Một trong những mảng hoạt động quan trọng của EcoCamp là đưa các bạn nhỏ đến gần hơn với các loại hình nghệ thuật dân gian, tạo “cớ” để các bạn tiếp tục tìm hiểu về di sản tinh thần sâu xa của dân tộc. Hiểu để thêm yêu nước mình với tất cả những góc độ văn hoá lấp lánh bí ẩn mà không phải ai cũng có cơ hội khám phá, nhất là giới trẻ hiện nay.
Hôm nay, EcoCamp 2018 được đón đoàn chèo 48 giờ với dự án “Tôi chèo về quê hương”. Có thể nói, họ là một trong những cầu nối giữa các loại hình nghệ thuật truyền thống và những khán giả hiện đại. Trưởng đoàn là cô Đinh Thảo. Cùng với thày Tuấn Kha, chú Tuệ Đăng, cô Thảo đã nhiệt tình và kiên nhẫn khơi gợi cảm xúc của các khán giả nhỏ tuổi, khiến các bạn thật sự quan tâm và háo hức theo dõi các tiết mục.
Sự chuẩn bị kỹ càng của người nghệ sĩ
Khán phòng ồ lên vui vẻ khi anh hề chèo cất những lời hát đầu tiên, những câu đố vui vui hài hước khiến các eco teen suy nghĩ rất lung. Bắt đầu từ Chèo sang Xẩm và kết thúc là Chầu văn, các bạn trẻ lần lượt được xem các trích đoạn và thử giọng mình, thử những ngón tay khéo léo mềm mại điều khiển chiếc quạt giấy. Các bạn được biết thêm về nguồn gốc của Chèo, đặc trưng của 5 mô hình nhân vật, những khái niệm sơ đẳng về xẩm, chầu văn và những giai thoại thú vị khiến những loại hình nghệ thuật biểu diễn này trở nên gần gũi hơn trong suy nghĩ của bạn.
Hai ai hề khiến các bạn cười ồ lên
Hai ai hề khiến các bạn cười ồ lên
Những nhân vật quen thuộc của nghệ thuật chèo, trầu văn
Những kiến thức liên quan được trình bày giản dị, dễ hiểu và hài hước. Ngay buổi chiều, các bạn trẻ chia nhóm ra để chơi, để hát mà biết nhau gần hơn; để cùng cảm nhận các cung bậc cảm xúc mà âm nhạc dân gian mang lại.
Trước khi trở thành công dân thế giới, rất cần có một góc Việt Nam tròn trịa, đủ đầy trong hành trang tinh thần của một công dân Việt Nam.
Hẹn gặp lại các nghệ sĩ