Tại Hà Nội: 06.05. – 14.05.2017
Viện Goethe, 56-58 Nguyễn Thái Học, Ba Đình
L’Espace, 24 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm
Casa Italia, 18 Lê Phụng Hiểu, Hoàn Kiếm
Đường sách Hà Nội, phố 19 tháng 12, Hoàn Kiếm
Vào cửa tự do
Lần thứ bảy, những ngày văn học châu Âu tại Hà Nội mời công chúng khám phá và thưởng thức. Đây là lần thứ hai, ngày hội văn học châu Âu được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Có tám quốc gia châu Âu tham dự ngày hội văn học được tổ chức cho các độc giả đủ mọi lứa tuổi có thể tham dự các buổi đọc sách với tác giả, giới thiệu sách, tham gia thảo luận, các cuộc triển lãm và xem phim.
Ngày hội văn học được các nước tham gia khai mạc ngày 6.5. tại Viện Goethe Hà Nội. Sau đó, Đức có hoạt động đầu tiên giới thiêu ba cuốn trong loạt sách tìm hiểu thế giới và khoa học “THẾ NÀO VÀ TẠI SAO“. Cuốn thứ ba trong bộ sách về Rico và Oskar: “Rico, Oskar và hòn đá bị đánh cắp“ được giới thiệu với các độc giả nhỏ tuổi cùng bộ phim “Rico, Oskar và những bóng đen bí ẩn“ (có thuyết minh).
Việt Nam có một truyền thống về thơ rất đáng tự hào được áp dụng để thể hiện thơ của nhà thơ Đức Jan Wagner. Jan Wagner đọc thơ trích trong tập thơ được giải thưởng “Biến tấu thùng nước mưa“ của mình. Nhóm Đông Kinh Cổ Nhạc trình bày một số bài thơ của ông theo các hình thức sân khấu truyền thống của Việt Nam. Tiểu thuyết “Người đàn bà trên cầu thang“ của Bernd Schlink sẽ do người dịch giới thiệu. Chúng tôi đang cố gắng để có thể giới thiệu sách và kết nối với tác giả qua mạng internet để tác giả giao lưu cùng độc giả Việt Nam.
Một số điểm nhấn khác của chương trình là bản dịch mới tác phẩm đầu tay của Franz Kafka: Châu Mỹ (hay Kẻ mất tích), Tập truyện tranh hài kinh điển lần đầu được phát hành tại Việt Nam “Cha và con“ của E. O. Plauen và buổi trao đổi ý kiến nhân dịp phát hành cuốn sách của Richard David Precht “Tại sao con tôi không muốn đến trường“ (Tên gốc Anna, nhà trường và Chúa kính yêu).