Từ đường Họ Triệu tại Làng Triều khúc (Thanh trì, Hà nội), có câu đối về dạy bảo con cái.Nghe nói, ngày trước, các cụ thấy hay xin về, khắc vào trụ cửa, nơi dễ thấy, dễ đọc.Câu đối chữ nho, ngữ nghĩa bình dân, nguyên văn như sau:Kính kỳ sở tôn ái kỳ sở thân hiếu chi chí dãKhái hồ hữu văn ái hồ hữu kiến thành bất yểm phù敬 其 所 尊 爱 其 所 親 孝 之 至 也愾 乎 有 聞 懓 乎 有 見 誠 不 掩 夫có nghĩa là:Kính đấy là tôn trọng, yêu đấy là thân gần, việc Hiếu phải như thế.Giận thì phải nghe, thích có thể nhìn, thành thật không dấu giếm.Kính thì phải tôn trọng, Yêu thì phải gần gũi.Việc dạy con, đầu tiên là chữ Hiếu. Tác giả không yêu cầu quá nhiều, chỉ phải “Tôn” và “Thân”, kính trọng và gần gũi cha mẹ, các bậc bề trên là những điều cần thiết. Việc này dễ thực hiện, tạo ra môi trường giáo dục thân mật, sinh động để dễ truyền đạt dần dần những nội dung khác.
Về ứng xử, khi “Khái”, tức giận, không vừa ý, còn áy náy, con cái phải bình tĩnh để “Văn”, để nghe cho rõ và phân tích đúng sai, không bị áp đặt nhận thức.
Điều này quả là tiến bộ, thương yêu đúng mức, cầu mong con cái thức tỉnh, trưởng thành. Thích có thể nhìn, là điều quan tâm đến nhu cầu tâm, sinh lý muốn tìm hiểu, học hỏi, phát triển trí lực của thế hệ trẻ. Con cái được chủ động tích lũy kiến thức, tạo dựng nhân cách, nhưng không thể buông thả vì luôn được kiểm soát bằng “Thành”, sự thành thật. “Nhà giáo dục” hiểu biết được nhu cầu sẽ uốn nắn hành vi của con cái.
Đây, không phải là toàn bộ chương trình dạy con, nhưng sớm áp dụng 4 nội dung căn bản này, chẳng cần phải “cho roi, cho vọt”, cũng sẽ là tiền đề cho việc dạy bảo có kết quả cao.
Câu đối chưa được xác minh nguồn gốc, nhưng các cụ họ Triệu đã khắc 24 chữ này gần trăm năm, đọc lên, dễ nghe, không chỉ cho riêng con cái, còn như thông điệp dành cho người hôm nay…
Yêu thì phải gần gũi..(Hình mang tính chất… minh họa. Thần đồng đất Việt)