như nhau cả, nhất là nguời mẹ Việt Nam chúng ta, hình như cái tình mẹ con của nguời Việt ta nó còn nặng trĩu hơn cả lịch sử bốn nghìn năm nòi giống Tiên Rồng…

Thế mà tiếc thay, còn ít lắm những áng văn về cái tình mẹ con Việt. Nữ sĩ Xuân Quỳnh còn để lại cho chúng ta chút ít bài thơ về “Con yêu mẹ bằng ông trời, rộng lắm không bao giờ hết/ Thế thì làm sao con biết là trời ở những đâu đâu…” Những câu thơ như thế đã bị lẫn đi chìm ngập trong những bài thơ về “em yêu anh” , “ anh yêu em” từ  thắm thiết, mộng mơ, dữ dội đến sáo… sến…

Những bức thư của tác giả Thái Kim Lan đem lại cho chúng ta những rung động như thơ, vâng chị cũng là một nhà thơ, những cung bậc của tình mẹ con, giống như tiếng tơ lòng được ngân lên, được thốt lên vô cùng giản dị mà thốn thoáy vào tâm can “mẹ rất rất rất rất rất rất rất…yêu con”. Đọc những bức thư ấy ta phải hình dung nỗi niềm của tác giả, một nguời phải lìa xa quê hương xứ sở, một nguời phải sống trong bầu không khí không tiếng Việt, sự cô đơn khiến lòng mẹ càng muốn níu lấy tình con, như níu lấy một hoài bão tương lai đoàn tụ đuợc trở về với “hơi nguời” xứ sở quê mình. Những cung bậc tình cảm ấy lại đuợc ngân lên bởi một tay đàn ngôn ngữ điêu luyện ngọt ngào xứ Huế, nên những bức thư riêng này đã vuợt ra ngoài “cái riêng” để đem lại cho nguời đọc đuợc thửởng thức thật “ đã” cái tình mẹ con thời hiện đại, thời toàn cầu hoá.

Phần thứ ba của cuốn sách là phần TÙY BÚT CHO CON.

Nếu như ở phần Thư nguời đọc đuợc cảm cái tình chan chứa thì ở phần Văn, nguời đọc lại được say với chất mỹ cảm với giọng văn hấp dẫn và duyên dáng. Sự phong phú sâu sắc trong cảm nhận thiên nhiên ngoại cảnh hoà với những sắc thái nội tâm được diễn đạt chân thực của một nguời có trí thức văn hoá giao hoà đông tây khiến cho từng dòng chữ câu văn trở nên có giá trị thẩm mỹ và khai mở cho trí tuệ nguời đọc. Hình như đã có bậc thầy nói rằng biển mặn vì có muối, văn hay vì có tư tuởng, bằng không sẽ nhạt “không có gì” cả, dù người viết có trổ khéo biết bao biện pháp tu từ, kỹ xảo tân kỳ thì “không có gì” vẫn là “không có gì”.

Người có tâm có văn thì chẳng phải cầu kỳ viết là… “ra liền” dạt dào tuôn chảy khóc cười nức nở. Có thể nói rằng riêng phần Tùy bút cho con thôi đã là một cuốn sách hay rồi nhưng đứng cùng với phần Lời nói đầu, và phần Thư gửi con mới “tập đại thành” toàn bộ ý tuởng của tác giả gửi gắm vào cuốn sách này. Mỗi người đọc có thể sẽ tìm thấy những cảm hứng thú vị với nhiều cung bậc khác ở từng bài tùy bút, riêng tôi, có một tùy bút khiến mình vừa đọc vừa khóc vừa cuời, vừa hả hê vừa nuối tiếc đó là “Nửa (1/2) chuyến về Tết”. Ở đây nguời đọc không còn bị ngợp với nhân vật mẹ mà nhân vật con đã hiện ra, thật trong sáng cất tiếng nói trào dâng tình yêu mẹ… Chị Kim Lan đã nói : “Tôi nuôi con như sáng tạo một tác phẩm”.

Vâng, đúng như ước vọng của chị, con gái chị một nguời thụ hửởng toàn vẹn nền giáo dục văn hoá phương tây, lại du học văn hóa Trung Hoa để rồi  nói tiếng Việt giọng Huế nguyên lành chất Huế.

Nguời Việt Nam thành đạt ở nuớc ngoài không ít, những câu chuyện mẹ con ở ngoài đời của nguời Việt ta cũng không thiếu chuyện hay, nhưng trình bày ra, kiến tạo nên  một cuốn sách độc đáo như cuốn Thư gửi con của giáo sư Thái Kim Lan thì thật là một hành động dấn thân mạnh bạo, một cống hiến hết mình.

Thư gửi con của tác giả Thái Kim Lan không phải là một tập truyện ngắn, không phải là một tiểu thuyết, không phải là một tập thơ, cũng không phải là một công  trình khảo cứu, lý luận phê bình… nhưng đó đích thực là một tác phẩm văn học độc đáo hiếm có xuất hiện trong làng sách Việt năm 2012. Thiết nghĩ rằng chúng ta hãy ôm tác phẩm ấy vào lòng như ôm lấy một người bạn thân thiết tri kỷ mà không bao giờ muốn rời xa nữa.

Tôi viết bài này không chỉ để gửi đến chị Thái Kim Lan, một tác giả mà tôi vô cùng ngưỡng mộ, hơn thế tôi muốn gửi đến các bà mẹ trẻ, các cô thiếu nữ và cả các em bé gái mới mười hai, mười ba còn đang “hồng hồng tuyết tuyết”, các em ạ hãy đọc cuốn sách này rồi đủng đỉnh khoan thai bước vào đời , ta sẽ tự mình tìm thấy hạnh phúc.

Hà Nội vào thu 19/9/2012.

Nhà văn Lê Phương Liên

The post Một cuốn sách hiếm – “Thư gửi con” (Giáo sư triết học Thái Kim Lan, NXB Phụ nữ, 2012) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Huệ tím (Hermann Hesse, dịch giả Thái Kim Lan, NXB Kim Đồng, 2015) https://docsachcungcon.com/hue-tim-hermann-hesse-dich-gia-thai-kim-lan-nxb-kim-dong-2015/ Wed, 11 Jan 2017 17:39:39 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=11231 Là một tập truyện cổ tích không chỉ dành chotrẻ thơ mà dành cho cả mọi người. Bạn đọc sẽ theo bé Anselm từ thời thơ ấu tò mò với vẻ đẹp hoa Huệ tím, trải qua những đổi thay, như trong mơ mà thực Anselm đã tìm được lại long mình, tìm lại tuổi ...

The post Huệ tím (Hermann Hesse, dịch giả Thái Kim Lan, NXB Kim Đồng, 2015) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Là một tập truyện cổ tích không chỉ dành chotrẻ thơ mà dành cho cả mọi người. Bạn đọc sẽ theo bé Anselm từ thời thơ ấu tò mò với vẻ đẹp hoa Huệ tím, trải qua những đổi thay, như trong mơ mà thực Anselm đã tìm được lại long mình, tìm lại tuổi thơ trong trắng với tình yêu đóa hoa xưa.Với truyện Ausgustus, ta gặp người mẹ khi sinh con đã ước:mọi người đều yêu con mình. Tưởng đâu điều ước đó sẽ đem lại niềm vui, nhưng rồi Ausgustus đã gặp rất nhiều đau khổ đểcuối cùng tìm trở lại tình người, biết yêu thương người khác. Bích Thảo hóa than sẽ dẫn ta theo chàng Bích Thảo tới thiên đường hỏi một con chim muôn mầu đang bay lượn: Hạnh phúc vui sướng ở đâu? Thế rồi biến hóa diễn ra như phim hoạt hình khi chàng Bích Thảo biến thành một cái cây mền mại và cùng cây Thanh Thảo chàng đã tìm được câu trả lời về hạnh phúc. Thi nhân là một chuyện của một chàng trai đi tìm Đạo “ nhà thơ”…Tin lạ từ một hành tinh xalàmột truyện vừa “cổ tích” vừa “hiện đại” câu chuyện như để chia sẻ những vết thương tâm hồn của loài người trước những thảm họa bất ngờ của thế giới hôm nay…

Tác giả Hermann Hesse ( 1877-1962) là nhà văn Đức nổi tiếng có nhiều tác phẩm được phổ biến khắp thế giới, ông đã được tặng giải thưởng Nobel văn chương (1946).  Huệ tím được dịch giảThái Kim Lan dịch từ nguyên bản tiếng Đức. Bà là người con xứ Huế. Năm 1965 bà đi du học Đức, trở thành tiến sĩ triết học sau đó là giảng viên đại học.Với sự am hiểu sâu sắc tư tưởng và ngôn ngữ của tác giả, dịch giả Thái Kim Lan đã thể hiện những trang văn tiếng Việt tài tình uyển chuyển truyền đến cho bạn đọc cảm hứng thiện lành và cao đẹp.

 Nhà văn Lê Phương Liên

Dịch giả Thái Kim Lan, nhà văn Lê Phương Liên và TSGD Nguyễn Thụy Anh trong buổi ra mắt cuốn sách, 30/01/2015

The post Huệ tím (Hermann Hesse, dịch giả Thái Kim Lan, NXB Kim Đồng, 2015) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>