Home / Giới thiệu sách / Buổi đọc sách / Buổi đọc sách Khoa học “DK findout – Núi lửa” (Maria Gill, Robert Dinwiddie cố vấn, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2019)

Buổi đọc sách Khoa học “DK findout – Núi lửa” (Maria Gill, Robert Dinwiddie cố vấn, Nhã Nam & NXB Hội nhà văn, 2019)

doc sach khoa hoc nui lua (12)

Núi lửa là gì? Núi lửa sẽ khiến bạn cảm thấy sợ hãi, run bần bật, rất nguy hiểm… dù mới chỉ thấy hình ảnh qua tivi hoặc sách báo, internet. “Nham thạch – Magma” hay “Dung nham – Lava” đều là những từ ngữ quen thuộc khi nhắc đến núi lửa nhưng chúng lại có bản chất khác nhau. Núi lửa là môt lỗ hổng trên bề mặt Trái đất, nơi đá nóng chảy – nham thạch (magma) trào ra ngoài. Khi chúng chảy ra khỏi đỉnh núi lửa thì nham thạch được gọi là dung nham (lava). Một đặc điểm rất dễ nhận ra đấy chính là ở đâu có núi lửa, ở đó sẽ xuất hiện nhiều tro bụi, khí ga và nhiệt độ thì cao khủng khiếp.

doc sach khoa hoc nui lua (1)

doc sach khoa hoc nui lua (3)

Nhiều bạn đã biết cách phân biệt “nham thạch” và “dung nham”

Hàng năm, các nhà khoa học đã thông kê được trên thế giới có khoảng 60 ngọn núi lửa phun trào. Chúng được xếp loại “núi lửa hoạt động”, nguy hiểm không kém chính là loại “núi lửa đang ngủ” vì có thể vào một ngày không đẹp trời, thảm họa sẽ xuất hiện nếu nham thạch phun lên. Và chắc chắn một điều nếu núi lửa không có nham thạch thì chúng sẽ không bao giờ phun trào, sẽ không gây nguy hiểm cho nhân loại. Đó là loại “núi lửa đã chết”.

doc sach khoa hoc nui lua (5)

doc sach khoa hoc nui lua (4)

doc sach khoa hoc nui lua (6)

Một nhà khoa học nếu đi vào vùng núi lửa để nghiên cứu thì sẽ cần trang bị thật kỹ càng

Dựa vào hình dáng, đặc điểm hình thành mà các nhà khoa học chia thành bốn loại núi lửa: núi lửa nón xỉ, núi lửa dạng tầng, núi lửa hõm chảo, núi lửa hình khiên. Sự tàn phá của thảm họa này thật khủng khiếp. Núi lửa St.Helens thuộc dãy Cascade vùng Tây Bắc Hoa Kỳ đã giảm độ cao từ 2.950m xuống còn 2.549m vào ngày 18/05/1980 chỉ một ngày sau khi nham thạch phun trào. Vụ nổ khủng khiếp gây ra tiếng vang vô cùng lớn, có thể nghe được từ cách đó 320km. Hơn 10 triệu cây cối bị san phẳng, 57 người thiệt mạng và hàng ngàn sinh vật đã không còn tồn tại. Vì thế những người dân sống quanh các khu vực núi lửa luôn phải nắm vững các dấu hiệu nhận biết, dụng cụ sinh tồn sẵn sàng trong mọi hoàn cảnh đề phòng thảm họa xảy ra.

Sự phun trào của nham thạch không chỉ tạo thành những lỗ hổng trên miệng núi lửa mà còn tạo ra các hiện tượng thiên nhiên kỳ thú như: bể bùn, mạch phun nước và lỗ phun khí. Tất cả những hiện tượng này đều rất… nặng mùi.

Nếu không có núi lửa thì sao gì? Thì sẽ không có những kỳ quan thiên nhiên, không có quần đảo Hawaii nổi tiếng hình thành sau một vụ phun trào, tro bụi núi lửa rất giàu khoáng và có lợi cho cây trồng. Nghe có vẻ khó tin nhưng sự thật là sắt nóng chảy từ núi lửa đã được sử dụng để tạo nên siêu nam châm, một phần không thể thiếu trong các sản phẩm công nghệ cao, ví dụ như chiếc điện thoại thông minh mà bạn đang cầm trên tay. Vậy là núi lửa cũng không hoàn toàn gây hại nếu con người biết cách tránh xa.

doc sach khoa hoc nui lua (7)

doc sach khoa hoc nui lua (8)

doc sach khoa hoc nui lua (9)

doc sach khoa hoc nui lua (10)

Bạn có thể tự tạo một núi lửa ở nhà đấy!

Núi lửa có thể đang ngủ, đang phun trào hoặc phun trào nhiều lần đến mức che khuất Mặt trời và hạ nhiệt Trái đất, đó là một trong bốn yếu tố xếp hạng chúng vào nhóm “siêu núi lửa”.

Không chỉ trên hành tinh của chúng ta mà cả ở ngoài không gian cũng có núi lửa: sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương. Hầu hết những thông tin con người có được đều từ tàu thăm dò vũ trụ.

Vậy quốc gia nào có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất? Có thể nhiều câu trả lời sẽ là Nhật Bản nhưng đáp án chính là Indonesia. Còn vô vàn những sự thật kinh hoàng và bớt kinh hoàng về núi lửa đang chờ các độc giả nhỉ khám phá trong cuốn sách này đấy nhé!

Bài viết: Cò Trắng, ảnh: Lê Mai

About admin2

Scroll To Top