Phải đến tận lớp 8 tức là khi 13 – 14 tuổi thì bạn mới được chính thức làm quen với môn hóa học, biết thế nào là nguyên tử phân tử, phản ứng…Nhưng nếu trót quan tâm và muốn tìm hiểu thì thì cuốn sách “Lạc vào thế giới hóa học” (Alex Frith – Dr.Lisa Jane Gillespie, Adam Larkin, NXB Trẻ, 2015) sẽ là gợi ý hay go đấy!
Đầu tiên, bạn sẽ hiểu được các khái niệm cơ bản, về những thành phần nhỏ nhất trong thế giới này. Điều gì sẽ ảnh hưởng đến một chất? Liệu mình có thể “thăng hoa” được không? Các tính chất vật lý và tính chất hóa học của mỗi chất đều được các nhà khoa học nghiên cứu kỹ càng, đưa ra kết quả để dựa vào đó ứng dụng vào trong cuộc sống.
Bạn sẽ biết tại sao mà có phản ứng xảy ra, có phải cứ trộn hai chất vào là sẽ có một vụ nổ ầm vang, một tiếng BÙM lớn không?
Nhắc đến hóa học, không thể không nhắc tới Dmitri Ivanovich Mendeleev , người nổi danh vang dội với bảng tuần hoàn của mình. Chắc chẳn người ta sẽ còn nhắc đến tên ông dài dài mỗi khi đề cập đến hóa học.
Trong thí nghiệm thả đinh sắt vào axit HCl, một điều kì diệu đã xảy ra: chiếc đinh đen sì còn bọt khí thì bay lên. Điều này chứng tỏ đinh sắt là kẻ mạnh trong “trận chiến”. Nếu tìm hiểu thì bạn sẽ biết tại sao lại có hiện tượng này xảy ra, biết viết phương trình phản ứng. Và phản ứng hóa học thì xảy ra ở mọi lúc, mọi nơi mà ta không để ý đấy thôi.
Lần đầu làm thí nghiệm
Điều gì sẽ xảy ra?
Nhờ có môn khoa học này mà con người đã có những bước tiến đáng kể trong sự phát triển của nhân loại, giảm thiểu thời gian của nhiều công việc mà đáng lẽ phải mất đến gấp đôi, gấp ba.
Các nhà khoa học có bao giờ sai không? Có chứ. Họ có thể dự đoán sai kết quả hoặc kết luận nhầm. Nhưng điều quan trọng là họ sớm nhận ra sự thật và tiếp tục nghiên cứu để đưa ra những phát kiến mới.
Bài viết: Cò Trắng, ảnh: Hương Liên