Home / Giới thiệu sách / Bộ sách “Ô kìa! Em có biết?” (Alain M. Bergeron – Michel Quintin – Sampar, Nhã Nam & NXB Dân trí, 2019)

Bộ sách “Ô kìa! Em có biết?” (Alain M. Bergeron – Michel Quintin – Sampar, Nhã Nam & NXB Dân trí, 2019)

“Ô kìa! Em có biết?” là bộ sách gồm những câu chuyện hài hước về các loài động vật quen thuộc: cá mập, bạch tuộc, hổ, voi và khủng long. Nhiều thông tin có thể khiến các độc giả bất ngờ vì sự lầm tưởng lâu nay.

Em có biết các bộ phim khiến cá mập là hiện thân của sự đáng sợ, luôn tấn công con người một cách tàn bạo ở đại dương. Sự thật thì chỉ có 20 trong số 400 loài cá mập có thể gây nguy hiểm, phần còn lại là vô hại. Đáng sợ nhất là: cá mập trắng lớn, cá mập hổ, cá mập bò mắt trắng và cá mập vây trắng đại dương. Một số loài thậm chí còn bị lầm tưởng là cá mòi vì chỉ dài khoảng 20cm. Con người trưởng thành có tối đa 32 răng còn cá mập nhiều hơn đến 100 lần (tùy từng loài). Có một chi tiết trong các bộ phim rất đúng với thực tế, đó là vì khứu giác siêu nhạy nên dù mùi máu ở cách xa hàng ki lô mét thì rất nhanh thôi cá mập ăn thịt sẽ có mặt. Một số cá mập có đặc tính lộn mắt vào trong để bảo vệ “cửa sổ tâm hồn” khi tấn công con mồi nên chẳng may có đối diện với chúng hãy tận dụng những giây phút vàng ngọc may mắn để tẩu thoát.

Em có biết rằng bạch tuộc cũng có miệng không, nó nằm bên dưới tám xúc tu và chúng còn có một cái mỏ rất sắc như mỏ vẹt. Là động vật thân mềm nhưng họ nhà bạch tuộc có một sức mạnh đáng sợ nhờ các “chân” với đầy giác hút. Chúng dùng công cụ này để di chuyến, ẩn náu và tấn công con mồi một cách nhanh gọn. Giống như mực, bạch tuộc hay dùng chiêu tháo chạy bằng cách phun ra một đám mây mực dày đặc có màu hơi đen. Thỉnh thoảng, loài vật này tăng cường sức mạnh bằng cách lấy trộm những chiếc xúc tu cực độc của một loài sứa thuộc vùng biển Thái Bình Dương và tự vệ. Ôi một con bạch tuộc có nhiều hơn tám xúc tu sẽ là con gì nhỉ, tuộc sứa chăng? Danh hiệu “tắc kè đại dương” chắc chắn thuộc về bạch tuộc rồi, thân hình màu gì sẽ tùy thuộc vào tâm trạng của chúng và rất hữu dụng trong sự nghiệp ẩn thân.

bia o kia e co biet

Cuốn sách này sẽ khiếm em vui đấy!

Em có biết voi là loài thuận ngà phải hoặc ngà trái, giống tay thuận ở người. Chiếc ngà được sử dụng nhiều hơn thường sẽ ngắn hơn do bị mài mòn. Hiện nay, trong tự nhiên có hai loài là voi châu Phi và voi Châu Á. Những người bạn sống ở lục địa đen có thân hình to hơn một chút so với đồng loại. Vòi voi chính là chiếc mũi của chúng, có thể dài đến 2,5m và nặng tới 140kg. Dù không phải là kẻ nói dối siêu đẳng nhưng có thể nhận ra rằng mũi voi dài nhất thế giới. Chúng dùng để thở, ăn uống, cảm nhận và tấn công kẻ thù nữa. Danh hiệu vừa khỏe vừa khéo xứng đáng trao cho loài voi. Nhờ các mô cơ ở vòi, voi có thể nhổ bật gốc cây nhẹ lựa lông hồng hoặc dễ dàng ngắt vài bông hoa, nắm một hạt lạc.

Em có biết nếu Thế vận hội cho phép ngoài con người tham gia thi đấu thì trên bảng xếp hạng sẽ khiến chúng ta buồn lắm đấy. Chính là bởi vì kỷ lục Olympic nhảy cao và nhảy xa lần lượt là 2,45m và 8,95m trong khi hổ có thể vượt xa với thành tích là 4m và 10m. Chúng cũng là các tay bơi cừ khôi, kỷ lục sức bền thuộc về một con hổ Sumatra bơi qua khoảng cách 29km. Nếu mà chơi kéo co thì cũng thôi rồi, hổ dễ dàng chiến thắng những mười ba người đàn ông. Giả sử hổ có thể đi lại mua bán như con người thì các siêu thị sẽ ế ẩm mất. Chúng ta thường ăn hai đến ba bữa một ngày còn hổ ăn một thể cho cả tuần.

Em có biết vào thời của khủng long, có cả những loài côn trùng khổng lồ sinh sống không? Chuồn chuồn dài đến 75cm còn gián dài tới 30cm. Có lẽ lại có thêm một sự hiểu lầm ở đây khi trong số 800 loài khủng long mà các nhà khoa học đã tìm ra với đủ kích thước, hình dạng thì hầu hết đều có bản tính hiền lành, chỉ ăn cỏ. Dù dài 6m và nặng 2000kg nhưng khủng long Stegosaurus chỉ có bộ não 85g, tương đương mọt hạt óc chó. Hiện nay, nguyên nhân thực sự vì sao khủng long biến mất. Có thể do nạn đói, bệnh tật hoặc vì Trái Đất lạnh đi?

Em có biết có thể em sẽ cười ngả nghiêng khi đọc những cuốn sách này. Mỗi trang đều có những câu chuyện hài hước kinh dị và đi kèm thông tin khoa học bên dưới. Hãy đọc để tự giải đáp thắc mắc, hiểu lầm bấy lâu nay về những loài vật quen thuộc. Và hãy thử chơi đố vui với anh chị em và cả bố mẹ nữa nhé!

Cò Trắng (Viết cho CLB Đọc sách cùng con)

About admin2

Scroll To Top