Home / Giới thiệu sách / Buổi đọc sách / Buổi đọc sách Khoa học “Côn trùng gớm ghiếc” (Nick Arnold, Tony De Saulles, NXB Trẻ, 2017)

Buổi đọc sách Khoa học “Côn trùng gớm ghiếc” (Nick Arnold, Tony De Saulles, NXB Trẻ, 2017)

doc sach con trung gom ghiec (1)

Nhắc đến côn trùng, người ta sẽ ngay nghĩ đến những con vật gớm ghiếc, không ưa nổi. Họ hàng của chúng nhiều không tưởng và tôi dám chắc rằng cả đời này bạn cũng không thể biết được có chính xác bao nhiêu loài. Không chỉ vậy, để nhớ được tên chúng cũng chẳng dễ dàng, cái tên dài đến nỗi khi bạn kết thúc từ cuối cùng thì có thể bạn đã quên mất từ đầu tiên. Ví dụ như “Coccinellidae septum punctata” là tên khoa học đầy đủ của bọ rùa bảy chấm. Thật là phục các nhà sinh vật, đặc biệt là các nhà “bọ học”. Cùng mở trang 14 của cuốn sách này, bạn sẽ hơi bất ngờ về cách phân loại xem con bọ ấy có thuộc lớp Insecta – Côn trùng hay không.

doc sach con trung gom ghiec (2)

doc sach con trung gom ghiec (3)

Tìm hiểu về bọ đốm bảy chấm

Nào giờ thì làm quen với người bạn quen thuộc giun đất. Chúng đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong lịch sử thế giới (theo văn hào Charles Dickens). Điều ấy hoàn toàn chính xác bởi vì nếu thiếu giun đất trong “dây chuyền” của tự nhiên thì sẽ hết sức gay go. Chúng có công rất lớn trong sự phát triển của cây xanh bằng cách xới tung đất lên, đưa các chất khoảng quan trọng lên bề mặt để cây cối có thể dễ dàng hút được.
Côn trùng không chỉ có ở trên cạn, chúng còn sống cả ở dưới nước, tiêu biểu phải kể đến cà cuống, gọng vó, ốc ao lớn, nhện nước…

Cuốn sách còn bật mí  những điều hết sức thú vị mà không phải ai cũng biết như: rệp gỗ không phải là rệp, người ta còn gọi nó bằng những cái tên cực kỳ “dở hơi”. Họ hàng của chúng chính là cua, tôm, ghẹ, nguyên liệu cho những món ăn tuyệt cú mèo và tất cả đều thuộc họ giáp xác. Người châu Phi có món đặc sản rệp rang muối, họ ăn như khoai tây chiên thôi. Nếu có điều kiện đến thăm châu lục này, hãy nhớ thưởng thức nhé!

doc sach con trung gom ghiec (4)

Ngoài những loài dài loằng ngoằng thì đừng quên nhắc tên những loài bé nhỏ như “kiến hung hăng” với thân mình chưa dài đến 1cm. Và “hung hăng” hơn cả kiến là những người miệt mài tìm hiểu về chúng. Bá tước Lubbock (1834 – 1913) là một người như vậy. Ông đã viết hơn 25 cuốn sách, hơn 100 báo cáo khoa học và nhiều phát hiện về loài vật này.

“Ong nhếch nhác”, “nhện tàn bạo”, “bọ cắn” đều được “điểm mặt chỉ tên” trong cuốn sách này nhưng có lẽ ngôi sao nổi bật nhất, thường xuyên xuất hiện trên báo chí, truyền hình chính là những kẻ có khả năng cải trang láu cá. Chúng sống sót bằng những cách thông minh không ngờ khiến kẻ săn mồi bị đánh lừa.

– giả vờ là thứ khác;
– hòa mình vào môi trường;
– khéo lừa;
– lánh vào nơi hiểm trở.

 

doc sach con trung gom ghiec (5)

doc sach con trung gom ghiec (6)

doc sach con trung gom ghiec (7)

Một thí nghiệm khoa học liên quan đến những con vật nhiều chân

Theo bạn, nếu có một cuộc thi giữa người và bọ diễn ra thì bên nào sẽ thắng cuộc đây? Từ chạy, nhảy cao, nhảy xa, cử tạ cho đến đi chân trần thì phần thắng thuộc về loài bọ. Nhưng dù sao thì làm con người vẫn sướng hơn đúng không, ít ra chúng ta vẫn tự hào có thể xây dựng được những lâu đài vĩ đại còn chúng thì KHÔNG.

Bài viết: Cò Trắng, ảnh: Dương My

About admin2

Scroll To Top