TSGD Nguyễn Thụy Anh – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con https://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Fri, 05 Jan 2024 10:44:14 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 “Chào tiếng Việt” khơi dậy tình yêu đất nước https://docsachcungcon.com/chao-tieng-viet-khoi-day-tinh-yeu-dat-nuoc/ Fri, 05 Jan 2024 10:43:54 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23471 Bộ sách “Chào tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Thụy Anh với hai cuốn đầu là “Cấp độ 1: Ra khơi”, “Cấp độ 2: Khám phá”, do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, vừa đoạt giải A – Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ sáu năm 2023. Thể hiện thú vị, ...

The post “Chào tiếng Việt” khơi dậy tình yêu đất nước appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Bộ sách “Chào tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Thụy Anh với hai cuốn đầu là “Cấp độ 1: Ra khơi”, “Cấp độ 2: Khám phá”, do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành, vừa đoạt giải A – Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ sáu năm 2023.

Thể hiện thú vị, khoa học với nhiều cấp độ, bộ sách giúp trẻ em, đặc biệt là cộng đồng người Việt ở nước ngoài thêm yêu và có động lực học tiếng Việt, tìm hiểu văn hóa Việt.

Tác giả Nguyễn Thụy Anh đã có 30 năm tham gia vào lĩnh vực giáo dục, 17 năm học tập, trải nghiệm ở Nga về chuyên ngành ngôn ngữ và giáo dục học, là dịch giả của nhiều tác phẩm văn học Nga cũng như có nhiều sáng tác văn học.

Sống và tham gia các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển tiếng Việt ở nước ngoài, Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh thấy rằng, những gia đình người Việt ở nước ngoài có ý thức về việc dạy tiếng Việt cho con em nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Tài liệu về giảng dạy tiếng Việt không hẳn thiếu nhưng tài liệu thực sự phù hợp tâm lý trẻ em thì hiếm. Mong muốn viết một bộ tài liệu về dạy tiếng Việt cho trẻ em dễ học, dễ hiểu cũng là điều chị nung nấu nhiều năm.

Không dừng ở đó, sau hơn 10 năm trở về nước, nhà giáo dục học Nguyễn Thụy Anh vẫn tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động gắn bó với trẻ em thông qua hoạt động của Câu lạc bộ “Đọc sách cùng con” ở nhiều địa phương, với mục đích kích thích việc đọc sách trong trẻ nhỏ và tạo cho các em có hoạt động trải nghiệm thú vị với sách. Chị đã ghi nhớ và trao lại những tổng kết mình tích lũy trong suốt quá trình đó qua bộ sách “Chào tiếng Việt”.

Bộ sách hướng đến đối tượng trẻ em từ 6 đến 15 tuổi, đưa những kiến thức về tiếng Việt nhẹ nhàng, sinh động với nhiều hình thức để các em luôn vui vẻ, hứng thú với môn học; thông qua đó, trẻ em sẽ biết vận dụng những điều đã học vào thực tế.

”Chào tiếng Việt” dự kiến gồm 6 cấp độ tương đương với 6 chặng đường của các nhân vật trong quá trình trải nghiệm, khám phá tiếng Việt với yêu cầu ngày càng nâng cao sau mỗi cấp độ. Trong đó, 2 cuốn “Cấp độ 1: Ra khơi” và “Cấp độ 2: Khám phá” đã được Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành. Ở “Ra khơi”, các em chủ yếu được làm quen với tiếng Việt, với các chữ cái, hệ thống phụ âm, nguyên âm, thanh điệu… Còn đến “Khám phá”, các em sẽ bắt đầu chặng đường khám phá tiếng Việt qua các câu chuyện, tình tiết lôi cuốn. Cuốn này tập trung phát triển về khẩu ngữ cũng như các kỹ năng giao tiếp…

Bộ sách được biên soạn theo định hướng hoạt động, hướng dẫn phương pháp khai thác ngữ liệu bằng các hoạt động học. Các câu chuyện, đoạn hội thoại, trò chơi, câu đố, thơ ca, đồng dao, âm nhạc, phim hoạt hình, phim tư liệu, đoạn audio… giúp các em có động lực học tiếng Việt trong môi trường không có tiếng Việt và giữ được nhu cầu học lâu dài. Các bài tập, nhiệm vụ có sự kết nối, giao lưu với văn hóa và ngôn ngữ nơi các em sinh ra, lớn lên và gắn bó.

Tác giả Nguyễn Thụy Anh chia sẻ: “Đây là món quà mà tôi đã ấp ủ rất lâu, để tặng cho đồng bào xa Tổ quốc với việc đồng hành cùng các gia đình nhằm gìn giữ tiếng Việt. Với bộ sách này, tiếng Việt đầu tiên và ít nhất phải trở thành cảm xúc rất tự hào, tích cực, hạnh phúc trong tim của những đứa trẻ, giúp các em có được gợi ý nào đó hay cảm xúc, hứng thú đối với tiếng Việt; đồng thời hỗ trợ thầy cô giáo, bố mẹ trong việc đưa tiếng Việt đến các em, là cơ hội cho những người Việt trò chuyện với nhau”.

Về bộ sách được trao giải A – Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ sáu, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Ủy viên Thường trực Hội đồng giải thưởng sách quốc gia Đỗ Quang Dũng nhận định, bộ sách “Chào tiếng Việt” nhận được sự đồng thuận cao. Bộ sách khiến người đọc cảm thấy xúc động, vì người viết không lấy một mô típ nào của nước ngoài mà bằng trải nghiệm của bản thân, chọn các vấn đề, sự kiện, câu chuyện, hoạt động thuần Việt để tạo nên.

“Chào tiếng Việt” đã có mặt ở nhiều quốc gia, như Đức, Bỉ, Ba Lan, Áo, Pháp, Czech, Nhật Bản, Malaysia… và được cộng đồng người Việt đón nhận tích cực. Bộ sách dự kiến hoàn thành cả 6 cấp độ vào năm 2025, đáp ứng nhu cầu dạy và học tiếng Việt cho trẻ em ở nước ngoài, góp phần khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, quảng bá tiếng Việt và văn hóa Việt ra thế giới.

 

Nhi An – Bài viết đăng tải trên Hà Nội mới số ngày 02/01/2024.

The post “Chào tiếng Việt” khơi dậy tình yêu đất nước appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Chào tiếng Việt giải A sách quốc gia và khi nhà thơ làm khoa học https://docsachcungcon.com/chao-tieng-viet-giai-sach-quoc-gia-va-khi-nha-tho-lam-khoa-hoc/ Fri, 05 Jan 2024 10:36:00 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23464 Trao giải cao nhất cho bộ sách Chào tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, Hội đồng giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 6 năm 2023 nhận xét ‘tác giả Nguyễn Thụy Anh đã một mình làm nên một kỳ công đáng ngưỡng mộ’. Tác giả Nguyễn Thụy Anh vừa nhận ...

The post Chào tiếng Việt giải A sách quốc gia và khi nhà thơ làm khoa học appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Trao giải cao nhất cho bộ sách Chào tiếng Việt của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, Hội đồng giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 6 năm 2023 nhận xét ‘tác giả Nguyễn Thụy Anh đã một mình làm nên một kỳ công đáng ngưỡng mộ’.

Tác giả Nguyễn Thụy Anh vừa nhận giải A Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 6 cho bộ sách dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở nước ngoài, vào tối 29-12.

Bộ sách thuộc lĩnh vực khoa học sư phạm của nữ nhà thơ là một trong hai bộ sách được trao giải A.

Tác giả Nguyễn Thụy Anh (thứ hai từ phải sang) nhận giải A Giải thưởng Sách quốc gia – Ảnh: NVCC

 

Chào tiếng Việt – bộ sách từ khối óc của một nhà khoa học và trái tim một nhà thơ

Đây là bộ sách được tác giả biên soạn theo Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài tương ứng với trình độ sơ cấp; dành cho học sinh thuộc hai nhóm tuổi: từ 6 – 10 và 10 – 15 tuổi.

Bộ sách là công cụ giúp học sinh phát triển, nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt, đồng thời là tài liệu dạy học tiếng Việt của các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh.

Bộ sách rất sinh động, hấp dẫn và đặc biệt là rất… vui, khiến cho việc học tiếng Việt trở nên thật hứng khởi với trẻ em.

Là một nhà thơ nên tập sách của Nguyễn Thụy Anh sử dụng nhiều vần thơ thiếu nhi, những câu văn vần trong trẻo, vui nhộn.

Chỉ nguyên tên của những bài học trong sách đã rất kích thích trẻ nhỏ nhảy vào khám phá, từ Lời nhắn của bầu trời, Quần đảo tiếng Việt, Hòn đảo bí ẩn, Lạc lối trong rừng, cho tới Kho báu tiếng Việt, Ông già thời gian, Hiệp sĩ xà phòng, Phố cổ Hà Nội, Chợ hoa xuân, Mưa ngâu, Giải cứu chị Hằng, Làng quan họ

Cho nên tập sách dạy tiếng Việt của một nhà khoa học sư phạm giàu kinh nghiệm mà ngỡ như một tác phẩm văn chương vô cùng hấp dẫn trẻ em vì những mới lạ lẫn ấm áp vì tình cảm gia đình, quê hương, và vì… đẹp.

Nguyễn Thụy Anh mang khối óc của người làm khoa học và trái tim của một nhà thơ vào trong bộ sách chị đã ấp ủ hơn 10 năm.

Nên ở góc nào trong bộ sách, người ta cũng như nhìn thấy bóng dáng một nhà thơ đang hớn hở dẫn một bầy trẻ nhỏ đi khám phá thế giới diệu kỳ.

Một hình ảnh khá giống với Nguyễn Thụy Anh ngoài đời thực nhiều năm qua chăm chút tâm hồn cho trẻ thơ ở CLB Đọc sách cùng con do chị sáng lập.

Bộ sách Chào tiếng Việt của Nguyễn Thụy Anh – Ảnh: T.ĐIỂU

 

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, nữ tác giả cho biết thành công của chị trong bộ sách này chính là tìm ra điểm trung dung giữa hai phương pháp dạy tiếng Việt cho trẻ Việt ở Việt Nam và tiếng Việt cho trẻ em nước ngoài, tạo được động lực cho các em đến với tiếng Việt một cách tự nhiên.

Chị tìm được điều này nhờ vào kinh nghiệm làm việc lâu ở nước ngoài, một người mẹ Việt sinh con ở nước ngoài, nhiều năm dạy tiếng Việt ở Nga khi chị còn là sinh viên sư phạm ở đây cũng như nhiều năm tổ chức các Trại tiếng Việt cùng với bà con Việt kiều ở Đức, Pháp, Ba Lan…

“Có phải đứa trẻ nào cũng có nhu cầu học tiếng Việt đâu. Phải cho các em một lý do để yêu thích việc học tiếng Việt và lý do tốt nhất là vui. Các em thấy tiếng Việt lạ quá, rất khác với thứ tiếng các em đang sử dụng”, tác giả Nguyễn Thụy Anh nói.

 

“Một kỳ công đáng ngưỡng mộ”

Nhà thơ Cao Xuân Sơn – thành viên Hội đồng giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 6 năm 2023 – đã đánh giá rất cao bộ sách của đồng nghiệp – nhà văn, nhà thơ Nguyễn Thụy Anh.

“Là một nhà khoa học khả tín, trải qua nhiều hoạt động thực tiễn với trẻ em Việt ở nước ngoài, người sáng lập và duy trì hoạt động Câu lạc bộ Đọc sách cùng con, đồng thời là một nhà văn, nhà thơ có nhiều sáng tác gắn bó với thiếu nhi, tác giả Nguyễn Thụy Anh đã một mình làm nên một kỳ công đáng ngưỡng mộ”, nhà thơ Cao Xuân Sơn đánh giá.

Một bài học tiếng Việt ấm áp tình gia đình trong bộ sách Chào tiếng Việt – Ảnh: T.ĐIỂU

 

Ông phân tích, bộ sách vừa đạt chuẩn về kiến thức ngữ âm, vừa hấp dẫn, lý thú về hình thức thể hiện. Trẻ được vừa học vừa chơi, học mà chơi, chơi mà học, lý thuyết kết hợp với thực hành ôn luyện.

Sách không chỉ dạy tiếng Việt mà còn bồi bổ kiến thức ứng xử, phong tục, tập quán, cảnh sắc quê hương… Người đọc, người học nhờ sách mà giữ được tiếng nói cội nguồn.

Các bậc cha mẹ nhờ có bộ Chào tiếng Việt này mà có thêm một điểm tựa tin cậy, thêm một người bạn đồng hành đáng yêu để cùng con mình nuôi dưỡng tình yêu nước Việt.

Theo Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, sau hơn một năm ra mắt, Chào tiếng Việt đã đến được với cộng đồng ở nhiều nước trên thế giới, trở thành món quà nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi tặng cộng đồng người Việt tại một số quốc gia và đưa vào hệ thống thư viện công tại nhiều nước.

Ngoài ra, chương trình truyền hình Chào tiếng Việt cũng được Nhà xuất bản Giáo Dục phối hợp với VTV4 làm dựa trên bộ sách của tác giả Nguyễn Thụy Anh.

 

Thiên Điểu – Bài viết đăng tải trên http://tuoitre.vn ngày 31/12/2023

The post Chào tiếng Việt giải A sách quốc gia và khi nhà thơ làm khoa học appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Hai tác phẩm đoạt giải A Giải thưởng Sách quốc gia https://docsachcungcon.com/hai-tac-pham-doat-giai-giai-thuong-sach-quoc-gia/ Fri, 05 Jan 2024 10:22:53 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23455 Tại Lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 6 được tổ chức tối 29/12, Ban Tổ chức đã trao 2 giải A cho tác phẩm “Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1982 về Luật Biển và bộ sách “Chào ...

The post Hai tác phẩm đoạt giải A Giải thưởng Sách quốc gia appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
CÔNG THƯƠNG: Vì sao hai cuốn sách “Chào tiếng Việt” và “Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam” lại nhận giải A Giải thưởng Sách quốc gia?

Tại Lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 6 được tổ chức tối 29/12, Ban Tổ chức đã trao 2 giải A cho tác phẩm “Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1982 về Luật Biển và bộ sách “Chào tiếng Việt”.

Theo đó, “Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1982 về Luật Biển” của tác giả: Bùi Công Quế (Chủ biên), Phùng Văn Phách, Đỗ Huy Cường, Trần Tuấn Dũng, Lê Đức Anh, được Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ ấn hành. Đây là sách chuyên khảo, tổng hợp kết quả của cụm công trình điều tra nghiên cứu về vùng biển Việt Nam trong hơn 20 năm qua về chủ đề quản lý biển và xác định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Tác phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn cao vì lần đầu tiên xây dựng cơ sở khoa học cập nhật và hiện đại, phù hợp các quy chuẩn quốc tế được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận để xác định ranh giới thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982. Do đó, tác phẩm được sử dụng chính thức trong quản lý biển đảo, phục vụ khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường đảm bảo an ninh và quốc phòng trên vùng biển Việt Nam.

Hình ảnh: Ông Đỗ Văn Chiến – Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và

ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trao giải A cho các tác giả.

 

Trong khi đó, bộ sách “Chào tiếng Việt” (Cấp độ 1: Ra khơi, Cấp độ 2: Khám phá) của tác giả Nguyễn Thụy Anh là tác phẩm xuất sắc trong danh mục sách thiếu nhi đoạt giải A, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

“Chào tiếng Việt” được tác giả biên soạn theo Chương trình tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài tương ứng với trình độ sơ cấp, dành cho học sinh thuộc hai nhóm tuổi là từ 6-10 và 10-15 tuổi. Bộ sách là công cụ giúp học sinh phát triển, nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt, đồng thời là tài liệu dạy học tiếng Việt của các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh.

Sau hơn một năm ra mắt, “Chào tiếng Việt” đã đến được với cộng đồng ở nhiều nước trên thế giới. Bộ sách cũng đã vinh dự được trở thành món quà của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi tặng cộng đồng người Việt tại một số quốc gia (Nhật, Luxembourg, Vương quốc Bỉ, Na Uy,…) và đưa vào hệ thống thư viện công tại nhiều nước sở tại để bà con người Việt có thể tới mượn và sử dụng linh hoạt theo nhu cầu của mình.

Với kinh nghiệm sau 30 năm theo đuổi công việc dạy học, trải qua những hoạt động thực tế cùng cộng đồng người Việt ở một số nước trong hơn 10 năm trở lại đây, tác giả Thụy Anh muốn ghi lại và trao lại những tổng kết của mình trong việc dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt kiều để hỗ trợ các thầy cô giáo, các phụ huynh vẫn ngày đêm tâm huyết với câu chuyện tiếng Việt cho con qua bộ sách, hướng đến nhóm tuổi 6 đến 15.

Trong bộ sách, các hoạt động học được thiết kế vui nhộn, thú vị, kết hợp với hình minh họa dẫn dắt người học một cách tự nhiên vào câu chuyện của các nhân vật Miu Nguyễn, Dế và Bé.

Hình ảnh: Hai tác phẩm đoạt giải A Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 6

“Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1982 về Luật Biển”

và bộ sách “Chào tiếng Việt”

 

Phát biểu tại lễ trao giải, ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhận xét trải qua các mùa giải, Giải thưởng sách quốc gia đã tác động mạnh mẽ đến cộng đồng, đóng góp sâu rộng về chuyên môn và được công chúng đón nhận, đánh giá cao.

“Chúng ta tôn vinh các tác giả, dịch giả, người làm công tác xuất bản, cũng chính là tôn vinh văn hóa đọc. Ở Giải thưởng lần thứ sáu này, với nhiều đổi mới, từ quy chế đến công tác chấm giải, tổ chức Lễ trao giải, Giải thưởng đã có bước phát triển mới, có sự tương tác với người đọc, xứng tầm là giải thưởng cấp quốc gia” – Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh.

Ông Đỗ Văn Chiến cũng đề nghị Ban tổ chức giải thưởng phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục hạn chế, để giải thưởng thật sự là một trong những giải thưởng uy tín, hàng đầu, góp phần thúc đẩy lĩnh vực xuất bản không ngừng phát triển. Bên cạnh đó, các cơ quan thông tấn, báo chí – truyền thông tích cực hỗ trợ để lan toả sâu rộng hơn nữa giá trị sách, nhất là sách được giải thưởng quốc gia.

Cũng tại lễ trao giải, Ban tổ chức đã trao giải B cho 10 tác phẩm và giải C cho 11 tên sách, bộ sách. 8 giải khuyến khích cũng được trao cho các tác giả, dịch giả, nhà xuất bản và công ty sách.

 

10 tác phẩm giành giải B:

1. Hồ Chí Minh – Cơ hội cuối cùng (Tác giả: Henri Azeau, người dịch: Trần Xuân Trí, Ninh Xuân Thao, hiệu đính: Nguyễn Thị Hạnh, Dương Văn Quảng; NXB Đại học Sư phạm).

2. Bách khoa thư làng Việt cổ truyền (Tác giả: Bùi Xuân Đính; NXB Chính trị Quốc gia Sự thật).

3. Đông Dương: Một nền thuộc địa nhập nhằng giai đoạn 1858-1954 (Tác giả: Pierre Brocheux, Daniel Hémery, người dịch: Phạm Văn Tuân, hiệu đính: Thư Nguyễn; NXB Thế giới liên kết Công ty CP sách Omega Việt Nam)

4. Thơ Nôm Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm (Tác giả: Kiều Thu Hoạch; NXB Khoa học xã hội liên kết Công ty TNHH Sách và Truyền thông Việt Nam).

5. Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ da đầu (Tác giả: Trần Thiết Sơn – chủ biên; NXB Y học).

6. Chuyển đổi số thế nào? (Tác giả: Hồ Tú Bảo, Nguyễn Nhật Quang; NXB Thông tin và Truyền thông).

7. Mỹ thuật Việt soi từ phía khác (Tác giả: Trần Hậu Yên Thế; NXB Mỹ thuật).

8. Nghệ thuật dessin (Tác giả: Nguyễn Đình Đăng; Nhà xuất bản: Dân trí liên kết Công ty CP Văn hóa Đông A).

9. Bộ sách: Hít hà mùi đất nước (6 cuốn) (Tác giả: Mình là Hũ – viết, Trúc Nhi Hoàng – vẽ); NXB Hà Nội liên kết Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam).

10. Joni mặt tịt và đồng bọn tinh nghịch (Tác giả: Nguyễn Khắc Cường; NXB Trẻ).

 

11 tên sách, bộ sách đoạt giải C:

1. Kỷ nguyên chủ nghĩa tư bản giám sát – Cuộc chiến vì tương lai loài người ở biên giới mới của quyền lực (Tác giả: Shoshana Zuboff, biên dịch: Mai Chí Trung; NXB Chính trị Quốc gia Sự thật).

2. Phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam (Tác giả: Dương Thanh Mừng; NXB Đà Nẵng).

3. Bảo vật quốc gia – Lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Tác giả: Bảo tàng Lịch sử quốc gia; NXB: Văn hóa dân tộc).

4. Bệnh học nội khoa (2 tập) (Tập 1 – chủ biên: PGS.TS. Đỗ Gia Tuyển, GS.TS. Ngô Quý Châu, PGS.TS. Phạm Mạnh Hùng, TS. Nguyễn Trung Anh, Tập 2 – chủ biên: PGS.TS. Đỗ Gia Tuyển, PGS.TS. Trần Ngọc Ánh, PGS.TS. Nguyễn Hà Thanh, PGS.TS. Nguyễn Khoa Diệu Vân, PGS.TS. Đặng Quốc Tuấn, PGS.TS. Nguyễn Văn Hùng; NXB Y học).

5. Cây thuốc của dân tộc Vân Kiều và dân tộc Pa Kô ở Quảng Trị (Tác giả: Ninh Khắc Bản – chủ biên, Phan Văn Kiệm, Ninh Khắc Thanh Tùng; NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ).

6. Cơ cấu trí khôn (Tác giả: Howard Gardner, người dịch: Phạm Toàn, hiệu đính: Nguyễn Dương Khuê, Phạm Anh Tuấn; Nhà xuất bản: Tri thức).

7. Chơi Jazz ở Việt Nam (Tác giả: Stan BH Tan – Tangbau, Quyền Văn Minh; NXB Hội Nhà văn liên kết Công ty CP Sách Omega Việt Nam).

8. Linh ứng: Hành trình của kẻ siêu vô thần đến thế giới tâm linh (Tác giả: Nguyễn Mạnh Tuấn; NXB Dân trí liên kết Công ty TNHH Văn hóa sáng tạo Trí Việt – First News).

9. Kể chuyện trên mặt nước (Tác giả: Lương Linh; NXB Hà Nội liên kết Công ty TNHH Doanh nghiệp Xã hội SUNBOX). 10. Mùa hè đáng nhớ của Vàng A Lềnh và Vừ Mí Lùng (Tác giả: Dương Đình Lộc; NXB Dân trí).

11. Bộ sách: 15 bí kíp giúp tớ an toàn (7 cuốn) (Tác giả: Nguyễn Hương Linh, Hoàng Anh, Dương Thùy Ly, Nguyễn Trọng An, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Hồng Ánh, Thu Thủy; NXB Kim Đồng).

 

18 sách, bộ sách đoạt giải Khuyến khích:

1. FPT bí lục – Khám phá văn hóa doanh nghiệp tại FPT (Tác giả: Nguyễn Thành Nam, Phan Phương Đạt, Lê Đình Lộc, Nông Thị Bích Vân, Nguyễn Thu Huệ; NXB Hà Nội liên kết Công ty CP Sách Thái Hà).

2. Chủ nghĩa tư bản không có tư bản – Sự trỗi dậy của nền kinh tế vô hình (Tác giả: Jonathan Haskel, Stian Westlake, biên dịch: Nguyễn Thanh Sơn, hiệu đính: Phùng Đức Tường; NXB Chính trị Quốc gia Sự thật).

3. Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc: Biến đổi kinh tế và xung đột quân sự từ năm 1500 đến năm 2000 (Tác giả: Paul Kennedy, người dịch: Nguyễn Thanh Xuân; NXB Thế giới liên kết Công ty CP Sách Omega Việt Nam).

4. Phi châu thịnh vượng – Lịch sử 5000 năm của sự giàu có, tham vọng và nỗ lực (Tác giả: Martin Meredith, người dịch: Nguyễn Sinh Viện, Nguyễn Hoàng Minh, Đỗ Hoàng; NXB Thế giới liên kết Công ty CP Sách Omega Việt Nam).

5. Bí mật của thung lũng Silicon và những bài học từ thần kỳ kinh tế Hi -Tech (Tác giả: Deborah Perry Piscione, người dịch: Đỗ Thị Thu Trà, Lê Tùng Quân, chủ trương và hiệu đính: Nguyễn Xuân Xanh; NXB Tổng hợp TP. HCM).

6. Khái niệm then chốt trong nghiên cứu giới (Tác giả: Jane Pilcher, Imelda Whelehan, Người dịch: Nguyễn Thị Minh; NXB Phụ nữ Việt Nam).

7. Giá trị văn hóa của Đạo Cao Đài (Đinh Quang Tiến – chủ biên); NXB Tôn giáo.

8. Hai nhà máy thủy điện ngầm của Việt Nam (Tác giả: A.V. Sklyarenko, O.D. Zvyagin, Người dịch: Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Xuân Hòa, Lê Đức Mẫn, Trần Quốc Tiến, Bùi Sỹ Hùng, Phạm Hồng Hải. NXB Khoa học và Kỹ thuật)

9. Nghệ thuật tư duy dựa trên dữ liệu – Để ra quyết định thông minh hơn trong một thế giới không chắc chắn (Tác giả: Hoàng Hữu Đà; NXB Trẻ).

10. Nguyên lý và cấu trúc các cơ cấu máy (Tác giả: PGS. Hà Văn Vui, PGS.TS. Nguyễn Chỉ Sáng, TS. Phan Đăng Phong; NXB Bách khoa Hà Nội).

11. Kiến trúc nhà cổ Hội An qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích (Tác giả: Viện Bảo tồn di tích, Chủ biên: Ths. Đặng Khánh Ngọc; NXB Văn hóa dân tộc).

12. Trang phục và nét văn hóa của các dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam (tác giả: Đỗ Đức; NXB Mỹ thuật).

13. Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn – Ký ức rực rỡ (Tác giả: Tranh: Lâm Nguyễn Kha Liên, Bài: Phạm Công Luận; NXB Văn hóa dân tộc liên kết Công ty CP Văn hóa Phương Nam).

14. Nam Kỳ kiến trúc khảo lược (Tác giả: Tử Yếng Lương Hoài Trọng Tính; NXB Thuận Hóa)

15. EGO – NGƯỜI (EGO – Bản thể – EGO cộng đồng – Không gian nghệ thuật đại đô thị cộng đồng (03 tập) (Tác giả: Ngô Xuân Bính; NXB Thế giới).

16. Bộ sách: Những đứa trẻ hạnh phúc (10 cuốn) (Tác giả: Lê Anh Vinh – chủ biên), Bùi Thị Diển – nội dung, Bùi Việt Duy – minh họa; NXB Kim Đồng).

17. Bộ sách: Em yêu Việt Nam mình (1. Mái nhà trên cao nguyên, 2. Tiếng rừng, 3. Trở về); (Tác giả: Chiều Xuân, họa sĩ Heg; NXB Hà Nội liên kết Công ty TNHH Truyền thông LionBooks Việt Nam).

18. Chuồn chuồn ớt tìm mẹ (Tác giả: Nguyễn Hồng Chiến; NXB Kim Đồng).

 

Ngân Thường – Bài viết trên https://congthuong.vn/ ngày 31/12/2024.

The post Hai tác phẩm đoạt giải A Giải thưởng Sách quốc gia appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Nước mắt xúc động của tác giả nhận giải A Giải thưởng Sách Quốc gia https://docsachcungcon.com/nuoc-mat-xuc-dong-cua-tac-gia-nhan-giai-giai-thuong-sach-quoc-gia/ Fri, 05 Jan 2024 10:06:43 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23444 Bà Nguyễn Thụy Anh, tác giả bộ sách “Chào tiếng Việt” không giấu nổi xúc động khi tác phẩm của mình được xướng tên hạng cao nhất tại Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu. Tối 29/12, Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 6 diễn ra tại Nhà hát lớn Hà ...

The post Nước mắt xúc động của tác giả nhận giải A Giải thưởng Sách Quốc gia appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Bà Nguyễn Thụy Anh, tác giả bộ sách “Chào tiếng Việt” không giấu nổi xúc động khi tác phẩm của mình được xướng tên hạng cao nhất tại Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu.

Tối 29/12, Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 6 diễn ra tại Nhà hát lớn Hà Nội. 41 tác phẩm ở 5 mảng sách: Chính trị, Kinh tế; Khoa học Tự nhiên và Công nghệ; Khoa học Xã hội và Nhân văn; Văn hóa, Văn học và Nghệ thuật; Thiếu nhi đã được trao các giải A, B, C và Khuyến khích.

Trong đó, giải A được trao cho 2 tác phẩm: Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1982 về Luật Biển và bộ sách Chào tiếng Việt (Cấp độ 1: Ra khơi, Cấp độ 2: Khám phá).

Bà Phạm Thị Hiếu – Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

và tác giả Nguyễn Thụy Anh (lần lượt thứ 2, 3 từ phải sang) tại lễ trao Giải thưởng sách Quốc gia tối 29/12. Ảnh: Việt Linh.

 

Xúc động khi được giải cao nhất

Chia sẻ với Tri thức – Znews khi đôi mắt vẫn còn đỏ hoe, bà Nguyễn Thụy Anh, tác giả bộ sách Chào tiếng Việt (Cấp độ 1: Ra khơi, Cấp độ 2: Khám phá), cho biết giải thưởng là sự công nhận cũng như động lực rất lớn.

“Đây là một giải thưởng uy tín với sự tham gia chấm điểm của những chuyên gia hàng đầu. Bộ sách được các chuyên gia đọc, thẩm định, góp ý và đánh giá cao khiến tôi cảm thấy bao vất vả, khó khăn trong quá trình cùng ê-kíp thực hiện bộ sách, trong bao nhiêu năm theo đuổi công việc này đã được công nhận. Đây là nguồn động lực để tôi làm việc tiếp nữa, có thể là sẽ có thêm bộ Chào tiếng Việt mức trung cấp, cao cấp sau bộ sơ cấp này”, bà chia sẻ.

Đặc biệt, bà Thụy Anh kể lại khoảnh khắc khi thấy ca khúc Tiếng Việt được biểu diễn trên sân khấu cùng hình ảnh các cuốn sách chạy trên màn hình phía sau, trong đó có tác phẩm của mình, bà không kìm được nước mắt.

“Khi còn sống ở nước ngoài, tôi cũng luôn sợ con mình sẽ mất tiếng Việt. Bài hát này rất có ý nghĩa với tôi, chính là động lực để tôi làm bộ sách. Nghe những ca từ trong ca khúc này khiến tôi rất xúc động”, bà nói.

Nhớ lại quá trình thực hiện bộ sách, bà Thụy Anh chia sẻ đó là quãng thời gian vất vả với toàn bộ đội ngũ. Dịp Tết Nguyên đán năm 2021, bà và mọi người cùng làm việc đến tận ngày cuối cùng của năm âm lịch.

“Đồng hành với tôi là các anh chị em Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, đặc biệt là các họa sĩ rất tuyệt vời. Chúng tôi cùng nhau trao đổi không chỉ là vẽ như thế nào mà cả nội dung, ý tưởng, câu chuyện, gây cảm hứng cho nhau đến mức Tết năm đó chúng tôi dường như đều ăn Tết với ‘con mèo’, lúc nào cũng chỉ nghĩ đến nhân vật Miu Nguyễn trong sách thôi”.

Bộ sách Chào tiếng Việt (Cấp độ 1: Ra khơi, Cấp độ 2: Khám phá) được thiết kế dành cho đối tượng trẻ em Việt Nam ở nước ngoài thuộc hai nhóm tuổi: Từ 6 đến 10 tuổi và từ 10 đến 15 tuổi. Sách cũng hướng tới đối tượng sử dụng là các thầy cô giáo, phụ huynh hướng dẫn học sinh học tiếng Việt ở các nhóm lớp hoặc ở gia đình.

Trong bộ sách, các hoạt động học được thiết kế vui nhộn, thú vị, kết hợp với hình minh họa dẫn dắt người học một cách tự nhiên vào câu chuyện của các nhân vật Miu Nguyễn, Dế và Bé. Về mặt ngữ liệu, trong bộ sách có các câu chuyện, đoạn hội thoại, trò chơi sắm vai, câu đố, thơ ca, đồng dao, âm nhạc, phim hoạt hình, phim tư liệu, đoạn audio, trò chơi trải nghiệm, truyện cổ tích, thí nghiệm, các nhiệm vụ và nhiều thử thách – những nội dung có thể giúp các em nảy sinh động lực học tiếng Việt và giữ được nhu cầu học lâu dài.

Bà Thụy Anh xem giải thưởng là sự công nhận, nguồn động lực lớn.

 

Vinh dự khi nhận thưởng

Cũng tại Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu, bà Phạm Thị Hiếu – Giám đốc, Tổng biên tập Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam – đơn vị xuất bản cuốn Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo công ước của Liên hợp quốc 1982 về Luật Biển chia sẻ niềm vui khi tác phẩm đoạt giải cao nhất.

Ngoài ra, cuốn Cây thuốc của dân tộc Vân Kiều và dân tộc Pa Kô ở Quảng Trị mà đơn vị bà xuất bản cũng đoạt giải C tại mùa giải năm nay.

“Tôi rất vui và vinh dự khi các tác phẩm được trao giải sau quá trình chấm chặt chẽ, nhiều vòng của hội đồng giải thưởng. Hy vọng ở các mùa giải sau, chúng tôi sẽ tiếp tục có được những cuốn sách được vinh danh”, bà cho biết. Giám đốc nhà xuất bản cũng chia sẻ thêm về kế hoạch quảng bá, lan tỏa hơn nữa các tác phẩm đoạt giải đến độc giả.

Bà Phạm Thị Hiếu cũng dành lời khen ngợi cho công tác tổ chức lễ trao giải năm nay với sự hoành tráng khi diễn ra tại Nhà hát Lớn và sự chu đáo của ban tổ chức.

Cuốn Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1982 về Luật Biển thuộc loại chuyên khảo, tổng hợp kết quả của cụm công trình điều tra nghiên cứu về vùng biển Việt Nam trong hơn 20 năm qua về chủ đề quản lý biển và xác định chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Tác phẩm có giá trị khoa học và thực tiễn cao vì lần đầu tiên xây dựng cơ sở khoa học cập nhật và hiện đại, phù hợp các quy chuẩn quốc tế được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận để xác định ranh giới thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên hợp quốc 1982 về luật biển. Do đó, tác phẩm được sử dụng chính thức trong quản lý biển đảo, phục vụ khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh và quốc phòng trên vùng biển Việt Nam.

Hai tác phẩm đoạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 6. Ảnh: Việt Linh.

Giải thưởng Sách Quốc gia do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức. Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu (2023) tổ chức ngày 29/12/2023 tại Nhà hát Lớn (Hà Nội). Đơn vị tài trợ Kim cương: Ngân hàng VIB, Đơn vị tài trợ bạc: THACO.

Ánh Hoàng – Bài viết đăng tải trên: https://znews.vn ngày 30/12/2023.

The post Nước mắt xúc động của tác giả nhận giải A Giải thưởng Sách Quốc gia appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
“CHÀO TIẾNG VIỆT” LÀ MỘT TRONG HAI TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI A – GIẢI THƯỞNG SÁCH QUỐC GIA LẦN THỨ VI https://docsachcungcon.com/chao-tieng-viet-la-mot-trong-hai-tac-pham-doat-giai-giai-thuong-sach-quoc-gia-lan-thu-vi/ Fri, 05 Jan 2024 08:25:58 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23440 Tối 29/12/2023 vừa qua, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu năm 2023. Theo thông tin từ Ban tổ chức, năm nay, ...

The post “CHÀO TIẾNG VIỆT” LÀ MỘT TRONG HAI TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI A – GIẢI THƯỞNG SÁCH QUỐC GIA LẦN THỨ VI appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tối 29/12/2023 vừa qua, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu năm 2023.
Theo thông tin từ Ban tổ chức, năm nay, có 41 nhà xuất bản gửi sách tham dự với 312 tên sách, 435 cuốn sách, tăng trên 15% số cuốn so với năm 2022. Giải thưởng Sách Quốc gia 2023 vinh danh và trao thưởng: 18 giải Khuyến khích, 11 giải C, 10 giải B và 2 giải A cho các hạng mục: sách chính trị – kinh tế, khoa học tự nhiên và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, văn hóa – văn học và nghệ thuật, sách thiếu nhi.
Cùng với cuốn sách “Cơ sở khoa học để xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp Quốc 1982 về Luật Biển” (Bùi Công Quế chủ biên, Phùng Văn Phách – Đỗ Huy Cường – Trần Tuấn Dũng – Lê Đức Anh đồng tác giả, NXB Khoa học tự nhiên và Công nghệ) thì Bộ sách “Chào tiếng Việt”, cấp độ 1: “Ra khơi” và cấp độ 2: “Khám phá” (Nguyễn Thụy Anh, NXB Giáo dục Việt Nam) đã vinh dự đoạt giải A, giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu.
Xin được nồng nhiệt chúc mừng các tác phẩm đoạt giải trong các hạng mục giải thưởng Sách Quốc Gia năm nay. Vô cùng hân hoan, tự hào và chung vui với cô giáo Thụy Anh – Chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con, tác giả bộ sách “Chào tiếng Việt” đã được đông đảo bạn đọc yêu thích và nhận được giải thưởng danh giá trong mùa giải Sách Quốc gia năm nay.

The post “CHÀO TIẾNG VIỆT” LÀ MỘT TRONG HAI TÁC PHẨM ĐOẠT GIẢI A – GIẢI THƯỞNG SÁCH QUỐC GIA LẦN THỨ VI appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Lễ hội đồng dao – Xôn xao đêm rằm 2023 https://docsachcungcon.com/le-hoi-dong-dao-xon-xao-dem-ram-2023/ Tue, 26 Sep 2023 10:01:52 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23399 Mùa Trung thu năm nay, CLB Đọc sách cùng con hân hoan chào đón sự trở lại tươi vui, nhộn nhịp của những nhân vật quen thuộc mỗi mùa trăng tròn tháng Tám – những nhân vật được các bạn nhỏ vô cùng yêu thích – chị Hằng, chú Cuội. Trong dịp trở lại lần ...

The post Lễ hội đồng dao – Xôn xao đêm rằm 2023 appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Mùa Trung thu năm nay, CLB Đọc sách cùng con hân hoan chào đón sự trở lại tươi vui, nhộn nhịp của những nhân vật quen thuộc mỗi mùa trăng tròn tháng Tám – những nhân vật được các bạn nhỏ vô cùng yêu thích – chị Hằng, chú Cuội. Trong dịp trở lại lần này, không chỉ một chú Cuội mà rất nhiều thế hệ chú Cuội sống ở cung trăng đã mang tới những câu đố thú vị thông qua những bài đồng dao, những thử thách trò chơi dân gian, những bài hát dân ca… Tất cả những nhịp điệu, tiếng phách tre, tiếng thảo luận xôn xao… đã kéo các bạn cùng các khách mời xích lại gần nhau hơn.

Nhà văn Lê Phương Liên hào hứng hướng dẫn các bạn cách chơi trò Thả đỉa ba ba, nhà biên kịch Phạm Sông Đông hăng say tư vấn cho chiếu thiếu nhi sáng tác bài đồng dao nhanh trong phần thi sáng tạo, các bố mẹ nô nức cùng con nhặt ý, chọn từ, tạo câu cho có vần có vè… Cùng những chia sẻ của cô Thụy Anh, các gia đình đã có ý tưởng và “bí kíp” để nhanh chóng cho ra đời một bài đồng dao có nhịp điệu, đọc vừa xuôi tai, vừa vui cũng không kém phần độc đáo!

Ai nấy đều hớn hở với bài hát và điệu nhảy “Chiếc đèn ông sao”, hòa mình cũng tiếng trống và điệu múa lân rồi cùng nhau phá cỗ tưng bừng chào đón mùa trăng tháng Tám.

Xin trân trọng cảm ơn cô Nhã Thanh đã gửi tặng CLB chiếc đầu lân tinh xảo, xinh đẹp. Xin cảm ơn anh Minh Tuấn, bạn Bin đã chuẩn bị thêm những đầu lân sặc sỡ, đáng yêu để trang trí không gian xin đẹp, để bữa tiệc Trung thu diễn ra thật ấm cúng. Chúng cháu xin cảm ơn bác Diễn, tổ trưởng tổ dân phố cùng bà con dân cư Bách Khoa đã cùng chung vui với đêm hội Trung thu. Xin chân thành cảm ơn các gia đình thành viên yêu quí đã đến và góp cỗ trông trăng cùng nhau với thật nhiều yêu thương và ấm áp. Vô cùng cảm ơn các bạn trẻ Cộng tác viên thân yêu của chúng tôi đã tạo nên một không khí tươi vui trong mùa Tết đón trăng tuyệt vời năm nay.

Vui vủi vùi vui … Xôn xao đêm rằm…

Quay phim: Trọng Tiến – Viết bài và dựng phim: Dương My.

 

The post Lễ hội đồng dao – Xôn xao đêm rằm 2023 appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Nhà thơ Thụy Anh: “Thơ là phương tiện để trẻ nhỏ kết nối cảm xúc” https://docsachcungcon.com/nha-tho-thuy-anh-tho-la-phuong-tien-de-tre-nho-ket-noi-cam-xuc/ Sat, 27 May 2023 09:28:36 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23315 “Tôi cho rằng, thơ và đồng dao là những người bạn thân dễ hiểu, dễ chơi nhất đối với trẻ. Những bài thơ bé bỏng này, tôi ước chúng được vang lên như chuỗi cười khúc khích tự nhiên, kể cho bé về thế giới, nói với bé những lời hiền hậu, thân mến” – ...

The post Nhà thơ Thụy Anh: “Thơ là phương tiện để trẻ nhỏ kết nối cảm xúc” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tập thơ thiếu nhi Phù thủy sợ ma (NXB Kim Đồng) của Thụy Anh là 1 trong 10 tác phẩm vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 4-2023. Giọng thơ trong trẻo, bắt trúng tâm lý của trẻ nhỏ, trong đó có những bài học về cuộc sống, định nghĩa về tình thân, về tình cảm thiêng liêng… Gần đây, Thụy Anh còn phát hành tập thơ thiếu nhi Mèo con đếm tuổi (NXB Trẻ), chứng tỏ phần nào sức viết của chị.

“Tôi cho rằng, thơ và đồng dao là những người bạn thân dễ hiểu, dễ chơi nhất đối với trẻ. Những bài thơ bé bỏng này, tôi ước chúng được vang lên như chuỗi cười khúc khích tự nhiên, kể cho bé về thế giới, nói với bé những lời hiền hậu, thân mến” – nhà thơ Thụy Anh chia sẻ.

Báo Thể thao và Văn hóa (TTXVN) có cuộc trò chuyện cùng Thụy Anh:
* Chị đã chọn cách truyền tải thế nào để đưa những bài học về cuộc sống đến với trẻ thật gần gũi và dễ hiểu?
– Tôi muốn chia sẻ với các bạn nhỏ nhất – lứa tuổi tiền tiểu học cho đến hết tiểu học – nên thường sẽ chọn cách cách nói, chữ viết làm sao để đúng nhịp với các em. Sau rất nhiều thời gian gần gũi với các em, tôi đã có thể bắt nhịp được với các em. Và lời thơ dành cho thiếu nhi thì tương đối đơn giản, dễ hiểu, nhưng trong đó vẫn phải có những câu thơ có sức gợi tả, gợi được cảm xúc. Và phải có một cái chất nữa là chất dí dỏm, hài hước của trẻ em. Bởi vì bản chất đứa trẻ như thế nào thì nó sẽ đón nhận những câu thơ của nhà thơ như vậy.
Trong quá trình quan sát, thấy nhiều bạn nhỏ đọc thơ của tôi rồi bật cười khúc khích, trở nên vui vẻ. Đấy cũng là phương án mà tôi lựa chọn cho những bài thơ của mình và trong mỗi bài thơ luôn luôn sẽ có một điểm sáng thú vị, độc đáo với một góc nhìn trẻ thơ.

Nhà thơ Thụy Anh với tác phẩm “Chào tiếng Việt”

* Vì sao chị lại chọn nhan đề là “Phù thủy sợ ma”?
– Chúng ta đều biết có câu chuyện phù thủy sợ ma trong kho tàng truyện dân gian Việt Nam. Đồng thời những năm gần đây trong dịp lễ Halloween, các em nhỏ rất thích tự biến mình thành những cô cậu bé phù thủy, với những cây đũa thần có nhiều phép thần thông biến hóa. Dù là phù thủy, nhưng bên trong chúng vẫn là một đứa trẻ, vẫn luôn có rất nhiều nỗi sợ, trong đó có cả sợ ma.
Con của tôi khi còn nhỏ, đến ngày Halloween, thường làm rất nhiều thứ đáng sợ để trang trí phòng riêng, nhưng đến tối lại xin ngủ với bố mẹ, vì tự cảm thấy sợ quá. Và khi được mẹ ôm vào lòng, được gọi mẹ ơi mẹ ơi, thì bỗng cảm thấy hết sợ.

* Vậy theo chị, thơ có ảnh hưởng như thế nào tới các em nhỏ?
– Tôi vẫn thường xuyên khuyên các bậc phụ huynh có con nhỏ tiền tiểu học là đừng quên các tác phẩm thơ dành cho các em.
Trước hết, thơ không chỉ là ngôn ngữ, mà nó còn giúp cho các bạn nhỏ có thể xây dựng phông nền cảm giác của mình với đời sống xung quanh. Góc nhìn của thơ ca khiến cho các em nhìn mọi điều một cách khoan hòa hơn, dễ chịu hơn.
Thứ hai, thơ là phương tiện để trẻ nhỏ kết nối cảm xúc với gia đình, bố mẹ, kết nối với cộng đồng, với bạn bè xung quanh.
Khi chúng ta đọc một bài thơ với nhịp điệu khớp với nhịp điệu của trẻ, khi người mẹ đọc thơ cho em bé trong bụng nghe, đặc biệt thơ của Việt Nam, với đặc trưng ngôn ngữ 6 thanh điệu, sẽ tạo nên cảm xúc rất lớn, dễ thương, âu yếm, vui tươi.
Chính vì thế, việc cho trẻ nhỏ tiếp xúc với thơ là điều rất tốt, giúp các em có nhiều cảm xúc, thêm ngôn ngữ sáng tạo và kết nối với vạn vật, thông qua những giai điệu dễ thương, nhẹ nhàng.

2 tập thơ thiếu nhi của Thụy Anh, trong đó “Phù thủy sợ ma” vào Top 10 chung khảo Giải Dế Mèn 2023

* Không phải ai biết làm thơ cũng có thể làm được thơ cho thiếu nhi. Vậy theo chị, đâu là điều khó khăn khi sáng tác cho thiếu nhi và điều quan trọng để một tác giả có thể đi đường dài là gì?
– Vốn dĩ việc sáng tác đã rất khó, mà sáng tác cho thiếu nhi lại càng khó hơn. Không phải ai muốn cũng làm được, bởi nó còn cần tố chất của người viết.
Bên cạnh việc quan sát, chia sẻ hoặc đắm chìm trong thế giới của các em, tôi cho rằng, người viết phải là những người mà đâu đó trong họ vẫn còn tồn tại bản chất những đứa trẻ.
Người bình thường khi lớn lên sẽ nhanh chóng quên đi tuổi thơ của mình, nhưng có những người lại nhớ rất rõ nhiều chi tiết, từ cái ấm ức nhỏ khi 5 – 6 tuổi. Người viết phải là những người nhớ và chia sẻ với các em những cảm xúc trong họ, đó không phải giả vờ trở thành trẻ thơ, mà chính là bản chất trẻ thơ bên trong họ vẫn còn tồn tại, vẫn vui tươi, hài hước, dí dỏm.
Thứ hai là người viết luôn có sự giao lưu để bắt nhịp với các em. Có những ý tưởng lóe lên trong đầu các em, khi nói với người lớn, có khi người lớn sẽ cho rằng đó chỉ là chuyện tầm phào, nhưng với các em lại là những điều lớn lao, thú vị. Có những chuyện khiến các em cười khúc khích mãi với nhau, còn người lớn thì chẳng quan tâm.
Bản thân tôi cho tới gần đây mới dám nhận là một tác giả viết cho thiếu nhi. Bởi vì như đã nói, ngôn ngữ viết cho thiếu nhi phải giữ được độ trong sáng, dí dỏm, nhưng không ngô nghê. Chỉ cần lơi lỏng một chút, chúng ta dễ viết những bài vè, chứ chưa phải là ngôn ngữ của thơ ca.
Ngoài ra, chúng ta thường đặt mục tiêu giáo dục quá nặng nề trong mỗi tác phẩm. Người lớn sẽ rất hay sa đà vào câu chuyện dạy dỗ trẻ con, nên thơ ca nặng nề. Trong khi, tính giáo dục với trẻ em chỉ đơn giản là vẻ đẹp của thế giới này, là tính vị tha… Đối với thiếu nhi, ai có thể khơi gợi được cảm xúc bỗng thấy thương yêu của đứa trẻ thì người đó sẽ đi được đường dài.

* Hành trình 13 năm tâm huyết với các hoạt động dành cho thiếu nhi (CLB Đọc sách cùng con, trại Hè thiếu nhi, dạy tiếng Việt cho trẻ em Việt kiều…)chị có mong muốn gì về sự phát triển của trẻ em Việt Nam?
– Từ khi trở về nước đến nay thì tôi tích cực tham gia hoạt động và tổ chức những hoạt động cho thiếu nhi. Cho đến bây giờ, tôi cho rằng mình đã lựa chọn rất đúng khi gắn bó đời mình với các em, cho đến khi mình không thể hòa nhập được nữa thì thôi
Bố mẹ đừng bao giờ đợi đến khi con cái có vấn đề thì mới bắt đầu đi giải quyết, mà chúng ta hãy chia sẻ với các em từ trước đó. Chính vì thế tôi lấy tên CLB là “Đọc sách cùng con”, thể hiện sự đồng hành của bố mẹ với con cái. Cảm xúc hoặc sự chia sẻ là không lời, chúng ta có thể chia sẻ với nhau thông qua câu chuyện đọc sách, qua những bài thơ.
Còn việc lan tỏa tiếng Việt đến với bà con và các em nhỏ Việt kiều, tôi mong muốn chúng ta giữ được tiếng Việt, dù ở đâu trên thế giới này. Đôi khi các bạn nói tiếng Việt chưa sõi, bởi vì bên đó không có môi trường ngôn ngữ, nhưng khi chúng tôi đọc thơ với nhau, các bạn đọc và tôi cảm nhận được những xúc cảm trong đó. Tôi cho rằng, chúng ta chỉ có thể giữ được bản sắc văn hóa, bản sắc dân tộc khi chúng ta giữ được cái cảm xúc ngôn ngữ như vậy.

* Chị đánh giá thế nào về sự lan tỏa của Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn nói riêng và các hoạt động nghệ thuật dành cho thiếu nhi của Việt Nam nói chung?
– Tôi nhớ năm 2020, khi Giải thưởng Dế Mèn được công bố, mọi người đã rất hào hứng và phấn khởi, bởi vì nó đã đáp ứng được mong đợi lâu nay của những nhà văn đã, đang và muốn viết cho thiếu nhi.
Tôi nhớ đến câu thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh: “Lớn nhanh lên với/ Bé bỏng chiều nay”. Giải thưởng lúc bấy giờ còn đang bé bỏng và tôi tin rằng chắc chắn nó sẽ lớn lên rất nhanh với những thông điệp lan tỏa tuyệt vời của mình.
Giải Dế Mèn đến thời điểm này đã đáp ứng được mong đợi của nhiều người và tôi nhìn thấy sự lan tỏa của nó. Nó là một cú hích để những người đang làm việc chuyên nghiệp – những tên tuổi gạo cội trong làng văn học thiếu nhi – tiếp tục lao động, cống hiến, vì thấy tác phẩm của mình đang được đọc và công nhận. Tôi rất vui khi biết tác phẩm của mình lọt vào Vòng chung khảo của Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 – 2023.

* Cảm ơn chị về cuộc trò chuyện này!

Vài nét TS giáo dục, nhà thơ Thụy Anh

Nhà thơ Thụy Anh sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành giáo dục học tại Đại học Tổng hợp Sư phạm Moskva, chị về nước làm việc. Từ năm 2010, chị sáng lập và là chủ nhiệm Câu lạc bộ Đọc sách cùng con (Hà Nội).

Các tập thơ đã xuất bản: Nhim nhỉm nhìm nhim (2014), Ngày xưa, ngày nay, ngày sau (2014), Mẹ hổ dịu dàng (2014), Vui cùng tiếng Việt (2014), Chào tiếng Việt (2022)…

 

Bài viết đăng tải trên thethaovanhoa.vn số ngày 27/5/2023.

The post Nhà thơ Thụy Anh: “Thơ là phương tiện để trẻ nhỏ kết nối cảm xúc” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh: Tôi thấy mình thật nhất trong ánh mắt trong veo của một đứa trẻ https://docsachcungcon.com/tien-si-giao-duc-nguyen-thuy-anh-toi-thay-minh-nhat-trong-anh-mat-trong-veo-cua-mot-dua-tre/ Tue, 16 May 2023 03:43:36 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23277 By Codet Hanoi Tạp chí The Forbes đã bình chọn Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh, chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con là một trong số 20 phụ nữ truyền cảm hứng tới công chúng trong năm 2021. Hơn 10 năm qua, chị và các bạn đồng nghiệp đã nỗ lực khơi gợi niềm đam mê đọc sách một cách khoa học ...

The post Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh: Tôi thấy mình thật nhất trong ánh mắt trong veo của một đứa trẻ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>

Ảnh: EcoCamp

By Codet Hanoi

Tạp chí The Forbes đã bình chọn Tiến sĩ Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh, chủ nhiệm CLB Đọc sách cùng con là một trong số 20 phụ nữ truyền cảm hứng tới công chúng trong năm 2021. Hơn 10 năm qua, chị và các bạn đồng nghiệp đã nỗ lực khơi gợi niềm đam mê đọc sách một cách khoa học tới các em trong lứa tuổi thanh thiếu nhi. Chị vừa là nhà thơ, tác giả truyện cho thiếu nhi,vừa là dịch giả thơ Nga, đồng thời chị có khá nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia biên soạn sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học. Tìm phương pháp để nền giáo dục Việt Nam tránh căn bệnh hình thức mà giờ đây còn khá nặng, đó cũng là một trong những con đường mà chị đề cập tới.

MÙI HƯƠNG HOA THÁNG NĂM

Chị đã sống 17 năm ở Nga, đó là quãng thời gian như thế nào?

– Tôi luôn nghĩ rằng, quãng đời tuổi trẻ nào của bất cứ ai ở ở bất kỳ đâu, dù ở Nga, ở Việt Nam hay một góc nào đó của thế giới – đều rất phóng khoáng, dữ dội, đầy non nớt khó khăn mà cũng lãng mạn, đáng nhớ. Tuổi trẻ của tôi cũng vậy. 17 năm ở Nga, tôi đã sống hết mình, đã học hỏi, sai lầm, vấp ngã, đứng lên, yêu đương, lao động, học tập và trưởng thành và trở thành tôi như bây giờ. Với tôi, đó là quãng đời hạnh phúc, khiến sau này tôi có thể rung động, nhớ nhung với bất kỳ một nhắc nhớ bé nhỏ nào về thời gian ấy như một mùi hương hoa tháng Năm, hình ảnh thoáng qua trên phim về một đoạn đường quốc lộ quanh co chạy qua thành phố tỉnh lẻ – ống kính lia qua những căn nhà gỗ bên đường, những ông bà già ngồi trên ghế băng dài trước cổng, đưa mắt nhìn theo xe…

Chị học chuyên ngành gì và trường gì tại Nga thưa chị? Vì sao chị chọn cho mình con đường “Giáo dục”?

– Tôi không lựa chọn mà số phận đã lựa chọn cho tôi. Những năm loạn lạc ấy, khi Liên Xô sụp đổ, rất nhiều điều được sắp xếp lại nhờ số phận. Tôi nghĩ, tôi cũng có chút năng khiếu sư phạm, đã từng tổ chức sinh hoạt nhóm cho các em nhỏ ở khu tập thể từ hồi còn bé; từng nhận dạy thêm, dạy kèm thời học cấp III. Đây như một cái duyên theo tôi suốt quãng đường dài, còn chuyên ngành hẹp mà tôi nghiên cứu là phương pháp sư phạm. Luận văn tiến sĩ của tôi bàn về phương pháp dạy đọc hiểu thơ ca tiếng nước ngoài trong môi trường phi ngôn ngữ, trên nền ví dụ về thơ Nga đối với người học Việt Nam.

Sống 17 năm tại Nga, điều gì khiến chị trở về Việt Nam? Khi trở về Việt Nam, chị có bị sốc văn hóa không?

– Với 17 năm ở Nga, tôi đã quá quen với cuộc sống bên đó, cũng đã từng không muốn thay đổi gì nữa. Nhưng mỗi cuộc ra đi và trở về đôi khi có những lý do bí ẩn nào đó, và tôi hay nghĩ, đó là số phận. Việt Nam thân thương, nơi có các bà mẹ của chúng tôi, những người thân của gia đình tôi – tiếng gọi ấy cũng đầy sức nặng.

Khi trở về Việt Nam, nếu hỏi có sốc không, thật sự, sốc văn hoá thì có, như một sự tất yếu của việc thay đổi môi trường sống và không gian làm việc, học tập – giờ nhìn lại, tôi cũng không mấy ngạc nhiên. Nhưng có lẽ, người chịu áp lực nặng hơn là con trai của chúng tôi, lúc bấy giờ 6 tuổi, tuổi đến trường. Nghĩ lại, tôi vẫn rất thương cậu bé ngày ấy: hồ hởi, thấy háo hức với tất thảy mọi điều, sẵn sàng chia sẻ với mọi người xung quanh… Thậm chí, đi trên đường thoáng thấy bóng một bạn mới quen ở lớp 1, cậu bé còn giục mẹ: “Mẹ ơi, quay xe lại để con chào bạn lớp 1C”. Nhưng cũng cậu bé ấy, chỉ sau vài buổi học đã đẫm nước mắt mà xin mẹ cho ở nhà, rồi sau khi được mẹ động viên thì đeo ba-lô lên và nói với bà: “Cháu đi học đây. Cháu đã dũng cảm rồi bà ạ!”. Khi nhớ lại cảnh ấy, đến giờ tôi vẫn trào nước mắt. Thương, xót. Đi học mà cũng phải cần sự dũng cảm!

Thật ra, về sau, tôi hiểu rằng, cái mà năm ấy cô giáo của con tôi còn thiếu – đó là phương pháp. Phương pháp sư phạm, phương pháp tiếp cận đứa trẻ. Khi không có phương pháp, mọi sự sẽ trở nên gánh nặng, nhất là trong giáo dục.

Vậy là cô giáo của cậu bé thiếu cái mà chị “dư thừa”, ngẫm cũng bi hài nhỉ. Chị và gia đình đã tìm cách hòa nhập thế nào?

– Quá trình “hòa nhập” của tôi diễn ra với nhiều bài học nhỏ – những bài học ban đầu khiến tôi rối tung, thậm chí muốn từ bỏ tất cả để quay trở lại Nga. Mất mát cũng nhiều, cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng giờ có lẽ tôi lại phải cảm ơn những bài học ấy – đặc biệt là bài học về lòng tin trong giao tiếp giữa người và người, bài học về sự cam kết, về cách chia sẻ, về ý thức tự bảo vệ mình, về việc phân biệt giữa khái niệm “cống hiến” và … “bị lợi dụng”… Tất thảy đều khiến tôi lớn lên, vững vàng hơn, có thể đứng dậy sau những thất bại, đồng thời cũng có cái nhìn độ lượng hơn với những gì từng xảy ra với mình, độ lượng hơn với người gây cho mình những tổn thương và với cả những sai lầm mình từng phạm phải nữa.

Ảnh: CLB Đọc sách cùng con

THAY ĐỔI TƯ DUY BỐ MẸ TRƯỚC

Và điều gì khiến cho CLB Đọc sách cùng con ra đời?

– Thật ra, khi CLB của chúng tôi ra đời năm 2010, chưa có nhiều CLB đọc sách gia đình như vậy. Cái tên “Câu lạc bộ Đọc sách cùng con” cũng là một sự cân nhắc và là thông điệp của chúng tôi: nhấn mạnh sự “cùng con” – sự đồng hành của bố mẹ, nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục gia đình mà ở thời điểm bấy giờ đang có chiều hướng lơi lỏng. Trẻ học được nhiều giá trị sống và rèn luyện được nhiều kỹ năng sống nhất là quá trình chia sẻ, cùng đọc, cùng chơi, cùng làm việc nhà, cùng đi trải nghiệm… với bố mẹ mình. Không lớp học, trường học, nhà sư phạm nào ảnh hưởng đến con mạnh mẽ bằng gia đình… Thế nên, phải thay đổi tư duy của chính bố mẹ trước đã.

Sau này, khi Thủ tướng chính phủ ra quyết định về Ngày sách Việt Nam, rồi phong trào đọc sách được dấy lên như một chủ trương thì mới bắt đầu có nhiều CLB đọc sách tương tự. Ngay chính CLB chúng tôi cũng đi chia sẻ phương pháp, quy trình vận hành cho rất nhiều các CLB của thôn bản, trường học ở các địa phương theo những chương trình phát triển giáo dục của các tổ chức phi chính phủ.

Và đó chính là sự khác biệt của chúng tôi: đối tượng chúng tôi hướng tới là… người lớn, dù chúng tôi tổ chức hoạt động cho trẻ em. Tôi coi những gì chúng tôi làm ở CLB của mình là sự chia sẻ, là hình ảnh hiện thực để các bố mẹ, các CLB nho nhỏ đâu đó có thể học và áp dụng. Rất nhiều các bậc cha mẹ và những người làm giáo dục, những người cổ xúy cho việc đọc sách, tự học của trẻ phản hồi rằng, họ đã theo dõi trang web và fan page của chúng tôi thường xuyên để thực hiện theo và thực hiện cùng. Chẳng hạn, năm 2012, khi tôi đi tập huấn về phương pháp dạy Sống xanh ở Hội An – một buổi chiều,chúng tôi cùng bác chuyên gia giáo dục Ucraina có ghé vào một shop bán quần áo ở Hội An. Bà chủ cửa hiệu, một phụ nữ trẻ, đẹp rất niềm nở tiếp chúng tôi, chốc chốc lại chạy ra chạy vào một căn phòng… Tối hôm đó, tôi nhận được lá thư qua e-mail của CLB Đọc sách cùng con của cô ấy. Hóa ra, chính thời điểm giao tiếp với chúng tôi, cô đang đọc trang web của CLB. Và cô đã… chạy ra chạy vào để so sánh hình ảnh người trong mạng với người ngoài đời, rồi đến tối mới dám chắc đó là… một và viết thư cho tôi. Sau này, chính cô đã gây dựng một CLB của các bà mẹ cũng như không gian đọc ở Hội An rất thành công. Nhiều câu chuyện tương tự như vậy diễn ra ở các tỉnh thành khác khiến tôi cảm thấy rất hạnh phúc, và thấy rằng, mong muốn ban đầu của mình đã có nhiều người thấu hiểu, đồng cảm và thực hiện được. Kỷ niệm vì thế càng nhiều, đầy lên theo năm tháng.

Những ngày tháng covid này, CLB của chị còn duy trì không, và chúng hoạt động như thế nào?

– Tôi cũng không che giấu việc thực sự tôi rất lo lắng, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, thì CLB không khỏi đối mặt với những khó khăn về tài chính. Kể cả khi làm việc online thì vẫn cần kinh phí. Tuy nhiên, không hiểu sao, tôi vẫn có niềm tin rằng sự kiên nhẫn, bền bỉ sẽ giúp chúng tôi tìm ra con đường đi phù hợp với tình hình mới.

Những ngày tháng Covid là thử thách lớn đối với chúng tôi. Từ năm ngoái, dự án “Sách ru” đã khởi động ngay từ tuần đầu tiên giãn cách: các cô giáo của CLB vào vai các phù thủy trong tuần (Từ phù thủy Thứ Hai đến phù thủy Chủ nhật), đọc, kể chuyện và tương tác với các bé qua kênh youtube vào 9 giờ tối hằng ngày. Sau đó, chúng tôi duy trì các buổi chia sẻ ấy 3 tối một tuần đều đặn. Hiện nay đã được gần 240 số phát sóng. Năm nay, từ 1/6 tới, chúng tôi tổ chức khóa Sinh hoạt Hè online với mong muốn trở thành những “thủ lĩnh mùa Hè” – hướng dẫn các bạn nhỏ, các bạn trẻ quan sát cuộc sống, trải nghiệm những gì mùa Hè đang mang đến cho mình, cho gia đình mình, sử dụng quỹ thời gian hợp lý vào các trò chơi, nhiệm vụ, bài học xen kẽ tĩnh-động, để mùa Hè-co-vid không chỉ trôi qua trong bốn bức tường bí bách hay với cuộc sống ảo trên mạng. Cho dù là hoạt động online, nhưng vẫn đầy ắp hương vị cuộc sống.

Ở nhà, chị đã dạy con thế nào trong việc dung hòa giữa điện thoại và sách?

– Nếu một đứa trẻ có kỹ năng đọc sách giấy, điều này sẽ hỗ trợ cho chúng rèn luyện khả năng tập trung tốt hơn rất nhiều. Chẳng hạn, đứa trẻ click chuột, theo dõi nội dung, click tiếp vào một từ khóa mới –việc tiếp nhận kiến thức và các thao tác tư duy trở nên nông hơn. Với sách giấy, tốc độ đọc và tương tác với trang sách chậm hơn, bàn tay chạm vào tờ giấy, mùi hương của mực, cảm xúc nhất thời có thể được lưu lại lâu hơn. Đó là chưa kể nếu chúng ta hướng dẫn được các em đọc và có thói quen ghi chép, đánh dấu, dừng lại nghĩ ngợi, chia sẻ, so sánh, liên tưởng… Các thao tác tư duy trong một tốc độ bình tĩnh hơn như thế sẽ hỗ trợ cho việc trẻ khai thác thông tin trên mạng có ý thức, có chủ đích hơn, và vì thế mà tiếp cận được thông tin sâu, biết cách đánh giá đúng sai, nên tin hay không tin, nên xử lý thông tin thế nào… Đọc sách cũng là tự học mà.

Để cảm thấy sách giấy có được sự “cạnh tranh lành mạnh” với các thiết bị công nghệ ngày càng phát triển hấp dẫn, phương án của tôi chỉ là:

– Gia đình hỗ trợ con hình thành thói quen nhìn thấy, “giao tiếp” với không gian sách và đọc cùng con từ khi còn rất nhỏ.

– Tạo niềm vui, động lực đến với sách qua nhiều hoạt động nho nhỏ, khuyến khích con giao lưu với cộng đồng đọc sách của con: Ngày nhỏ là bố mẹ, ông bà; lớn hơn là anh chị em họ và bạn bè thân thiết. Hỗ trợ việc này là các hoạt động liên quan đến nghệ thuật (vẽ, đàn, nhảy múa, diễn kịch…) và các buổi đọc sách chung có phương pháp tương tác, khơi gợi các thao tác tư duy của trẻ.

Tôi tin rằng, thói quen và kỹ năng được thấm từ nhỏ sẽ trở lại và các con sẽ tự điều chỉnh được sao cho cân đối giữa thú vui đọc sách và thú vui công nghệ khi đọc sách trở thành nhu cầu tự thân. Chỉ mong, chương trình học và thi ở nhà trường được giảm tải thật sự để trẻ em có nhiều thời gian đến với sách, nhiều thời gian tự học hơn.

Chị còn sáng tác truyện cho trẻ em, đó là những bộ sách gì và chúng có tiêu chí, nội dung gì để hấp dẫn trẻ thưa chị?

– Tôi viết nhiều sách cho trẻ, trong đó có những cuốn sách chia sẻ với bố mẹ cách trả lời những câu hỏi “Tại sao?” của trẻ. Người lớn không nên né tránh bất kỳ đề tài nào trẻ muốn thảo luận. Ta có thể kể một câu chuyện hoặc dẫn dắt bằng những câu hỏi, những gợi ý quan sát thế giới, những câu hỏi khiến trẻ phải tiếp tục suy nghĩ. Điều quan trọng hơn cả mà trẻ cần là sự chia sẻ, tâm tình, cảm xúc ấm áp trong quá trình trò chuyện, những kiến thức khoa học và một chút tưởng tượng bay bổng.

Tuy nhiên, sau tất cả, tôi cảm thấy, thơ tôi viết cho trẻ em độ tuổi tiền tiểu học và tiểu học được các em đón nhận thật nhiệt tình. Trẻ em vốn dĩ sinh ra đã có thơ, có nhạc, có nhịp điệu trong mọi hoạt động sống của mình. Bởi thế cho nên các em rất gần gũi với đồng dao, nói ngân nga cũng đã thành thơ, chơi cũng chơi trên nền nhịp điệu của riêng mình. Thơ của tôi, các em dễ thuộc, thấy gần gũi, có lẽ vì tôi cũng thích viết theo nhịp đồng dao. Ngoài ra, mỗi bài thơ là một nụ cười. Chất hài hước vu vơ tự nhiên của trẻ em, tôi đã gắng học để đưa vào thơ. Khi đứa trẻ đọc thơ mà cười khúc khích – tôi nghĩ, mình đã có chút thành công.

Còn việc trở thành người tham gia viết sách, chị đã đóng góp mảng nội dung gì trong bộ sách giáo khoa cho trẻ?

– Với hơn mười năm kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục thông qua mảng đọc sách, trải nghiệm thực tế và kiến thức nền về phương pháp sư phạm, tôi tham gia viết sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm ở tiểu học. Tôi muốn được chia sẻ triết lý, quan điểm và phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ của cá nhân tôi, đồng thời cũng cụ thể hóa một cách thú vị, sáng tạo các nội dung, yêu cầu cần đạt mà Chương trình giáo dục phổ thông mới đưa ra ở mảng hoạt động giáo dục này. Việc tổ chức biên soạn sách giáo khoa theo định hướng phát triển năng lực là việc cần thiết, nhưng cần phải có sự đồng bộ thay đổi từ cách dạy, tổ chức việc học, việc trải nghiệm đến phương pháp học, phương pháp tiếp cận kiến thức từ phía học sinh. Tôi cho rằng, để có được từng cuốn sách giáo khoa và bộ sách giáo khoa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội, cần phải quyết liệt đổi mới (về phương pháp) nhưng lại cần chậm lại (về tiến độ). Cần thêm thời gian viết, thử nghiệm, tiếp thu kết quả thử nghiệm. Cần thêm thời gian tập huấn giáo viên, đồng hành cùng giáo viên trong quá trình dạy. Cần thêm thời gian truyền thông để các phụ huynh và xã hội thấu hiểu bản chất của phương pháp biên soạn sách giáo khoa mới, từ đó có được thái độ cổ vũ, hỗ trợ, kiên nhẫn hơn với công việc của người viết sách.

Một tiến sĩ về giáo dục và thi thoảng chị cũng không tránh né những vấn đề nóng của giáo dục Việt Nam. Điều gì hiện nay làm chị phải suy nghĩ nhiều nhất về giáo dục VN?

– Tôi chỉ dám phát biểu từ góc độ một nhà phương pháp học (giáo học pháp): Tôi mong mỗi thầy cô giáo đều được quan tâm đào tạo phương pháp sư phạm, tâm lý học lứa tuổi một cách kỹ lưỡng hơn ngay khi học trong các trường sư phạm và trong quá trình đứng lớp, họ phải thường xuyên được dự các lớp tập huấn, nâng cao kỹ năng sư phạm. Mỗi nhà giáo không chỉ trao cho học sinh kiến thức mà còn là người hướng dẫn phương pháp học và tự học, chia sẻ những tâm tư tình cảm của học trò, hướng dẫn các em cách điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong lứa tuổi còn non nớt. Thầy cô có phương pháp tốt thì mới tạo được động lực học ở trò. Và học sinh học không chỉ vì thi cử, vì thành tích mà vì có động lực, có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu, tham gia trải nghiệm – giáo dục Việt Nam sẽ tránh được căn bệnh hình thức mà giờ đây vẫn còn khá nặng.

Trong thời covid, cả thầy và trò đều đứng trước nhiều thử thách trong việc dạy và học. Đấy cũng lại là câu chuyện của phương pháp. Việc hỗ trợ giáo viên xây dựng bộ công cụ và kỹ năng làm việc online là điều rất cần thiết lúc này. Ngoài ra, một quan điểm quan trọng mà các thầy cô giáo chúng ta cần quán triệt là “quan điểm mở” của việc thiết kế sách giáo khoa, từ đó đề cao sự chủ động của các thầy cô giáo. Với tình hình dịch bệnh và không chỉ dịch bệnh, mà trong tương lai, chúng ta cần quen với việc đặt trách nhiệm và quyền quyết định cao hơn cho mỗi thầy cô: lựa chọn phương án dạy học, nội dung và dạng bài tập của một chủ đề sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của xã hội, của học sinh, của địa phương mình.

Được Forbes bình chọn là một trong số những gương mặt truyền cảm hứng của năm 2021, chị có cảm xúc và suy nghĩ gì?

– Ban đầu, tôi cảm thấy bất ngờ. Sau đó – rất cảm động. Tôi không coi danh hiệu này là một “thành tích” mà đối với tôi, đó là sự công nhận, sự “nhận ra” từ phía xã hội những việc làm nhỏ bé của đội ngũ CLB Đọc sách cùng con chúng tôi. Tôi cảm động hơn khi thấy sự vui mừng, hân hoan của các đồng sự, các cộng tác viên trẻ tuổi, và cả những người luôn đồng hành cùng CLB như mẹ của tôi, gia đình tôi, các thầy cô bạn bè, các nhà văn nhà thơ, nhà sư phạm vẫn sát cánh cùng tôi trong câu chuyện lan tỏa văn hóa đọc ở bề sâu, bền bỉ, không quá ồn ào, cũng vẫn đầy cảm hứng. Mỗi một con người sống và làm việc được say mê cũng cần có một nguồn cảm hứng nhất định. Tôi rất cảm kích Tạp chí Forbes đã cho tôi tin rằng, những gì chúng tôi làm cũng có thể tạo nguồn cảm hứng cho một ai đó, một đứa trẻ nào đó trong những thời điểm nhất định của cuộc đời họ.

Ảnh: CLB Đọc sách cùng con

YÊU THÌ BÀY TỎ, QUÝ THÌ NỒNG NHIỆT

Dường như ở chị luôn có một vẻ điềm đạm, cố tìm cách hài hòa với cuộc sống, chị có ảnh hưởng gì từ “tính cách Nga”?

– Bản chất con người tôi từ nhỏ là một đứa trẻ nhút nhát, luôn luôn do dự. Cũng vì thế mà tôi ít có cái vẻ xông xáo, quyết liệt. Nền giáo dục và phông văn hóa tôi được chăm sóc từ nhỏ là nền văn hóa Nga: nhân hậu, chậm rãi, bình tĩnh, nghĩ cho người nhiều hơn cho mình, luôn sợ những lời nói gai góc làm tổn thương người khác. Nhưng có lẽ, cũng do ảnh hưởng phần nào ở những người Nga quanh tôi thời tuổi trẻ, tôi nghĩ, trong mọi mối quan hệ, tôi sống chân thành. Yêu thì bày tỏ, quý thì nồng nhiệt, không ưa thì tránh không giao tiếp, không chấp nhận quan hệ xã giao, bằng mặt chứ không bằng lòng.

Còn sự lãng mạn ư? Tôi yêu thơ từ nhỏ. Thế giới thơ ca trong từng thời điểm của cuộc đời tôi đều có ý nghĩa riêng và đều rất quan trọng. Khi còn là một cô bé nhiều mơ mộng, chỉ nhìn cây nhìn lá trong vườn mà cũng nhận được những rung động bé bỏng trong tâm hồn, bí mật viết những vần thơ đầu tiên trong sổ, thơ là một người bạn chia sẻ âm thầm. Cho đến khi sang Nga học, thiên nhiên Nga bốn mùa thay đổi cùng nền văn hóa vĩ đại có lẽ cũng là nguồn nuôi dưỡng cảm xúc lãng mạn trong tôi. Đi qua những mùa trắng xanh vàng đỏ lộng lẫy ấy mà không lãng mạn sao được! Sau này, giữa cuộc sống bộn bề đầy áp lực, sáng tác thơ đối với tôi là một góc bộc lộ mình trong trò chơi ngôn ngữ mang lại niềm an ủi êm ái và cả sức mạnh để vượt qua những khoảnh khắc dường như tuyệt vọng nhất.

Được biết chị còn là dịch giả, chị thường dịch những tác giả, tác phẩm như thế nào? 

– Tôi dịch văn học Nga – cả kinh điển lẫn đương đại. Tuy có một số thành tựu nhất định (Giải thưởng dịch thuật của Hội nhà văn Hà Nội năm 2011 và Hội nhà văn Nga 2018), nhưng hành trang dịch thuật của tôi còn mỏng lắm. Đây cũng là một trong những nỗi đau đáu của tôi: tôi rất yêu thích công việc này nhưng thời gian để dành cho dịch thuật bị “giằng xé day dứt” với những công việc khác. Tôi thích thơ (như đã kể) và vì thế, cũng yêu thích dịch thơ. Đối với tôi, thơ ca mới là nơi chứa đựng tâm hồn của một dân tộc. Dịch thơ, tôi có cơ hội giải mã những bí ẩn của tâm hồn dân tộc ấy – những đỉnh cao của vinh quang, hạnh phúc tột cùng và nỗi thống khổ không che đậy, giấu diếm được.

Một chút về gia đình – những người yêu thương của chị? Ai là có ảnh hưởng lớn nhất với chị?

– Người có ảnh hưởng đến tôi nhiều nhất, từ khi tôi mới được tượng hình trong bụng mẹ, cho đến bây giờ, là bố tôi, dù bố tôi đã ra đi gần 30 năm rồi. Những cuốn sách bố ghi tên tôi từ khi tôi chưa ra đời, những câu chuyện bố kể cho chúng tôi mỗi lần có dịp ở nhà (bố là quân nhân, liên miên xa nhà), những dịp bố đưa tôi đi xem kịch, hay những lá thư gửi về từ xa xôi – tất cả hẳn đều góp phần làm nên con người tôi như bây giờ. Viết sách cho các bạn nhỏ, tôi ký tên “Bố Tấn”, vì tôi luôn muốn đoán xem, bố sẽ nói gì với đứa con bé bỏng về điều này.

Thứ tự do mà chị cảm nhận được trong cuộc đời mình, đó là những giây phút thế nào?

– Đó là những phút giây khi tôi đứng trên bục giảng, khi tôi trò chuyện với các bạn trẻ, khi tôi điều hành một hoạt động ở trại hè EcoCamp (một trại hè thiếu nhi thường niên của chúng tôi) – đó là những khoảnh khắc tôi cảm nhận được về tự do rõ ràng, sâu sắc nhất. Tôi thể – hiện – mình – thật – nhất có thể trước cái nhìn trong veo của bọn trẻ. Cũng chính vì thế mà, ở những thời điểm đó, tôi cảm thấy mình vừa mạnh mẽ, vừa hạnh phúc.

Cảm xúc xúc động nhất trong cuộc sống của chị?

– Thật khó để lựa chọn cảm xúc nào mạnh mẽ nhất trong cuộc sống mình. Lúc này, tôi nhớ đến khoảnh khắc lần đầu được ôm con trai vào lòng, cách đây 18 năm. Và sau đó là một lần khác là khi tôi cảm nhận được bàn tay nó cầm tay tôi – đã không còn là một đứa trẻ. Ở lần đầu tiên, tôi khóc vì hạnh phúc làm mẹ quả thực quá lớn lao. Lần sau đó, tôi cũng mất ngủ cả đêm để nức nở vì một cảm xúc kỳ lạ: vừa hạnh phúc, vừa hẫng hụt, trống trải, có đôi chút mất mát…

Chị có cảm thấy hài lòng với những gì mình làm hay không? Ước mơ của chị là gì? Kế hoạch sắp tới của chị?

– Như một đứa trẻ, tôi luôn có nhiều mơ ước. Trong những năm qua, tôi hài lòng vì mình đã có những lựa chọn đúng con đường để thực hiện một trong những ước mơ của tôi: gần gũi với tuổi thơ và chia sẻ với những người lớn các vấn đề về phương pháp sư phạm. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng hài lòng với những gì mình làm. Tôi cũng có nhiều quyết định sai lầm, ứng xử cảm tính, có những điều muốn sửa lại mà không còn kịp nữa. Nhưng cuộc sống là như vậy. Ta chỉ có thể nhìn về phía trước, bù đắp những lỗi sai bằng sự cố gắng nhiều hơn mà thôi.

Nhân nói về ước mơ, tôi muốn nhắc đến một việc tôi cùng team của mình đang làm trong gần 10 năm nay để thực hiện một ước mơ tuổi nhỏ: tổ chức trại hè thường niên cho trẻ em Việt Nam. Năm tôi 14 tuổi, sau khi trở về từ trại hè thiếu nhi quốc tế Artek (Liên Xô), tôi thường tưởng tượng ra một trại hè như vậy ở Việt Nam với những hoạt động được thiết kế phù hợp cho trẻ em Việt Nam. Bây giờ thì tôi vẫn cứ tiếp tục mơ: ước sao nhà nước ta xây dựng được những trại hè thiếu nhi – những thế giới dành riêng cho trẻ em, nơi lần lượt các học sinh của Việt Nam đều được trải qua những ngày hè tươi đẹp, phong phú, nhiều hoạt động thú vị, đáng yêu, nơi các em đón nhận kỷ niệm và xây dựng ước mơ nho nhỏ và hoài bão lớn lao cho cuộc đời mình.

Chân thành cảm ơn chị.

The post Tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh: Tôi thấy mình thật nhất trong ánh mắt trong veo của một đứa trẻ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Trở về ký ức cùng những thiên thần nhỏ https://docsachcungcon.com/tro-ve-ky-uc-cung-nhung-thien-nho/ Mon, 15 May 2023 04:37:43 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23267 Hôm vừa rồi, tôi đi Đồ Sơn dự trại. Tận hưởng các hương vị từ thế giới tuổi thơ qua các “quốc gia” tí hon, trò chuyện với các cô cậu tí hon về văn học, hội họa, tôi được trở về với ký ức và đi tới một thế giới bay bổng của trí ...

The post Trở về ký ức cùng những thiên thần nhỏ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tôi nghe đến CLB “Đọc sách cùng con” của Nguyễn Thụy Anh đã lâu, nhiều hoạt động bắt đầu từ đọc sách của CLB này đã được trẻ em và phụ huynh hưởng ứng. Một trong những hoạt động đó là trại hè Eco camp.

Hôm vừa rồi, tôi đi Đồ Sơn dự trại. Tận hưởng các hương vị từ thế giới tuổi thơ qua các “quốc gia” tí hon, trò chuyện với các cô cậu tí hon về văn học, hội họa, tôi được trở về với ký ức và đi tới một thế giới bay bổng của trí tưởng tượng trong mình.

Xuống đến nơi, một em đại diện cho “nhóm lễ tân” đưa ra tấm giấy mời tự các em vẽ thiết kế, nói: “Chúng tôi xin mời bà dự Hội nghị G6 của chúng tôi chiều nay. Mời bà tham gia Ban giám khảo”. Các em nói bằng giọng nói của người trong thế giới mà các em đang sống.

TSGD Nguyễn Thụy Anh – ở trại hè được các bạn trẻ gọi bằng “Thuyền trưởng”

 

Có 3 giám khảo, nhiệm vụ là nghe các “đại sứ” đại diện cho quốc gia của mình đưa ra quan điểm dự hội nghị lần này, nghe phản biện của các quốc gia khác rồi trả lời phản biện. Nghe xong, Ban Giám khảo (BGK) sẽ đánh giá: vấn đề họ đưa ra, khả năng diễn giải, trình độ lập luận, thái độ tiếp thu phản biện, khả năng phản biện của các vị đại sứ đó…

Có 6 quốc gia tham dự gồm: Eco Kitchen, Trứng đánh kem, Scieco, Disneyland, Athens – Tuyệt cú sách, Eco Color (tên quốc gia là các em tự đặt theo mối quan tâm của “dân chúng” vương quốc của mình).

Chương trình nghị sự gồm 6 vấn đề của 6 vương quốc:

1/ Thay đổi cách dạy, thay đổi cách học (Disneyland).

2/ Bố mẹ có nên ép con học bất chấp hạnh phúc tức thời của con hay không? (Scieco).

3/ Môi trường & rác thải nhựa- (Athens – Tuyệt cú sách).

4/ Sự suy thoái của thiên nhiên (Eco Color).

5/ Vấn đề bình đẳng giới  (Eco Kitchen).

6/ Bình đẳng giới & sự công bằng giữa nam và nữ ( Trứng đánh kem).

Toàn những vấn đề hóc búa, làm bỏng óc người lớn toàn thế giới hiện tại. Ngay chỉ việc dùng ngôn ngữ, hiểu cho đúng các khái niệm phải dùng đến trong diễn ngôn, thanh biện đã làm choáng những người như chúng tôi rồi. Các đại sứ tham gia, tuổi chỉ từ 6- đến 15. Đại sứ 6 tuổi chỉ đọc dòng chữ trên bảng điện tử, còn các bạn trưởng đoàn tuổi 12-15 thì không những không cầm giấy, không đọc trên bảng điện tử, người nào cũng hùng hồn – nói “vo” mà rất hay.

Các thủy thủ EcoCamp đưa ra ý kiến của mình tại Hội nghị bàn tròn

Một “đại sứ” đề nghị cho biết số liệu mà tham luận đưa ra lấy từ đâu? Nguồn nào?

– Chúng tôi khảo sát thực tế quan sát được hàng ngày, còn số liệu chúng tôi tham khảo trên internet nhưng chúng tôi đối chiếu từ các nguồn tin khác nhau, từ những hãng thông tấn nổi tiếng và uy tín quốc tế…

– Hãy cho biết quốc gia của các vị đã có giải pháp gì cho vấn đề các bạn đưa ra?

– Chúng tôi biết đó là vấn đề nóng, cần phải có giải pháp đồng bộ và đủ mạnh mới giải quyết được. Nhưng trong phạm vi của mình, chúng tôi bảo nhau hãy làm sạch môi trường bằng những điều nhỏ nhất: Vứt rác phải đúng chỗ, phân loại rác từ nguồn, giảm thiểu dùng đồ nhựa một lần…

– Bạn sẽ thay đổi cách học như thế nào?

– Chúng tôi sẽ vừa học trên lớp vừa học ở những trải nghiệm thực tế. Chúng tôi biến những giờ học thụ động thành học chủ động.

– Học thuộc lòng cũng tốt đấy chứ. Bao nhiêu bài thơ chúng ta phải thuộc, đọc lên thấy hay đấy thôi.

– Chúng tôi đã thấy nếu cứ chỉ thuộc lòng thì trí tưởng tượng của chúng ta bị hạn chế.

– Tôi hỏi lại các bạn học chủ động là như thế nào?

– Bạn biết đấy, có người mạnh về nghe, có người lại tiếp thu bằng nhìn. Chúng tôi cho rằng khi người ta hiểu điểm mạnh của mình, chủ động tiếp thu với điểm mạnh đó thì sẽ đem về hiệu quả hơn cả. Ngoài ra, chúng tôi đọc những cuốn sách như: “Học cách học tập”, “Tôi tự học”… rồi chọn cho mình một cách học riêng, qua hình ảnh, qua nghe giảng, qua đối thoại hoặc tự học, mỗi người mỗi cách, nhưng chúng tôi giống nhau ở trải nghiệm. Trải nghiệm sẽ giúp những điều học ở trong sách, trên lớp sẽ in sâu hơn trong trí nhớ của mỗi người.

 

Mỗi Quốc gia tại EcoCamp lựa chọn một vấn đề riêng để trình bày tại Hội nghị

Các khách mời cùng thảo luận, chia sẻ với các thủy thủ trẻ về quan điểm của họ khi nghe bài  tham luận trình bày tại Hội nghị bàn tròn

Tuổi chưa đến 15, chỉ học thuộc, nói như vẹt những câu như trên đã khó rồi, nhưng trong tương quan câu hỏi tranh luận và phản biện thấy rõ các em tư duy độc lập, không thông đồng đưa câu hỏi trước cho nhau. (Cũng có đại sứ ngây ra không trả lời được). Có nghĩa rằng cuộc trình bày và đối thoại ở G6 hôm nay không phải là cuộc diễn với những câu thoại học thuộc mà là điều trăn trở thực trong nhận thức của các em. Câu hỏi nào vượt quá tầm hiểu biết thì các em ngây ra, im lặng chịu trận, mất điểm. Tôi cũng đưa ra nhiều câu hỏi khó, song các em đều trả lời đúng và diễn đạt rất mạch lạc.

Tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh cho biết, những vấn đề được các em đưa ra là sự hiểu biết thực sự của các em, có được nhờ đọc sách, nhờ các cuộc trao đổi trong không gian đọc sách cùng con mà các em thấy. CLB giúp các em phương pháp thực hành hàng ngày: thực hành quan sát thế giới xung quanh, thực hành làm việc, thực hành trải nghiệm. Chuyến đi trại này là một phần để trải nghiệm. Và hội nghị là để cọ sát những trải nghiệm đó.

Tôi vào “cửa hàng” của Trại, mua một ly nước, “nhân viên” nói: Ly này chúng tôi mời khách danh dự. Chúng tôi cũng bán nhưng bằng tiền Eco. Tiền Eco là lương trả cho các lao động trải nghiệm của các em. Kết thúc trại, các em sẽ mua đồ lưu niệm tặng bố mẹ bằng tiền đó. Hàng lưu niệm do các bạn có năng khiếu thiết kế thời trang, mỹ thuật ứng dụng, mỹ nghệ thủ công làm ra. Năng khiếu ấy cũng được bồi dưỡng và khuyến khích phát triển tại CLB và mỗi lần đi trại.

Tôi rủ một em mua bánh ăn. Em nói, bánh cũng rất ngon, nhưng chờ được khao, còn tiền thì dành để mai sẽ mua đồ giảm giá cho được nhiều.

Ở trại, ai cũng thích làm việc để được trải nghiệm và có tiền: Các anh chị lớn thì làm bánh. Đầu bếp và tất cả mọi người đều đọc sách của các tác giả về món ăn Việt Nam, món ăn thế giới, đọc cả Thạch Lam, Vũ Bằng… đọc rồi thực hành để nhớ. Ở đây có cả máy khâu để  may, thêu, vẽ, đan, làm đồ thủ công mỹ nghệ… Sản phẩm làm ra được thanh toán bằng tiền Eco. Không tiêu hết ở trại lần này có thể tiêu ở lần sau.

Có em kể cho tôi kinh nghiệm làm việc ở lãnh sự quán, cấp hộ chiếu, visa cho các bạn đi công tác, du lịch sang các quốc gia khác… Có em kể về “Xưởng phát kiến kinh hoàng” là nơi những phát kiến táo bạo nhất được đưa ra thảo luận và thử nghiệm.

Tôi rất xúc động và kể câu chuyện về trại này để bạn đọc hình dung ra chân dung người sáng lập CLB “Đọc sách cùng con” và tổ chức những trại hè tầm mức quốc tế như thế – Tiến sĩ – nhà nghiên cứu giáo dục Nguyễn Thụy Anh.

11 năm qua, TS Giáo dục Nguyễn Thụy Anh nỗ lực giúp trẻ em coi đọc sách là hoạt động cá nhân yêu thích, tự nguyện, hình thành một thói quen cả đời.

Sinh năm 1974, học trường chuyên Amsterdam rồi du học ở Nga 17 năm, nhận học vị tiến sĩ, chị trở về, thành lập câu lạc bộ “Đọc sách cùng con”. Trong ngày đầu ra mắt thu hút hơn 200 gia đình đăng ký cho con tham gia. Nhiều cuốn sách trở thành chất xúc tác gắn kết mối quan hệ cha mẹ – con cái, và khơi gợi sự tò mò, ham hiểu biết của con trẻ. Nguyễn Thụy Anh là một nhà sư phạm không chỉ có phương pháp tốt mà còn rất tâm huyết. Chị đào tạo các cộng sự, tạo ra những không gian để thực hành phương pháp đó của mình. Các cộng sự tiếp thu từ chị cách đặt vấn đề, tạo ra những câu hỏi,  và cách “chơi” cùng cuốn sách để lôi cuốn, kích thích trí tò mò cũng như sự hứng thú của trẻ nhỏ. Hoặc có những cuộc thi nhỏ về những “trích dẫn để đời”. Từ đó các em càng ham đọc sách hơn để có được ngân hàng trích dẫn những câu nói, những châm ngôn nổi tiếng. Bước sau đó là trải nghiệm thực tế để đưa các trích dẫn vào cuộc đời thực… Trại hè kể trên là một ví dụ về trải nghiệm. Đến trại, tất cả điện thoại của các em được thu lại để các em hòa đồng cùng nhau (mỗi buổi tối các em được trả lại để liên hệ với gia đình bạn bè…). Ai cũng biết rằng các thiết bị thông minh tạo ra hai thái cực, vừa siêu kết nối nhưng cùng lúc cũng làm đứt gãy nhiều mối quan hệ xã hội và gia đình. Trẻ em luôn bị điện thoại, máy tính bảng và tivi lôi cuốn. Khi đắm chìm trong đó  các em sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp thông thường, trí tưởng tượng không phát triển và dễ bị tư duy thụ động.

Thuyền trưởng Thụy Anh với hoạt động được các thủy thủ mong đợi – “Thuyền trưởng mời trà” ở EcoCamp

Trại hè Eco Camp được mở từ 2013 đến nay, trước COVID có cả thiếu nhi quốc tế tham dự trại. Năm nay, trại 1 có 106 em từ các tỉnh thành tham dự. Cứ 4 em lại có một anh hoặc chị phụ trách để bảo vệ sức khỏe và nắm bắt nguyện vọng. Nhiều em dự trại về đã khiến cho gia đình rất ngạc nhiên, em đã biết gấp chăn màn, lau bát đĩa, dọn cơm và rửa bát, những việc ngày thường các em chưa bao giờ biết tới…

Năm 2021, Nguyễn Thụy Anh được Forbes Vietnam bình chọn là 1 trong 20 gương mặt phụ nữ truyền cảm hứng của Việt Nam.

Nhà văn Trần Thị Trường (Bài viết đăng tải trên Công an nhân dân Online)

The post Trở về ký ức cùng những thiên thần nhỏ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Chào Tiếng Việt, chào những niềm vui https://docsachcungcon.com/chao-tieng-viet-chao-nhung-niem-vui/ Sat, 01 Apr 2023 11:24:23 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=23226   Chiều ngày 31/3/20223, tại khách sạn La Thành, Lễ ra mắt Chương trình truyền hình “CHÀO TIẾNG VIỆT” và Phát động cuộc thi Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023 đã diễn ra. Đây là chương trình do NXBGDVN đã phối hợp với Ban truyền hình đối ngoại VTV4 – ...

The post Chào Tiếng Việt, chào những niềm vui appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
 

Chiều ngày 31/3/20223, tại khách sạn La Thành, Lễ ra mắt Chương trình truyền hình “CHÀO TIẾNG VIỆT” và Phát động cuộc thi Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài năm 2023 đã diễn ra. Đây là chương trình do NXBGDVN đã phối hợp với Ban truyền hình đối ngoại VTV4 – Đài Truyền hình Việt Nam triển khai, được xây dựng từ nội dung của bộ sách “Chào Tiếng Việt” của tác giả TSGD. Nguyễn Thụy Anh. Đặc biệt chị cũng là người xây dựng kịch bản và dẫn dắt chương trình.

Từ ước mơ đến hiện thực

TSGD. Nguyễn Thụy Anh đã có 17 năm sống và làm việc tại nước Nga xa xôi, hơn ai hết, chị hiểu được nỗi lòng và mong muốn của những người Việt xa xứ, bố mẹ luôn tha thiết gieo hạt mầm yêu thương đất nước, yêu Tiếng Việt thân thương trong mỗi em bé của mình khi các con không được sinh ra và lớn lên ở quê hương Việt Nam.

Bốn tập thơ xinh xinh “Nhim nhỉm nhìm nhim”, “Mẹ hổ dịu dàng”, “Ngày xưa, ngày nay, ngày sau”, “Vui cùng Tiếng Việt” (Thụy Anh, NXB Trẻ, 2014) là món quà đầu tiên chị dành tặng con yêu của mình và sau này, bộ thơ đã trở thành món quà dành tặng các em bé trên khắp nơi trên thế giới.

Chị dần hiện thực hóa ước mơ mang tiếng Việt đi khắp năm châu từ những vần thơ nhỏ xinh, bình dị ấy. Và sau đó, kể từ năm 2012, TSGD Thụy Anh cùng cộng đồng người Việt tại Ba Lan hàng năm tổ chức trại hè Vui cùng tiếng Việt. Tháng 10 năm 2017 và năm 2018, lớp học “Tiếng Việt đi  khắp năm châu” đã tới Stuttgart, Cộng hòa Liên bang Đức.

Những nỗ lực không ngừng và nụ cười hạnh phúc

Là một người mẹ, một cô giáo, một nhà giáo dục, chị không ngừng mong muốn mang đến những điều tuyệt vời nhất cho các bạn nhỏ, chính vì vậy, trong mỗi nội dung xây dựng ở bất kì hoạt động nào, chị cũng cố gắng không ngừng đổi mới để tạo hứng thú cho các bạn.

Hành trình kết nối các bạn nhỏ trong nước đến với Tiếng Việt, với môn văn đã khó, nhưng với các bạn nhỏ người Việt ở nước ngoài càng khó khăn hơn vì các em không được tiếp cận và sống trong môi trường sử dụng Tiếng Việt nhiều. Tuy vậy, chị đã cố gắng đưa đến những điều gần gũi, thân thương nhất đến với các em.

Chị đã từng chia sẻ: “Điều tôi cứ nghĩ đến lại thấy cảm động là tiếng Việt còn có thể giúp xây dựng phông nền cảm xúc cho các em. Ở trại hè Vui cùng tiếng Việt tại Ba Lan và Trường phù thủy Stuttgart tại Đức, tôi đọc và kể những câu chuyện tương tác dựa trên các tác phẩm của Võ Quảng, Xuân Quỳnh, Lê Phương Liên, Trần Đức Tiến, v.v. Tôi thấy rõ sự thay đổi về cảm xúc: gắn bó, tự hào, muốn chia sẻ nhiều hơn với người thân và cộng đồng người Việt ở nước ngoài của các em. Một em bé tự hào khoe mẹ bán hàng ở khu chợ người Việt sau khi được nghe câu chuyện về giá trị của lao động cùng sự cống hiến của mỗi người cho cộng đồng. Một bạn trẻ người Việt ở Na Uy bày tỏ mong muốn học tiếng Việt ” để trò chuyện với bà ngoại bằng tiếng Việt nhiều hơn”…

Năm 2022, bộ sách “Chào Tiếng Việt” (Nguyễn Thụy Anh, NXB Giáo dục Việt Nam, 2022) đã được ra mắt độc giả khắp mọi miền. Đây không chỉ là tài liệu tiếp sức cho các thầy cô giáo, các bố mẹ đang dạy Tiếng Việt trong nước mà còn là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa đưa trẻ em người Việt ở nước ngoài đến gần hơn với tiếng mẹ đẻ thân thương.

Và ngày 31/3/2023 đã đánh dấu một niềm vui nữa khi chương trình “Chào Tiếng Việt”, một chương trình được xây dựng kịch bản từ bộ sách cùng tên đã được ra mắt khán giả truyền hình. Chương trình sẽ mang đến những bài học trực quan, sinh động, gần gũi đến các bạn nhỏ yêu Tiếng Việt ở khắp năm châu.

Hôm nay, trong buổi lễ, TSGD Nguyễn Thụy Anh không bước lên bục phát biểu nhưng ánh mắt chị vẫn long lanh niềm vui, niềm hạnh phúc. Rồi đây trong mỗi mái nhà ấm áp ở một nơi xa trên  hành tinh, tiếng Việt sẽ vang lên thân thương, những em bé chưa một lần được đặt chân trên dải đất hình chữ S vẫn tự hào nói lên tiếng nói quê hương, vẫn tự hào “Tôi là người Việt Nam”.

Mong rằng hành trình đưa Tiếng Việt đi khắp năm châu của TSGD. Nguyễn Thụy Anh và CLB Đọc sách cùng con sẽ tiếp tục nối dài, bền bỉ và phát triển.

Xin gửi đến bố mẹ và các bạn một số hình ảnh trong buổi lễ. 

The post Chào Tiếng Việt, chào những niềm vui appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>