Home / Giới thiệu sách / Buổi đọc sách / Buổi đọc sách Khoa học “Bộ não phập phồng” (Nick Arnold, NXB Trẻ, 2017)

Buổi đọc sách Khoa học “Bộ não phập phồng” (Nick Arnold, NXB Trẻ, 2017)

Bạn có biết não của mình nặng bao nhiêu không hay chẳng may mà mất một bên não thì mình có thể sống tiếp không?  Tất tần tật những câu hỏi khó nhằn đó sẽ được giải đáp trong cuốn “Bộ não phập phồng” (Nick Arnold, NXB Trẻ, 2017) mà các bạn cùng với cô Cò Trắng đọc trong buổi sáng Chủ nhật, ngày 21/05/2017.

Chia thành các nhóm nhỏ, mỗi một nhóm phải hoàn thành nhiệm vụ ghép đôi giữa tên của các thành phần trong não và nhiệm vụ của chúng. Một thử thách không hề dễ chút nào, nhiều lúc các bạn cần phải suy luận để đưa ra đáp án. Bạn vẫn thường nghĩ là mình nhìn bằng mắt đúng không nhưng đó chỉ là “camera” thu nhận những mẫu hình thôi, chính não mới khiến cho những thông tin đó thành hình ảnh. Ví dụ như nếu nhìn thấy một hộp chocolate ngon tuyệt chẳng hạn, những bộ phận sau đây sẽ phải làm việc: võng mạc gọi vùng đồi, vùng đội gọi trung tâm thị giác, vỏ não gọi các cơ nhãn cầu và các cơ thủ tinh thể, các neuron sẽ tán gẫu với nhau và cho ra hình ảnh những gì bạn đang thấy. Thật là phức tạp!

Truy tìm đáp án

Có bao giờ bạn làm gì đó mà không suy nghĩ?  Thế thì hãy làm quen với khái niệm “phản xạ” nhé. Về vấn đề này thì nhà khoa học Nga Ivan Pavlov (1849 – 1936) rất nổi tiếng với thí nghiệm trên những con chó. Trang 63 của cuốn sách sẽ hướng dẫn một thí nghiệm khác với chúng chú gâu gâu nhà mình đấy, hãy thử đi nhé!

Những thuật ngữ thú vị có thể lần đầu bạn được nghe tới thì cuốn sách này sẽ nhắc đến. Thay vì hỏi bạn có thể dùng cả hai tay như nhau thù người ta sẽ hỏi: Bạn có  AMBIDEXTROUS? Những siêu nhân thế này trên thế giới không nhiều đâu bởi vì hai nửa vỏ nào rất hiếm khi mạnh bằng nhau. Trong số những người thuận cả hay tay có họa sĩ Edwin Landseer (1802 – 1873) nổi tiếng khi vẽ một con ngựa và một con não bằng hai tay cùng một lúc. Vẽ một hình tròn và một hình vuôn đã khó lắm rồi, thế mà…

Xem ai nhớ được nhiều hơn

Cuộc thi trí nhớ Horrible Science đã ghi tên Solomon Venlaminoff  (người Nga) hạng nhất với khả năng chẳng thể quên. Thật tiếc vì ông không thể trở thành một nhạc công violin vì bị hỏng khả năng thính giác. Nhưng với khả năng của mình, ông đã đóng góp rất nhiều cho khoa học thế giới khi tham gia các thí nghiệm liên quan đến não bộ.

Như nhiều người anh em khác trong bộ sách này, “Bộ não phập phồng” sẽ khiến độc giả cười không ngớt nhưng cũng sẽ cung cấp rất nhiều kiến thức, có thể khiến đầu bạn xoay mòng mòng. Nếu không tin, mời các bạn xem những hình ảnh này:

About admin2

Scroll To Top