Home / Bài Viết / Trẻ tự kỷ có hay bị những bệnh khác không?

Trẻ tự kỷ có hay bị những bệnh khác không?

Người tự kỷ thường có những triệu chứng của những rối loạn thần kinh khác nhau tồn tại đồng thời. Những rối loạn đó gồm: ADHD, rối loạn tâm thần, rối loạn trầm cảm, máy giật, hội chứng Tourette, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, và các rối loạn lo âu khác.  Khoảng một phần ba trẻ và người tự kỷ trưởng thành có tiến triển động kinh.

 Các vấn đề về giác quan. Khi cảm nhận của trẻ chính xác, chúng có thể học từ những gì chúng nhìn, sờ, hoặc nghe thấy. Còn nếu thông tin về cảm giác của chúng sai lệch, trải nghiệm của trẻ về thế giới có thể rất lẫn lộn. Nhiều trẻ tự kỷ rất nhạy hoặc thậm chí đau đớn bởi các âm thanh, chất liệu, vị và mùi nào đó. Một số trẻ không thể chịu được cảm giác quần áo chạm vào da.  Một số âm thanh-tiếng máy hút bụi, tiếng điện thoại đổ chuông, cơn dông đột ngột, thậm chí tiếng sóng vỗ bờ- cũng có thể làm trẻ bịt tay và hét to.  Với người tự kỷ, não của họ dường như không thể cân bằng các cảm giác một cách phù hợp. Một số trẻ tự kỷ lại quá trơ ì với những chỗ đau hay nhiệt độ lạnh.  Có trẻ tự kỷ có thể ngã và gãy tay, mà không bao giờ khóc.  Có trẻ lại đập đầu vào tường mà không hề tỏ ra đau đớn, nhưng có khi chỉ chạm nhẹ vào chúng cũng có thể khiến chúng hét to như báo động.

Khuyết tật trí tuệ. Nhiều trẻ tự kỷ bị khuyết tật trí tuệ ở mức độ nào đó.  Khi kiểm tra, một số khả năng có thể bình thường, một số mặt khác có thể đặc biệt yếu. Ví dụ, một trẻ tự kỷ có thể thể hiện rất tốt trong trắc nghiệm đo các kỹ năng thị lực nhưng lại có điểm rất thấp về bài trắc nghiệm ngôn ngữ.

Động kinh. Cứ 4 trẻ tự kỷ lại có 1 trẻ có thể tiến triển các cơn động kinh, thường bắt đầu từ khi nhỏ hoặc lúc trưởng thành. Động kinh, gây ra bởi các hoạt động điện não bất thường, có thể khiến trẻ trở nên vô thức tạm thời (ngắt điện), cơ thể co giật, các cử động bất thường, hoặc mắt trợn ngược.  Có lúc hiện tượng này là do thiếu ngủ hoặc sốt cao cộng thêm vào.  Chụp điện não đồ (EEG) có thể giúp khẳng định trẻ có động kinh không.  Trong hầu hết trường hợp, động kinh có thể được tầm soát bởi nhiều loại thuốc gọi là thuốc chống co giật anticonvulsants. Liều uống được điều chỉnh thận trọng để hạn chế tối đa lượng thuốc phải phải sử dụng mà vẫn hiệu quả.

 Hội chứng nhiễm sắc thể X dễ gãy. Rối loạn này là dạng thường thấy nhất dẫn đến khuyết tật trí tuệ. Nó được gọi như vậy vì một phần của nhiễm sắc thể X có phần khiếm khuyết có vẻ bị xoắn và dế gãy khi nhìn dưới kính hiển vi. Hội chứng này ảnh hưởng đến khoảng 2-5% người tự kỷ. Trẻ tự kỷ cần kiểm tra xem có bị hội chứng này không, nhất là nếu cha mẹ trẻ định có thêm con. Vì một lý do chưa rõ, nếu trẻ tự kỷ mắc cả hội chứng này nữa thì 50% số trẻ của cùng cặp bố mẹ đó sẽ mang hội chứng này. Các thành viên khác trong gia đình đang định có con cũng có thể nên kiểm tra.

 Xơ cứng thân/Tuberous sclerosis. là một rối loạn di truyền hiếm gặp có thể do một u lành phát triển trong não cũng như những cơ quan quan trọng khác. Nó luôn có một liên hệ chặt chẽ với tự kỷ.  Khoảng 1 đến 4 % người tự kỷ cũng mắc cả rối loạn này.

Nguồn: Nuôi con rối loạn phát triển

About DuongMy

Scroll To Top