Mẫu thuẫn giữa cha mẹ và con cái là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên nếu người lớn không có những hành xử hợp lí sẽ khiến hai bên dần xa cách. Hãy cùng lắng nghe tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh lý giải về hành động đó của trẻ.
Mới đây, trên facebook lan truyền những tấm ảnh về bức thư tay nặc danh đang cháy dở của một em nhỏ khiến nhiều người vô cùng bất ngờ. Tài khoản có tên L.M.H đã đăng tải nội dung này với mong muốn giúp các bậc làm cha mẹ thay đổi cách nhìn nhận và đối xử với con cái : “Khi tôi đang ngồi uống cafe trong nhà thì tá hoả khi thấy ban công mình bỗng dưng có khói. Chạy ra, thấy 1 tờ giấy…
Những dòng chữ còn đọc được trên từ giấy:
“Tuổi 12, sang năm 13, 14, 15… Nhưng tuổi 12 rất buồn. Bố mẹ trở nên khá giả bao nhiêu thì càng khác bấy nhiêu. Ngày xưa em và bố mẹ luôn nói chuyện với nhau, luôn chơi đùa với nhau, chơi đố vui, mẹo cùng nhau, nói chung là nó rất vui. Nhưng khi ba mẹ em lên khá giả, công việc ngập đầu, không có thời gian nói chuyện với con cái, tính nết thay đổi, hay đánh, chửi em khi chưa biết rõ vấn đề.
Em ghét tuổi 12 và còn kéo dài.
Từ bé giờ em chẳng viết gì về mẹ ngoài mẹ cứ bắt em làm việc nhà, học, phải được hạng 1,…Tại mẹ và bố mà thành tích học tập của em giảm nghiêm trọng, hay nói chuyện trong lúc học, là bởi vì em thiếu tình thương của ba mẹ.
Ở nhà bố mẹ hay dùng điện thoại, máy tính, không thường xuyên nói chuyện với em, vậy mà còn đánh em, tất cả là vì mẹ.
CON GHÉT MẸ, Con ước mơ mẹ như ngày xưa, hiền biết bao”.
Tại sao bố mẹ là người thân thiết nhất với con, mà khi đó con lại phải đốt bức thư để đề phòng bố mẹ đọc được?
– Thật ra đây là cái diễn biến tâm lý hết sức bình thường của những bạn trẻ ở tuổi 13,14- bắt đầu tuổi dậy thì. Ở độ tuổi này, dù muốn hay không muốn các em vẫn chia sẻ với các mối quan hệ khác như bạn bè, thầy cô giáo. Vì vậy mà bạn trẻ trong trường hợp này rất lo lắng rằng những tâm tư suy nghĩ của mình bị rơi vào tay ai đó khác, đặc biệt là bố mẹ.
Trong bức thư bạn ấy có viết rằng: “Nhưng khi ba mẹ em lên khá giả, công việc ngập đầu, không có thời gian nói chuyện với con cái, tính nết thay đổi, hay đánh, chửi em khi chưa biết rõ vấn đề”. Tiến sĩ đã gặp trường hợp nào như vậy chưa và theo tiến sĩ thì trong những trường hợp như vậy thì bố mẹ nên làm gì?
– Theo tôi nghĩ không chỉ có những gia đình khá giả, mà còn có cả những gia đình mà mặt tài chính chưa được tốt cũng gặp phải những mâu thuẫn như thế đối với đứa trẻ. Thế thì vấn đề ở đây là trước khi con bước vào tuổi dậy thì, bố mẹ không dành đủ thời gian cho con, hoặc là chưa để ý đến những thay đổi đột ngột trong tâm tư tình cảm của con.
Vậy thì bước đầu tiên là chúng ta phải xây dựng thói quen chia sẻ, dành thời gian cho con. Nếu muốn hiểu con hơn, muốn con chia sẻ nhiều hơn thì các bố mẹ cần lưu ý rằng thời gian cho con phải thật sự chất lượng, có nghĩa là hoàn toàn ngắt hết các mối quan tâm khác: Tivi không, facebook không, điện thoại không,..
Nếu tiến sĩ ở trong trường hợp bên trên: biết được con mình ghét mình, con mình buồn vì mình thì tiến sĩ sẽ làm như thế nào?
Bức thư trên vừa là lời tâm sự của bạn trẻ, cũng đồng thời là tiếng chuông cảnh tỉnh với những bố mẹ đang quá hăng say trong guồng quay công việc mà không có một khoảng thời gian dù là nhỏ nhất để trọn vẹn bên con.