Miêu tả sản phẩm
Cuốn sách này nói về thiên văn học, một ngành khoa học lâu đời và lý thú. Thiên văn học nghiên cứu các vật thể và các hiện tượng quan sát thấy trên bầu trời, mà bầu trời thì từ xưa đến nay luôn cuốn hút sự chú ý của con người. Chẳng phải ngẫu nhiên mà tổ tiên nền văn minh của chúng ta là người Hy Lạp cổ đại, vốn rất tinh tế trong các vấn đề về nhận thức cũng như về vẻ đẹp, đã ngưỡng mộ cả nữ thần bảo trợ thiên văn học là Urania, trong số chín nữ thần bảo trợ khoa học và nghệ thuật.Mọi người trên trái đất đều sống phải cùng một bầu trời. Vẻ đẹp của nó thức tỉnh trong ta những tình cảm cao đẹp và tạo ra cảm hứng sáng tạo. Những bí ẩn của nó kích thích trí tuệ con người suy ngẫm, nghiên cứu thế giới và vật chất. Thế giới vô tận và luôn thay đổi này chứa trong nó một khoảng rộng lớn những gì mà ta quan sát được, và chúng ta gọi đó là vũ trụ. Ở đây chúng ta trông thấy mặt trời và các hành tinh, các ngôi sao, các thiên hà và vô số những hệ do chúng tạo ra, cùng với môi trường thưa loãng giữa chúng. Trái đất, hành tinh của chúng ta chỉ là hạt bụi nhỏ bé trong thế giới ấy…Con người luôn luôn muốn hiểu bản chất của các vật thể và các hiện tượng quan sát được trong vũ trụ, lý giải các tính chất của chúng, tìm hiểu xem chúng xuất hiện và phát triển như thế nào. Con người đã dựng lên bức tranh về thế giới cho phù hợp với những dữ liệu nằm trong tay. Bức tranh thế giới ấy cứ dần dần thay đổi theo thời gian, bởi vì lại xuất hiện những sự kiện mới và ý tưởng mới về bản chất của những hiện tượng quan sát được, và cái chính là đã xuất hiện khả năng kiểm tra tính đúng đắn của những ý tưởng này khác thông qua những đo đạc và phát hiện, vận dụng những thành tựu của các ngành lân cận với thiên văn, trước hết là vật lý, không phải bao giờ sự thay đổi quan điểm về vũ trụ cũng chỉ mang tính chất chính xác hoá thuần tuý mà đôi khi đó là cuộc cách mạng thực sự phá vỡ các quan niệm cũ, chẳng hạn như sự khẳng định thuyết nhật tâm của Côpecnic hay thuyết tương đối của Anhxtanh. Nhưng ngay cả vào những thời điểm bước ngoặt đó, các nhà thiên văn vẫn quý trọng sâu sắc công lao cảu các bậc tiền bối, coi những đóng góp của họ là giai đoạn nghiêm túc và quan trọng trong tiến trình chung đi đến chân lý.Trong lịch sử thiên văn bắt nguồn từ thuở xa xưa, hiện lên những nhà sáng tạo ra khoa học này, mỗi người đại diện cho thời đại của mình. Họ cũng có những xúc cảm và những yếu đuối thông thường, tư duy của họ chứa cả những ý tưởng thiên tài lẫn những sai lầm ấu trĩ. Nhưng tất cả họ đều bị sự hùng vĩ của tạo hoá chinh phục và họ đều dồn hết sức lực để tìm hiểu chân lý về thề gian. Số các nhà thiên văn chuyên nghiệp không nhiều: trên trái đất có khoảng một vạn người. Nhưng nhờ tiềm lực khoa học kỹ thuật lớn mạnh của nền văn minh mà con số ấy cũng đủ để ngành thiên văn tiến lên nhanh chóng.Tuy nhiên, vào thời đại nào thì cũng có nhiều người yêu thích thiên văn. Niềm yêu thích ấy có khi mạnh đến nỗi làm cho một số nhà thiên văn nghiệp dư sau này trở thành chuyên nghiệp. Đã có thời tiến bộ của thiên văn học phụ thuộc khá nhiều vào những thành tựu của các quan sát nghiệp dư. Chẳng hạn, các chu kỳ hoạt động của mặt trời do một người nghiệp dư phát hiện ra, sao biến quang che khuất đầu tiên cũng là phát hiện của nhà nghiệp dư, thậm chí thiên văn học vô tuyến với tư cách là một bộ môn khoa học cũng đã bắt đầu từ công việc của một người nghiệp dư đầy nhiệt huyết. Ngày nay các nhà thiên văn sử dụng thiết bị chuyên biệt và đắt tiền khiến cho nhà nghiệp như không thể cạnh tranh được. Để theo đuổi nghề thiên văn học, chỉ nhiệt tình thôi chưa đủ mà còn cần có những tri thức chuyên môn sâu. Thế nhưng vẫn có những loại quan sát mà cho đến tận bây giờ, nhà nghiệp dư có thể hỗ trợ nhiều cho các nhà chuyên nghiệp…