Tập truyện gồm 5 tác phẩm Huệ tím, Chuyện chàng Augustus, Bích Thảo hóa thân, Thi nhân, Tin lạ từ một hành tinh.
Cổ tích của Hermann Hesse không chỉ dành cho trẻ thơ mà còn cho người lớn, truyện nghe như “xưa” mà lại rất “nay”. Tác giả sử dụng tài tình yếu tố thần tiên trong mối tương quan giữa thần tiên và con người, giữa uy lực siêu hình và khả năng phàm tục, giữa mộng và thực, giữa ước nguyện và cuộc sống thực tại, giữa khổ đau và hạnh phúc…
Trong tác phẩm của Hermann Hesse, những khát vọng trong đời sống hiện thực hòa quyện cùng những vấn đề của triết học, thi ca như: Khát vọng chinh phục cái đẹp (Huệ tím), hạnh phúc là nhận được yêu thương vô điều kiện hay khi mình trao tình yêu thương vô điều kiện (Chuyện chàng Augustus), hạnh phúc chỉ là tạm thời hay vĩnh cửu (Bích Thảo hóa thân), khát vọng vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật thi ca (Thi nhân), hay những trăn trở mang tính thời đại như chiến tranh nên chăng chỉ là một quá vãng trong kí ức của nhân loại (Tin lạ từ một hành tinh)…
Bìa cuốn “Huệ tím” do NXB Kim Đồng ấn hành đầu năm 2015
Cổ tích của Hermann Hesse không chỉ dành cho trẻ thơ mà còn cho người lớn, truyện nghe như “xưa” mà lại rất “nay”. Tác giả sử dụng tài tình yếu tố thần tiên trong mối tương quan giữa thần tiên và con người, giữa uy lực siêu hình và khả năng phàm tục, giữa mộng và thực, giữa ước nguyện và cuộc sống thực tại, giữa khổ đau và hạnh phúc…
Trong tác phẩm của Hermann Hesse, những khát vọng trong đời sống hiện thực hòa quyện cùng những vấn đề của triết học, thi ca như: khát vọng chinh phục cái đẹp (Huệ tím), hạnh phúc là nhận được yêu thương vô điều kiện hay khi mình trao tình yêu thương vô điều kiện (Chuyện chàng Augustus), hạnh phúc chỉ là tạm thời hay vĩnh cửu (Bích Thảo hóa thân), khát vọng vươn tới đỉnh cao của nghệ thuật thi ca (Thi nhân), hay những trăn trở mang tính thời đại như chiến tranh nên chăng chỉ là một quá vãng trong kí ức của nhân loại (Tin lạ từ một hành tinh)…
Khác với cổ tích cổ điển với kết thúc có hậu, thiện thắng tà, trong truyện cổ tích của Hermann Hesse, đó là con đường kiếm tìm chân lý của các nhân vật chính, là hành trình nội tâm kiếm tìm hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống.Những truyện cổ tích trong tập Huệ tím cho thấy lối viết tài hoa, ngôn ngữ sáng tạo và độc đáo của nhà văn Hermann Hesse. Nhiều câu văn của Hermann Hesse giống như những vần thơ, tuôn trào theo suối nguồn cảm xúc và và thăng hoa cùng trí tưởng tượng bay bổng.
Độc giả có thể bắt gặp trong tác phẩm rất nhiều những câu như “hạnh phúc ở khắp nơi nơi, trên núi dưới đồi, trong hoa tươi nở, trong ngọc sáng ngời”, hay “có cây tan ra thành nguồn suối, có cây thành cá sấu, có cây lại bơi lội nhởn nhơ, tung tăng khoái chí, thích thú tột cùng, bơi đi làm cá, hết làm cá rồi, thay hình mới mẻ”…Trong truyện cổ tích của Hermann Hesse, độc giả có thể thấy nhiều cảnh huống rất nên thơ, thể hiện sâu sắc tâm lí nhân vật, lúc lại hào hứng, dí dỏm với những biến chuyển bất ngờ.
Trong truyện cổ tích của Hermann Hesse, đó là con đường kiếm tìm chân lý của các nhân vật chính, là hành trình nội tâm kiếm tìm hạnh phúc và ý nghĩa của cuộc sống
Dịch giả Thái Kim Lan chia sẻ “Đọc truyện cổ tích của Hermann Hese hôm nay là một lời mời cùng với tác giả đi thăm vườn hoa tuổi thơ trong hiện tại, để nhớ về tuổi thơ đã qua quý giá đến chừng nào và để thương yêu những nụ hoa non mới chớm nở, để rồi TRẺ CÙNG GIÀ, mở lòng từ bi, yêu mến mọi người mọi vật trên thế gian.”Dịch giả TS. Thái Kim Lan là giáo sư giảng dạy Triết học so sánh tại Trường Đại học Ludwig-Maximilian, Muynich (Đức). Bà đã được trao tặng nhiều giải thưởng trong sự nghiệp sáng tác, nghiên cứu và những đóng góp trong việc thúc đẩy giao lưu văn hóa Đức – Việt.
P.H (NXB Kim Đồng)
Tác giả: Hermann Hesse sinh ngày 2.7.1877 tại Calw/Wuerttrmberg. Sau khi theo học nhiều năm ở trường Cổ Ngữ ở Goeppingen, ông tham gia khóa giảng về Thần học Tin lành vào năm 1891 ở tu viện MAULBRONN và muốn trở thành nhà thần học. Nhưng đến năm 1892, ông rời bỏ tu viện, làm nhiều nghề khác nhau. Trong lúc làm nghề bán sách và sưu tầm Cổ thư, ông đã tìm kiếm rất nhiều tài liệu căn bản cho công cuộc sáng tác văn chương của mình. Từ năm 1912, ông dừng lại tại Thụy Sĩ. Năm 1919, ông sống cố định ở MONTAGNOLA cạnh hồ LUGAN và mất năm 1962.Năm 1946, Hesse được Giải thưởng Nobel về văn học và Giải thưởng Geothe của Thành phố Frankfurt. Năm 1955, ông được hội các nhà sách tại Đức trao tặng Giải thưởng Hòa bình.
Dịch giả:GS TS Triết học THÁI KIM LAN sinh ra và lớn lên tại Huế, năm 1965 sang Đức du học, trở thành giảng viên triết học tại đại học tổng hợp Ludwig-Maximilian, Munich, Đức (từ năm 1978 đến năm 2007). Từ năm 1991, bà đứng ra thành lập hội Giao lưu Đức – Việt, khuyến khích người Đức sang Việt Nam đầu tư, và từ đó bà liên tục về nước tham gia giảng dạy và tổ chức nhiều hội thảo khoa học… Năm 2005, bà được trao giải thưởng Đào Tấn dành cho những đóng góp khôi phục bộ môn nghệ thuật Tuồng, đem văn hoá Việt Nam ra thế giới.
TÁC PHẨM CHÍNH:
NGHIÊN CỨU, TUYỂN CHỌN:Tuyển tập văn học Đức-Việt về B. Brecht và Hermann Hesse; Dẫn nhập triết học siêu nghiệm của I. Kant vào Việt NamSÁNG TÁC: Thư gửi con, Lạnh hơn xứ mình
TÁC PHẨM DỊCH: Người hảo tâm thành Tứ Xuyên (B.Brecht), Huệ tím (Hermann Hesse)GS TS Thái Kim Lan đã nhận được nhiều giải thưởng trong sự nghiệp sáng tác, nghiên cứu và những đóng góp trong việc thúc đẩy giao lưu văn hóa Đức – Việt:
• Giải nhất “Người ngoại quốc sáng tác bằng tiếng Đức” của Viện Institut für Deutsch als Fremdsprache, München, 1980.
• Giải thưởng Đào Tấn, 2005
• Giải thưởng Vinh danh nước Việt, 2006