Ôi nhắc đến “bọ” là nhiều người sẽ thấy đáng sợ thậm chí là sởn gai ốc. Con người cho rằng mình thống trị hành tinh này nhưng thực ra côn trùng mới làm điều đó. Bộ sách “Những loài bọ phá kỷ lục” (Matt Turner, Santiago Galle minh họa, Đoàn Phạm Thùy Trang dịch, NXB Trẻ, 2020) không dành cho người yếu tim nhưng sẽ là một cẩm nang cho các nhà côn trùng học tương lai.
“Côn trùng đáng kinh ngạc” sẽ khiến cho các độc giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Chúng sống thành các quần thể siêu phức tạp, cùng hợp tác để xây dựng nên những kiến trúc khổng lồ hay đánh đuổi kẻ thù. Gián là thuộc họ “cứng đầu” dù có bị mất đầu đi chăng nữa vì chúng có thể sống cả tuần và chỉ chết vì bị đói. Giả sử khi thân ở lại đầu đi nhé mà có cách nào đó bổ sung thức ăn vào cơ thể thì chúng vẫn tồn tại đến khi nào có thể. Kiến sống thành đàn và mỗi con lại có nhiệm vụ rõ ràng: kiến chúa cần được chăm sóc tốt sức khỏe để suy trì nòi giống, kiến chiến binh đúng như tên gọi luôn sẵn sàng bảo vệ đàn trước mọi hiểm nguy, kiến thợ dệt xây nhà cho cả đàn… Côn trùng là những tay ngụy trang siêu ngầu, cơ thể chúng biến đổi và hòa lẫn với các vật thể xung quanh. Đây là một kỹ năng khiến con người mơ ước. Lấp lánh trong bóng tối là đom đóm, là bổ củi Jamaica. Hôm nay nếu bạn không biết mặc gì đi học thì bọ bạc không cần suy nghĩ trong cả cuộc đời. Chúng phá kỷ lục lột xác với khoảng 60 lần trong đời.
Một cuốn sách dành riêng cho những người bạn ở góc nhà – “Siêu nhện” sẽ bật mí về họ hàng nhà tám chân. Ai cũng biết nhện nhả tơ nhưng chúng sẽ sản xuất nhiều loại khác nhau tùy mục đích: tơ dính để bắt mồi, tơ không dính để di chuyển trên mạng, tơ cực chắc để đu mình…Đặc biệt, tơ tốt đến nỗi từ xa xưa các bộ lạc ở New Guinea dệt chúng quang vòng lưới gỗ để bắt cá dưới sông. Nhện hay sống ở góc nhà nhưng nhện chuông dù không có mang vẫn thở dưới nước và bắt cá dễ dàng. Ngoài kỹ năng điêu luyện của thợ dệt, nhện còn là những nghệ sĩ biến hóa tài tình. Nhện Myrmecium đủ tám chân nhưng lại vẫy hai chân trước lên đóng giả thành kiến, loài Paraplectana bắt chước màu sắc tươi sáng của bọ rùa để phòng vệ khỏi lũ chim, nhện nhảy Coccorchestes lại hay hóa thân thành bọ xén tóc mà các nhà khoa học chưa rõ lý do.
Bộ sách dành cho các nhà côn trùng học tương lai
Các độc giả hãy chuẩn bị tinh thần trước khi mở cuốn sách “Bọ tí hon ấn tượng” vì những hình ảnh chân thực có thể khiến chúng ta sợ hãi. Tùy nhỏ bé mà có võ, đừng để bị đánh lừa bởi kích thước, chúng là một trong những sinh vật mạnh mẽ nhất hành tinh, tồn tại đông đúc ở khắp nơi. Gấu nước không phải gấu, chúng là một loài bọ có sức sống dai dẳng đến mức phi thường kể cả khi bị đun sôi, đông lạnh, nén áp suất, thiếu oxy thậm chí là chịu oanh tạc bởi bức xạ. Loài vật ấy chỉ dài 0,1 – 1,5mm. Gây nguy hiểm cho cả con người và cả thú cưng chính là vận động viên vô định nhảy xa bọ chét. Giống như rận, chúng cần vật chủ, bám rất chặt trên da khiến ta ngứa ngáy. Tiếp đến là thợ săn nhiều chân với 360 chiếc chia đều hai bên thân mình. Còn rết thường sinh sống nơi ẩm thấp, ra ngoài săn mồi ban đêm bằng cặp càng chứa độc.
Cuốn sách thứ tư trong từ điển về những loài bọ đám gườm là: “Côn trùng có cánh”. Tại sao loài côn trùng đầu tiên lại có cánh? Để chúng trốn tránh kẻ thù và ăn phấn hoa, mật hoa. Bướm cánh chim có đôi cánh dài và bay khỏe, là loài to nhất trong họ bướm. Chỉ duy nhất nhện giăng mạng Nephila có thể hạ gục được chúng vì trong thức ăn của bướm cánh chim có độc. Vô địch về bay lượn là chuồn chuồn với khả năng đột kích và lao theo con mồi trên không. Cấu tạo cơ thể giúp chuồn chuồn có tầm nhìn bao quát, đôi cánh kiểm soát được hướng bay độc lập với thân. Tương tự với đôi mắt to chiếm tỷ lệ cao trên phần đầu là ruồi xanh. Con người chậm hơn chúng khi có ý định tiêu diệt vì chỉ cần 0,01 giây thôi là ruồi xanh có thể chuyển hướng bay rồi.
Những con bọ tuy nhỏ bé mà vô cùng mạnh mẽ, vài loài còn sống trong nhà của chúng ta. Mỗi cuốn sách trong bộ phân loại theo từng chủ đề và cuối trang là chú giải chi tiết về các khái niệm trong ngành sinh vật học. Phần minh họa của sách được họa sĩ lựa chọn một cách tỉ mỉ, hình vẽ sát với nguyên mẫu thực tế để người đọc có thể nhận biết, hình dung về từng loài.
Cò Trắng (Viết cho CLB Đọc sách cùng con)