Home / Bài Viết / Những bí ẩn trong trang sách

Những bí ẩn trong trang sách

Tôi bước vào tiệm sách cũ ở phố đường tàu và đi tới quầy sách văn học. Bà chủ bảo cuốn sách màu xanh duy nhất của quán là cuốn hay nhất. Tôi quyết định mượn nó vài hôm. Về nhà, khi vừa mở cuốn sách ra, tôi chợt thấy một lá thư cũ nát, liệu nó đã ngủ vùi ở đây từ bao giờ? Tôi không biết. Vậy nó dành cho ai? Người đó có phải tôi hay không?

Tôi không nghĩ rằng người đặt nó vào là người quen của tôi. Nhưng nó đến từ chốn nào? Người ấy còn đó không?

Bỗng nhiên có tiếng chuông cửa vang lên. Ôi chao! Chẳng lẽ bức thư này có định vị à? Phải chăng ai đến tìm nó? Tôi hồi hộp ra mở cửa thì đó chi là người đưa hàng. Tuy nhiên, nguồn gốc của bức thư vẫn là một bí ẩn và nó kích thích trí tò mò của tôi.

Nguyễn Đinh Mai Lê (Lớp Nghĩ & Viết 4-5)

thu vien

Tôi là một nhà khảo cổ học. Hôm nay, đoàn chúng tôi đã khai quật được một thư viện cổ từ thời Maya. Sau khi xác nhận niên đại, mọi người vào bên trong tìm thêm các hiện vật. Lúc đầu, tôi rất sợ nhưng sự tò mò đã nén lại nỗi sợ hãi trong tôi. Tôi bước vào trong. Thư viện này khá rộng với ba gian chống bằng cột đất nung, cột gỗ vơi lối kiến trúc khá phức tạp. Trên tường, khá nhiều giá sách nằm ẩn hiện. Đi dọc theo những giá sách ấy, tôi tình cờ phát hiện một cuốn sách bằng gốm nung có ba mươi bảy trang dày đặc những kí tự khó hiểu. Lật tới trang số ba mươi, bỗng xuất hiện một bông hoa nhỏ. Có thể đó là một bông hoa nhài, cánh mỏng, tròn và trắng tinh. Những câu hỏi từ đâu tràn ra chiếm toàn bộ suy nghĩ của tôi. “Bông hoa này có đem lại may mắn cho tôi hay sẽ là xui xẻo? Nó có phải là một điềm báo về điều gì sắp xảy ra? Liệu mẹ thiên nhiên có nhớ nó không? Nó đã nở vào mùa xuân nào? Hạt giống nào đã tạo ra nó? Những hòn đá, cái cây bên cạnh còn nhớ nó không? Chúng có buồn khi mất bạn không? Vì sao nó lại bị hái đi? Người đã hái và đặt nó vào đây là ai ?…

Sau khi đã khai quật được các món quan trọng, cả đoàn trở về trong niềm hân hoan chỉ riêng tôi vẫn quẩn quanh với những câu hỏi về bông hoa kia?

Lê Vũ Phúc Hòa (Lớp Nghĩ & Viết 4-5)

sach co

Khi tôi bước vào một thư viện cổ và tìm được trong trang sách một bông hoa, tôi nghĩ bông hoa bí ẩn được đặt vào vì lý do gì, tại sao…? Sáng hôm sau, tôi đến thư viện và rút một cuốn sách khác ra và thấy có một bông hoa. Tôi lại bắt đầu suy nghĩ: “Tại sao tôi rút một cuốn sách khác rồi vậy mà vẫn có một bông hoa?”. Trong đầu tôi chỉ có hình ảnh về bông hoa đó nên tối đó, tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Sáng hôm sau, tôi quyết định lại đến thư viện đó, rút một cuốn sách khác và cũng có một bông hoa. Tôi bèn hỏi người thủ thư. Bà nói rằng, trong thư viện cổ này, những cuốn sách đều được đặt một bông hoa bên trong. Tôi hỏi tại sao, thì bà trả lời rằng chỉ có Chúa mới biết được điều này.

Đêm hôm đó, tôi trở về nhà như mọi khi, trong đầu toàn những câu hỏi tại sao, ai đặt vào đó…? Sáng hôm sau, tôi đã quyết định rằng không bao giờ đến thư viện đó nữa, nhưng trong tâm trí tôi không thể phai mờ hình ảnh bông hoa kỳ lạ đó.

Đoàn Phương Chi (Lớp Nghĩ & Viết lớp 4-5)

Vào một ngày đông lạnh giá rét, tôi bước vào một thư viện cổ không một bóng người. Lúc đầu, tôi cũng không dám bước vào nhưng sự bí ẩn của thư viện đã kích thích tôi và lôi kéo tôi vào trong. Thư viện này thật đồ sộ, cũ kĩ, rách nát. Tôi bước đến kệ sách thứ nhất. Những cuốn sách cổ này được khoác lên một lớp bụi dày như đã có ai để chúng mấy chục năm chưa động tới. Tôi chọn một cuốn sách bất kỳ. Rồi tôi mở nó ra. Tôi thấy một cành hoa khô úa được kẹp trong trang sách đã bay hương từ lúc nào không ai biết. Giữa chốn hoang vu, xơ xác này, nhất là ở trong một thư viện cổ, không biết ai đã đặt nó vào đây. Hàng vạn câu hỏi đang vẩn vơ trong trí óc tôi:

“Liệu đây có phải cành hoa của một người đã để quên trong trang sách?

Liệu đây có phải cành hoa của một cặp tình nhân đã chia lìa?

Tại sao cành hoa lại tàn úa?

Tại sao lại có cành hoa trong trang sách này?

Liệu rằng đây có phải một điềm báo của tôi?

Tại sao cành hoa này lại đẹp trong mắt tôi đến vậy?”

Lê Bảo Châu (Lớp Nghĩ & Viết 4-5)

About Bui Huong Lien

Scroll To Top