Home / Giới thiệu sách / Buổi đọc sách / Buổi đọc sách Khoa học “Cách mọi vật vận hành” (T.J. Resler, Nhã Nam & NXB Thế giới, 2019)

Buổi đọc sách Khoa học “Cách mọi vật vận hành” (T.J. Resler, Nhã Nam & NXB Thế giới, 2019)

doc sach cach moi vat van hanh (1)

Cuốn sách này hết sức nguy hiểm, bởi vì “nó có thể khiến bạn nghĩ mình có khả năng làm được những điều không thể”.

Sự phát triển của công nghệ biến những điều không thể thành có thể. Chỉ với một chiếc điện thoại, bạn có thể gửi thư điện tử, nói chuyện với bạn ở tận bên kia bán cầu hay gọi món pizza ưa thích… Điều gì đã xảy ra vậy? Đó chính là nhờ các ứng dụng trên chiếc điện thoại thông minh – smartphone. Đã xa rồi thời điện thoại “cục gạch”, chỉ với những lần chạm tay là bạn có thể “điều khiển” chiếc điện thoại theo ý muốn. Có thể dùng ngón, đinh sắt hay bình nước (tùy loại) để sử dụng điện thoại không? Có đấy, cuốn sách này sẽ bật mí cho bạn biết tại sao.

doc sach cach moi vat van hanh (2)

doc sach cach moi vat van hanh (4)

Nào mình cùng nhau làm thí nghiệm nhé!

Nếu ai đã từng mê mẩn chú mèo máy Doraemon hoặc cậu bé phù thủy Harry Potter thì chắc hẳn sẽ ao ước sở hữu chiếc áo tàng hình. Các nhà khoa học hiện nay đã có thể làm được điều đó. Thực ra không có gì biến mất cả, chỉ là vật thể bị biến mất khỏi tầm nhìn của chúng ta, là ảo giác quang học. Các nhà nghiên cứu ở Đại học Rochester (New York, Mỹ) đã tìm ra cách đơn giản để tạo ra ảo giác này bằng cách sử dụng một thấu kính. Hứa hẹn rằng trong tương lai sẽ có nhiều điều kỳ diệu hơn nữa xuất hiện.

Hàng ngày có một nơi bạn thường xuyên ra vào mấy lần, đó chính là điều bạn đang nghĩ tới đấy: nhà vệ sinh. Chiếc bồn cầu hiện đại thật là một vật hữu dụng. Xa xưa, thiết kế của bồn cầu tốn khá nhiều nước: 13-26 lít cho một lần xả. Đến nay, con số đã giảm xuống 4,8 lít. Ngoài ra, người ta còn gọi nó là ngai vàng vì một vài loại có thể chơi nhạc, làm ấm mông hay thậm chí rửa sạch cho bạn. Nếu cần một cái tên khác, hay hỏi những thợ sửa ống nước ở công ty Roto – Rooter, họ đã liệt kê 101 cái tên dành cho bồn cầu trên trang web.

doc sach cach moi vat van hanh (3)

doc sach cach moi vat van hanh (5)

Điện thoại thông minh thật là… thông minh

Tăm dùng để làm gì nhỉ, ai cùng biết rồi mà nên chúng ta không cần phải trả lời một câu hỏi “khó” như thế. Nhưng chỉ cần thêm trí tưởng tượng và lọ keo là có thể biến chúng thành một thứ kỳ diệu như ngôi nhà hay thậm chí là cả lâu đài. Nhiều người thắc mắc vì sao keo không bị kẹt trong lọ đựng. Bởi vì nó không thể dính cho đến khi tiếp xúc với không khí. Bên trong lọ có hóa chất giúp nó ở dạng lỏng, khi bóp keo ra thì nước bắt đầu bay hơi vào không khí và keo bắt đầu khô lại. Và thế là những mảnh vỡ được hàn gắn. Thời cổ đại, con người đã biết đun sôi đường hoặc dùng nhựa của cây thông để làm chất kết dính.

Nếu không thể đứng kè kè bên bếp ga, bên bình đun nước thì bạn vẫn có cách để uống trà nóng bằng bình giữ nhiệt. Một thiết kế đơn giản, thông minh để giữ nhiệt bên trong hoặc ngăn nhiệt bên ngoài chui vào. Đó là một vật có hai lớp, và ở giữa hai lớp là môi trường chân không. Chân không là môi trường không chứa gì cả, không hề có vật chất. Vì đặc tính này mà nhiệt không thể bị truyền qua.

Các nhạc cụ có hình dáng và kích thước khác nhau nhưng đều có một nguyên lý để phát ra âm thanh: mộ bộ phận nào đó rung lên, lắc qua lắc lại rất nhanh. Thiết kế chính là mấu chốt khiến cho các nhạc cụ có âm thanh khác nhau. Ngay cả chiếc đàn guitar cũng nghe sẽ khác nhau phụ thuộc vào chất liệu gỗ, loại dây. Những nhạc cụ cổ xưa nhất mà loài người từng biết đến là cây sáo làm từ xương chim và ngà voi ma mút, chúng khoảng 42.000 đến 43.000 năm tuổi…

doc sach cach moi vat van hanh (6)

doc sach cach moi vat van hanh (7)

doc sach cach moi vat van hanh (8)

doc sach cach moi vat van hanh (8)

doc sach cach moi vat van hanh (9)

doc sach cach moi vat van hanh (10)

Bình tĩnh nhẹ nhàng vượt qua thử thách

Nào, giờ thì bạn đã thấy cuốn sách này nguy hiểm chưa? Hãy cầm ngay lên và khám phá những bí mật của khoa học nhé!

Cò Trắng (viết cho CLB Đọc sách cùng con)

About admin2

Scroll To Top