Home / Giới thiệu sách / Buổi đọc sách / Buổi đọc sách Khoa học “Âm thanh kinh hồn” (Nick Arnold, NXB Trẻ, 2016)

Buổi đọc sách Khoa học “Âm thanh kinh hồn” (Nick Arnold, NXB Trẻ, 2016)

Âm thanh là gì? “Âm thanh là những biến đổi nhỏ xíu trong áp suất không khí. Những biến dổi này được tạo bởi sóng âm và bạn có thể nhận biết nhờ các màng tai tuyệt cú mèo của mình” (tr. 20). Thật là lằng nhằng, chả dễ hiểu gì cả đúng không? Cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn đấy.

“Âm thanh kinh hồn” (Nick Arnold, NXB Trẻ, 2016)

Bạn biết không: Chỉ một nốt nhạc cũng đủ làm vỡ kính, hoảng hồn hơn là bị choáng âm thanh có thể chết người cơ đấy, âm thanh làm tròng mắt bạn quay vòng vòng trong hốc mắt (vì thế mà trong mấy bộ phim hoạt hình người ta thường sử dụng điều này để thêm phần sinh động). Con người có ngôn ngữ riêng và động vật cũng vậy, chúng thể hiện điều đó qua những tiếng kêu. Thử làm trắc nghiệm xem bạn có thể sống xót khi nghe thấy những báo động bằng âm thanh ấy không nhé!

Nếu muốn tìm hiểu thật  kĩ cơ chế hoạt động của tai thì hãy ngắm và đọc thật kỹ hình minh họa của Tony De Saulies, biết đâu đấy bạn sẽ trở thành một bác sĩ hay một nhà khoa học. Các chứng bệnh về tai cũng được đề cập trong cuốn sách này. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc một người bị điếc, ngày nay sự phát triển của y học đã giúp đỡ họ rất nhiều trong việc lắng nghe. Nhân loại đều biết nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven (1770-1822), thính lực của ông đã giảm dần từ năm 30 tuổi, thế nhưng điều đó không ngăn cản được việc hàng loạt các bản nhạc kinh điển ra đời vì Beethoven đã tìm mọi cách để hình dung tiếng nhạc sẽ ngân vang như thế nào. Điều đáng tiếc là ông không thể chỉ huy dàn nhạc được nữa.

Nhắc đến âm thanh mà không nhắc đến Decibel (dB) thì hơi phí vì đây là đơn vị đo độ lớn của âm thanh, được đặt theo tên của nhà khoa học Alexander Graham Bell (1847 – 1922). Mỗi lần đến 3dB thì âm thanh lại to lên gấp đôi, tức là 4dB to gấp đôi 1dB. Nếu muốn thử giọng mình khỏe đến mức nào thì hãy kiếm một cái máy đo hoặc tiện hơn là mượn tạm điện thoại của bố, mẹ đã cài sẵn ứng dụng, rồi lấy hết sức hét thật to xem có thu được con số 125dB không bởi vì đây chính là ngưỡng mà con người có thể nghe được. Vượt quá con số này sẽ khiến chúng ta cảm thấy đinh tai, nhức óc như người lớn vẫn thường nói khi thấy mấy em bé nô đùa đến mức không thể chịu được.

Nhiều người cứ tưởng thiên nhiên yên tĩnh, thanh bình lắm nhưng động vật không bao giờ chịu im tiếng cả. Thế giới của chúng đầy những tiếng kêu, tiếng tru, tiếng rú kinh hoàng. Tất nhiên những âm thanh ấy dùng để thể hiện ngôn ngữ riêng.

Vào năm 1983,kỷ lục thế giới đã ghi nhận Roy Lomas (người Anh) huýt sáo lên tới 122,5dB có nghĩa là còn to hơn động cơ máy bay cỡ nhỏ. Nếu muốn trở nên nổi tiếng thì một trong những cách các bạn

Vẫn còn nhiều điều kinh hồn về âm thanh đang chờ bạn trong cuốn sách này đấy nhé ^^

Một số hình ảnh trong buổi đọc sách:

Lắng nghe một đoạn nhạc, bạn cảm thấy thế nào?

Thử tài sống sót nhé

Bạn biết gì về áp suất không khí?

…hay đôi tai của mình?

Thử làm một số thí nghiệm

Để cùng nhau cười to

About admin2

Scroll To Top