(Chia sẻ tài liệu hỗ trợ con rối loạn phát triển)
LÀM SAO ĐỂ TRẺ NHÌN BẠN
Bước đầu tiên trong việc trẻ đọc được khuôn mặt bạn đó là phải làm sao để chúng nhìn bạn. Nếu bạn chỉ nói “Nhìn mẹ nào” thì có hữu ích không? Điều đó có thể khiến trẻ nhìn bạn một lần, nhưng nếu chúng không tìm thấy bất cứ tác dụng nào trong việc nhìn bạn, thực sự là ít khả năng chúng sẽ lặp lại điều đó.
Vì thế, đầu tiên chúng ta sẽ nói về về việc làm thế nào để trẻ nhìn bạn. Sau chương này, chúng ra sẽ thảo luận làm thể nào để khiến việc nhìn đáng giá với chúng. Những trang tiếp theo sẽ cho bạn những ý tưởng có thể sử dụng để “lôi kéo trẻ nhìn”
Những cách lôi kéo trẻ nhìn
1. Mặt đối mặt
2. Làm những điều bất ngờ… và CHỜ
3. Đưa những đồ vật cho trẻ từng chút từng chút một ….. và CHỜ
4. Làm một điều gì đó bất bình thường….và CHỜ
5. Cố tình làm nhầm… và CHỜ
6. Nói hoặc làm gì đó liên quan đến những thứ trẻ thích… và CHỜ
1. Mặt đối mặt
Bước một để trẻ nhìn bạn đó là đối mặt. Khi bạn mặt đối mặt với trẻ, trẻ sẽ dễ nhìn thẳng vào mắt bạn hơn. Vì vậy, hãy cho trẻ cơ hội được nhìn thấy khuôn mặt bạn “trò chuyện”.
Không dễ dàng để mặt đối mặt trẻ, nhưng …
Nếu trẻ di chuyển ra xa bạn, cố gắng theo chúng để mặt bạn lại đối mặt trẻ.
Nếu trẻ cảm thấy việc đối mặt khó chịu, trước hết hãy cố gắng đến bên cạnh chúng.
Nếu bạn đã ở bên cạnh trẻ, ngả người về phía trước để trẻ có thể trông thấy khuôn mặt bạn.
Chờ đợi
Chờ đợi là một cách đơn giản và hiệu quả để thu hút sự chú ý của trẻ. Nếu bạn nói hoặc làm gì đó, sau đò chờ khoảng vài giây lâu hơn bình thường, trẻ có thể sẽ khiến bạn bất ngờ bằng cách nhìn thẳng vào bạn.
Một phần quan trọng của chiến lược này đó là trong khi bạn chờ đợi, bạn hãy tỏ ra bạn đang trông đợi trẻ phản hồi bạn. Nghĩa là hãy ngả người về phía trước, rướn lông mày lên và mở to mắt. Hãy nhìn sự khác biệt ở Ethan khi mẹ bé chờ đợi theo cách đó.
Bạn có thể phải tự động viên mình trong lúc chờ đợi bằng cách đếm nhẩm chậm rãi từ 1 đến 10. Điều này sẽ giúp trẻ nhận ra cảm nhận của bạn và làm thế nào để đáp lại.
Khi bạn đọc hai trang tiếp theo, chiến lược chờ đợi đơn giản này thậm chí còn có hiệu quả mạnh mẽ hơn nhiều khi được kết hợp với các chiến lược khác.
2. Đưa cho trẻ những đồ vật từng chút một…. và CHỜ ĐỢI
Đưa những đồ hay đồ chơi thú vị từng chút một có thể làm trẻ chú ý. Nếu trẻ đã quen được đưa hết luôn mọi thứ một lần, chúng sẽ có chẳng có lý do gì để chú ý đến bạn khi bạn đưa đồ cho chúng. Hãy gây bất ngờ cho chúng, thay vào đó, hãy đưa chúng từng miếng táo nhỏ hay chỉ là một phần đồ chơi, như là một viên gạch xây dựng. Sau đó đợi trẻ nhìn bạn để xem những gì bạn sắp làm hoặc nói với bạn chúng muốn nữa.
Trẻ sẽ chú ý khi mọi thứ xảy ra bất ngờ. Nếu bạn thay đổi thói quen quen thuộc, trẻ sẽ rất có thể nhìn bạn để tìm ra chuyện gì đang diễn ra. Chúng sẽ nhìn khuôn mặt bạn để tìm lời giải đáp.
Làm những điều bất ngờ nghĩa là làm những điều bạn không thường làm. Ví dụ, bạn có thể thay đổi giọng nói bằng cách nói rất to hoặc rất nhỏ để thu hút sự chú ý của trẻ. Hoặc thử làm điều gì đó ngớ ngẩn. Đưa trẻ đôi giày của bạn khi trẻ đang mặc đồ, hoặc đưa trẻ đồ uống khi trẻ không có cốc để hứng. Sau đó hãy đợi xem phản ứng của chúng.
4. Làm gì đó bất thường…và CHỜ ĐỢI
Trong ngày, sẽ có những sự cố nho nhỏ. Đồ ăn bị rơi xuống sàn nhà, đồ chơi bị vỡ và sữa bị tràn. Thay vì giải quyết những sự cố nho nhỏ này ngay lập tức, hãy chờ đợi. Những hành động bất thường của bạn có thể khiến trẻ đủ tò mò để nhìn mặt bạn tìm lời giải đáp.
5. Cố tình làm nhầm… và CHỜ ĐỢI
Chiến lược thú vị này là một kiểu “Ngớ ngẩn một cách sáng tạo!”. Khi cha mẹ làm nhầm, trẻ sẽ thích thú. Làm gì đó ngớ ngẩn và trẻ sẽ nhìn bạn để xem chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.
Vật lộn để mờ lọ mứt hoặc đưa trẻ áo khoác của chị thay vì của chúng và chờ phản ứng của chúng, không nói gì cả. Phát âm nhầm hoặc dùng những từ ngớ ngẩn sẽ khiến trẻ không chỉ nhìn bạn mà còn hỏi bạn đã nói gì.
Hãy cùng nhìn xem nó có tác dụng như thế nào đối với mẹ của Luis
6. Nói hoặc làm gì đó liên quan đến sở thích của trẻ… và CHỜ ĐỢI
Trẻ có thể sẽ hứng thú hơn với việc nhìn vào bạn nếu bạn nói hoặc làm gì đó mà chúng vừa nói hoặc làm. Hãy cùng xem sự khác biệt mà Joes đã làm được trong mỗi bức tranh.
4S STRESS – SAY LESS – SLOW DOWN – SHOW
Làm nổi bật những gì bạn nói không dùng lời
Bạn vừa học được một số cách đơn giản để thu hút sự chú ý của trẻ. Sau đây sẽ là một cách khác, một bộ chiến lược dễ ghi nhớ: làm nổi bật những gì bạn nói không bằng lời bằng cách sử dụng “Bốn chữ S” – Nói ít (Say Less), Nhấn mạnh (Stress), Chậm lại (Go slow) và Thể hiện (Show). (Trong chương 5, chúng ta sẽ cùng xem xét cách sử dụng Bốn Chữ S để làm nổi bật lời nói).
Khi bạn sử dụng Bốn Chữ S, trẻ sẽ nhìn vào ngôn ngữ cơ thể và khuôn mặt của bạn nhiều hơn. Và còn hơn thế, chúng sẽ nhận ra có rất nhiều thông tin ở những điều mà bạn đang nói.
Nói ít SAY LESS
Bạn không cần phải nói quá nhiều để gây sự chú ý với trẻ. Hãy cùng xem xem mẹ của Jose (ở trang trước) làm cho Jose nhìn cô ấy bằng cách sử dụng một ‘từ thú vị”. Khi cô ấy nói “Rầm! Tiếng ồn đó làm mẹ sợ quá!”, từ “rầm” nổi bật vì từ này nghe không quen tai với Jose. Mẹ của cậu đợi một chút sau khi cô ấy nói từ đó để Jose có cơ hội chuyển sự chú ý từ chiếc ô tô sang mẹ. Vì thế hãy “giành lại sự chú ý của trẻ” bằng cách sử dụng những từ thú vị gây chú ý như “rầm, “tuyệt”, “ồ”.
Khi trẻ nhìn bạn, cho chúng cơ hội để hướng chú ý đến giao tiếp phi ngôn từ bằng cách sử dụng ít lời nói hơn bình thường. Quá nhiều lời nói có thể làm trẻ phân tán không nhìn mặt bạn. Khi trẻ nhìn, bạn nên nói những điều giúp chúng hiểu ý nghĩa biểu hiện khuôn mặt bạn-bạn đang cảm thấy thế nào hay bạn đang nghĩ gì. Đó chính là những gì mà mẹ Jose làm khi cô ấy nói với con là âm thanh đổ vỡ khiến cô ấy sợ hãi.
Nhấn mạnh STRESS
Việc thu hút sự chú ý của trẻ không chỉ nằm ở điều bạn nói mà còn ở cách bạn nói. Mẹ của Jose nói với âm lượng lớn hơn và dùng thêm những cử chỉ tay khi cô ấy nói những từ ngữ thú vị, “Rầm”. Vì vậy, để trẻ nhìn bạn, hãy sử dụng lời nói và hành động phù hợp một cách sống động.
Trẻ sẽ phụ thuộc cả những gì chúng nhìn thấy và nghe thấy để cắt nghĩa được những điều chúng thấy. Điều này có nghĩa là bạn nên cường điệu hóa âm lượng, sự sợ hãi, buồn bã hoặc vui sướng cho tương đồng với thể hiện nét mặt của bạn.
Chậm lại SLOW
Phần nhiều những hành động và biểu hiện nét mặt của bạn thường xảy ra rất nhanh. Vì thế, hãy cố gắng làm chậm lại những gì bạn làm khi bạn đang ở quanh trẻ. Chúng sẽ có cơ hội tốt hơn để đọc được ngôn ngữ cơ thể của bạn và hiểu những gì đang diễn ra trên khuôn mặt bạn. Điều này có nghĩa là hãy giữ vẻ mặt của bạn lâu hơn bình thương, vì thế trẻ có thể nhận ra nó và hiểu ý nghĩa của nó.
Để giúp bạn làm chậm lại, hãy thử sử dụng cử chỉ cùng với ngôn ngữ, hoặc mỗi cử chỉ thôi. Ví dụ, chỉ vào đầu bạn và gõ nhẹ như thể muốn nói rằng: “Mẹ đang nghĩ gì ý nhỉ?”. Hãy làm chậm để trẻ có thời gian cần thiết để hiểu.
Thể hiện SHOW
Trẻ sẽ học tại sao việc nhìn vào bạn lại quan trọng nếu bạn làm điều gì đó khiến việc nhìn đó có ý nghĩa. Điều đó không có nghĩa là đưa cho chúng một viên kẹo hay khen ngợi cho việc nhìn. Có nghĩa là hãy thể hiện cho trẻ thấy rằng trên khuôn mặt của bạn, có thông tin quan trọng về những gì bạn đang nghĩ và bạn cảm nhận.
Thể hiện hoặc chỉ vào điều bạn đang nói tới
Hãy chắc chắn rằng bạn thu hút chú ý tới khuôn mặt của mình. Hãy chỉ tới phần nào trên khuôn mặt thể hiện những gì trong tâm trí bạn và nói với trẻ rằng bạn đang “nói” bằng khuôn mặt của mình. Và nhớ rằng trẻ sẽ cần sự giúp sức nhiều nhất để chú ý tới đôi mắt của bạn.
Thể hiện cùng với hành động, cử chỉ và vẻ mặt
Cường điệu hành động, cử chỉ và vẻ mặt của bạn để trẻ có thể dễ dàng hiểu chúng. Ví dụ, nhíu mày thật cường điệu khi có điều gì đó khiến bạn không vui, hoặc nheo mắt để thể hiện sự tức giận.
Thỉnh thoàng hãy thử dùng hành động và biểu hiện mặt trong suốt cuộc đối thoại. Ví dụ, khi trẻ hỏi bạn liệu chúng có thể ăn một chiếc bánh quy, thay vì nói có, hãy gật đầu và cười, hoặc lắc đầu tỏ vẻ không đồng ý. Bạn có thể thể hiện cho trẻ thấy tất cả cảm xúc của mình mà không cần nói một lời nào.
Cách bạn di chuyển bàn tay hay cơ thể sẽ cho trẻ thêm thông tin về những cảm xúc bạn đang có. Theo thời gian, trẻ có thể sẽ muốn dùng những cử chỉ tương tự để truyền đạt thông điệp của mình. Vì thế có thể giơ cao tay lên khi bạn cảm thấy vui hoặc nhún vai khi bạn cảm thấy lúng túng. Đôi khi, hãy nói với trẻ về những gì bạn đang làm và tại sao bạn lại làm như thế. (Ví dụ, mẹ nhăn mũi vì mẹ không thích mùi đó chút nào”).
Bạn thậm chí còn có thể dạy trẻ đứng gần như thế nào với mọi người bằng cách thể hiện cho chúng thấy. Đứng quá gần hoặc quá xa khi nói chuyện với chúng, và sau đó nói gì đó như là “Ồ. Mẹ đứng xa quá. Mẹ sẽ lại gần hơn để con có thể nhìn mẹ rõ hơn”.
Thể hiện cùng với tranh ảnh hoặc video
Trong các bức ảnh, mọi thứ trông khá khác với ngoài đời thực. Vi dụ, vẻ mặt bị đóng băng. Thực tế, cảm xúc mà chúng ta thể hiện trên khuôn mặt sẽ thay đổi nhanh chóng và tinh tế.
Vì lý do đó mà việc trẻ xem các video sẽ có lợi hơn là nhìn vào tranh ảnh. Giảm âm lượng và bàn về những cảm xúc mà trẻ nhìn thấy trên khuôn mặt của mọi người trong video. Tạm dừng video tại những khoảnh khắc cảm xúc để trẻ có thể nhìn thấy nét mặt tĩnh cũng như động.
Những chương trình máy tính chuyên biệt có diễn viên mô tả lại đa dạng các cảm xúc trong các video clip cũng sẵn có. Ví dụ, một chương trình đã được phát triển ở Cambridge, Anh được gọi là “Đọc tâm trí: Dẫn dắt đến cảm xúc qua tương tác” (Mind reading: The Interactive Guide to Emotions) cũng đã sẵn có trực tuyến.
Để phục vụ mục đích này, nói chung dùng hình ảnh động thì tốt hơn, tuy nhiên, các tranh ảnh trong các cuốn sách cũng hữu ích. Chúng sẽ giúp trẻ dành thời gian để tìm hiểu về các khuôn mặt và nhận ra các đặc điểm chính yếu. Nhưng hãy luôn nhớ rằng việc nhận ra các biểu hiện nét mặt và ngôn ngữ cơ thể trong các cuốn sách sẽ không thể giúp trẻ nhận biết hết tất cả chúng trong các tình huống xã hội.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ DÕI THEO ÁNH MẮT CỦA BẠN
Dõi theo mắt nhìn của ai đó – nhìn những gì họ nhìn – là một phần quan trọng trong việc hòa nhập xã hội. “Khi trẻ nhìn theo hướng bạn đang nhìn, chúng đang cố gắng hiểu ra những thứ gì đang ở trong tâm trí bạn.
Dẫn dắt bằng ánh mắt của bạn
Để “ánh mắt của bạn dẫn đường”, đầu tiên hãy xác định rõ ràng những thứ mà bạn đang nhìn. Mắt của bạn sẽ hoạt động như những tia laze chỉ ra những gì bạn đang hứng thú. Tuy nhiên, chỉ nhìn vào các thứ có thể không cung cấp cho trẻ đủ thông tin. Bạn có thể sẽ phải đưa ra thêm những gợi ý rõ ràng.
Hãy cùng xem xem mẹ của Mei (ở trang tiếp theo) dẫn dắt Mei dõi theo ánh mắt cô nhìn đến chiếc găng tay còn thiếu như thế nào. Đầu tiên, cô ấy nhìn thẳng vào chiếc găng tay và nói với Mei rằng cô ấy đã nhìn thấy nó. Khi Mei cần thêm sự giúp đỡ để theo ánh nhìn chằm chằm của mẹ, mẹ của Mei không chỉ nhìn mà còn quay người về phía chiếc găng tay và chỉ vào nó.
Trò chơi Mắt
Bạn muốn trẻ nhìn thấy giá trị của việc theo dõi mắt của bạn. Vì thế, hãy thử chơi những trò chơi sẽ khiến việc dõi theo mắt của bạn trở nên vô cùng thú vị sau đây.
Truy tìm bằng đôi mắt xinh
Ngồi trực diện với trẻ
Nói với trẻ rằng bạn có một trò chơi tên là “Truy tìm bằng đôi mắt xinh”.
Nói rằng bạn sẽ nhìn một vật nào đó trong phòng và bạn muốn trẻ tìm nó.
Lẫy đồ vật nào đó với một màu sắc rõ ràng hoặc một thứ gì đó bắt đầu bằng một chữ cái cụ thể.
Nói, “Tôi dùng mắt để truy tìm một thứ màu xanh” (hoặc một màu nào đó khác) hay “Tôi dùng mắt để truy tìm một thứ bắt đầu bằng chữ D” (hoặc một chữ cái nào đó khác)
Nhìn chằm chằm vào vật mà bạn muốn trẻ nhìn tới
Nếu việc nhìn không có hiệu quả
Quay người về phía đồ vật,
Chỉ vào nó
Đặt cánh tay của bạn gần với một bên đầu của trẻ để trẻ có thể nhìn theo cánh tay và ngón tay đang chỉ vào đồ vật của bạn.
Để trẻ thực hiện lượt chơi là người dùng mắt truy tìm các vật.
Nhìn mắt tôi và tìm điều ngạc nhiên
Trò chơi này được hỏng theo một trò chơi trong cuốn sách Relationship Development Intervention with Young Children (2002) của tác giả Steven Gutstein
Bắt đầu trò chơi bằng cách nói với trẻ rằng chúng sẽ đi tìm những đồ vật được giấu kín
Nói với trẻ là chúng cần nhìn vào mắt bạn để tìm những đồ vật đó
Cho trẻ thấy một vài đồ vật mà bạn sẽ giấu đi. Chúng sẽ cảm thấy có động lực hơn nếu bạn giấu những món đồ chơi nhỏ mà chúng được phép giữ lại nếu tìm được.
Để trẻ ra khỏi phòng hoặc bịt mắt chúng hay yêu cầu chúng nhắm mắt lại khi bạn giấu đồ.
Đưa trẻ trở lại phòng hoặc tháo khăn bịt mắt ra hay bảo chúng mở mắt
Đối diện trẻ
Nói với chúng: “Đừng nhìn vào đồ chơi cho tới khi mẹ nói với con nhé. Con hãy nhìn vào mắt mẹ để tìm chúng.”
Chắc chắn rằng trẻ đang nhìn vào mắt bạn
Đầu tiên hãy nhìn trẻ với một nụ cười thật tươi và sau đó nhìn chằm chằm vào nơi mà món đồ chơi đang được giấu
Bây giờ nói với trẻ: Trò chơi bắt đầu
Nếu trẻ nhìn nhầm nơi cất đồ chơi, ngay lập tức dừng chúng lại và để chúng nhìn trực diện bạn (bạn nên ngồi hoặc quỳ). Bạn quay đầu lại về phía đồ vật được giấu.
Nếu trẻ không nhìn theo được ánh mắt của bạn, bạn hay hất hàm và chỉ tay hướng đến địa điểm chính xác và sau đó bảo trẻ tìm lại.
Nếu trẻ không thể theo chỉ dẫn của bạn, để tay lại gần đầu trẻ để trẻ có thể nhìn theo cánh tay bạn và ngón tay đang chỉ của bạn
Khi trẻ đã thành công, tiếp tục chuyển sang những món đồ còn lại
Tiếp tục hoạt động này cho đến khi trẻ có thể dễ dàng dõi theo ánh mắt của bạn đang nhìn vào các vật được cất giữ
Sau đó, để cho trẻ giấu đi đồ gì đó để trẻ có thể sử dụng mắt của mình trợ giúp việc tìm ra chúng.
Bạn có thể nâng cao trò chơi này lên mức khó hơn bằng cách ở ngay bên cạnh trẻ. Nếu trẻ không nhìn vào mắt bạn, trở lại vị trí mặt đối mặt. Nếu trẻ đang tìm kiếm, cho chúng biết bằng cách nói: “Nhìn mặt mẹ là con sẽ biết mình có đang tới gần điều vô cùng bất ngờ không”. Nếu trẻ đã gần đến chỗ giấu đồ vật, gật đầu để thể hiện trẻ đã tìm đúng chỗ. Nếu không, lắc đầu thể hiện là chưa đúng.
Những trò chơi khác
Vừa chơi vừa hát đối mặt với trẻ sẽ giúp chúng tập trung vào khuôn mặt của bạn. Những trò chơi như Làm như Simon bảo (Simon Says), yêu cầu trẻ bắt chước những gì bạn làm sẽ giúp chúng tập trung vào hành động cơ thể và khuôn mặt của bạn. Trong trò chơi Đoán Chữ, trẻ sẽ phải đoán tên của một bộ phim hay một cảm xúc bằng cách xem người khác diễn tả chúng bằng hành động.
Làm quen với các điệu nhạc và ghép từ hay các hành động sẽ khuyến khích trẻ nhìn vào khuôn mặt bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn trẻ hiểu rằng nhìn vào ai đó nghĩa là lắng nghe người ấy, bạn có thể phổ nhạc bài “Row, Row, Row Your Boat” với lời “Nhìn, nhìn, nhìn vào bóng tối. Nhìn tôi và lắng nghe”. Hoặc dùng một bài hát quen thuộc như người mẹ dưới đây đã làm.
Một vài trò chơi máy tính hay trò chơi cờ được thiết kể để giúp trẻ học cách nhận biết các vẻ mặt. Bạn có thể tìm thấy trong các cửa hàng đồ chơi hoặc trực tuyến. Chúng rất hữu ích, nhưng hãy nhớ rằng một trò chơi máy tính không thể thay thể việc nhận biết các khuôn mặt trong cuộc sống thực.
Ở chương này chúng ta đã học cách làm thế nào để giúp trẻ hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của người khác cách bằng cách nhận biết các vẻ mắt, ngôn ngữ cơ thể và giọng nói. Bằng cách hiểu rõ hơn về những gì đang trong tâm trí bạn, trẻ bắt đầu điều chỉnh theo bạn. Đây mới chỉ là khởi đầu, vì thể hãy cùng tiếp tục. Ở chương 3, bạn sẽ học làm thể nào để giúp bé hiểu rằng những gì chúng ta bộc lộ không bằng lời mới chỉ là một phần cần để duy trì hội thoại.
Theo Nuôi con rối loạn phát triển (Trích Talkability)