Tình yêu – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con https://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Sun, 13 Aug 2023 12:37:32 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 Tay trong tay https://docsachcungcon.com/tay-trong-tay/ Sat, 13 Nov 2021 04:50:10 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=22570   Hình ảnh: Nguồn Internet Em thích bức tranh này vì nó có rất nhiều ý nghĩa. Bức tranh có hình một bàn tay nhỏ xíu của một em bé mới sinh đặt trên một bàn tay lớn hơn với phông nền và hình ảnh tương phản hai màu trắng đen. Bức ảnh này có ...

The post Tay trong tay appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Chia sẻ của học sinh lớp Nghĩ và Viết 4-5 nhóm Cam sau khi xem một bức tranh, hình ảnh. Với lớp Nghĩ và Viết, các bạn sẽ bắt đầu từ việc lựa chọn từ ngữ đến viết những câu ngắn… Học văn, tiếng Việt bằng nhiều hình thức khác nhau sẽ tạo động lực để các bạn khám phá, cảm nhận, mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình và tự tin sáng tạo.

 

Hình ảnh: Nguồn Internet

Em thích bức tranh này vì nó có rất nhiều ý nghĩa. Bức tranh có hình một bàn tay nhỏ xíu của một em bé mới sinh đặt trên một bàn tay lớn hơn với phông nền và hình ảnh tương phản hai màu trắng đen. Bức ảnh này có thể được chụp lúc em bé mới được sinh ra. Hình ảnh này có bàn tay gân guốc của bố đỡ lấy bàn tay mềm mại của bé. Em nghĩ rằng người cha trong bức ảnh rất vui sướng vì ông đã có một người con và có được thiên chức làm cha. Bức ảnh gợi em nghĩ đến Cha của mình và các thành viên thân yêu trong gia đình. Em thấy bản thân mình rất may mắn vì đã có gia đình luôn luôn ở cạnh và giúp đỡ em. Thứ làm em ít ấn tượng với bức tranh này là gam màu ảm đạm của nó, nhìn không được sinh động cho lắm. Tuy vậy, hình ảnh trong bức tranh vẫn khiến em nhớ đến những kỉ niệm đầm ấm với gia đình của mình.

– Khánh Hạ, 8 tuổi –

 

Bức ảnh khiến em liên tưởng đến tình cảm mẹ con và cũng làm em nhớ tới mẹ của mình. Mẹ rất yêu thương em và đó là một tình cảm rất sâu sắc. Hằng ngày, mẹ nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ em những điều hay lẽ phải. Mẹ dành những gì tốt đẹp nhất cho cậu con trai của mình. Với em, mẹ vừa là một đầu bếp vì luôn nấu cho cả nhà những món ngon, mẹ vừa là một cô giáo dạy em những bài học khó, mẹ cũng là quyển từ điển có thể giúp em trả lời mọi câu hỏi. Em cũng rất yêu mẹ!

– Bình Minh, 8 tuổi –

The post Tay trong tay appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Cân nhắc hơn trong mỗi hành vi https://docsachcungcon.com/can-nhac-hon-trong-moi-hanh-vi/ Sat, 11 Apr 2020 03:43:03 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20552 TTO – Bàn tròn ‘Tập sống chậm từ mùa COVID-19’ (Tuổi Trẻ ngày 6, 7 và 8-4) kỳ này khép lại với chia sẻ của hai chuyên gia giáo dục – TS Giáp Văn Dương và TS Nguyễn Thụy Anh. Những ngày khác lạ với nhịp sống thường nhật, soi chiếu từ bức tranh của ...

The post Cân nhắc hơn trong mỗi hành vi appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
TTO – Bàn tròn ‘Tập sống chậm từ mùa COVID-19’ (Tuổi Trẻ ngày 6, 7 và 8-4) kỳ này khép lại với chia sẻ của hai chuyên gia giáo dục – TS Giáp Văn Dương và TS Nguyễn Thụy Anh.

Những ngày khác lạ với nhịp sống thường nhật, soi chiếu từ bức tranh của gia đình mình, mỗi người cùng nghĩ về, thực hành việc “sống chậm”, sống có chất lượng.

Gia đình là “cái kén” an toàn

Một cuộc sống không rượu không bia sau giờ làm, gia đình đọc sách, trò chuyện, chăm cây, cắm hoa và nấu ăn với nhau nhiều hơn, cả nhà thực hiện giữ vệ sinh cá nhân tốt hơn – trên thực tế chưa thể trở thành lối sống bền vững của người Việt. Nó chỉ là giải pháp nhất thời trong thời kỳ dịch bệnh.

Tuy nhiên, tôi không muốn gọi những khía cạnh tích cực mà việc giãn cách xã hội đem lại cho mỗi gia đình là “lối sống thời Covid” bởi dịch bệnh chỉ là một “cái phanh” giữ chúng ta khựng lại đột ngột, và ta vì bị đứng tại chỗ mà nghĩ được lâu hơn, sâu hơn về những vấn đề của bản thân, của gia đình, của con người nói chung trước thế giới.

Chúng ta lo lắng cho những gì đang xảy ra. Chúng ta cũng vui mừng vì có cơ hội bắt đầu những việc mà ta vốn thấy cần nhưng do quán tính hoạt động mà cứ để đó hoặc lướt qua. Ai đó cần đọc. Ai đó cần nghe. Ai đó cần vun vén lại gia đình, kết nối lại với các thành viên…

Thì đây, phần nào bị “ép” ở trong nhà với nhau, “quấn túm” nhau trong bốn bức tường, ta càng thấy phải tổ chức lại cuộc sống để tránh mọi va chạm, mâu thuẫn, để sống dễ chịu hơn.

Ngoài ra, chúng ta có được bài học về giá trị. Tiền bạc chẳng là gì so với sức khỏe. Gia đình cuối cùng vẫn là “cái kén” an toàn nhất.

Thế nhưng, dịch bệnh rồi qua đi, nỗi sợ qua đi, liệu cuộc sống có trở lại ồn ào vội vã, vô tổ chức, mất vệ sinh như cũ? Có thể lắm, nếu chúng ta không nhắc đi nhắc lại với nhau, lưu lại để nhớ những bài học đã trải nghiệm.

Câu chuyện lối sống cần được đưa vào các bài giảng của thầy cô, hướng dẫn học sinh quy tắc ứng xử với thiên nhiên, môi trường, với mọi người và ý thức về trách nhiệm cộng đồng của mỗi con người, mỗi công dân.

Cá nhân tôi nghĩ rằng, trước khi kết thúc việc cách ly xã hội, gia đình tôi sẽ ngồi lại thảo luận về những thói quen được hình thành trong những ngày qua. 21 ngày là có thể có một thói quen rồi.

Đó là thói quen… nhìn thấy nhau, cùng nhau làm việc nhà, cùng nhau xem phim, thói quen tôn trọng thời gian và không gian tự do của nhau khi luôn ở bên cạnh…

Những thói quen nào, giờ giấc nào mình muốn giữ lại thì nên lấy ý kiến từng người và quyết tâm không phá bỏ. Việc gì đã giảm thiểu được mà có lợi là cố gắng thực hiện tiếp.

Ví dụ, thỏa thuận bố sẽ chỉ “đi nhậu” với bạn bè vào một ngày trong tuần; hay thống nhất cứ đến 6h chiều là cả nhà gặp nhau ngoài bếp chuẩn bị bày biện cơm nước và trò chuyện. Một “thời gian biểu gia đình” thậm chí có thể được lập bằng… văn bản để mỗi người tiếp tục làm theo.

Bên cạnh đó, việc siết lại các tiêu chí kiểm tra và tổ chức tuyên truyền cộng đồng về an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh dịch tễ cần được thực hiện thường xuyên. Điều đó khiến người dân không quên những gì đã xảy ra, cân nhắc hơn trong mỗi hành vi của mình.

Được giáo dục ở nhà trường, điều chỉnh trong gia đình, định hướng ngoài xã hội – đó là những điều kiện cần và đủ để chúng ta xây dựng một lối sống lành mạnh, tích cực, “chậm mà không chậm”, và bền vững.

 Nguyễn Thụy Anh

anh can nhac trong moi hanh vi

Gia đình cuối cùng vẫn là “cái kén” an toàn nhất – Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Bỗng nhiên được ở nhà mình

Những ngày này, tránh dịch COVID-19, trẻ con không đến trường, người lớn làm việc tại nhà, cũng có khi là giảm tải công việc bất đắc dĩ. Nhưng ở nhà sao cho hiệu quả lại là câu chuyện khác.

Ngày thường sống nhanh quen rồi. Nghe về lợi ích của sống chậm cũng nhiều rồi. Nhân sự cố này, sao không thử sống chậm một phen? Sao không thử sống thiền một buổi? Không ở đây thì ở đâu? Không bây giờ thì bao giờ? Nhưng sống chậm quả thật là không dễ…

Ở nhà, mà hóa ra tâm không ở nhà. Ở nhà, mà thời gian lang thang ra khỏi nhà nhiều hơn thời gian ở nhà gấp bội.

Thời đại di động và Internet càng làm cho ta dễ lang thang hơn nhiều. Lên mạng, lên “phây”… có thể kéo dài từ sáng đến tối. Người lớn theo kiểu của người lớn. Trẻ con theo kiểu của trẻ con. Vượt thoát được cám dỗ lang thang này, quả thực không dễ.

Với gia đình tôi, những ngày này trẻ con được nghỉ học, thành ra cơ hội để được ở cùng nhau nhiều hơn. Đọc sách, tập đàn, nấu ăn, uống trà, chăm cây và chơi với kiến…

Tất cả đều thú vị và sống động. Nếu không được nghỉ, chắc ít có cơ hội để trẻ nhỏ thực hành những việc này. Chúng tôi coi đây như cơ hội để học khác đi, làm việc khác đi, chơi khác đi, kỳ vọng khác đi, và sống khác đi… một chút.

Để nhiều năm sau nhìn lại, các con tôi còn có gì đọng lại trong ký ức về những ngày nghỉ học tránh dịch này, và để thấy có những câu chuyện lớn hơn câu chuyện ăn – học – chơi – ngủ hằng ngày.

Để thấy, sự mong manh và yếu đuối của ta trước tự nhiên, và sự bối rối của chúng ta trước những tình huống bất ngờ ta phải đối mặt.

Chợt nhận ra, những gì mình thực sự cần có thể khác xa hơn nhiều những gì mình đã muốn. Và những sự thật được bộc lộ ra trong hoàn cảnh đặc biệt này có thể khác xa những gì đã được hiện ra trước đó.

Để thấy, ta có cơ hội hiểu hơn về bản thân và cuộc đời này.

Để biết, ta bỗng nhiên được ở nhà mình.

Giáp Văn Dương

Theo tuoitre.vn

The post Cân nhắc hơn trong mỗi hành vi appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Bố và con gái https://docsachcungcon.com/bo-va-con-gai/ Sun, 09 Feb 2020 04:08:19 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20323 Cháu chào cô Thuỵ Anh. Cháu có câu hỏi hơi “ngố” một chút, nhưng thật sự cháu đang rất băn khoăn về mối quan hệ của cháu với bố. Bản thân cháu thì không vấn đề gì, nhưng gần đây cháu thấy bố cháu hay buồn, cũng hay bực tức vô cơ. Hôm vừa rồi, ...

The post Bố và con gái appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Cháu chào cô Thuỵ Anh.

Cháu có câu hỏi hơi “ngố” một chút, nhưng thật sự cháu đang rất băn khoăn về mối quan hệ của cháu với bố. Bản thân cháu thì không vấn đề gì, nhưng gần đây cháu thấy bố cháu hay buồn, cũng hay bực tức vô cơ. Hôm vừa rồi, hình như bố uống rượu nên mới nói thật với cháu rằng bố buồn vì thấy cháu không gần gũi với bố như trước. Bố lại còn bảo trước đây có gì cháu cũng nói chuyện với bố, nhưng cả năm nay rất ít khi cháu làm việc đó. Cháu thấy điều bố nói có ý đúng, nhưng quả thật giờ cháu đã lớn hơn, có nhiều cái khó nói với bố là với mẹ. Nhưng điều đó không có nghĩa là cháu không yêu bố hay xa lánh bố. Vậy cháu cần làm gì để bố hiểu cháu hơn và không cảm thấy buồn nữa ạ?

Cháu cảm ơn cô ạ.

Nguyễn Kim Liên (Chung cư Mai Xuân Dương – phường Đông Thọ – TP. Thanh Hoá –Thanh Hoá)

——————–

Kim Liên thân mến,

Đọc thư em, cô mỉm cười nghĩ đến câu chuyện giữa bố và con gái mà cô cũng từng có. Ngày con gái còn bé, ông bố nào cũng cưng chiều con theo cách của mình. Và hạnh phúc của bố là có con ríu rít bên cạnh, tin cậy kể chuyện, bày tỏ tình yêu vô điều kiện bằng bức tranh vẽ, bàn tay vuốt tóc, đấm lưng, bằng lời trẻ ngây thơ, chân thật.

Nhưng rồi cũng sẽ đến lúc con lớn lên, có khoảng cách hơn với bố, hay đôi khi thích đi với bạn bè hơn là chuyện trò cùng bố. Đúng ra, bố em cần biết “quy luật” này (ai cũng thế mà!) để hiểu em, không trách em, kiên nhẫn chờ đợi khi em cần hỗ trợ… Nhưng cũng có những ông bố không biết, không ngờ tới điều này – ông không chấp nhận được cảm giác không còn đứng vị trí số một trong trái tim con, không được bao bọc, che chở cho con trong mọi khoảnh khắc sống… Vì thế mà bố chạnh lòng, bố buồn…

anh bo va con gai (2)

Bố và con gái (ảnh: internet)

Nếu mình đã hiểu được nguyên do sâu xa – từ tình yêu giản dị của bố với con gái, từ mong mỏi được là chỗ dựa của con, được con chia sẻ – mình cũng sẽ khéo léo hỗ trợ bố được, em nhỉ?

  1. Em hãy làm bố yên tâm, khẳng định vị trí của người cha trong lòng mình. Có nhiều cách, hẳn em sẽ tự nghĩ ra được. Chẳng hạn, mua tặng bố một cuốn sách về tình cha con kèm mấy chữ đề tặng thân thương. Hoặc đôi khi nhắc lại kỷ niệm: “Con nhớ… ngày xưa, có lần…”. Hay nấu một món ăn bố thích vào ngày lễ, ngày sinh nhật; tự làm tặng bố một món quà ngộ nghĩnh và ý nghĩa…
  2. Đôi lúc, em cũng có thể chủ động rủ bố cùng xây dựng một “bí mật” giữa hai bố con: cùng làm mẹ bất ngờ nhân dịp ngày lễ; cùng đi xem phim, kịch mới…
  3. Em có thể mua tặng bố cuốn sách viết về tuổi của các em – tuổi teen, khủng hoảng tuổi mới lớn, với lời nhắn nhủ, rằng bố đọc để hiểu và thông cảm cho con hơn.
  4. Em có thể tâm sự với mẹ hay một người bạn thân của bố mẹ, của gia đình, để họ giúp em giải toả băn khoăn cho bố. Đôi khi đơn giản chỉ là việc họ kể câu chuyện của chính mình hoặc các trường hợp khác (“Con gái tôi dạo này đúng là tuổi teen, tối ngày chỉ chat chit bạn bè, bố mẹ gọi cũng không quan tâm…)… Khi nghe chuyện của “nhà người ta”, bố em sẽ hiểu quy luật phát triển và các mối quan hệ mới mẻ của tên mà mỉm cười: “đúng y như nhà tôi!)…
  5. Em hãy vượt qua sự vô tâm của mình bằng việc lưu ý đến sự bày tỏ, thể hiện tình cảm nhiều hơn với cả bố lẫn mẹ. Do mình không để tâm thôi chứ nếu biết lên “kế hoạch” rõ ràng thực hiện các việc làm bày tỏ, cảm giác hẫng hụt của bố sẽ dần tan biến.
  6. Đừng quên thi thoảng nhờ bố một việc gì đó mà bố làm giỏi, để bố thấy “con mình tin tưởng mình”.

Cô nghĩ, bấy nhiêu cũng đã đủ để cảm giác buồn và ấm ức của bố dịu đi. Bố và con gái sẽ lại tiếp tục đồng hành cùng nhau trong cuộc sống, chia sẻ chân thành và biết tha thứ cho nhau. Vui bạn bè là tuyệt vời, nhưng đừng coi nhẹ việc làm ra kỷ niệm với cha với mẹ, em nhé!

Bố của cô mất đột ngột khi cô tròn 18 tuổi. Cô đã ân hận biết bao khi nhớ, có lần bố cô rủ cô cùng đến nhà người bạn của gia đình mà cô đã từ chối, chỉ vì mải buôn chuyện với bạn. Cô còn ân hận nữa là cô chưa từng nấu trọn vẹn một bữa cơm ngon mời bố, cũng chưa từng nói hay viết ra cái câu mà hẳn ông bố nào cũng mong đợi, tự hào, và sống phần nào vì điều đó: “Con yêu bố!”.

Cảm ơn em đã gửi băn khoăn của mình tới cô, cho phép cô chia sẻ cùng bố con em. Cô mong và tin rằng, nối buồn của bố sẽ nhanh chóng qua đi, còn kỷ niệm giữa bố mẹ và con sẽ đầy lên theo năm tháng!

Cô Thuỵ Anh.

The post Bố và con gái appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Con cần một người cha https://docsachcungcon.com/con-can-mot-nguoi-cha/ Sun, 09 Feb 2020 03:09:02 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20319 Một đứa trẻ ra đời, một ai đó trở thành bố! Kể từ lúc bấy giờ, mà trên thực tế, có thể suốt cả chín tháng trước, bố đã đồng hành cùng con trong cuộc đời. Sẽ là có chút “sai sai” nếu có người khẳng định, không cần bố! Cho dù đối với một ...

The post Con cần một người cha appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Một đứa trẻ ra đời, một ai đó trở thành bố! Kể từ lúc bấy giờ, mà trên thực tế, có thể suốt cả chín tháng trước, bố đã đồng hành cùng con trong cuộc đời.

Sẽ là có chút “sai sai” nếu có người khẳng định, không cần bố! Cho dù đối với một số người, bố chỉ là một hình ảnh để nhớ về, thì bố vẫn cần biết bao! Trong mối tương quan về giới, thông thường, mẹ cho sự chăm bẵm chu đáo, sự dịu dàng êm ái, những yêu thương vô điều kiện. Nhưng trẻ vẫn cần sự hiện diện của bố trong cảm giác về mong muốn được dựa dẫm, che chở. Con trai cần bố để đùa nghịch theo “kiểu đàn ông với nhau”, để bắt chước nhiều hành vi ứng xử trong cuộc sống, để cùng làm những việc xốc vác trong nhà, để hỏi nhiều điều bố có cơ hội biết tường tận hơn mẹ, hoặc đôi khi, ở lứa tuổi mới lớn, còn để tranh cãi nảy lửa với nhau nữa! Con gái lại cần bố để được làm nũng, nhận lấy những dịu dàng bên những mạnh mẽ, bảo bọc. Bố cũng có thể là hình mẫu của người bạn đời tương lai của con…

✍ Bố nên tham gia vào việc nuôi dạy con như thế nào?

Bố có thể làm mọi điều để chăm con, kể cả cho ăn, thay bỉm, tắm và chơi với con ngay từ khi con mới lọt lòng. Bố chia sẻ với mẹ những việc lớn nhỏ xoay xung quanh đứa con. Kể cả những ông bố hay phải đi công tác xa, không ngày ngày ở bên con thì đứa con vẫn không thiếu tình cha nếu mỗi lần được về, bố dành thời gian cho con nhiều nhất. Khi ở xa, bố không quên viết thư, gửi tin nhắn, mua quà gửi về. Kỷ niệm cứ đầy lên. Mỗi kỷ vật, mỗi tấm ảnh, mỗi lần bố làm điều đặc biệt cho con – tất cả đều là những tấm lót đường êm ái để đường đời con bớt chông chênh sau này.

anh con can mot nguoi cha (1)

Bố là đồng minh của con (ảnh: internet)

✍ Bố nên vào vai “Ác” hay “Hiền” khi dạy con?

Mỗi gia đình có kiểu sống và ứng xử riêng. Có nhà, bố luôn nghiêm khắc và là người đưa ra những phán quyết nặng ký sau cùng. Có nhà khác thì bố lại mềm hơn mẹ, “dấm dúi” đồng tình với những hành vi nghịch ngợm, quậy phá đáng yêu của con. Nhưng bất luận là ở vai nào, bố đừng quên cho con thấy thông điệp của yêu thương. Đôi khi, bố và con tách nhóm, đi chơi riêng để tạo cơ hội tâm tình, trò chuyện riêng. Trong nhiều trường hợp, bố có thể là cầu nối thấu hiểu giữa mẹ và con khi con bước vào tuổi khủng hoảng lên 3 hoặc tuổi mới lớn, cũng là một cách giảm tải áp lực cho mẹ. Bố và mẹ có thể thay nhau làm chiếc “phao cứu sinh” cho đứa con mỗi khi con rơi vào những cảm xúc tiêu cực như cáu giận, buồn bực và …không muốn vâng lời. Bố hãy là cán cân giữ cân bằng cho không khí trong gia đình: mẹ nổi nóng thì bố điềm tĩnh; mẹ chiều chuộng quá thì bố nhắc con những nguyên tắc ứng xử cần phải theo.

✍ Mẹ làm gì để lôi cuốn bố vào việc chăm con?

Không ít ông bố Việt Nam cho rằng việc nuôi con là thiên chức của phụ nữ. Điều ấy không có nghĩa là họ không yêu con, chỉ đơn giản là họ chưa biết rằng, tham gia chăm con được nhận nhiều cảm xúc tích cực thế nào! Và khoảng thời gian bên con khi con còn bé là vô giá với cả bố và con.

Người mẹ hãy chủ động “nhờ vả”, hướng dẫn bố từng việc nhỏ. Nếu bố chưa quen, đừng quá sòng phẳng phân công răm rắp việc nọ việc kia mà hãy cùng làm cho đến khi ông bố nhuần nhuyễn quen tay rồi mới… buông. Mẹ đừng quên nhắc đến bố với đứa con, khi có bố ở đó và khi bố đi làm vắng: “Ôi, bố mua cho mình đồ chơi đẹp quá này!”; “Bố sắp về để chơi với mình rồi!”; “Tối nay bố đọc sách gì cho mình thế nhỉ?”…

Bố và mẹ có thể thay nhau viết ngắn gọn vài dòng nhật ký cho bé, chụp ảnh dán vào sổ hoặc làm nhật ký online. Ông bố dần đã hoà làm một với gia đình nhỏ của mình trong mọi hoạt động lớn nhỏ, không còn phân biệt việc nào của mẹ việc nào của bố, việc nào việc nhỏ việc nào việc lớn nữa…

tieng viet that vui-ruot ok.qxp

Tận hướng những giây phút bên nhau (tranh: Kim Duẩn)

✍ Trong trường hợp bố mẹ chia tay nhau hoặc người mẹ là mẹ đơn thân thì sao?

Không ai mong muốn sự thiếu hụt của bố, của một người đàn ông trong gia đình. Nhưng nếu có điều đó xảy ra, người bố, người mẹ hãy chủ động thoả thuận cách ứng xử tối ưu nhất giữa hai người để giữ cho con cảm giác an toàn, bình ổn. Hãy đặt lợi ích, cảm xúc và tâm lý của bé con lên trên mọi cái “Tôi” của mỗi người. Nếu có thể, hãy để bố được bù đắp cho con nhiều nhất mỗi lần gần nhau. Nói thì dễ, làm thì khó! Nhưng chỉ cần hai bố mẹ đọc câu thần chú: “Vì con, mình chịu được hết!” là sẽ làm được! Nếu phải xa bố, con trẻ vẫn cần cảm giác yêu thương, không hắt hủi từ bố. Trẻ sẽ không cảm thấy bơ vơ. Ông bố hãy chủ động lên lịch đến với con. Và trong mọi câu chuyện, chớ bao giờ oán trách đối phương, nói xấu người mẹ của con. Cách hành xử đại lượng của bố sẽ là niềm an ủi lớn cho đứa con vốn đã mất mát chỗ dựa vạm vỡ hàng ngày.

Với các bà mẹ đơn thân, hẳn hình ảnh người cha lớn lao nhất đối với đứa con chính là… ông ngoại! Ông là người cha lớn của gia đình. Ngoài ra, các chú, các cậu – ai cũng có thể vẽ nên hình tượng người cha trong bé.

Người xưa nói: “Cha là nóc nhà”. Có nhà thơ viết: “Cha là tuyến đầu. Cha là đê bao…”. Người cha có thể không hoàn hảo với người đời, nhưng với đứa con mình, hãy là cây cổ thụ toả bóng mát: cho con chơi đùa với tán lá, cho con gục đầu vào thân lớn để nhận nguồn an ủi… Thậm chí, đến người cha thiểu năng trong bộ phim “Tôi là Sam” cũng có thể là người cha tuyệt vời với con gái mình.

Chúc các ông bố tìm được cách khắc hoạ hình ảnh ấm áp của mình vào tim đứa con thơ, để mai này lớn lên, con được nâng đỡ nhờ kỷ niệm…

TSGD Nguyễn Thuỵ Anh

The post Con cần một người cha appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
EcoCamp 2018 – Tiệc trà chiều cùng thuyền trưởng Thụy Anh https://docsachcungcon.com/ecocamp-2018-tiec-tra-chieu-cung-thuyen-truong-thuy-anh/ Thu, 14 Jun 2018 17:05:34 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=16117 Tạm quên đi cái oi nóng của buổi chiều mùa hè, tất cả cùng lắng lại trong một buổi trà chiều với thuyền trưởng Thuỵ Anh để chia sẻ, tâm sự và xích lại gần nhau hơn. Buổi trà chiều thì có những gì? Ấm trà chính tay thuyền trưởng pha, lá trà Nga của ...

The post EcoCamp 2018 – Tiệc trà chiều cùng thuyền trưởng Thụy Anh appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tạm quên đi cái oi nóng của buổi chiều mùa hè, tất cả cùng lắng lại trong một buổi trà chiều với thuyền trưởng Thuỵ Anh để chia sẻ, tâm sự và xích lại gần nhau hơn. Buổi trà chiều thì có những gì? Ấm trà chính tay thuyền trưởng pha, lá trà Nga của cô Olia, trà túi lọc – món quà từ nước Mỹ, bánh chuối và bánh kem cuộn cô Huế làm tại Xưởng bánh của Ecocamp, socola Bỉ – quà tặng từ cô Ngọc, hoa quả do các anh chị phụ trách chuẩn bị.

Bên cốc trà âm ấm và miếng bánh ngon, các bạn nhỏ cùng lắng nghe, bàn luận về đối nhân xử thế, về góc nhìn ảnh hưởng đến cách đánh giá sự việc, và về tình yêu. Những chủ đề này tưởng chừng thật phức tạp và xa vời với lứa tuổi của các bạn nhỏ nhưng lại thấm thía, dễ hiểu hơn khi chia sẻ bằng những câu chuyện ngụ ngôn, bài thơ, đoạn trích trong không khí dịu dàng của một buổi uống trà. Ngoài những sự nghịch ngợm hiếu động thường thấy, các bạn nhỏ cũng biết rung động, biết suy tư khi được hướng dẫn, khơi gợi nhẹ nhàng, để từ đó chúng ta học cách sống với nhau trong một tập thể và lưu lại những kỉ niệm đẹp lưu giữ lâu dài.

The post EcoCamp 2018 – Tiệc trà chiều cùng thuyền trưởng Thụy Anh appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Chân thành là cách ứng xử tốt nhất trong tình bạn và tình yêu lâu dài https://docsachcungcon.com/chan-thanh-la-cach-ung-xu-tot-nhat-trong-tinh-ban-va-tinh-yeu-lau-dai/ Tue, 16 May 2017 14:50:38 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=12084 Em chào chị Thụy Anh, Em rất ấn tượng với cách nói chuyện của chị qua các số báo của Văn học và Tuổi trẻ. Sự chia sẻ của chị đã giúp chúng em có được những nhìn nhận rõ ràng hơn trước những tình huống mà cuộc sống đem lại. Với bản thân em, ...

The post Chân thành là cách ứng xử tốt nhất trong tình bạn và tình yêu lâu dài appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Em chào chị Thụy Anh,

Em rất ấn tượng với cách nói chuyện của chị qua các số báo của Văn học và Tuổi trẻ. Sự chia sẻ của chị đã giúp chúng em có được những nhìn nhận rõ ràng hơn trước những tình huống mà cuộc sống đem lại. Với bản thân em, em cũng tự tin hơn để chia sẻ với chị tình huống “chớ trêu” của mình và mong nhận được hồi âm của chị.

Từ khi lên lớp 10, em có thích một bạn nữ cùng lớp và em đã âm thầm nuôi tình cảm ấy đến bây giờ (lớp 12). Em đã cố gắng giữ mối quan hệ thật hồn nhiên, vô tư với bạn ấy (vì em biết điều này là tốt nhất). Hằng ngày chúng em đạp xe đi học cùng nhau, cùng nhau trao đổi bài; thỉnh thoảng làm mấy câu thơ vui vui trêu nhau. Chúng em đều là trụ cột trong việc tổ chức các hoạt động của lớp … Qua hơn hai năm học, em càng thấy quí bạn ấy hơn và hình như có một tình cảm gì đó rất đặc biệt. Tất cả những tình cảm đó em viết vào quyển sổ thơ nho nhỏ, đủ để đút vào túi áo và em luôn giữ nó bên mình. Hôm vừa rồi, nằm nghỉ trưa ở trên lớp đợi giờ học buổi chiều, em vô tình đánh rơi quyển thơ dưới gậm ghế. Mấy đứa bạn nhặt được… rồi cả lớp biết… rồi bạn ấy biết những tình cảm riêng của em dành cho bạn ấy. Từ ngày hôm đó bạn ấy không đi cùng em nữa, không nói chuyện với em và có một thái độ rất lạ (hình như là ghét em). Từ hôm đó đến giờ, em đã cố gắng nhưng không thể vô tư được như trước và cũng không hiểu sự thay đổi của bạn ấy. Em có nên gặp để nói tất cả với bạn ấy không? Em phải làm gì để tự tin hơn và đơn giản thôi để ngày ngày em và bạn ấy vẫn có thể đạp xe cùng nhau đi đến lớp, cùng nhau trao đổi bài,…? Em rất mong nhận được chia sẻ của chị. Em cảm ơn chị, cảm ơn Tạp chí văn học và Tuổi trẻ.

Nguyễn Thế Anh (Khu 6, xã Tiên Du – Phù Ninh – Phú Thọ)

————-

Thế Anh thân mến,

Trước hết, cô phải xin phép được xưng cô với em nhé mặc dù được gọi là “chị” sẽ trẻ ra nhiều đó.

Nhưng xưng “cô” như ở trị trí cô giáo, một người đi trước, chia sẻ với em câu chuyện của mình. Cảm ơn sự tin cậy của em. Đọc tâm sự của Thế Anh, cô thấy vui vui như ngày nào còn đi học, còn mới bắt đầu biết thích một bạn học cùng, bao nhiêu rộn ràng, e ấp, hoang mang… Cho đến tuổi này nhìn lại, những cảm xúc ấy vẫn còn ngọt ngào, khiến nghèn nghẹn nơi tim.

Vụ đánh rơi sổ thật sự là một “tai nạn” oái oăm. Thái độ của bạn ấy như thế cũng dễ hiểu thôi. Chúng mình có thể đoán.

Một là bạn ấy ngại và xấu hổ. Hẳn là thể nào cũng bị trêu chọc lắm. Không phải ai cũng chịu đựng được những xì xào sau lưng mình hay thậm chí có người còn cười cợt nói toẹt vào mặt mình ấy chứ! Những hành xử không tế nhị của mọi người có thể làm một tình bạn tổn thương.

Trường hợp xấu hơn là bạn của em nghi ngờ em cố tình đánh rơi sổ, cố tình cho mọi người biết tình cảm của em và bằng việc đó, em lôi cuốn sự chú ý của bạn hoặc tạo áp lực cho bạn… Ở trường hợp này, em lại là người không tế nhị trong mắt bạn!

Cô chợt nhớ có bài thơ của nhà thơ Xô Viết Sergei Mikhalkov viết về tình bạn bị “giết chết” bởi những thóc mách, dèm pha của người đời. Cô dịch gửi em, em có thể gửi tặng bạn gái mà em yêu quý, như một thông điệp, là mình quý trọng tình bạn với bạn ấy!

TÌNH BẠN

Hai đứa chơi với nhau

Cậu bé và cô bé

Như người bạn đồng hành

Như người quen thân thuộc

Cậu thường đưa cô về

Tận cổng nhà chiều muộn

Cả ra sân vận động

Cậu thường cùng cô đi

Nhưng nào nghĩ điều gì

Như người ta vẫn chế!

Cha mẹ cũng thiển cận

Nói những lời linh tinh

“Cái Tanhia nhà mình

Đã có bồ rồi nhé!”

Mở cửa cho cậu bé

Hàng xóm cứ cười cười:

“Đến tìm cô dâu hả

Đi vắng rồi, Phêđia!”

Ngay ở trường cũng vậy

Đôi lúc nghe xì xào:

“Ôi, đoàn đội tào lao

Bạn bè gì ngữ ấy!”

Cứ mỗi lần họ thấy

Hai đứa đi với nhau

Là hi hí đằng sau:

“Xếp hàng chờ đám cưới!”

Hai đứa chơi với nhau

Cậu bé và cô bé.

Yêu đương chưa nghĩ tới

Cũng chẳng ngờ bị trêu

Cậu bé buồn rất nhiều

Bị gọi “thằng tán gái”

Rất trong sáng, công khai

Tình bạn xưa chân thật

Nay hết rồi! Đã mất!

Tình bạn xưa chết rồi!

Chết vì biết bao người

Xấu xa và ngu ngốc

Những câu đùa ác độc

Những dị nghị tầm thường

Ôi tình bạn đáng thương!

anh tinh ban

Ảnh sưu tầm

Có thể, em hãy chân thành giãi bày (trong thư) với bạn ấy cảm giác yêu mến, quý trọng của mình đối với bạn, và những gì khiến em rung động chính là sự khả ái, thông minh, dễ thương, nhân hậu của bạn ấy. Hãy phân tích để bạn hiểu và trân trọng tình cảm của em, một tình cảm trong sáng, tự nhiên, không có gì xấu, em không xấu hổ vì nó, thậm chí em còn hãnh diện về tình bạn này. Hãy khẳng định, không phải em muốn mọi người đọc cuốn sổ, đó chỉ là điều xảy ra ngoài ý muốn, chính vì thế em mới muốn viết thư để bạn hiểu em hơn trong tình huống trớ trêu này. Thẳng thắn, chân thành là cách ứng xử tốt nhất, đặc biệt là trong tình bạn! Nếu bạn đã từng có cảm tình với em, bạn sẽ suy nghĩ về việc em đề nghị: không để mất một tình bạn mà các em vun đắp bao nhiêu lâu một cách lãng xẹt như vậy.

Hãy khuyến khích cô bạn và tự mình hành động để bảo vệ tình bạn của mình:

– Cư xử như cũ, cố gắng tự nhiên, thách thức mọi dèm pha, cười cợt. Thiên hạ sẽ quên chuyện này nhanh thôi và sẽ chán không đùa ghẹo các em nữa nếu các em ung dung đối mặt với việc đó;

– Hãy rủ nhóm bạn chung thân thiết cùng cả bạn ấy đi chơi đâu đó hoặc tham gia chung một hoạt động thiện nguyện hay hoạt động nghệ thuật. Việc cùng nhau tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội là một cách để vượt qua mọi ngại ngùng của bản thân và mọi đồn đại ác ý bên ngoài.

– Em cũng có thể nhờ nhóm bạn thân nhất của em “quân sư” cho, xem nên “bình thường hoá” quan hệ như thế nào và thực hiện theo cách họ bày cho… một cách có tư duy phản biện, không mù quáng! ^^

Cô chúc ThếAnh “dũng cảm” không bỏ cuộc để giữ được một tình bạn đẹp nhé!

Cô Thuỵ Anh(Theo tạp chí Văn học và Tuổi trẻ)

The post Chân thành là cách ứng xử tốt nhất trong tình bạn và tình yêu lâu dài appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Giao lưu về chủ đề TÌNH YÊU – Lớp 8A1- trường Nguyễn Tất Thành https://docsachcungcon.com/giao-luu-ve-chu-de-tinh-yeu-lop-8a1-truong-nguyen-tat-thanh/ Wed, 07 Dec 2016 04:32:36 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=11027 Tình yêu là một câu chuyện tưởng như quen thuộc nhưng có lẽ chưa phải bạn nhỏ nào cũng có thể hiểu hết những ý nghĩa thiêng liêng của tình cảm đó. Ngày 05/12/2016 vừa qua, tại lớp 8A1, trường THCS Nguyễn Tất Thành, TSGD Nguyễn Thụy Anh, Chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con ...

The post Giao lưu về chủ đề TÌNH YÊU – Lớp 8A1- trường Nguyễn Tất Thành appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tình yêu là một câu chuyện tưởng như quen thuộc nhưng có lẽ chưa phải bạn nhỏ nào cũng có thể hiểu hết những ý nghĩa thiêng liêng của tình cảm đó. Ngày 05/12/2016 vừa qua, tại lớp 8A1, trường THCS Nguyễn Tất Thành, TSGD Nguyễn Thụy Anh, Chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con đã có buổi giao lưu chia sẻ về chủ đề này cùng các em học sinh, các phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp.

tinh-yeu-8a1-nguyen-tat-thanh-1

Với tiếng cười vui của trò chơi cùng bóng, các em đã có những chia sẻ cởi mở, chân thành về khái niệm tình yêu” từ trước đến nay các em vẫn nghĩ. Song, cô Thụy Anh đã khơi gợi, chia sẻ, giúp các bạn hiểu trọn vẹn hơn về tình cảm này. Tình yêu ấy là trái tim hướng về đất nước, quê hương. Tình yêu là hướng về gia đình, những người thân thương nhất. Và cố nhiên, tình yêu cũng là cả tình cảm nam – nữ, khi hai trái tim luôn hướng về nhau.

tinh-yeu-8a1-nguyen-tat-thanh-2

Khi sắp rời xa mái trường THCS cũng là thời điểm học sinh đã bắt đầu có những rung động đầu đời, bố mẹ, thầy cô thường lảng tránh, thậm chí cấm đoán các em nghĩ, nói về chủ đề này. Nhưng bằng cách nhìn thẳng thắn, sự chia sẻ chân thành, qua những trò chơi tương tác với cô Thụy Anh , các bạn lớp 8A1 đã có thể chỉ ra những điểm tích cực, hạn chế trong tình yêu.

tinh-yeu-8a1-nguyen-tat-thanh-3

tinh-yeu-8a1-nguyen-tat-thanh-4

tinh-yeu-8a1-nguyen-tat-thanh-5

Đặc biệt, trong thời điểm xã hội phát triển như hiện nay, lối sống, đạo đức đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Một cách nghĩ, một cách nhìn, một cách ứng xử sai lệch cũng có thể đưa các em đến những sai lầm. Yêu thương không quá khó, và mọi mâu thuẫn đều có thể được hóa giải nếu ta biết đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ cho họ, đó là thông điệp mà cô đã gửi tới thông qua một tình huống đối thoại đặc biệt giứa cô giáo chủ nhiệm lớp và một em học sinh. Ngoài ra, cô Thụy Anh cũng không quên tặng các bạn những “bí kíp” báo động để nhận diện và đối mặt với những trường hợp nguy hiểm. Khép lại buổi giao lưu, cả lớp cùng lắng đọng trong dư vị ngọt ngào của bài thơ: “Chiếc lá đầu tiên” của tác giả Hoàng Nhuận Cầm và bài thơ “Đồng dao tình yêu” do chính cô sáng tác.

tinh-yeu-8a1-nguyen-tat-thanh-6

tinh-yeu-8a1-nguyen-tat-thanh-7

tinh-yeu-8a1-nguyen-tat-thanh-8

tinh-yeu-8a1-nguyen-tat-thanh-9

tinh-yeu-8a1-nguyen-tat-thanh-10

CLB Đọc sách cùng con xin cảm ơn các cô giáo chủ nhiệm, các bậc phụ huynh cùng các học sinh đáng yêu của lớp 8A1. Mong rằng chúng ta sẽ có thêm nhiều buổi gặp gỡ, chia sẻ như hôm nay.

Bài viết: Hương Liên Ảnh: Hoàng Xuân Hòa

The post Giao lưu về chủ đề TÌNH YÊU – Lớp 8A1- trường Nguyễn Tất Thành appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tình yêu? – Hạnh phúc hay nỗi lo? https://docsachcungcon.com/tinh-yeu-hanh-phuc-hay-noi-lo/ Sun, 26 Jul 2015 08:16:07 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=8148 “Những ngày gần đây, báo chí không ngừng thông tin về vụ việc sát thủ Nguyễn Hải Dương giết cả nhà người yêu vì chuyện tình với cô con gái không thành. 6 mạng người là cái giá quá đắt cho một tình yêu mù quáng. Câu chuyện đau lòng này rồi cũng sẽ dần khép lại ...

The post Tình yêu? – Hạnh phúc hay nỗi lo? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>

“Những ngày gần đây, báo chí không ngừng thông tin về vụ việc sát thủ Nguyễn Hải Dương giết cả nhà người yêu vì chuyện tình với cô con gái không thành. 6 mạng người là cái giá quá đắt cho một tình yêu mù quáng.

Câu chuyện đau lòng này rồi cũng sẽ dần khép lại khi kẻ thủ ác phải trả giá đắt cho những hành vi man rợ của mình trước pháp luật. Nhưng điều còn ám ảnh mãi có lẽ chính là nỗi lòng của những bậc làm cha, làm mẹ sau vụ án tình rúng động này.

Cũng là một người mẹ có con gái đang ở tuổi trưởng thành, vụ án này khiến tôi suy nghĩ rất nhiều trong mấy ngày qua. Bất cứ bậc làm cha, làm mẹ nào khi đọc về vụ án chắc hẳn cũng rùng mình khi nghĩ đến cô bé, cậu bé con mình ở nhà. Chúng cũng đang ở lứa tuổi bắt đầu yêu, bắt đầu đến với những ngọt ngào và cả cay đắng.

Một bà mẹ có con gái đang tuổi mới lớn như tôi nên dạy con đối diện thế nào với tình yêu đây thưa chuyên gia? Làm sao để bảo vệ con gái mình trước một thứ tình cảm mãnh liệt như tình yêu. Không lẽ tôi sẽ phải theo dõi, kè kè bên con gái mình suốt ư?

Có yêu thì cũng sẽ có lúc giận hờn, cãi vã… Làm sao để cháu có thể chủ động rút lui khỏi tình yêu khi thấy không hợp mà không gây hận thù cho đối phương? Tương tự như vậy, làm sao để khi người ta rời bỏ cháu mà cháu không quá suy sụp rồi nghĩ quẩn? Xin chuyên gia hãy cho tôi một vài lời khuyên để người làm cha, làm mẹ như chúng tôi có thể chia sẻ cùng các cháu, giúp các cháu luôn tỉnh táo và vững vàng. Tôi thực sự quá lo lắng trước tình trạng yêu đương của giới trẻ hiện nay. Tôi nghĩ vụ án đau lòng này cũng là một lời cảnh tỉnh tới bất kì ông bố, bà mẹ nào có con tuổi mới lớn.

Xin cám ơn chuyên gia rất nhiều.”

Minh Huyền gửi ngày 17/07/2015 21:30

Ý KIẾN CHUYÊN GIA

Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh

Gửi chị Minh Huyền,

Thật ra, không chỉ đến “vụ thảm sát Bình Phước”, chúng ta mới cần nghĩ đến việc nói về khái niệm “Tình Yêu” với con trẻ. Hơn thế nữa, nếu các bậc cha mẹ bắt đầu nói với con về tình yêu từ “cú hích” là những sự vụ ầm ĩ dư luận mà nguyên nhân là chuyện tình cảm của những người trẻ thì vô hình trung, chính chúng ta cũng đang nhìn tình yêu của con trẻ ở một góc độ đôi chút lệch lạc mất rồi – chúng ta nói đến nó vì sự an toàn chung của chúng ta, vì cho rằng nó có thể là xấu, là tiêu cực, là nguyên nhân cao nhất gây ra tai họa.

Câu chuyện “Bình Phước”, nếu đúng như những gì báo chí đăng tải, mang trong nó rất nhiều vấn đề xã hội chứ không chỉ tình yêu tuổi trẻ. Đó là vấn đề hiểu biết pháp luật và tội phạm, sức khỏe tâm thần và tâm lý của thanh niên, kỹ năng đối mặt với nguy hiểm và tự bảo vệ mình của mỗi người… Tuy nhiên, chuyện lo lắng cho con mình khi đến tuổi yêu đương là sự lo lắng chính đáng của mỗi người cha, người mẹ. Tôi xin phép được đặt “vụ Bình Phước” sang một bên để trao đổi cùng chị. 

1. Xây dựng “bộ giá trị” tình yêu

Tình cảm yêu đương luôn nảy nở một cách tự nhiên và rất cần thiết cho những đứa trẻ đang chuẩn bị bước vào đời. Không thể cấm được nó. Cũng không được quyền vùi dập nó. Cũng chính vì thế mà, hãy sớm nói với con về tình yêu một cách trân trọng, từng bước mở rộng từng cung bậc cảm xúc, những câu chuyện đẹp đẽ xung quanh nó, câu chuyện tình yêu của chính bạn thời đi học, câu chuyện tình cảm giữa bố mẹ để đi đến hôn nhân. Điều này sẽ khiến đứa trẻ có cảm xúc tích cực với từ Tình Yêu, không hãi sợ nó, có thể mơ mộng về nó nhưng qua lời kể của bố mẹ, đứa trẻ xây dựng cho mình một “bộ giá trị” tích cực đi kèm với khái niệm tình yêu:

– Tình yêu khiến người ta muốn sống tốt hơn, muốn đẹp hơn trong mắt người yêu.

– Tình yêu khiến người ta thăng hoa, làm việc tốt hơn, học tốt hơn, cư xử tốt hơn.

– Tình yêu khiến ta thấy được chia sẻ về cảm xúc, được nâng niu, trân trọng về thể xác.

– Tình yêu còn khiến cho những người thân bên cạnh ta và bên cạnh người yêu ta cũng được yêu thương hơn, hạnh phúc hơn.

Đó chính là điều mà chúng ta mong con hiểu được và cũng là những tiêu chí quan trọng để con cảm nhận rung động của mình khi gặp người khác phái. Nó hỗ trợ trực giác của con người để có thể, dù còn mơ hồ, tự đánh giá, người mình trao gửi yêu thương có chung bộ giá trị như thế với mình không. Những gì đi ngược lại sẽ sớm tạo phản ứng cảnh giác. Chẳng hạn, người đó chỉ yêu chiều con bạn mà cục cằn với người xung quanh; hay người đó chỉ rủ đi chơi mà không để ý đến việc con phải học hay phải chia sẻ việc nhà với bố mẹ…

Tuy nhiên, không thể chỉ nói khơi khơi như vậy, mà “bộ giá trị” ấy phải do đứa trẻ tự rút ra từ những câu chuyện hàng ngày, từ nhiều nguồn thông tin khác nữa. Bạn càng không né tránh, càng sớm trò chuyện với con về đề tài này thì con bạn càng có cơ hội đón nhận rung động đầu đời một cách bình tĩnh, không “choáng váng”, không “sốc” tinh thần đến độ chỉ còn nhìn thấy người yêu mà đi đến những quyết định nông nổi vì dù muốn hay không, tình yêu vẫn là một thứ cảm xúc mạnh, dễ dàng “cuốn phăng” con người đi nếu không có những bước chuẩn bị tích cực.

Hãy nói sớm với con về tình yêu một cách trân trọng

Bố mẹ càng sớm trò chuyện với con về đề tài này, càng có cơ hội được biết (dù chỉ đôi chút), được chia sẻ (dù chỉ đôi chút) với con khi thứ tình cảm đáng quý này nảy sinh. Mà đã chia sẻ được thì sẽ dễ dàng tìm được cách tháo gỡ mọi vướng mắc. Hãy gắng nhớ lại mình thời nhỏ, nhất là thời e ấp, thích thích nhau, thương trộm nhớ thầm. Chỉ có cách đó mới giúp bạn hiểu được cảm xúc xáo trộn của đứa con bây giờ. Và hơn hết, khi trẻ đến tuổi dậy thì 13, 14 tuổi, bố mẹ hãy là bạn, là “quân sư” của các em bằng cách:

– Không tra hỏi, không theo dõi.

– Không phán xét, không kết luận.

– Chỉ đưa thông điệp: “Mẹ sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng cố gắng thấu hiểu!”.

Đôi khi hãy đặt ra các tình huống để bàn luận, cùng giải quyết. Ví dụ, kể một câu chuyện của ai đó: “Nếu là con, con có bỏ nhà đi không?”, “Nếu con là người mẹ, con sẽ cảm thấy thế nào?”, “Theo con, có phương án nào khả thi hơn không?”…

– Tạo không khí sẵn sàng tranh luận, tôn trọng ý kiến lẫn nhau trong gia đình, khuyến khích, thích thú với những ý kiến phản biện. Những “trò chơi” tranh luận như vậy là thông điệp của bố mẹ gửi đến đứa trẻ một cách hiệu quả nhất.

– Bố mẹ tỏ ra nghiêm khắc, khó gần, soi mói, không khoan nhượng – đó là điều kiện cực tốt cho mầm mống “yêu đương bạt mạng, không nghĩ ngợi gì” nảy nở.

– Bố mẹ thờ ơ, bận bịu, phó mặc con lớn lên, không quan tâm đến những xốn xang con để lộ ra hàng ngày – đó cũng là điều kiện để tình yêu chớm nở của các em nhanh chóng trở thành “là riêng, là thứ nhất”.

Hãy là hậu phương cho con để con thấy BÌNH TĨNH, TỰ TIN VÀO MÌNH, nghĩ đến TRÁCH NHIỆM của mình với tình yêu, với người thân, và nhận KINH NGHIỆM từ bố mẹ khi đến tuổi nhớ thương.

2. Kỹ năng… nói lời chia tay hay “tôn trọng giá trị người khác”

Khi quyết định chấm dứt một mối quan hệ, cũng phải có kỹ năng để tránh gây tổn thương cho cả hai bên. Nghe thì có vẻ buồn cười hoặc mông lung, nhưng trên thực tế, đây cũng là một kỹ năng tự bảo vệ mình.

Một trong những điều khiến cho hành vi ứng xử của con người bị lệch chuẩn là “sự tự đánh giá bản thân” của người ấy bị hạ thấp. Khái niệm “giá trị bản thân” tưởng như không tồn tại đối với những phần tử ngổ ngáo, hay gây gổ, bất cần, thì trên thực tế, họ là những người bị điều này chi phối mạnh mẽ nhất, thông qua việc người mà họ gần gũi, ít nhiều phụ thuộc, đặc biệt là chuyện tình cảm, đánh giá họ như thế nào.

Khi chấm dứt một mối quan hệ cũng cần có những kĩ năng để tránh làm tổn thương cả hai bên

Dù bản thân họ ra sao, họ vẫn cần có người quý trọng mình, thấy cái hay cái tốt cái giỏi của mình ở khía cạnh nào đó, hoặc chí ít là hiểu được tình cảm của họ. Khi xuất hiện hoặc nghi là có một người thay thế mình, hay bỗng nhiên bị chia tay đột ngột, “giá trị bản thân” đang được tình yêu khẳng định bỗng hoàn toàn sụp đổ. Có hai cách phản ứng đối với những người không vững vàng trong việc tự đánh giá bản thân trong câu chuyện bị từ chối tình yêu:

Một là: Từ việc hoài nghi giá trị của bản thân, anh ta có thể đi đến hoài nghi giá trị của chính cuộc sống của mình trên đời. Nhiều người trẻ quyết định tự tử chỉ để hy vọng vào một sự “đánh giá lại” của người thân, người mình yêu quý về giá trị của bản thân mình. Họ hy vọng, sự tiếc nuối của người thân khi mình không còn trên đời nữa làm tăng giá trị của mình.

Hai là: Người đó quyết định trả thù, gây họa cho không chỉ đối tượng của mình mà cả những người xung quanh nữa. Trong trường hợp này, họ cho rằng “giá trị bản thân” của mình nằm ở chỗ, mình có thể trừng phạt người khác khi người khác “coi thường” mình. Vì vậy, con của chúng ta cần phải biết, trong bất kỳ tình huống nào cũng phải có sự trân trọng tình cảm, cảm xúc của người khác, tôn trọng giá trị con người trong họ dù giữa mình và họ có những bất đồng.

Trẻ phải được học cách “đặt mình vào vị trí người khác” để không vô cảm với những cảm xúc của người bên cạnh. Chính sự vô cảm, không cần biết đến ai, ích kỷ chỉ lo cho cảm giác của mình, chỉ mong thỏa mãn “cái Tôi” kiêu hãnh của mình đã và còn sẽ là nguyên nhân gây nên nhiều tai họa, bi kịch trong quan hệ giữa người và người. Ngay từ khi con còn nhỏ, hãy luôn lưu ý việc này bằng cách đặt những câu hỏi để con quan tâm đến cảm xúc của người khác. Đây phải là một kỹ năng nằm trong mảng kỹ năng sống nói chung: Biết cách xử lý các mối quan hệ xã hội chứ không nhất thiết chỉ là trong quan hệ lứa đôi. Đôi khi chỉ cần dừng lại ngẫm nghĩ một chút là đã khiến thái độ thay đổi, hành vi thay đổi, và một bi kịch đã không thể xảy ra.

3.  Xây dựng mối quan hệ bạn bè vững chắc ở tuổi mới lớn

Câu chuyện yêu đương, hờn giận rồi chia tay luôn khiến cả hai người đều tổn thương, kể cả người tỏ ra chủ động. Đến lúc ấy, bạn bè sẽ là những người chia sẻ gần gũi, động viên con hiệu quả hơn cả bố mẹ nữa. Chính vì thế, bên cạnh lo lắng về tình cảm yêu đương của con cái, cha mẹ hãy quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ bạn bè nói chung của con, đặc biệt là khi con đến tuổi dậy thì.

Nhiều vị phụ huynh chưa hiểu hoặc chưa chấp nhận được sự thật này, rằng sẽ đến một ngày bố mẹ phải lùi xuống một chút để những đứa trẻ lớn lên. Mọi bí mật của chúng có thể ta không được biết hết mà người bạn thân sẽ nắm giữ. Đừng quá tức giận. Cho dù chúng không dám chia sẻ đến cùng mọi chuyện của mình với chúng ta – những người lớn- thì bố mẹ vẫn là một “uy tín” mà chúng luôn cần, luôn mong muốn được tìm đến lúc khó khăn. Nếu bố mẹ biết cách chăm sóc cho mối quan hệ bạn bè của con được ấm áp, đồng thời tự mình tạo tình cảm thân mến với bạn của con thì trong mọi trường hợp khủng hoảng, bố mẹ có nhiều cơ hội hỗ trợ con tốt nhất.

Chị Minh Huyền kính mến, một lần nữa tôi chia sẻ với chị rất nhiều về những băn khoăn của chị vì bản thân tôi cũng là một người mẹ có đứa con đang chớm bước vào tuổi dậy thì. Tôi cho rằng, ngay việc “nghĩ trước” như thế này của chị cũng đã là một bước đầu tiên tốt đẹp để tiếp cận con trong câu chuyện tình yêu rồi. Chúng ta băn khoăn nhưng hãy có lòng tin và không để sự lo lắng hoặc những cảm xúc tiêu cực xen vào chuyện này.

Hãy hướng đứa trẻ đến những suy nghĩ tích cực, thậm chí cho nó hiểu rằng, tình yêu là cảm xúc đẹp thì sự đổ vỡ dù đau đớn cũng có thể là một trải nghiệm quan trọng khiến con người trưởng thành. Suy cho cùng, các con chúng ta cần được sống cuộc đời của chúng, đối mặt với mọi vấn đề của cuộc sống, học cách đứng lên sau vấp ngã. Điều mà bố mẹ có thể cùng con xây dựng ngay từ nhỏ là thái độ với con người, với cuộc sống, khẳng định giá trị của bản thân. Đó là những yếu tố sẽ ảnh hưởng, thậm chí quy định hành vi của con trong tương lai.

Theo http://tamsugiadinh.vn/

The post Tình yêu? – Hạnh phúc hay nỗi lo? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Nói với con về tình yêu https://docsachcungcon.com/noi-voi-con-ve-tinh-yeu/ Sun, 06 Oct 2013 11:57:56 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=1207 9h30 thứ 7 ngày 5/10/2013, tại thư viện Tạ Quang Bửu, ĐH Bách Khoa Hà Nội, đã diễn ra buổi tọa đàm “Nói với con về tình yêu” do CLB Đọc sách cùng con tổ chức, dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm CLB, TSGD Nguyễn Thụy Anh. Tại đây, các bậc phụ huynh được ...

The post Nói với con về tình yêu appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>

9h30 thứ 7 ngày 5/10/2013, tại thư viện Tạ Quang Bửu, ĐH Bách Khoa Hà Nội, đã diễn ra buổi tọa đàm “Nói với con về tình yêu” do CLB Đọc sách cùng con tổ chức, dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm CLB, TSGD Nguyễn Thụy Anh. Tại đây, các bậc phụ huynh được chia sẻ với TS Nguyễn Thụy Anh về những băn khoăn, những vấn đề gặp phải khi đối mặt với “quá trình trưởng thành” của con mình. Không chỉ bàn bạc về những giải pháp, buổi tọa đàm còn giúp cho các bố mẹ chuẩn bị tinh thần để chuẩn bị cho sự lớn dần của con, trong suốt quá trình lớn lên của trẻ.

Mở đầu bằng câu chuyện “Chó hoang Dingo hay là mối tình đầu”, kể về những tình cảm mới nảy nở của cô bé Tania ở tuổi mới lớn, với những rung động, suy nghĩ, lời nói và hành động của cô bé, khiến không ít người trong chúng ta liên tưởng đến thời niên thiếu của riêng mình, với những mối tình ngây ngô của mình. Câu chuyện cũng đưa ra nhiều mối băn khoăn cho các bậc làm cha làm mẹ khi nghĩ đến việc con mình, không sớm thì muộn, rồi cũng sẽ trải qua thời kỳ như thế.Có ai trong chúng ta mà không trải qua cái thời kỳ “sắp trưởng thành” như thế? Và chúng ta đều nên nghĩ đến những cảm xúc đầu đời mà mình đã trải qua, để thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ với con khi con đang trải qua thời kỳ đó.

TS Nguyễn Thụy Anh đã đề nghị các phụ huynh cùng làm một bài tập nhỏ: nói một từ mà bạn nghĩ về tình yêu tuổi học trò. Các bố mẹ tham gia đã lần lượt đưa ra những từ mà mình nghĩ: trong sáng, bí mật, cảm mến, thích, thần tượng, cá tính, đẹp trai (xinh gái) – học giỏi, lãng mạn, lung linh… Đó đều là những từ hay để nói về tình yêu học trò. Những tình cảm đó đều xuất phát từ những điều rất nhỏ; có thể là do đối tượng đẹp trai, xinh gái; có thể là do thần tượng bạn mình học giỏi, tài hoa, cá tính; có thể đó chỉ là một thứ tình cảm thinh thích, yêu yêu, mà các bạn lầm tưởng là tình yêu… Tình yêu tuổi mới lớn cũng là một điều hay, nó gần như là một thời điểm đánh dấu sự trưởng thành của các em. Nhiệm vụ của người lớn là chấp nhận điều đó như một lẽ dĩ nhiên, như là chấp nhận rằng “con mình đã lớn rồi”. Điều quan trọng là luôn giúp con ý thức được rằng nên giữ gìn tình yêu học trò, để nó được “trong sáng”, “lung linh”.

Đó là một nhiệm vụ không hề đơn giản chút nào.“Nói với con về tình yêu” không phải chỉ là nói về tình yêu mà con “chạm phải” ở tuổi dậy thì, mà đó là cả một quá trình. Kể từ khi con còn bé, hãy cho con được biết về những khái niệm yêu, yêu gia đình, yêu bố mẹ, yêu ông bà… Và cũng nên cho con thấy được những cử chỉ yêu thương của bố mẹ trong suốt quá trình bên con. Bố mẹ thể hiện tình yêu với nhau và với con cũng là một phần trong việc cho con nhận thức được khái niệm “tình yêu là gì?”Theo TS Nguyễn Thụy Anh, những đứa trẻ cô đơn thường dễ tìm đến tình yêu như tìm đến một nguồn yêu thương, một nguồn quan tâm từ người khác; những đứa trẻ cô đơn thường yêu sớm hơn, đặt nhiều cảm xúc và niềm tin vào mỗi tình học trò, lại dễ đi quá xa trong mối tình đó hơn.

Là người lớn, bố mẹ cần hướng dẫn cho con có thể tự lập và có trách nhiệm với những việc làm của mình, nhưng cũng nên có những biểu hiện tình cảm đối với con, để trong thời kỳ bắt đầu trưởng thành, con không cảm thấy chới với giữa một thế giới bao la rộng lớn. Bố mẹ vừa khuyến khích con tự lập, trưởng thành, nhưng cũng luôn thể hiện cho con thấy mình có thể là chỗ dựa khi con cần đến, cho con thấy rằng mình có thể là nơi để con chia sẻ cảm xúc và giải tỏa những băn khoăn khi con gặp khó khăn trong cuộc sống.

Đó là cả một chặng đường dài đầy khó khăn và thử thách cho cả bố mẹ và con.Nhiều người lớn, trong suy nghĩ của mình luôn nghĩ rằng con mình còn bé, thậm chí cả khi con đã biết yêu, đã không còn bé bỏng như trong suy nghĩ của mình nữa. Họ bất ngờ khi thấy con mình yêu, và có những phản ứng tiêu cực. Những phản ứng tiêu cực thường không giải quyết được vấn đề, mà lại dễ gây ra những cảm xúc và phản ứng tiêu cực từ phía con, đôi khi sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường trước.

Trong buổi tọa đàm này, các phụ huynh còn có cơ hội chia sẻ những vấn đề, những tình huống của mình hoặc của những người thân gặp phải đối với con đang ở tuổi dậy thì. Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh đã có giải đáp cho một số tình huống, nhưng thời gian có hạn nên không thể trả lời được tất cả những câu hỏi của mọi người có mặt. Tuy nhiên, các phụ huynh đều có thể để lại câu hỏi để TS có thể trả lời sau, qua mail hoặc qua trang web của CLB Đọc sách cùng con.Có thể không có giải pháp nào là toàn diện đối với những tình huống cụ thể của những đứa trẻ cụ thể, nhưng những gì mà những người tham gia buổi tọa đàm này đã thu được là không hề nhỏ. Chúng ta không nên đợi con đến tuổi dậy thì, không đợi con bước vào chuyện yêu đương rồi mới vội vàng lo lắng. Đó là cả một quá trình mà các bố mẹ cần biết để có thể dễ dàng vượt qua thời kỳ “quá độ” của con, và giúp con vượt qua thời kỳ đó mà không gặp phải những tổn hại đáng tiếc.

TSGD Nguyễn Thụy Anh bắt đầu buổi tọa đàm bằng câu chuyện: “Chó hoang Dingo hay là mối tình đầu”

Các phụ huynh tham gia buổi tọa đàm

Các mẹ nói một từ nảy ra khi nghĩ đến tình yêu học trò

Những lời khuyên tưởng như rất hay của bố mẹ với con, nhưng lại dẫn đến một từ khóa rất đáng sợ: “Cô đơn”

TS Thụy Anh trả lời phỏng vấn của TH Hà Nội

The post Nói với con về tình yêu appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Con đang yêu… Bố mẹ “xử lý” như thế nào? https://docsachcungcon.com/con-dang-yeu-bo-me-xu-ly-nhu-the-nao/ Sat, 05 Oct 2013 10:47:02 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=6280 Con đang yêu… Bố mẹ “xử lý” như thế nào? Đó có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi mới lớn quan tâm và đau đầu tìm phương án giải quyết. Đến với buổi tọa đàm “Nói với con về Tình yêu”  diễn ra sáng nay ngày 5/10 ...

The post Con đang yêu… Bố mẹ “xử lý” như thế nào? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Con đang yêu… Bố mẹ “xử lý” như thế nào? Đó có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi mới lớn quan tâm và đau đầu tìm phương án giải quyết. Đến với buổi tọa đàm “Nói với con về Tình yêu”  diễn ra sáng nay ngày 5/10 tại Tầng 2 thư viện Tạ Quang Bửu – Đại học Bách Khoa Hà Nộị do CLB Đọc sách cùng con tổ chức, các phụ huynh đã được chia sẻ về những băn khoăn, bối rối mà họ gặp phải trong việc đối diện các con về các vấn đề như  Tình yêu, Giới tính…

Cùng với câu chuyện về tình bạn, tình yêu của cô bé Tanhia, nhân  vật của câu truyện Chó hoang Đin-gô của Ruvim Ixaevich Phraerman – TSGD Nguyễn Thụy Anh, cũng là diễn giả buổi Tọa đàm đã mở đầu chương trình ngày hôm nay. Với rất nhiều những thắc mắc, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để có thể “làm bạn” với con trong Giai đoạn Khủng hoảng

Tuổi ô mai là lứa tuổi hồn nhiên, mơ mộng và hay tưởng tưởng. Chúng luôn khao khát được tự do lựa chọn, thỏa sức làm những điều mình mong muốn; ham khám phá thế giới xung quanh và hơn cả đó là khám phá chính bản thân mình bởi lúc này cơ thể có những thay đổi trong tâm – sinh lý của chính đứa trẻ. Không ít phụ huynh ngạc nhiên khi bỗng nhận ra: Con gái hay soi gương, chăm chút cho vẻ bề ngoài; con trai hay cáu giận vô cớ…  Nhưng chính lúc này những đứa trẻ cũng sẽ thấy bỡ ngỡ, sợ hãi và thậm chí là Cô đơn nếu phải một mình đối diện với những thay đổi của cơ thể và không biết phải “mở lời” thế nào với bố mẹ mình.

 Diễn giả Nguyễn Thụy Anh và các phụ huynh đã có những trao đổi, chia sẻ thẳng thắn về những khúc mắc trong việc làm thế nào để có thể nói chuyện với con, để các con có thể cởi mở tâm sự với bố mẹ về “người thương” của mình và cùng con vượt qua giai đoạn quá độ trở thành “người lớn”.

 Nói chuyện, tâm sự, với các con để cung cấp thông tin; quan tâm đúng mức, thỏa hiệp để cho con tự lựa chọn và chịu trách nhiệm về các vấn đề của mình: Tình bạn, tình yêu, tình dục cần có sự thoải mái, không ép buộc, tôn trọng để đạt được tiếng nói chung.

Làm bạn với con để chia sẻ, tìm hiểu và giúp đỡ  thành “người lớn” và hạnh phúc.

The post Con đang yêu… Bố mẹ “xử lý” như thế nào? appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>