Home / Giới thiệu sách / Buổi đọc sách / Buổi đọc sách Khoa học “Sự thật kinh hoàng về thời gian” (Nick Arnold, NXB Trẻ, 2016)

Buổi đọc sách Khoa học “Sự thật kinh hoàng về thời gian” (Nick Arnold, NXB Trẻ, 2016)

Thời gian là gì? Là hiện tại, tương lai hay quá khứ? Dù là gì thì bạn hay nhớ là thời gian được tính từ “Big Bang” nhé.

Lượng thời gian nhỏ nhất là sáu trăm phần triệu tỉ tỉ tỉ tỉ của phút, hay còn gọi là “thời gain Planck” được đặt theo tên của nhà khoa học đã thực hiện được phép đo này.

Để đo thời gian một cách chính xác và thuận tiện nhất thì con người đã phát minh ra đồng hồ. Và trên trong cơ thể bạn cũng có một chiếc đồng hồ đấy. Một vùng trong não là hypothalamus có chức năng ghi nhận thời gian, phát ra các tín hiệu đều đặn mỗi khi bạn có cảm giác đói, buồn ngủ, kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Lớn hơn đồng hồ, để đo thời gian thì con người dùng đến lịch năm. Và từ rất lâu rồi, thế giới ra một quy ước chung về lịch dương để nhất quán. Tuy nhiên, không phải là tất cả người dân trên Trái Đất đều đón bình minh cùng một lúc mà điều có phụ thuộc vào vị trí họ đáng đứng, ở múi giờ thứ mấy so với kinh tuyến gốc – đường Greenwich.

Nhắc tới thời gian thì không thể không nhắc tới con người lỗi lạc Albert Einstein với “thuyết tương đối” lừng danh không hề dễ hiểu một chút nào: mọi vật thể có khối lượng đều hút không gian – thời gian về phía mình cũng một kiểu. Nếu muốn tìm hiểu kỹ hơn thì trang 115 của cuốn sách này nhé!

Bất kỳ ai từng sống hoặc sẽ sống đều chịu tác động của thời gian. Nhưng ta chẳng thể nào biết hết về nó, nó từ đâu ra và nó đi đâu. Vì thế mà sự thật của thời gian vẫn là một bí ẩn @_@

Một số hình ảnh trong buổi đọc sách:

Đây là thời gian planck nhé!

Có bạn nào biết vị trí của đường Greenwich?

Bài viết: Cò Trắng, ảnh: Hương Liên, Dương My

About admin2

Scroll To Top