Em đọc “Cho tôi một vé đi tuổi thơ” (Nguyễn Nhật Ánh, NXB Trẻ, 2012) vào những lúc chán nản. Truyện dài chứa đựng những trò chơi mà người lớn cho là vô ý nghĩa như: đặt tên cho thế giới, bố mẹ tuyệt vời, trang trại chó hoang… Nhưng những người lớn đã quên rằng vào thời bé, họ đã đam mê những trò này như thế nào. Chỉ có trẻ em tin vào chuyện kho báu có thể nằm trong các vườn cây, chỉ có trẻ con mới có thể lập ra một phiên toà kể tội người lớn và hàng lô hàng lốc những trò nghịch khác.
Với lối viết văn tự nhiên, phóng khoáng, nhà văn đã tái hiện nên cuộc đời vào năm tám tuổi của chú bé Mùi đầy sống động, ngây thơ của tuổi học trò. Mùi cũng như bao đứa trẻ khác, chúng mong mỏi mình được lớn lên để đưa đẩy thế giới theo ý muốn của riêng Người lớn chỉ biết đến công việc mà quên đi những ham muốn xưa kia. Trẻ con không như vậy, chúng luôn mang theo bên mình những ham muốn đó, lòng khát khao, ham muốn tự do luôn luôn đi đôi với những đứa trẻ nghịch ngợm nhưng hồn nhiên, trong sáng.
Qua cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”(Nguyễn Nhật Ánh, NXB Trẻ, 2012) em nhận ra rằng người lớn chỉ biết tự gò bó mình vào một khuôn phép nhất định, không có trí tưởng tượng và óc sáng tạo của trẻ thơ. Em nghĩ rằng ý nghĩa của câu chuyện là tuổi thơ rất quý hiếm, rất đáng trân trọng. Em muốn nói với mọi người rằng: ai không biết quý tuổi thơ thì hãy tìm đọc ngay cuốn sách này, nó sẽ dạy cho bạn tuổi thơ đẹp đẽ đến như thế nào và phải quý trọng nó ra sao. Cuốn sách này đã dạy em không chỉ một điều mà cả một kho báu về những điều tốt đẹp của tuổi thơ, đâu của riêng em mà là của tất cả các cô bé, cậu bé trên hoàn cầu.
Ảnh sưu tầm
Lê Vũ Dương (10 tuổi)
Hà Nội ngày 29/9/2017