Các chuyên gia cho biết trẻ em hiện nay có nhiều nỗi lo lắng hơn bao giờ hết. Hãy cùng tìm hiểu xem tại sao lại như vậy và bạn có thể làm gì khi bạn nhận ra các dấu hiệu lo lắng ở trẻ.
Bạn cho con đi học ở một ngôi trường danh tiếng, thay vì về nhà với niềm vui và sự phấn khích, con bạn lại không ngừng khóc, vật lộn với bài tập về nhà mỗi tối. Bé thấy sợ hãi và lo lắng. Bạn cũng sợ hãi và lo lắng. Bạn có thể làm gì để giúp con?
Nhận diện nỗi lo lắng
Nếu con bạn có những biểu hiện sau đây thì đó vẫn là nỗi lo lắng bình thường:
- Trẻ lo lắng về bài kiểm tra sắp tới
- Thức dậy giữa đêm để học bài
- Không hoàn toàn vui vẻ khi tham gia một bữa tiệc
- Không chú ý hoàn toàn đến các con vật khác
Nếu con có các biểu hiện sau thì thực sự là “báo động đỏ”:
- Nôn, mất ngủ, khóc vì căng thẳng
- Gọi bạn dậy vào giữa đêm
- Từ chối đi đến các bữa tiệc
- Cần được dỗ dành khi ở bên ngoài vì bé cảm thấy sợ hãi sẽ bị cắn hoặc tấn công
Giúp con vượt qua
Với những gợi ý dưới đây, bạn sẽ cho trẻ thấy những điều mà trẻ đang lo lắng không đáng sợ như trẻ nghĩ.
1. Hãy bình tĩnh. Phản ứng thái quá chỉ làm cho mọi việc tệ hơn mà thôi. Vì vậy mà hãy nhìn xa hơn một chút: Nếu bạn không cho trẻ cơ hội đối đầu với sự sợ hãi của mình, trẻ sẽ luôn sợ hãi khi có bất kỳ thách thức nào xảy đến.
2. Hãy thông cảm. Giải thích cho trẻ biết rằng lo lắng là một việc hết sức bình thường và chia sẻ với con câu chuyện của bạn: Khi mẹ còn bé như con, mẹ rất sợ các bài kiểm tra. Nhưng mẹ học được rằng cách tốt nhất để không còn lo lắng nữa chính là đối mặt với nó. Sau đó, hãy giúp con bạn làm điều đó. Bạn có thể nói với trẻ rằng: “Mẹ thấy rằng con rất sợ đến trường. Mẹ sẽ nắm tay con và cùng bước vào lớp với con”.
3. Hãy từ từ. Chia nhỏ các thách thức ra để chúng có thể quản lý được. Nếu trẻ sợ hãi khi ngủ một mình, hãy thường xuyên ghé qua phòng trẻ, cứ vài phút một lần cho đến khi trẻ đi vào giấc ngủ, dần dần kéo dài khoảng cách thời gian giữa các lần ghé vào phòng trẻ. Đây là một trong những cách tốt nhất để dập tắt một nỗi sợ hãi cụ thể.
5 bài tập nhỏ giúp con
- Mời con kéo căng và thả lỏng các cơ theo từng nhóm, ví dụ nhóm cơ tay, cơ chân, cơ bụng, hãy bắt đầu từ các ngón chân. Khi làm vậy, trẻ sẽ thả lỏng cơ thể, thả lỏng sự căng thẳng, cơ thể thoải mái thì não bộ cũng sẽ thoải mái.
- Mời con chú ý đến các âm thanh xung quanh cho đến khi con nghe thấy 5 âm thanh khác nhau. Khi con tập trung suy nghĩ vào một điều gì đó sẽ giúp trẻ tĩnh tâm lại thay vì lo lắng tới tương lai.
- Học sinh tiểu học có thể viết các nỗi sợ hãi vào giấy và giấu trong hộp giày. Viết ra các lo lắng giúp trẻ tối giản sự sợ hãi và tạo “giấy phép” cho trẻ để nỗi sợ hãi qua đi.
- Mời trẻ nhớ lại một thời điểm mà con đối mặt với một tình huống sợ hãi và vượt qua nó, hoặc học được từ một sự việc khó khăn. Cho trẻ nhìn thấy hình ảnh thành công đã có sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn.
- Mời trẻ giả định rằng con đang cầm một miếng pizza. Mời con ngửi thật sâu bằng mũi và làm mát miếng bánh bằng cách thổi qua miệng. Việc tập trung hơi thở sẽ gửi thông điệp lên não bộ rằng đó là thời gian để thư giãn.
Hiếu Nguyễn dịch
Tác giả: Ginny Graves
Nguồn: http://www.scholastic.com/