Tuổi thơ – Câu lạc bộ Đọc sách cùng con https://docsachcungcon.com docsachcungcon.com Mon, 04 May 2020 03:32:48 +0000 en-US hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.5.11 Đèn gió bay lên (Diệp Hồng Phương, NXB Trẻ, 2019) https://docsachcungcon.com/den-gio-bay-len-diep-hong-phuong-nxb-tre-2019/ Sat, 11 Apr 2020 07:49:52 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20555 Một tập truyện ngắn mang hơi thở miền Tây sông nước với con 3 Ka, với lễ cúng trăng cùng những chiếc đèn gió lung linh huyền ảo khắp bầu trời. Tất cả những điều đẹp đẽ đó xuất hiện cùng bé Hai, đôi bạn thân Sơn và Puôl… Chắc chắn khi  sở hữu cuốn ...

The post Đèn gió bay lên (Diệp Hồng Phương, NXB Trẻ, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Một tập truyện ngắn mang hơi thở miền Tây sông nước với con 3 Ka, với lễ cúng trăng cùng những chiếc đèn gió lung linh huyền ảo khắp bầu trời. Tất cả những điều đẹp đẽ đó xuất hiện cùng bé Hai, đôi bạn thân Sơn và Puôl… Chắc chắn khi  sở hữu cuốn sách này, bạn sẽ đắm chìm vào những câu chuyện dù dân dã nhưng lại rất lôi cuốn.

den gio bay len

Đèn gió bay lên (Diệp Hồng Phương, NXB Trẻ, 2019)

Tám câu chuyện sẽ đưa bạn vào cuộc sống của người miền Tây, của văn hóa dân tộc Việt Nam và lịch sử của nước ta. Những trang văn trong “Đèn gió bay lên” còn kể về  trò chơi tuổi thơ rất đơn sơ, bình dị mà đầy niềm vui, hạnh phúc của con trẻ Nam Bộ: chơi ba khía, móc đất sét nặn hình, tắm rạch, tắm sông, đua xe bù rầy, thả diều giấy… Nhưng cũng có những mẩu truyện lại khiến người đọc phải suy tư, ví dụ như câu chuyện về thằng cháu ngoại trong “Chuyện cổ tích của ông ngoại”: Ông ngoại kể cho thằng cháu nghe về quá khứ đau thương, bị đè nén áp bức của các cụ thân sinh ra ông ngoại, về chuyện ông đi kháng chiến bị thương, được một cô y tá tận tình chăm sóc, ông đã cưới cô y tá, sinh được một người con gái – chính là má của thằng cháu ngoại. Rồi câu chuyện cứ thế tiếp tục. Tưởng như sẽ có một cái kết vui vẻ khi thằng cháu nói: “Chưa hết chuyện được. Còn chuyện cổ tích tía với má con thì sao? Bữa nay ông ngoại không kể, mai mốt phải kể cho con nghe”. Nhưng khi đọc dòng suy nghĩ của người ông, ta mới thấy được  nỗi buồn, sự nhân văn trong câu chuyện.

Ngô Đức Hải (15 tuổi, CTV viết cho CLB Đọc sách cùng con)

The post Đèn gió bay lên (Diệp Hồng Phương, NXB Trẻ, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tuổi thơ êm đềm (Võ Hồng, NXB Kim Đồng, 2019) https://docsachcungcon.com/tuoi-tho-em-dem-vo-hong-nxb-kim-dong-2019/ Sat, 08 Feb 2020 09:18:31 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=20315 So với “Tuổi thơ dữ dội” của nhà văn Phùng Quán hay những cuốn sách khác về tuổi thơ như “Dế Mèn Phiêu Lưu Ký” của Tô Hoài, hay bộ truyện “Kính Vạn Hoa” của Nguyễn Nhật Ánh, “Tuổi thơ êm đềm” có lẽ ít được các đọc giả biết tới hơn. Phải chăng vì ...

The post Tuổi thơ êm đềm (Võ Hồng, NXB Kim Đồng, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
So với “Tuổi thơ dữ dội” của nhà văn Phùng Quán hay những cuốn sách khác về tuổi thơ như “Dế Mèn Phiêu Lưu Ký” của Tô Hoài, hay bộ truyện “Kính Vạn Hoa” của Nguyễn Nhật Ánh, “Tuổi thơ êm đềm” có lẽ ít được các đọc giả biết tới hơn. Phải chăng vì tên gọi của cuốn truyện “êm đềm” không tạo ấn tượng ngay tức khắc cho người mới lướt qua. Tuy nhiên, nếu nhắc đến những câu chuyện của tuổi thơ mà lại bỏ qua cuốn “Tuổi thơ êm đềm” thì quả là đáng tiếc.

“Tuổi thơ êm đềm” là tuyển tập gồm tám câu truyện ngắn, với phong cách kể chuyện đa dạng từ góc nhìn khách quan như bác hàng xóm nhìn vào, sự chuyển vai của từng thành viên trong gia đình, đến lối tự sự theo những mảnh ký ức của nhân vật chính, hay đôi khi bạn tìm thấy mình là chú chim nhỏ bé bay lạc trong dòng truyện.

Hiếm có những cuốn sách thiếu nhi nào mà khiến tôi đọc đi đọc lại hàng chục lần như vậy. Mỗi lần đọc, tập truyện ấy lại gợi cho tôi những cảm xúc khác nhau. Đôi lúc, tôi, cô gái 26 tuổi, sửng sốt thấy mình suy tư trên trang chữ cũ cùng những dòng suy nghĩ miên man về mảnh ký ức ngắt quãng trong “Áo em cài hoa trắng”, “Mẹ gà con vịt”, hay “Chia tay người bạn nhỏ”… Từ đó, tìm về cuộc sống giản đơn nơi làng quê, nơi thành thị sắp đổi mới, nơi trẻ con không bị gò bó bởi áp lực học hành hay gánh nặng từ điểm số, nơi mà bản thân mình tìm thấy đứa trẻ bị lãng quên.

bia tuoi tho em dem

Tuổi thơ, có lúc đau thương của những cuộc chia ly, có lúc ngọt ngào trong vòng tay cha mẹ… Dù mất mát hay đong đầy, “Tuổi thơ êm đềm” giống một lời nhắc chúng ta hướng đến lối sống đơn giản, phóng khoáng hơn, như cách con trẻ nhìn nhận cuộc sống. Tuổi thơ của tôi hay của các bạn sẽ luôn khác nhau nhưng đâu đó phảng phất qua ngòi bút của Võ Hồng.

Theo tác giả Võ Hồng “Sau khi đọc, hi vọng các em thương yêu cha mẹ, anh chị… thương con vật, cây lá… Tình thương làm tươi mát tâm hồn, làm nãy mầm đạo đức.”.

Hy vọng, sau khi đọc cuốn sách này, không chỉ các bạn nhỏ, mà cả các bố mẹ hay anh chị đều nhận ra vai trò của mỗi cá nhân trong gia đình và có thể tạo nên những tuổi thơ thực sự êm đềm…

An Kiến (viết cho CLB Đọc sách cùng con)

The post Tuổi thơ êm đềm (Võ Hồng, NXB Kim Đồng, 2019) appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tiếng xạc xào quá khứ https://docsachcungcon.com/tieng-xac-xao-qua-khu/ Wed, 22 Aug 2018 11:44:15 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=16286 Ngày nhỏ tôi đi học ở ngôi trường gần nhà. Trường nằm bên cánh đồng lúa, cách hồ Thác Bà không xa. Có những năm nước hồ dâng, cả cánh đồng mùa thu chìm trong màu nước mênh mông trắng xóa. Mấy năm cấp hai, tôi học giỏi văn nhất lớp. Bài tập làm văn ...

The post Tiếng xạc xào quá khứ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Ngày nhỏ tôi đi học ở ngôi trường gần nhà. Trường nằm bên cánh đồng lúa, cách hồ Thác Bà không xa. Có những năm nước hồ dâng, cả cánh đồng mùa thu chìm trong màu nước mênh mông trắng xóa.

Mấy năm cấp hai, tôi học giỏi văn nhất lớp. Bài tập làm văn thường được tôi viết như viết truyện, nghĩa là có nhân vật, cốt truyện, có lời thoại đứng sau những gạch đầu dòng đàng hoàng. Cô giáo rất thích. Bài của tôi trở thành bài mẫu được cô đọc cho cả lớp nghe.

Lên cấp ba, đi học ở thị trấn cách nhà năm cây số, tôi được cả trường gọi là nhà văn. Bài kiểm tra môn văn của tôi toàn điểm chín, điểm mười, đỏ tươi như hoa gạo. Các môn tự nhiên tôi học làng nhàng, chỉ đủ điểm lên lớp. Là “dân nông thôn” ra thị trấn học lại hiền lành nên tôi thường bị bạn bè bắt nạt. Đôi khi chúng đánh cả “nhà văn”.

Nhà văn Phạm Duy Nghĩa

Những năm cuối thời bao cấp, nền kinh tế đất nước xuống dốc thê thảm. Cả cô lẫn trò, áo không đủ ấm mùa đông, bữa cơm bốn mùa không thịt. Khi tôi vào cấp ba, cơ chế thị trường mới được nhen nhóm, miếng ăn vẫn là câu chuyện hàng đầu. Mỗi buổi làm văn, cả lớp lại thắc mắc “không biết thằng này ăn gì mà viết được dài như vậy”.

Tôi “ăn” sách, sự thật là thế, và nhờ đó mà học giỏi môn văn. Ngày ấy không phải gia đình công chức nào cũng có sách để đọc. Tôi may mắn có bố là giáo viên văn cấp hai, một người dạy văn giỏi có tiếng ở tỉnh Hoàng Liên Sơn một thời, lại là người say mê sách từ ngày trẻ. Có một dạo do chán nản thời cuộc (cái thời người có chữ bị coi rẻ, “văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền”), bố tôi mang mấy tạ sách tích trữ được ra bán giấy vụn. Các con không còn sách đọc. Nhưng tình yêu với chữ nghĩa, như những cơn gió mát lành từ hồ xa thổi về, vẫn luôn vẫy gọi bố tôi, và một ngày kia ông lại bắt tay vào khôi phục kho sách.

Những năm ấy tôi đọc sách khá nghiêm túc, nghĩa là đọc có ý thức, có chiến lược hẳn hoi. Hồi học cấp hai, tôi đã lên kế hoạch cho mình phải thuộc hết thơ Tố Hữu trong một mùa hè, sau đó sẽ chiếm lĩnh Truyện Kiều rồi nhập tâm trọn vẹn  thơ Hồ Chí Minh cùng tập Đường thi với cả phần dịch thơ và phần chữ Hán. Mục tiêu ấy đã được hoàn thành cơ bản trong thời niên thiếu: thơ Tố Hữu và thơ Hồ Chí Minh thì tôi thuộc hết, còn Truyện Kiều chỉ thuộc được một phần ba.

Nhà văn Phạm Duy Nghĩa và cụ thân sinh Phạm Duy Tình

Thời thơ ấu, mỗi kì nghỉ hè luôn là những ngày đặc biệt đối với tôi. Đó cũng là thời gian tôi đọc được nhiều sách nhất. Ngày 5 tháng 5 lập hạ, tôi thường dậy sớm chạy lên đồi, đón chào một mùa rực rỡ vàng với gió lộng xôn xao khắp nương vầu rừng cọ. Những ngày hè đáng nhớ với những buổi chiều mang sách trèo lên một cây to, giữa tán lá tươi mát rập rờn xanh, nghe tiếng rì rào trong sâu thẳm lòng mình và đọc những dòng thơ cũng đầy gió nắng…

Thế hệ chúng tôi lớn lên cùng với nền văn học Xô-viết. Các tác phẩm kinh điển của Nga ngày ấy được dịch in nhiều, đặc biệt sách từ Nhà xuất bản Cầu Vồng ở Moskva về tới nước ta đã dựng lên một dải cầu vồng lung linh trong tâm hồn  thiếu nhi Việt. Những cuốn sách giấy trắng tinh bìa cứng, dường như còn mang hơi lạnh của tuyết và thoang thoảng mùi gỗ bạch dương. Tôi nhớ mình luôn rửa sạch tay trước khi thành kính cầm vào mỗi cuốn mà bố đã xếp thành từng chồng chen chúc nơi đầu hồi sát mái nhà, trên quả đồi đầy gió và nhiều cây, cuối những năm tám mươi thuở ấy.

Nếu như thơ Tố Hữu được ví là “bó hoa lửa lộng lẫy, nồng nàn” với nhiều ánh sáng và màu đỏ, thì văn học Xô-viết lại ám ảnh tôi bởi màu xanh – một gam màu bí ẩn đặc trưng bàng bạc trên khắp các trang văn viết về xứ tuyết. Đó là bóng đêm xanh lam và vành trăng lưỡi liềm xanh phớt ló ra qua những cành cây trụi lá trong tiểu thuyết của Sholokhov, là ánh trăng xanh lướt trên thảo nguyên cùng những đốm lửa xanh lam bùng lên trong đêm tối mở ra truyền thuyết về trái tim cháy trong truyện ngắn lãng mạn của Gorki… Hai vệt màu xanh – đỏ từ hai cõi ấy đã dệt nên dải lụa tâm hồn tôi, vắt ngang một thời thơ ấu. Điều đó lí giải vì sao khi viết tôi rất ưa dùng màu sắc, ngay từ những trang văn tả người tả cảnh trong  trường phổ thông. Cũng bởi thuộc nhiều thơ có vần điệu đến mức ngấm vào máu từ nhỏ mà tôi rất coi trọng nhạc tính của câu văn, dù là câu văn xuôi, văn nghị luận. Cho đến tận bây giờ, dù đã được làm quen với nhiều nền văn học, tôi vẫn yêu thứ thơ giàu chất nhạc, cũng như yêu hai màu đỏ thắm và xanh lam – không chỉ trong văn chương mà cả trong những bức tranh tôi vẽ và trong cách ăn mặc hàng ngày.

Ảnh sưu tầm

Bí quyết học giỏi môn văn (và cả để trở thành nhà văn), với tôi, thật dễ hiểu, đó là từ bé phải đọc nhiều tác phẩm văn học ưu tú, kinh điển. Tôi không thể hình dung một người không đọc sách lại có thể giỏi văn ngày nhỏ và sau này có thể viết văn.

Trong thực tế vẫn có những người có cơ hội đọc sách từ bé nhưng họ không giỏi văn. Chị gái tôi là một trường hợp. Chị sinh ra dưới cùng một mái nhà với tôi, ít nhiều cũng đọc sách văn chương kim cổ trong kho sách của bố như tôi, nhưng chị lại giỏi toán. Hiện giờ chị là giáo viên dạy toán có uy tín hàng đầu trong khối trung học cơ sở của một tỉnh. Như vậy đọc sách mới là một điều kiện, còn cần đến một điều kiện nữa mang ý nghĩa cốt tử, là phải có tố chất, năng khiếu, thiên bẩm về văn chương. Cái đó là trời cho, không phải muốn là được.

Tố chất này, ở các nhà văn, thường lộ ra từ rất sớm. Với tôi, thì hình như khi học cấp hai đã viết truyện (dù chẳng bao giờ gửi đăng) và tham gia các kì thi học sinh giỏi văn từ huyện đến toàn quốc. Một thời gian dài tôi vẫn nghĩ, nhà văn thì ông nào cũng vậy, thuở bé dứt khoát phải học giỏi văn.

Mãi sau này tôi mới biết, là có những nhà văn thời nhỏ chẳng có thành tích, tiếng tăm gì, thậm chí kết quả môn văn còn rất tệ. Một cây bút nữ lừng danh của dòng văn học trinh thám đã “khoe” trên facebook ảnh chụp trang học bạ của chị thời phổ thông, trong đó môn văn bị xếp loại yếu. Một nhà văn nam nổi tiếng viết cho thiếu nhi cũng kể rằng ngày bé học văn toàn bị điểm ba điểm bốn, chữ đã xấu còn sai chính tả lèm nhèm.

Để lí giải điều này, tôi cho rằng việc làm văn trong nhà trường có những quy định, đặc điểm khác với lĩnh vực sáng tác của nhà văn. Một đằng là định hướng, khuôn mẫu, một đằng là phóng túng, tự do. Cũng có thể lối dạy văn đôi khi rơi vào rập khuôn trong nhà trường không hấp dẫn những nhà văn ưa sáng tạo kia, nên họ đã học qua loa, đối phó.

Một điều thú vị với tôi là, trong những năm học ở trường phổ thông, tôi không phải chịu một sự gò ép nào. Các cô giáo dạy văn luôn để cho tôi được tự do tưởng tượng khi làm bài, chỉ khi nào tôi vượt ra ngoài logic hiện thực do bay bổng quá đà thì cô mới nhắc nhở. Chẳng khác gì chú dê non được thả ra một thảo nguyên rộng lớn, thỏa sức múa may nhảy nhót và mơ về những chân trời thẳm xanh. Nhờ tâm thế tự do mang sẵn trong mình từ thuở bé mà sau này ít nhiều tôi có được sự bứt phá trong thể nghiệm và độ mở của tư duy vốn rất cần cho một người sáng tác.

Một tác phẩm của nhà văn

Mặc dù không bao giờ phủ nhận vai trò của thầy cô trong trường học, tôi vẫn tâm niệm sách là người thầy lớn nhất của đời mình. Các bậc phụ huynh thời nay than phiền rằng bọn trẻ bây giờ chỉ chúi đầu vào máy tính, điện thoại và hoàn toàn dửng dưng, vô cảm với Không gia đình, Con Bim trắng tai đen, Dế Mèn phiêu lưu kí hay Đất rừng phương Nam – những cuốn sách dạy con người biết yêu cái đẹp, sống cao thượng, nhân văn mà bao thế hệ đã từng say đắm. Một điều nguy hiểm ai cũng thấy, là phim hoạt hình cùng những trò game và truyện tranh giải trí không mang lại cho trẻ em một tri thức nào mà còn làm cằn cỗi trí tưởng tượng, nghèo nàn vốn ngôn ngữ của chúng và đáng sợ nhất là góp phần hình thành trong tương lai một thế hệ người không có tâm hồn. Đó cũng là một trong những nguyên nhân chính làm giảm chất lượng học văn trong nhà trường, ở những thập niên đầu thế kỉ.

Một may mắn lớn cho tôi là suốt những năm dài thơ ấu, tôi không chỉ có sách đọc mà còn được sống cùng với thiên nhiên. Một dải hồ xanh, nhấp nhô đồi núi, mùa hè nắng gió, mùa đông mưa phùn… Tôi luôn biết ơn thiên nhiên thời nhỏ của mình. Nếu số phận không cho tôi được sống với đồi, với hồ, có thể tôi vẫn trở thành nhà văn nhưng sẽ là nhà văn kiểu khác. Mỗi dịp hiếm hoi về thăm quê hương – xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái – nhìn thấy cây, thấy núi tôi lại thấy u hoài tiếng gió lộng xa xưa.

Những phút buông lòng tĩnh lặng giữa thủ đô, tôi vẫn lắng nghe tiếng xạc xào từ quá khứ. Tôi tin, nhờ những ngày sống nơi đồi núi ấy mà mình có tâm hồn. Có tâm hồn thì mới học giỏi văn. Có tâm hồn thì dễ trở thành người tốt.

 Hà Nội, 7 – 2018

Phạm Duy Nghĩa

The post Tiếng xạc xào quá khứ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Tuổi thơ xem tàu hỏa https://docsachcungcon.com/tuoi-tho-xem-tau-hoa/ Thu, 17 May 2018 03:10:57 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=15592 Còn nhớ lắm xưa tuổi ấu thơ Thời gian chở hạt mưa, hạt nắng Nơi nhà tranh, phố nghèo quãng vắng Tôi đứng xem đoàn xe lửa chạy qua Ngổn ngang chiều, mây bay thẩn thơ Tôi cứ muốn mình trên tàu hỏa ấy Để biết cái gì xẩy ra phía đấy Nơi thanh ray ...

The post Tuổi thơ xem tàu hỏa appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>

Còn nhớ lắm
xưa tuổi ấu thơ
Thời gian chở hạt mưa, hạt nắng
Nơi nhà tranh, phố nghèo quãng vắng
Tôi đứng xem đoàn xe lửa chạy qua

Ngổn ngang chiều,
mây bay thẩn thơ
Tôi cứ muốn mình trên tàu hỏa ấy
Để biết cái gì xẩy ra phía đấy
Nơi thanh ray dẫn hun hút đường xa

Giá có ai đón nhận tôi thiết tha
Mời miếng bánh thơm
hay ly sữa ngọt
Và cứ thế tôi xem không chán mắt
Ngày lại ngày bao chuyến tàu qua

Rồi lớn lên đạt được ước mơ
Tàu liên vận đưa tôi du học
Đường tàu đi tới nước Nga xa tít tắp
Tôi được nuôi ăn học đủ đầy

Lại nhớ về Hà Nội mắt cay cay
Và thị xã quê hương
nơi chôn rau cắt rốn
Mong trở về thăm nơi ngày xưa tôi đứng
xem con tàu chạy qua mang mơ ước tuôi thơ.

Bùi Minh Trí (viết tặng các bạn nhỏ CLB Đọc sách cùng con)

Ảnh: sưu tầm

The post Tuổi thơ xem tàu hỏa appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Những cấm kỵ tuổi thơ https://docsachcungcon.com/nhung-cam-ky-tuoi-tho/ Mon, 12 Jan 2015 03:52:41 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=5810 1. Trẻ con bao giờ cũng bị cấm đoán. Trẻ con bây giờ thường bị ba mẹ cấm chơi game sa đà, cấm đi chơi về khuya. Hồi tôi còn nhỏ, trẻ con nông thôn chỉ có chơi u, chơi cướp cờ, chơi bắn bi, chơi đánh trận giả… Những trò chơi đó hấp dẫn thì ...

The post Những cấm kỵ tuổi thơ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
1. Trẻ con bao giờ cũng bị cấm đoán.

Trẻ con bây giờ thường bị ba mẹ cấm chơi game sa đà, cấm đi chơi về khuya. Hồi tôi còn nhỏ, trẻ con nông thôn chỉ có chơi u, chơi cướp cờ, chơi bắn bi, chơi đánh trận giả… Những trò chơi đó hấp dẫn thì hấp dẫn thật nhưng không khiến trẻ con chơi từ giờ này qua giờ khác như các trò game online nên các bậc phụ huynh không phải lo lắng hay cấm đoán.Ở thôn quê, ba mẹ cũng không sợ con cái đi chơi khuya, vì cùng lắm con nít chỉ chơi lòng vòng trong sân nhà hàng xóm. Thậm chí ngủ lại nhà bạn cũng là chuyện bình thường, miễn là xin phép trước. Hồi đó gọi là “ngủ lang”.

2. Chúng tôi chỉ bị cấm tắm sông tắm suối, vì sợ chết đuối.

Chúng tôi cũng bị cấm trèo cây, sợ té ngã gãy tay gãy chân, ghê nhất là… gãy cổ. “Mày nghịch vừa thôi chứ, té gãy cổ bây giờ!” là câu răn đe cửa miệng của người lớn.Dĩ nhiên, thời nào cũng vậy cái gì càng bị cấm thì trẻ con cố lén lút làm cho bằng được. Các gia đình thời đó lại đông con, các bậc phụ huynh chỉ ban lệnh cấm, trên thực tế không sao quản lý xuể. Nhà nào cũng bảy, tám đứa con, có nhà mười mấy đứa, canh đứa này thì sểnh đứa kia, chăn con vất vả chẳng khác gì chăn vịt bầy.Vì vậy mà bọn trẻ chúng tôi thường trốn ba mẹ kéo nhau ra sông ra suối, trèo cây hái trái và sục sạo các tổ chim. Bạn bè tôi chưa đứa nào gãy cổ, chỉ có tôi suýt chết đuối và thằng Thời gãy tay do ngã từ cây xoài xuống. Ba mẹ tôi và ba mẹ thằng Thời lập tức ca cẩm: “Cá không ăn muối cá ươn/ Con cãi cha mẹ trăm đường con hư”.

Minh họa: A.Dũng

3. Cũng có những lệnh cấm có lẽ trẻ con bây giờ cảm thấy kỳ cục.

Chẳng hạn bọn tôi hồi nhỏ bị cấm ăn chân gà. Lý do: Đứa nào ăn chân gà tay sẽ run, chữ viết quều quào, lên bờ xuống ruộng. Đến bây giờ, tôi chẳng biết cấm kỵ đó có từ khi nào và do ai nghĩ ra đầu tiên. Có thể do thành ngữ “chữ xấu như gà bới” mà người lớn không cho con nít ăn chân gà chăng?

Thứ hai là cấm con trai vào bếp. “Bếp núc là chỗ của đàn bà con gái, con trai mà luẩn quẩn trong bếp học sẽ không ra chữ”. Lệnh cấm này rõ ràng mang màu sắc phong kiến, chắc còn sót lại từ thời các nho sinh dùi mài kinh sử ra kinh ứng thí. Sự cấm kỵ này dĩ nhiên cũng bị bọn nhóc tì chúng tôi vi phạm thường xuyên. Cấm ăn chân gà thì không sao, vì chân gà xét ra cũng không lấy gì làm ngon. Nhưng nhà bếp với các tủ chạn, nồi niêu xoong chảo chứa thức ăn là nơi quyến rũ nhất trong nhà, cấm léng phéng vô đó làm sao trẻ con có thể ăn vụng được.Thứ ba là con trai không được đi ngang dưới dây phơi đồ, đặc biệt khi trên dây phơi đang toòng teng quần áo của phụ nữ. “Cháu không được chui qua chui lại dưới dây phơi đồ. Con trai chui dưới dây phơi đồ thế nào cũng… ngu”, bà tôi dặn tôi không chỉ một lần.Tôi sợ ngu. Tôi sợ học dốt. Học dốt sẽ bị bọn con gái coi thường. Con Phương hàng xóm sẽ không chơi đồ hàng với tôi nữa. Con Mai ngồi cùng bàn sẽ không cho tôi ăn chung cà rem vào giờ ra chơi. Bụng bảo dạ như thế nhưng nhiều lúc mải chạy nhảy chơi đùa, tôi quên béng nhìn lên trời, chui qua chui lại dưới dây phơi cả chục lần mới phát hiện ra. Dây phơi ở thôn quê thường giăng ngang sân, nối từ cột nhà đến gốc mít, gốc ổi, chơi đùa ngoài sân thế nào cũng có lúc chui qua, đố đứa nào tránh khỏi.

Những lúc lỡ phạm điều cấm kỵ, tôi lo lắng lắm. Hôm nào không thuộc bài hoặc làm bài tập không được, tôi lại tin là do tôi không làm theo lời dặn dò của bà tôi.

4. Khi lớn lên, ngồi nhậu với bạn bè, thỉnh thoảng tôi cũng gặm chân gà. Và lần nào tôi cũng nhớ lại điều cấm kỵ thuở xưa. Từ khi có gia đình, tôi cũng thường xuyên vào bếp phụ vợ, không chỉ nấu cơm, luộc trứng mà còn rửa cả chén bát. Lúc trời chuyển mưa, lại ba chân bốn cẳng chạy ra dây phơi rút quần áo, không chắc mình có chui dưới sợi dây hay không. Nhưng dù có, chắc chắn tôi cũng không thấy mình ngu đi. Tôi chỉ thấy buồn cười.Hồi nhỏ, trời vừa lắc rắc vài hạt mưa, mẹ tôi đang bận tay thế nào cũng sai tôi ra dây phơi lấy quần áo, luôn kèm theo lời dặn y hệt bà tôi “Coi chừng kẻo rúc dưới dây phơi đồ đó con”. Thế là tôi phải vừa nhón chân kéo từng cái quần cái áo, vừa cẩn thận nhớn nhác dòm chừng sợi dây, đến khi đem được quần áo vô nhà, mọi thứ đều ướt sũng.

Dù sao, những cấm kỵ tuổi thơ tuy kỳ cục, phảng phất màu sắc mê tín, nhưng cụ thể – để ý một chút là tránh được dễ dàng. Nhiều lúc tôi lẩn thẩn nghĩ. Khi đã là người lớn, con người ta phải đối diện với bao cấm kỵ vô hình, có ngước mắt lên trời suốt ngày cũng chả biết sợi dây nằm ở chỗ nào để tránh. Hèn gì ngày càng có nhiều người… xin vé đi tuổi thơ!

Nguyễn Nhật Ánh (Theo báo Sài Gòn giải phóng online)

The post Những cấm kỵ tuổi thơ appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
“Chỉ là gỗ mọc lên vào mùa hè…” https://docsachcungcon.com/chi-la-go-moc-len-vao-mua/ Wed, 02 May 2012 05:22:36 +0000 http://docsachcungcon.com/?p=4899 Nhấc bút định viết về mùa hè của thiếu nhi, tự nhiên trong đầu tôi vang lên câu “Chỉ là gỗ mọc lên vào mùa hè”, tên một tác phẩm của nữ văn sĩ người Romania gốc Đức đoạt giải Nobel văn chương mấy năm trước mặc dù tôi chẳng nhớ nổi nội dung của ...

The post “Chỉ là gỗ mọc lên vào mùa hè…” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>
Nhấc bút định viết về mùa hè của thiếu nhi, tự nhiên trong đầu tôi vang lên câu “Chỉ là gỗ mọc lên vào mùa hè”, tên một tác phẩm của nữ văn sĩ người Romania gốc Đức đoạt giải Nobel văn chương mấy năm trước mặc dù tôi chẳng nhớ nổi nội dung của tác phẩm.

Nhưng đúng là, những thân cây mọc lên vào mùa hè mới nhanh làm sao!

 Những đứa trẻ của chúng ta, ở thành phố, miền núi hay nông thôn, cũng lớn thật nhanh vào mùa hè. Qua một mùa hè nóng nực, đứa trẻ đến trường cao hẳn lên, khiến người lớn xuýt xoa: “Cha, thằng nhỏ nhổ giò!”, “Trời, lớn như thổi!”. Đôi khi có cảm giác, các mùa khác trong năm, chúng không lớn nhanh và nhiều như thế. Cũng như những thân cây.

Mùa hè đến rồi. Lũ trẻ được giải phóng đôi chút khỏi những bộn bề bài vở, và chúng bắt đầu lớn.

Lớn bằng những trò chơi. Lớn bằng sự gần gụi với thiên nhiên. Lớn bằng cảm giác mình đang lớn mà không bị bất kỳ điều gì gò ép, kéo chậm lại sự lớn ấy.

Nhưng đó là tuổi thơ của chúng tôi ngày xưa. Chúng tôi đi sinh hoạt hè, dậy cùng tiếng còi buổi sớm, và lao xao chạy đuổi nhau ngoài sân của khu tập thể mỗi đêm. Chúng tôi được bố mẹ cho về quê, đôi khi cả tháng trời, tha hồ bắt cào cào châu chấu, đánh bạn với nhái bén ễnh ương… Những bước chạy sải rộng, những cái nhìn dài, xa đến tận chân trời, những bàn tay dang ra phóng khoáng ôm lấy nhiều điều thú vị của thiên nhiên…

 Bây giờ, con của tôi đang bước vào những ngày đầu tiên của kỳ nghỉ hè. Bước chân nó loanh quanh trong gian phòng chúng tôi dành riêng cho nó, ánh mắt nó bị cái màn hình tivi phẳng giới hạn, bàn tay nó hết lắp trò chơi Lego lại đặt ngay ngắn một cách buồn chán lên mặt bàn hèm hẹp và ngày mỗi ngày càng thêm chật chội. Thốt nhiên tôi thấy sợ hãi. Thân cây gỗ với đầy những giới hạn trói chặt như thế, liệu có lớn được lên không?

 Một người bạn tôi chuẩn bị cho mùa hè thật chu đáo. Cô ấy đăng ký cho con 3 lớp học hè: tiếng Việt, Toán và tiếng Anh. Rồi học nhạc và tham gia câu lạc bộ vẽ. Lại mua về một bộ phim trẻ con mới, nhiều tập, của Trung Quốc. Thở phào: “Thế là con bé nhà mình yên tâm hưởng mùa hè rồi! Con nghỉ hè, bố mẹ khổ, trông thì không trông được, chả lẽ bỏ việc để chăm con! Vạ vật mãi ở nhà bà nội bà ngoại, cũng chỉ chúi đầu vào tivi thôi.”.

– Không cho về quê à? – Không, về quê thì nó học hè làm sao? – Cho đi công viên? – Công viên thành phố, bụi trắng những tán lá, có cả chuột chạy ríu rít dưới đất, trên cây. Cỏ thì trụi, lại lổn nhổn kim tiêm! – Không cho đi biển, đi dã ngoại ư? – Có, thì cũng phải đợi bố mẹ xin nghỉ phép đã chứ, có phải muốn là đi ngay được đâu!

 Đúng vậy. Không phải cứ muốn là được! Cuộc đời này đầy những ràng buộc và giới hạn! Kể cả những giới hạn dành cho một đứa trẻ con.

 Tôi mới nhớ, chiều qua, tôi cùng con trai đứng bên cửa sổ, cái khung chật hẹp đánh dấu “lãnh thổ” riêng của chúng tôi, những cư dân của cái thành phố đầy ắp người chen chúc trong những dòng chảy trên đường, nơi mỗi ngày có tới hàng trăm biên bản vi phạm luật giao thông được ký. Giữa tiếng còi xe hắt từ dưới đường lên, con trai tôi hốt hoảng nhận ra có thứ tiếng gì rất lạ, khi thì rộ lên ồn ĩ rồi im, khi lại âm âm dai dẳng thành một bản hợp ca ám ảnh tâm trí người. Tôi bảo nó, đó là tiếng ve. Lạ thật, sao tôi chưa bao giờ bày cho con lắng nghe cái thứ tiếng thân thuộc ấy của mùa hè nhỉ?

 Ôi những thân cây gỗ của chúng tôi, chúng đòi lớn mà không có không gian mùa hè để lớn, cho dù chúng được tưới bón no đủ và hết mực được yêu thương!

 TSGD Nguyễn Thụy Anh

The post “Chỉ là gỗ mọc lên vào mùa hè…” appeared first on Câu lạc bộ Đọc sách cùng con.

]]>