Khi nhắc đến tên của một nhà khoa học nào đó, người ta thường nghĩ ngay đến phát minh nổi tiếng nhất của họ. Thế nhưng mà nhiều khi nghĩ như vậy lại không phải vậy. Trong cuốn sách này sẽ có đủ điều không ngờ về các nhà phát minh vĩ đại của chúng ta.
Một trong những nhà khoa học “văn võ song toàn” chính là cái tên quen thuộc Leonardo Da Vinci. Ông nổi tiếng với việc chế tạo nhiều vũ khí, đặc biệt là tàu ngầm và thiết bị lặn. Cụm từ “máy bay” luôn gắn liền với tên tuổi của anh em nhà Wright nhưng họ chỉ là những người hòan thiện và thực hiện hóa giấc mơ bay lượn còn người đầu tiên đưa ý tưởng, thiết kế chính là Leonardo. Nghĩ đến ông, người đời cũng nghĩ ngay đến bức họa “Mona Lisa” nổi tiếng. Ngoài ra, Leonardo còn có khả năng thiết kế…nguyên một thị trấn hay chỉ “đơn giản” là bản đồ, chạm trổ các tác phẩm điêu khắc, chế tạo nhạc cụ, giải phẫu cơ thể người… Lí do của việc “văn võ song toàn” này tất nhiên vì ông là một người cực kì tài năng nhưng còn một nguyên do khác đã được tiết lộ trong trang 26 của cuốn sách. Một điều đáng tiếc nhất với nhân loại chính là 2/3 các phát minh của nhà khoa học kiệt xuất đã bị thất lạc, vì thế những năm sau này con người phải phát minh lại.
Khi muốn tạo ra một cỗ máy biết bay, Leonardo đã sử dụng nguyên lý guồng xoắn của Archimedes, thiết bị nhằm tiết kiệm thời gian và sức lực để hạ thủy một con tàu. Cũng liên quan đến nước, là một phát hiện của Archimedes khi ông được nhà vua giao cho công việc kiểm tra xem chiếc vương miện mới có bị thợ kim hoàn đánh cắp chút vàng nào không. Nhà khoa học đã bất ngờ nghĩ ra phương pháp khi đi tắm. Quá vui sướng nên ông đã không nghĩ ngợi gì khi vừa nhảy ra ngoài và hét lớn: “Ơ – rê – ca” (tìm ra rồi) trong tình trạng chưa kịp mặc quần áo, thật là có hơi xấu hổ một chút!. Mỗi một vật khi ở trong môi trường nước đều chịu một lực tác động, đó chính là lực đẩy Archimedes cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực của ngài Newton. Nhờ phương pháp này mà nhà vua đã kiểm chứng được nghi ngờ của mình.
Các trợ lý đắc lực
Sau khi lật giở một vài cuốn sách, bạn sẽ tự hỏi liệu những hiểu biết về các nhà khoa học của mình có nhầm lẫn không? Liệu có “râu ông nọ cắm cằm bà kia” hay không? Bạn sẽ cần truy tìm đáp án của nhiều câu hỏi trong cuốn sách này đấy.
“Những nhà phát minh và các ý tưởng lạ đời” (Dr Mike Goldsmith, NXB Trẻ, 2015) phù hợp với các bạn học từ lớp 4 trở lên bởi có nhiều thuật ngữ và các kiến thức khoa học không dễ hiểu. Với các bạn nhỏ hơn thì đây cũng có thể là một cái cớ để cả gia đình cùng đọc, cùng làm một số thí nghiệm đơn giản mà vui với nhau.
(Cảm ơn hai trợ lý Minh Đức và Đăng Khôi đã hỗ trợ cô Cò Trắng trong buổi sinh hoạt của góc STEM tại CLB ngày hôm nay <3 )
Cuốn sách với nhiều thông tin không ngờ về các nhà phát minh