và em lắng nghe những âm thanh của thiên nhiên…
Mùa xuân của nước thường gom về những thanh âm thân thuộc và gần gũi với nhau khiến bạn mãi vẫn không thể hiểu rằng đó là tiếng nước đang róc rách hay tiếng tiếng gà lôi lóc bóc hoặc tiếng ếch nhái râm ran. Tất cả hợp lại thành bài ca của nước, và nổi lên trên hết, hoà nhịp với tất cả, là tiếng gà rừng gáy te te, tiếng dẽ giun thở khàn khàn và tiếng chim đầm lầy thầm thào đầy bí mật hoà cùng tiếng nước: tất cả dàn đồng ca kì lạ của chim chóc đó đều khởi nguồn từ bài ca của nước xuân. (Trích Bài ca của nước trong cuốn “Giọt rừng”. Tác giả: Mikhail Prisvin. Người dịch: Đoàn Tử Huyến).
Ngày hôm nay, các bạn nhỏ CLB Đọc sách cùng con và bố mẹ đã có một buổi sáng lắng nghe âm thanh của Rừng già như thế, với hai tác phẩm kinh điển của hai nền văn học Nga và Hungary mới được chuyển ngữ tại Việt Nam: “Vúc – chú cáo dũng cảm”. Tác giả: Fekete István (Hungary), người dịch: Giáp Văn Chung, NXB Kim Đồng, 2011 và “ Giọt rừng”. Tác giả: Mikhail Prishvin (Nga), người dịch: Đoàn Tử Huyến, TTVHNN Đông Tây và NXB Lao Động, 2011.
Xin cảm ơn tất cả các gia đình đã nhiệt tình tham gia, chịu khó đọc… diễn cảm cùng nhau, không ngại suy nghĩ và … giơ tay phát biểu, thảo luận, thậm chí không nề hà việc sáng tác tại chỗ với những dòng chữ viết vội trên những chiếc đĩa giấy con con. Sự sôi nổi và “dấn thân” của cả nhà đã làm nên một buổi đọc sách ấm áp và giản dị. Đó cũng là tiêu chí mà CLB Đọc sách cùng con hướng tới khi tổ chức những buổi đọc sách xinh xắn này. Không rườm rà câu nệ, không hào nhoáng xa hoa, chỉ cần có sách, có người, và một niềm vui: cả nhà cùng nhau đọc sách!
Cảm ơn café sách Trung Nguyên 52 Hai Bà Trưng và chú Quang Duy, nghệ sĩ vi-ô-lông rất trẻ và rất yêu các bạn nhỏ, đã ủng hộ hoạt động này hết lòng.
Mở đầu là tiếng đàn của chú Duy, chú đi từ dưới lên…
âm thanh réo rắt cũng đi cùng chú:
Thế rồi, trong tiếng đàn réo rắt ấy, các cô, các mẹ bắt đầu đoạn trích đầu tiên:
vô cùng say mê, diễn cảm, dù lần đầu tiên được cầm cuốn sách trong tay:
Và rồi đến lượt các bé. Bạn Giang, học sinh lớp 4, đọc một cách chuyên nghiệp, đầy tình cảm, ngắt nghỉ đúng chỗ, nghe thật là dễ chịu:
Tường Minh, một giọng đọc dễ thương:
Và đây nữa, một bạn gái có giọng đọc rất vang:
Ban đầu, bạn trai này ngại ngùng chưa tham gia đọc ngay. Nhưng khi giơ tay rồi, càng đọc càng say mê và nhuần nhuyễn:
Gia đình bạn Đức – một gia đình đồng lòng và quyết tâm… đọc hay, trả lời giỏi. Cuối buổi, các bạn đứng thứ nhì về số câu trả lời đúng:
Có rất nhiều cánh tay giơ lên khi cô Thụy Anh chuyển sang phần “phỏng vấn” hay còn gọi là … hỏi xoáy:
Xoáy cũng không sợ:
Vâng, hình như chẳng bạn nào sợ cả, bạn nào cũng là giáo sư Xoay hết hay sao ấy:
và các bạn hăm hở… đáp xoay:
Không ngại cả những câu hỏi liên quan đến âm nhạc:
Đây là bạn Đức, người chăm phát biểu nhất:
Phát biểu xong, bạn đọc sách thoải mái quá:
Nhiều bạn khác lắng nghe, chăm chú như bạn Tôm này:
Rồi bạn ấy lại đọc tiếp, sau khi nghe:
Các tư thế đọc, thế này cũng thoải mái nếu đủ ánh sáng:
Một gia đình cả bố cả con đều nhận được sao điểm:
Các bạn bàn luận sôi nổi về gia đình cáo, nhân vật chính trong cuốn sách của Hung:
Nhiều bạn khác chăm chú lắng nghe, như bạn Phúc này. Bạn Phúc hào hứng cả trong bài tập nhắm mắt để tưởng tượng, chốc chốc lại bấm ngón tay ngồi thiền 🙂
Bạn ấy và em Bon (3 tuổi) là tác giả của bộ mô hình cây cối, rừng, cỏ hoa và… rắn (!):
Còn bây giờ là phần bài tập dành cho Gịot Rừng. Cái tên nghe đã gợi cảm! Trong veo, tinh khiết, và có thể có cả vị ngọt ngào nữa:
Lần này, bố mẹ cũng có “nhiệm vụ” riêng của mình. Mỗi người có một đoạn trích cầm tay và phải đọc thầm trong vòng vài phút:
Các bé nhanh chóng đọc xong đoạn trích “Bài ca của nước” và vui sướng liệt kê những từ khác nhau mà Mikhail Prisvin dùng để tả âm thanh của khu rừng – âm thanh của nước, của chim muông cây cỏ. Các bạn còn tranh cãi về từ “thầm thào” – một từ thật lạ đối với các bạn:
Mẹ Diệu Linh của bạn Tường Minh là người trả lời nhanh nhất câu hỏi đưa ra cho các bố mẹ về phép ẩn dụ của nhà văn:
Còn bây giờ là công việc chung của gia đình – chúng mình làm việc nhóm nhé! Sáng tác slogan:
Các mẹ cũng bàn luận sôi nổi. Ai chẳng thích có một slogan ngắn gọn mà hài hước, nhưng lại ý nghĩa: kêu gọi các bạn nhỏ bảo vệ thiên nhiên:
Trong lúc Ban giám khảo đang tranh cãi nảy lửa để chấm slogan thì cả nhà quay lại với chú Quang Duy và chiếc đàn kỳ diệu của chú:
Sẵn sàng trả lời câu hỏi, bạn Thu Giang:
Rất tự tin:
Và hoàn toàn hết e ngại, các bạn xếp hàng xin được kéo đàn:
Bạn Đức chắc đã nhớ cây kéo đàn được làm bằng gì rồi:
Cuối cùng đã tìm ra được những 5 slogan thú vị như “Giữ những chiếc lá, quý những bông hoa!” hay một câu thật ngồ ngộ hài hước: “Xin đừng dùng em?”- Túi ni-lông thì thào.
Khẩu hiệu của bạn Lập và mẹ Thanh được chấm giải đặc biệt: “Hãy để tiếng chim đánh thức bạn mỗi sáng!”
Tất cả cùng hát nhé, để kết thúc một buổi sáng mùa thu tuyệt vời, có tiếng chim hót, tiếng nước reo và… sách
Những bạn nhỏ đọc diễn cảm hay được tặng một cuốn “Vúc – chú cáo dũng cảm”, còn những phụ huynh và các bạn nhỏ được giải hoàn thành nhanh và chính xác nhiệm vụ với các đoạn trích trong Giọt Rừng được nhận một cuốn Giọt Rừng thật đẹp, có chữ ký của dịch giả Đoàn Tử Huyến.
Mẹ con bạn Lập cũng được nhận một cuốn Giọt Rừng đẹp đẽ ấy vì câu khẩu hiệu kêu gọi bảo vệ thiên nhiên rất nhẹ nhõm mà dễ lay động lòng người:
Hãy để tiếng chim đánh thức bạn mỗi sáng!
Xin hẹn gặp lại cả nhà mình vào buổi đọc sách tháng sau!