Home / Giới thiệu sách / Buổi đọc sách / Buổi đọc sách Khoa học “Vì sao cá không bị ngộp nước” (Anna Claybourne, Claire Goble minh họa, NXB Kim Đồng, 2018)

Buổi đọc sách Khoa học “Vì sao cá không bị ngộp nước” (Anna Claybourne, Claire Goble minh họa, NXB Kim Đồng, 2018)

doc sach vi sao ca khong bi ngop nuoc (1)

Vì sao cá không bị ngộp nước nhỉ? Vì cá có “mang” giúp chúng lấy được oxi trong nước, thở được trong nước mà phổi thì không làm được công việc đó.

Động vật xuất hiện lâu hơn rất nhiều so với con người, từ hơn 500 triệu năm trước. Hai nhóm chính là động vật không xương sống và động vật có xương sống thường cả có bộ khung xương.Nếu phát hiện ra một loài động vật mới thì bạn cũng cần đặt tên chúng theo quy tắc bằng tiếng La-tinh, không được trùng lặp. Ví dụ như “homo sapiens” có nghĩa là “người hiểu biết” hay “người tinh khôn” chính là tên của bạn đấy. Và có bao giờ bạn tự đặt câu hỏi rằng tại sao mình không có đuôi như thú cưng không. Thật tế là có đấy, chỉ là trong quá trình tiến hóa thì hiện nay “đuôi” của con người chỉ còn lại một mẩu nhỏ ở vị trí cuối cùng của cột sống, được gọi là xương cụt.

doc sach vi sao ca khong bi ngop nuoc (2)

Nếu quá trình tiến hóa khiến đuôi của con người bị mất đi thì cổ của hươu cao cổ lại dài ra gấp 10 lần so với tổ tiên của chúng. Chỉ bởi đơn giản là chúng cần lấy những lá cây ở trên cao làm no bụng.

Để tồn tại thì không chỉ cần thở, ăn uống mà động vật còn phải biết tấn công và chống lại kẻ thù nữa. Nếu rắn hổ mang dùng những cú táp chí mạng với nọc độc siêu mạnh thì nhím lại sử dụng chính những gai nhọn phủ đầy cơ thế. Theo các chuyên gia, sứa hộp là loài động vật có nọc độc mạnh nhất. Chúng sống ở những vùng biển ấm quanh Úc và Đông Nam Á. Nếu không đưa đến bệnh viện kịp thời thì con người sẽ chết trong vài phút thôi.

Bạn vẫn tắm hằng ngày hay nếu trời lạnh quá hoặc trot lười thì hai ngày tắm một lần cũng không có vấn đề gì nhưng lũ mèo nhìn chung thuộc nhóm ghét tắm (trừ một số ngoại lệ). Chúng tự lau rửa bằng cách liếm láp tòan bộ cơ thể, bao gồm cả mông. Trông rất không đẹp mắt khi chúng làm như thế những là chuyện thường ngày ở huyện với họ nhà mèo.

doc sach vi sao ca khong bi ngop nuoc (3)

Có rất nhiều cách để trốn tránh kẻ thù và tắc kè hoa đã trở thành những chuyên gia ngụy trang đại tài. Chúng thay đổi sắc tố trên da để ngụy trang. Mỗi loài vật đều có những khả năng khiến con người mơ ước. Họ mèo, cá sấu, sói, sư tư biển… có một bộ phận phía sau mắt gọi là “tapetum lucidum – thảm sáng” giúp chúng nhìn tốt hơn về đêm, hoặc dưới nước sâu.

Chúng ta ăn cơm, ăn gà quay, ăn phở bò ngon lành còn lũ ruồi thì ăn… phân. Đó là món khoái khẩu của chúng, chứa một số dưỡng chất có ích. Chúng còn đẻ trứng vào đó để khi ấu trùng nở ra sẽ có ngay một bữa ăn chờ sẵn. Bọ hung còn tạo ra những quả bóng bằng phân để lăn về tổ nuôi cả nhà.

doc sach vi sao ca khong bi ngop nuoc (5)

Cá sấu cũng có rốn đấy nhé, là một mảng những vảy nhỏ hơn. Là dấu vết của cơ quan truyền dinh dưỡng khi con vẫn còn trong bụng mẹ, thực chất là một vết sẹo.

Con người vẫn luôn mơ ước có khả năng bay, họ đã từng gắn những đôi cánh bằng lông vũ vào cánh tay nhưng chẳng ăn thua. Đơn giản vì vốn tạo hóa sinh ra thế, chim có cấu tạo thích hợp để bay. Đôi cánh của chúng rất lớn so với tỷ lệ cơ thể, tạo lực nâng tối đa. Chim còn có những khoang rỗng trong xương, khiến cơ thể nhẹ hơn so với kích thước. Cuối cùng là phần ức có những cơ bay to, khỏe để điều khiển và tạo lực nâng cho đôi cánh. Cá biệt là một số loài chim lại không thể bay như đồng loại: chim cánh cụt, đã điểu và vẹt cú.

doc sach vi sao ca khong bi ngop nuoc (4)

Động vật có những khả năng đáng kinh ngạc khiến con người phải kiêng nể, tài năng tiếp theo chính là sự ghi nhớ. Voi phải học và nhớ rất nhiều để sinh tồn, như những nơi tốt nhất để tìm nước vào mùa khô. Con đầu đàn nhớ được những cá thể khác trong bầy. Điều tương tự cũng xảy ra với người chăm sóc trong sở thú và người huấn luyện.

Bài viết: Cò Trắng, ảnh: Lê Mai

About admin2

Scroll To Top